SKKN Tích hợp kiến thức liên môn nhằm phát huy năng lực cho học sinh trong môn GDCD lớp 10 (phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học)

SKKN Tích hợp kiến thức liên môn nhằm phát huy năng lực cho học sinh trong môn GDCD lớp 10 (phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học)

Năm học 2017-2018, nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ngoài những nhiệm vụ thường xuyên. Trong đó toàn ngành Giáo dục tập trung vào nhiệm vụ: Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học và luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh, các kĩ năng sống. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống.

doc 33 trang thuychi01 6982
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức liên môn nhằm phát huy năng lực cho học sinh trong môn GDCD lớp 10 (phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Năm học 2017-2018, nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ngoài những nhiệm vụ thường xuyên. Trong đó toàn ngành Giáo dục tập trung vào nhiệm vụ: Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học và luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh, các kĩ năng sống. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. 
Trên thực tế, giáo dục ở Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục của thời đại mới. Về nội dung: kiến thức còn hàn lâm cứng nhắc, coi trọng lí thuyết hơn thực tiễn, thiếu tính liên thông các bài học với nhau, nhiều vấn đề khai thác trùng lặp trong nhiều môn học, làm chương trình trở nên thiếu tính hệ thống, quá tải. Về phương pháp: dạy học chủ yếu nặng về thuyết trình, ít có sự liên hệ kiến thức giữa các bộ môn với nhau cũng như kiến thức giữa các bài học trong cùng một bộ môn. Mục tiêu dạy học chỉ chú trọng vào việc cung cấp kiến thức mà ít chú trọng đến phát triển kĩ năng cho học sinh, ít có sự liên hệ giữa lí thuyết học trong nhà trường và thực tiễn cuộc sống. Trong khi các tình huống ngoài thực tiễn cuộc sống luôn mang tính tích hợp thì dạy học trong nhà trường còn thiếu sự tích hợp giữa các môn (theo các nhà nghiên cứu).
Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD & ĐT) hiện nay việc nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề quan trọng hàng đầu, để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức có hiệu quả cao nhất. Đòi hỏi mỗi giáo viên (GV) phải luôn luôn rút ra những kinh nghiệm trong giảng dạy và có những sáng kiến mới trong đổi mới phương pháp một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn. Song, để làm được điều đó là vấn đề đặt ra của mỗi giáo viên đặc biệt đối với môn học Giáo dục công dân (GDCD) lớp 10 là việc hết sức khó, bởi vì triết học là một môn khoa học của mọi ngành khoa học, vừa mang tính trừu tượng hóa lại mang tính khái quát hóa cao, động thời môn học này bước đầu hình thành trong tư tưởng chính trị, đạo đức cho mỗi công dân và cộng đồng xã hội. 
Thực tế ở các trường THPT cho thấy rằng có rất nhiều giáo viên dạy học tích hợp liên môn một cách nhuần nhuyễn đạt hiệu quả cao. Nhưng bên cạnh đó, cũng không ít giáo viên vận dụng cho có hình thức, việc vận dung phương pháp này chỉ đơn thuần là liệt kê, ôn tập lại kiến thức cũ, ... như thế sẽ làm mất hết vai trò, ý nghĩa của môn học này trong trường THPT. Vậy cần phải vận dụng kiến thức liên môn như thế nào để đạt hiệu quả cao? Đây là câu hỏi lớn đang đặt ra cho giáo viên giảng dạy bộ môn này.
Để nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD là một yêu cầu cơ bản và quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Môn GDCD có vai trò to lớn trong việc trang bị cho học sinh Trung học phổ thông (THPT) - những chủ nhân tương lai của đất nước, một cách tương đối có hệ thống những kiến thức phổ thông, cơ bản, thiết thực của triết học duy vật biện chứng, của lý luận về chủ nghĩa xã hội và thời đại, về nhà nước và pháp luật ... Đông thời, môn học bước đầu hình thành và bồi dưỡng tư tưởng khoa học, phương pháp tư duy biện chứng trong việc phân tích và đánh giá thế giới hiện thực, sự hình thành đúng đắn về tư tưởng chính trị đạo đức cho mỗi người công dân và cộng đồng xã hội.
Nếu không khéo léo sử dụng và đổi mới phương pháp dạy học hoặc giáo viên chỉ biết áp dụng một cách máy mọc, dập khuôn những phương pháp dạy học “cổ truyền” sẽ không gây được hứng thú học tập cho học sinh và bài giảng trở nên khô khan, khó hiểu,  nên việc vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy bộ môn GDCD là cần thiết, sẽ gây được hứng thú trong học tập cho học sinh.
