SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong việc giảng dạy bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (tiết 28) môn GDCD lớp 10
Môn GDCD là một bộ môn thuộc khoa học xã hội. Nó phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Các tri thức khoa học trong môn GDCD là tri trức về triết học, CNXH khoa học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Đạo đức học, Pháp luật học, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam. Các kiến thức đó được sắp xếp, bố trí hợp lí, cấu kết chặt chẽ, lô gíc phù hợp với học sinh THPT. Môn GDCD vừa có vị trí thông thường của một môn học vừa có vị trí đặc biệt của nó. Nó có nhiệm vụ như những môn học khác: trang bị tri thức, giáo dục tư tưởng tình cảm, rèn luyện kỹ năng , kỹ xảo, phát triển trí tuệ học sinh.
Trong chương trình GDCD ở lớp 10 có 2 phần( Kiến thức triết học và đạo đức). Đây là những nội dung rất quan trọng nhằm trang bị cho học sinh những thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, giáo dục đạo đức cho học sinh. Đây là những nội dung rất quan trọng có tính định hướng cho các em trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn. Để học sinh nắm vững kiến thức ở phần này là tương đối khó khăn. Lâu nay một bộ phận giáo viên thường ngại tìm tòi đổi mới phương pháp, ngại nghiên cứu các kiến thức liên môn để vận dụng vào bài dạy do đó làm ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả giảng dạy cũng như ảnh hưởng đến niềm đam mê của học sinh đối với bộ môn.
Qua kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã tìm tòi và tìm cho mình một hướng đi thích hợp để nội dung đạo đức không còn là sự xa lạ và khô khan đối với các em. Một trong những điều tôi thấy mỗi giáo viên cần phải làm là nên biết tích hợp kiến thức liên môn khi giảng dạy bài 14 “ Công dân với sự nghệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Việc tích hợp đó thực sự có hiệu quả rất nhiều, hính vì lý do đó tôi mạnh dạn lựa chọn nội dung đề tài :Tích hợp kiến thức liên môn trong việc giảng dạy bài 14 “ Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (tiết 28) môn GDCD lớp 10 để nghiên cứu.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT LÊ HOÀN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY BÀI 14 “ CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC” (TIẾT 28) MÔN GDCD LỚP 10 Người thực hiện: Trịnh Thị Huyền Gái Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực môn: GDCD THANH HOÁ NĂM 2019 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Môn GDCD là một bộ môn thuộc khoa học xã hội. Nó phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Các tri thức khoa học trong môn GDCD là tri trức về triết học, CNXH khoa học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Đạo đức học, Pháp luật học, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam. Các kiến thức đó được sắp xếp, bố trí hợp lí, cấu kết chặt chẽ, lô gíc phù hợp với học sinh THPT. Môn GDCD vừa có vị trí thông thường của một môn học vừa có vị trí đặc biệt của nó. Nó có nhiệm vụ như những môn học khác: trang bị tri thức, giáo dục tư tưởng tình cảm, rèn luyện kỹ năng , kỹ xảo, phát triển trí tuệ học sinh. Trong chương trình GDCD ở lớp 10 có 2 phần( Kiến thức triết học và đạo đức). Đây là những nội dung rất quan trọng nhằm trang bị cho học sinh những thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, giáo dục đạo đức cho học sinh. Đây là những nội dung rất quan trọng có tính định hướng cho các em trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn. Để học sinh nắm vững kiến thức ở phần này là tương đối khó khăn. Lâu nay một bộ phận giáo viên thường ngại tìm tòi đổi mới phương pháp, ngại nghiên cứu các kiến thức liên môn để vận dụng vào bài dạy do đó làm ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả giảng dạy cũng như ảnh hưởng đến niềm đam mê của học sinh đối với bộ môn. Qua kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã tìm tòi và tìm cho mình một hướng đi thích hợp để nội dung đạo đức không còn là sự xa lạ và khô khan đối với các em. Một trong những điều tôi thấy mỗi giáo viên cần phải làm là nên biết tích hợp kiến thức liên môn khi giảng dạy bài 14 “ Công dân với sự nghệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Việc tích hợp đó thực sự có hiệu quả rất nhiều, hính vì lý do đó tôi mạnh dạn lựa chọn nội dung đề tài :Tích hợp kiến thức liên môn trong việc giảng dạy bài 14 “ Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (tiết 28) môn GDCD lớp 10 để nghiên cứu. 1.2. Mục đích nghiên cứu Môn GDCD là môn học có mối quan hệ khá mật thiết với các môn khác trong chương trình giảng dạy ở trường THPT. Hệ thống kiến thức ở các lĩnh vực: Pháp luật, đạo đức, Kinh tế, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Triết học bao gồm một lượng kiến thức lớn, bản thân trong nó có chứa đựng phần nào kiến thức các khoa học khác (Văn học, Địa lý, Lịch sử). Để việc giảng dạy có hiệu quả, đặc biệt là đối với kiến thức đạo đức đòi hỏi cần thiết việc phối hợp với các bộ môn khác thì mới đạt hiệu quả như ta mong muốn. Đánh giá thực trạng giảng dạy bộ môn GDCD nói chung và vấn đề tích hợp kiến thức liên môn nói riêng ở trường THPT . - Đề xuất phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy với đề tài: Tích hợp kiến thức liên môn trong việc giảng dạy bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”(tiết 28) môn GDCD lớp 10. Chọn đề tài này sẽ phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy bài 14. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu đề tài: Tích hợp kiến thức liên môn trong việc giảng dạy bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”(tiết 28) môn GDCD lớp 10. Đề tài được trực tiếp áp dụng vào giảng dạy ở các lớp K10(A2, A3, A4, A5) tại trường THPT nơi tôi trực tiếp giảng dạy. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp chính sau: - Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát qua các lớp tập huấn, chuyên đề, thảo luận, thử nghiệm thực tế và thực hiện một số tiết dạy để rút kinh nghiệm. 2. NỘI DUNG 2. 1. Cơ sở lý luận Khái quát lý luận nội dung về phương pháp dạy học tích hợp. Dạy học theo chủ đề tích hợp là là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy GDCD nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học sự nhận thức được sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội khắc phục được tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức. Bản chất của tích hợp là phong phú và lô- gic. Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở trên thế giới và ở Việt nam trong những năm gần đây. Qua việc tích hợp của giáo viên trong một tiết lên lớp học sinh được rèn luyện thói quen, tư duy nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lô gicQua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong nhà trường. Hầu hết các giáo viên đều thừa nhận những ưu thế của dạy học tích hợp. Từ thực tiễn giảng dạy các giáo viên đã nhận thức được nhiều bộ môn được yêu cầu dạy học tích hợp đã tăng thêm tính hiệu quả cao. Tích hợp không những không đưa tới sự quá tải về dung lượng kiến thức mà còn làm cho bài giảng sinh động, học sinh hứng thú học tập. Có nhiều hình thức tích hợp, xong hình thức tích hợp phổ biến nhất được giáo viên sử dụng hiện nay đang được đẩy mạnh là tích hợp liên môn. Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với kiến thức của các bộ môn khác, các nghành khoa học nghệ thuật khác cũng như như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh. Dạy học liên môn trong môn GDCD là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa với các môn khác như: Ngữ văn, Địa lí, Sử họcđể học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng kiến thức GDCD vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến GDCD. Trong chương trình GDCD giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích hợp trong hầu hết các bài dạy làm tăng hứng thú cho học sinh. Các tri thức khoa học của môn GDCD đặc biệt là đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với các tri thức của các khoa học khác. 2.2. Thực trạng của vấn đề 2.2.1. Thực trạng chung Trước hết tôi phải khẳng định rằng môn GDCD có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc giáo dục con người bất luận trong xã hội nào. Kiến thức bộ môn GDCD khá phong phú và có tính khái quát cao, trang bị cho con người những hiểu biết có tính chất định hướng trong các hoạt động thực tiễn và nhận thức của mình. Từ thực tiễn giảng dạy tôi thấy nếu giáo viên chỉ dừng lại ở việc giảng dạy kiến thức một cách thuần túy thì học sinh không chỉ khó hiểu bài mà còn cảm thấy không mặn mà với môn học. Nhiều giáo viên đã ý thức được điều này và đã phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận giáo viên còn ngại