Chính lý do trên thôi thúc tôi chọn đề tài: "Tích hợp kiến thức liên môn nhằm phát huy năng lực cho học sinh trong môn GDCD lớp 10 (phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học)”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích: Trước hết làm sáng tỏ phương pháp vận dụng tri thức liên môn để làm gì? Tại sao cần phải vận dụng tri thức liên môn trong quá trình giảng dạy môn GDCD? Những yêu cầu cơ bản để sử dụng tốt phương pháp này, những điều cần tránh trong quá trình vận dụng tri thức liên môn. Đồng thời, tìm ra cách vận dụng như thế nào cho hợp lý và đạt hiệu quả cao, góp phần đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Nhiệm vụ: Với mục đích đó SKKN có nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu tình hình sử dụng tri thức liên môn trong quá trình giảng dạy môn GDCD của giáo viên ở trưởng THPT. Cụ thể tôi đã nghiên cứu tình hình sử dụng phương pháp vận dụng tri thức liên môn của các giáo viên giảng dạy môn GDCD ở các trường.
+ Chỉ ra vai trò, tầm quan trọng và cách sử dụng của phương pháp vận dụng tri thức liên môn.
+ Vận dụng tri thức liên môn ở một số bài cụ thể ở phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Là học sinh lớp 10 mới vào THPT nên việc tiếp cận với kiến thức triết học như: Vật chất - ý thức; các quy luật của triết học; vai trò của thực tiễn  là vô cùng khó khăn và khó hiểu nên giáo viên đã sử dụng phương pháp liên môn bằng cách đưa các môn khoa học khác như: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa ... vào giảng dạy, đồng thời kết hợp với một số hình ảnh, vi deo, tư liệu để tăng thêm phần tích cực học tập trong học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài này dựa trên phương pháp: 
- Trước hết tôi phải phác thảo đề cương nghiên cứu, thu thập số liệu, thông tin qua sách báo, tạp chí ... và sau đó xử lý thông tin. Đồng thời, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu ý kiến có chọn lọc các bạn cùng ngành.
- Xâm nhập, khảo sát thực tế: Thử nghiệm một số lớp giáo viên giảng bài không vận dụng tri thức liên môn và một số lớp có vận dụng kiến thức liên môn thì chất lượng, hiệu quả của giờ dạy sử dung phương pháp này hơn hẳn so với giờ không vận dụng kiến thức liên môn.
- Trên nền tảng đó bằng con đường phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, khái quát ... để bước đầu rút ra một số kinh nghiệm cần thiết.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận 
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học.
Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn:
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở người học, những năng lực rõ ràng.
- Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: Do dự tính được những điều cần thiết cho học sinh.
- Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp học sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống.
- Giúp người học xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.
 Đặc điểm của dạy học tích hợp liên môn:
- Lấy người học làm trung tâm.
- Định hướng, phân hóa năng lực người học.
- Dạy và học các năng lực thực tiễn.
 Các quan điểm tích hợp trong dạy học hiện nay:
          - Tích hợp “đơn môn”: Xây dựng chương trình học tập theo hệ thống của một môn học riêng biệt. Các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ.
          - Tích hợp “đa môn”: Một chủ đề trong nội dung học tập có liên quan với những kiến thức, kỹ năng thuộc một số môn học khác nhau. Các môn tiếp tục được tiếp cận riêng, chỉ phối hợp với nhau ở một số đề tài nội dung.
          - Tích hợp “liên môn”: Nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn đề, tình huống đòi hỏi muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của những môn học khác nhau.
          - Tích hợp “xuyên môn”: Nội dung học tập hướng vào phát triển những kỹ năng, năng lực cơ bản mà học sinh có thể sử dụng vào tất cả các môn học trong việc giải quyết các tình huống khác nhau.
Theo công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng, ngày 08 tháng 10 năm 2014: “Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp liên môn phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng”.
Tại văn kiện Đai hội XII của Đảng ngày 29/9/2016 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường tiềm lực và đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ  
Và thực hiện công văn số 7736/BGD ĐT-GDTrH ngày 14/11/2012 của Bộ trưởng GD ĐT về việc “tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn và dạy học theo chủ đề tích hợp”.
Như chúng ta đã biết, GDCD hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nhiều tri thức của các khoa học: "Triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, đạo đức, pháp luật ..." là những kiến thức vừa phổ biến, vừa tự nhiên, xã hội và tư duy, vừa mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa. Vì thế khi giảng dạy bộ môn này giáo viên nhất thiết phải vận dụng kiến thức liên môn. Nếu sử dụng tốt phương pháp vận dụng kiến thức liên môn, một mặt tránh được sự khô khan, đơn điệu, nghèo nàn trong bài giảng, mặt khác sẽ giúp học sinh dể hiểu, kích thích được ở họ niềm say mê khám phá, tìm tòi kiến thức vì trên cơ sở hiểu biết các kiến thức khoa học khác để vận dụng vào bài học. Ngược lại, nếu giáo viên không vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy triết học thì chắc chắn bài giảng sẽ khô khan, đơn điệu, nghèo nàn. 
Trong nhà trường THPT môn GDCD cũng giống như các môn học khác: Có nhiệm vụ trang bị cho học sinh toàn bộ hệ thống kiến thức khoa học theo qui định của chương trình môn học. Song nhiệm vụ của môn GDCD còn có những nét khác biệt so với các môn khoa học khác.