đổi mới phương pháp, ngại tìm tòi do đó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Môn GDCD là bộ môn góp phần trực tiếp vào việc hoàn thiện nhân cách cho học sinh, nhất là giáo dục về lòng yêu nước. Nội dung của bộ môn này rất phong phú báo gồm các kiến thức tổng hợp, xác định được tầm quan trọng đó nên mỗi giáo viên dạy bộ môn luôn cố gắng làm tốt trách nhiệm của mình, thương xuyên tìm tòi, đổi mới phương pháp nhằm mục đích tạo ra hứng thú cho người học. Đây là bộ môn có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhiều bộ môn khác thuộc khoa học xã hội. Nhiều giáo viên đã mạnh dạn đổi mới phương pháp, đặc biệt là chú trọng việc vận dụng việc tích hợp kiến thức liên môn vào bài dạy nên hiệu quả tiết học khá cao. Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên còn hời hợt trong công tác giảng dạy, chưa xác định cho học sinh được động cơ, mục đích học tập cũng như niềm say mê làm cho các em có thái độ thờ ơ thiếu gắn bó với môn học, đặc biệt là hạn chế trong việc liên hệ với kiến thức các khoa học khác. Trong chương trình lớp 10 của môn GDCD bài 14, trong quá trình giảng dạy bản thân tôi thấy vấn đề giáo viên dạy bài này nếu không tường tận kiến thức các lĩnh vực môn học khác để giải đáp trước học trò thì thật sự là khó khăn. Sự cảm hóa học sinh đối với môn học phải bằng tính thuyết phục bài giảng của giáo viên ở trên lớp. Điều đó đòi hỏi một trình độ chuyên môn và nghệ thuật sư phạm của giáo viên. 2.2.2. Thực trạng đối với giáo viên * Giáo viên: Hiện nay giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD gặp những thuận lợi đồng thời gặp không ít khó khăn khi giảng dạy bộ môn này. + Thuận lợi: - Chương trình SGK có nhiều cải tiến nên tạo được sự hứng thú cho học sinh. - Tài liệu hỗ trợ công tác giảng dạy khá phong phú. - Việc trang bị các thiết bị dạy học đã hỗ trợ khá tốt cho công tác giảng dạy - Đội ngũ giáo viên được đạo tạo bài bản, có phương pháp tốt. + Khó khăn: - Một bộ phận giáo viên ngại tự học, tự bồi dưỡng. - Việc ứng dụng thiết bị hiện đại vào hoạt động dạy và học còn hạn chế. -Vận dụng kiến thức liên môn còn chưa được quan tâm một cách thường xuyên. 2.2.3. Thực trạng đối với học sinh Nhiều học sinh đã nhận thức được ý nghĩa to lớn của bộ môn nên đã tiếp thu bài học tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số em xem việc học chỉ là sự đối phó. Chừng nào mà chưa phát huy được tinh thần hợp tác của học sinh thì hoạt động dạy và học sẽ khó phát huy hết hiệu quả. 2.3. Các giải pháp thực hiện Do đặc điểm kiến thức môn GDCD, bản thân môn học đã chứa đựng kiến thức liên môn nên trong quá trình dạy thì việc tích hợp với kiến thức của các bộ môn khác là điều không thể thiếu, nhưng vấn đề đặt ra là việc sử dụng kiến thức liên môn như thế nào mới đem lại hiệu quả. Qua thực tiễn dạy học, tôi rút ra một số vấn đề cần lưu ý đối với việc Tích hợp kiến thức liên môn trong việc giảng dạy bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”(tiết 28) môn GDCD lớp 10. Thứ nhất: Đối với từng bài, từng phần, xuất phát từ mục tiêu môn học, chuẩn kiến thức, từ đối tượng học sinh và đặc biệt xuất phát từ đặc điểm tri thức khoa học cụ thể người giáo viên cần lựa chọn kiến thức liên môn phù hợp. Nếu việc lựa chọn không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng hiểu sai, lệch lạc vấn đề, làm bài dạy thêm rối và phức tạp. Thứ hai: Khi tích hợp kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học, phải gợi cho học sinh để học sinh sử dụng những kiến thức đã có , đã được học ở các môn khác vận dụng vào bài học. Thứ ba: Để sử dụng được kiến thức liên môn, người giáo viên cần có khối lượng kiến thức sâu rộng, sau đó phải vận dụng một cách khéo léo có lựa chọn những chi tiết sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của bài giảng. Trên thực tế kiến thức giữa các bộ môn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Kiến thức của các môn khoa học xã hội như: Văn học, Lịch sử, Địa lýgiúp học sinh có những tư duy khoa học, lô gic. Và nếu chúng ta biết vận dụng những kiến thức đó trong bài dạy GDCD, đặc biệt là nội dung tích hợp kiến thức liên môn trong việc giảng dạy bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” môn GDCD lớp 10 thì những lý luận sẽ được hiểu một cách dễ dàng, đơn giản hơn. 2.3.1. Nội dung tích hợp Kiến thức * Môn Lịch sử: - Lịch sử 10. Bài 27- Tiết 33: Quá trình dựng nước và giữ nước. Đất nước Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với cuộc Tồng khởi nghĩa tháng Tám 1945 thắng lợi – nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời, là một nước độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Vì vậy bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân Việt Nam * Môn Địa lý: - Địa lý 8. Bài 23: “Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam” + Học sinh biết được vị trí, hình dạng, kích thước lãnh thổ là những yếu tố địa lý góp phần hình thành nên những đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội nước ta. * Môn Ngữ văn 10: - Tiết 58,59,60 : " Bình ngô đại cáo" + GV giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của trích đoạn " Bình ngô đại cáo": Khẳng định tinh thần độc lập tự chủ, chủ của dân tộc * Môn giáo dục công dân: - Giáo dục công dân lớp 10. Bài 14 “ Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” + HS hiểu được thế nào là lòng yêu nước và trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Nêu được một số qui định trong Hiến pháp 2013 và Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi bồ sung năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Kĩ năng. - Xác định vị trí địa lý, ranh giới nước ta trên bản đồ. - Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ quân sự, bảo vệ tổ quốc ở trường học và nơi cư trú. - Tuyên truyền vận động mọi người trong gia đình, bạn bè, người thân tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc - Vận dụng những kiến thức của các môn học khác và kiến thức trong xã hội để có được kiến thức mới. - Kỹ năng thu thập thông tin qua sách, báo, tivi, đài truyền thông, internet. - Kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin. Thái độ. - Đồng tình, ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Phê phán những hành vi sai trái là tổn hại đến chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự. - Bồi dưỡng khả năng vận dụng bài học vào thực tế. - Giáo dục học sinh có thái độ biết trân trọng những giá trị lịch sử, truyền thống của dân tộc Việt Nam . - Biết phê phán cách sống và lối sống vô trách nhiệm, vô đạo đức với gia đình, quê hương, đất nước. - Biết gìn giữ bản sắc, truyền thống dân tộc. Từ đó hình thành cho học sinh một số năng lực sau. - Năng lực thu thập thông tin. - Năng lực hợp tác để xử lý tình huống. - Năng lực phân tích và trình bày tình huống. - Năng lực đánh giá vấn đề. - Năng lực vận dụng và sáng tạo phát huy trí tưởng tượng. 2.3.2.Tổ chức thực hiện tiết dạy theo phân phối chương trình PPCT : Tiết 28 Bài 14 : CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC ( tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.. 2. Về kỹ năng: Biết tham gia vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân. 3. Về thái độ: Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, dân tộc Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH 1. Năng lực chung: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy phê phán, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. 2. Năng lực chuyên biệt: - Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm đối với công dân, đối với cộng đồng. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC. - Thảo luận nhóm, thảo luận lớp - Nêu vấn đề - Xử lý tình huống - Đọc hợp tác IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 10 - Tài liệu chuẩn kiến thức GDCD 10. - Các bài thơ, ca dao tục ngữ - Giấy khổ lớn, bút dạ, nam châm. - Tranh ảnh, băng hình về các sự kiện lịch sử của dân tộc. - Máy chiếu Projector, máy tính kết nối với bài giảng điện tử soạn trên powerpoint. Loa kết nối máy tính. - Tài liệu kiến thức Văn học 10, Lịch sử 10, Địa lí 8. V.TỔ CHỨC DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bằng hình thức tự luận qua nội dung kiến thức tiết học trước như: Câu hỏi: 1. Lòng yêu nước là gì? Lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu? 2. Biểu hiện của lòng yêu nước, thanh niên học sinh phải làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp đó? Mục đích nhằm củng cố lại kiến thức đã học cũng như phát huy năng lực thu thập thông tin của học sinh. 2. Giới thiệu bài mới: Vào bài - kết nối: Giáo viên nêu yêu cầu định hướng bài học theo chiều liên tưởng quá khứ với hiện tại giúp nối kết bài học Giáo dục công dân với Lịch sử, Địa lí ,Văn học và phát huy tư duy cũng như năng lực thu thập và xử lý thông tin của học sinh: 3. Dạy bài mới: Bài mới: (Trình bày các quá trình dạy học - dạy trên Bài giảng điện tử Powerpoint). Bài học được tiến hành trong 1 tiết học (45 phút) Hoạt động của GVvà HS Nội dung kiến thức cơ bản 1. Khởi động *Mục tiêu: - HS tìm hiểu xem các em đã biết gì về trách nhiệm của công dân với việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy cho HS * Cách tiến hành: - GV cho HS đọc SGK đoạn trích trong trường ca mặt đường khát vọng, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. - Bác Hồ nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Em hiểu như thế nào về lời dạy của Bác. -GV đặt câu hỏi để dẫn dắt vào bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Thuyết trình, đàm thoại để tìm hiểu trách nhiệm xây dựng Tổ quốc. * Mục tiêu: - Hiểu được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng tổ quốc. - Rèn luyện năng lực nhận thức, liên hệ thực tiễn. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Trình chiếu hình ảnh: - Xem băng phóng sự về cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và phóng sự về thành tựu XD CNXH trong thời kì đổi mới. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đập tan xiềng xích nô lệ của Pháp trong gần một thế kỉ tại Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc:Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa Xã hội 17h30 ngày 7/5/1954, bộ đội Việt Nam vẫy lá cờ chiến thắng trên nóc hầm của chỉ huy lực lượng Pháp, Tướng De Castries. Ảnh: Getty Mít tinh mừng ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. (ảnh tư liệu) - Thảo luận nhóm + Nhóm 1: 2 phóng sự trên giúp em hiểu được điều gì? suy nghĩ của em về điều đó? + Nhóm 2 : Nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta hiện nay là gì. Vì sao trong thời kỳ hoà bình vẫn phải thực hiện 2 nhiệm vụ đó? + Nhóm 3: Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc thuộc về ai, công dân phải làm gì để xứng đáng với sự hy sinh của cha ông ta? Công dân Việt nam phải có trách nhiệm tiếp bước cha ông xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, đưa đất nước tiến lên, thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, trở thành một nước Việt nam độc lập, hoà bình, phồn vinh. * Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề, giảng giải để tìm hiểu trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của công dân. * Mục tiêu: - Bước đầu giúp học sinh hiểu được bảo vệ Tổ quốc là gì và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc là của mọi công dân - Rèn luyện năng lực nhận thức, liên hệ thực tiễn. * Cách tiến hành: *Bước 1: GV gọi HS đọc nội dung phần 3. *Bước 2: GV tổ chức cho HS đàm thoại theo các câu hỏi sau: - Câu hỏi thảo luận 1: Em hãy cho biết hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay là gì ? Tại sao hai nhiệm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau? - Câu hỏi thảo luận 2: Theo em, trong điều kiện thời hòa bình hiện nay, có cần phải thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hay không? Hay chỉ cần thực hiện một nhiệm vụ là xây dựng Tổ quốc? Vì sao? - Phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng là để cho đất nước phồn vinh, thịnh vượng, bảo vệ là để giữ vững thành quả đạt được tránh nguy cơ ngoại xâm mất nước. * GV: Vận dung kiến thức các môn học: Địa lí, ngữ văn, Lịch sử để giúp học sinh hiểu rõ trách nhiệm xây dựng Tổ quốc là gì và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của mọi công dân. Cụ thể + Môn Địa lí 8, Bài 23 " Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ Việt Nam". Giáo viên sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam cho học sinh biết được vị trí, giới hạn lãnh thổ nước ta trên đất liền và vùng biển.(Trình chiếu bản đồ) + Môn Lịch sử 10 ,Bài 27" Quá trình dựng nước và giữ nước". Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống để khích lệ tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta Lý Thường Kiệt đã sáng tác bài thơ thần bất hủ " Nam quốc sơn hà" Bài thơ khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Lòng căm thù bọn giặc xâm lăng đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề: lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù để giữ yên quê hương xứ sở. - Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ q
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_viec_giang_day_bai_14.doc