Về mặt nhận thức: Ở các môn khoa học khác cũng giáo dục lòng tin vào chân lý bài học cho học sinh. Nhưng với môn GDCD thì vấn đề này khó khăn, phức tạp hơn các môn học khác rất nhiều. Thực tế giảng dạy cho thấy, trước những bài học của các môn học khác "Học sinh hầu như không băn khoăn gì đối với chân lý của bài học. Còn đối với môn GDCD thì tình hình lại khác: Học sinh rất băn khoăn, trăn trở với kiến thức của bài học. Vấn đề giáo dục lòng tin vào chân lý của bài học cho học sinh đặt ra gay gắt. Vì thế, trong quá trình giảng dạy bộ môn giáo viên cần thiết phải sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù để thuyết phục, lôi cuốn học sinh, tức là làm cho họ hiểu kiến thức, tin và hành động theo kiến thức đã được giáo dục.
Về mặt hành động: Đối với các môn học khác từ hiểu biết đến hành động là một quá trình nối tiếp tự nhiên, nghĩa là những kiến thức giáo viên đã truyền thụ học sinh hiểu, tin và hành động đúng theo sự hiểu biết ấy.
Ví dụ: Đứng trước yêu cầu phải giải một phương trình bậc hai, nếu người hành động biết cách làm thì chắc chắn việc đó sẽ được hoàn thành. "Trong trường hợp này, nếu người hành động không làm theo đúng sự hiểu biết của mình, thì sai lầm đó không phải sai lầm toán học, mà là sai lầm đạo đức, chính trị được thực hiện bằng toán học".
Trên cơ sở đó mà bản thân không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, học sinh  để tìm ra những bài học thuộc các môn khác nhau nhưng có nội dung, kiến thức liên quan đến nhau để xây dựng thành một chủ đề tích hợp.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Do thói quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi xây dựng chủ đề tích hợp, liên môn, bản thân tôi thấy rất vất vả khi phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Mặt khác, nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu giáo viên cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi bản thân có cảm giác ngại thay đổi. 
Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin, truyền thông) phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế (máy chụp ảnh, quay camera chỉ có 1), trong khi đó học sinh bị cấm không được mang điện thoại đến trường.
Học sinh hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp. Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ huynh kém mặn mà (coi nhẹ) với các môn không thi, ít thi (môn phụ). Điều này được thể hiện thông qua kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài: 	(Phụ lục 1)
Khối
Sĩ số
Thực trạng học môn GDCD
Tiết học khô khan, buồn tẻ, không lôi cuốn
Kiến thức SGK trừu tượng, nặng lí thuyết
Học sinh xem nhẹ môn học
Học sinh thích học môn GDCD
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A1
47
10
21,3
20
42,5
7
14,9
10
21,3
10A5
39
6
15,4
21
53,8
7
17,9
5
12,9
10A7
39
7
17,9
15
38,5
5
12,9
12
30,7
10A9
43
6
14,0
17
39,5
7
16,3
13
30,2
10A10
43
8
18,6
16
37,2
6
14,0
13
30,2
Tổng
211
37
17,5
89
42,2
32
15,2
53
25,1
Từ kết quả thực trạng trên cho thấy, học sinh chưa có hứng thú học tập với bộ môn GDCD do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do môn GDCD trừu tượng, khó hiểu, nhiều lí thuyết lại khô khan; bản thân học sinh và phụ huynh xem nhẹ môn học mặc dù hai năm học qua môn GDCD đã được đưa vào là môn thi tốt nghiệp, xét hạnh kiểm cho các em.
Với những khó khăn trên nhưng bản thân tôi quyết tâm khắc phục để xây dựng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
2.3. Sáng kiến kinh nghiệm và những giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
"Tích hợp kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập cho học sinh học môn GDCD 10 phần: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”.
Bài 1. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
Khi giảng mục 1: Thế giới quan và phương pháp luận
Mục tiêu: Học sinh phải nắm vững được chức năng, vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học. Đồng thời nắm vững và phân biệt về thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm; phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình. 
Giáo viên lồng ghép kiến thức liên môn: lĩnh vực môn Toán, Vật lí, Hóa học, Văn học, Lịch sử, Địa lí.
 Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề; Hoạt động nhóm; Trực quan.
Cách tổ chức:
Khi giảng về mục a: Vai trò của thế giới quan và phương pháp luận.
	* GV đặt câu hỏi: Hãy nêu đối tượng nghiên cứu cảu các môn khoa học?
	* HS cần trả lời được những ý cơ bản sau: 
	 	Về Khoa học tự nhiên:
 	- Toán học: đại số, hình học( con số).
 	- Vật lý: nghiên cứu về sự vận động của các phân tử.
 	 	- Hóa học: nghiên cứu cấu tạo, tổ chức, sự biến đổi của các chất.
 	Về Khoa học xã hội:
 	- Văn học: hình tượng, ngôn ngữ( câu, từ, ngữ pháp)
 	- Lịch sử: lịch sử dân tộc, quốc gia và của xã hội loài người
 	- Địa lý: điều kiện tự nhiên, môi trường
	* GV chốt đáp án: Các môn khoa học trên đi vào nghiên cứu những quy luật riêng, quy luật của những lĩnh vực cụ thể. Còn quy luật của Triết học được khái quát từ các quy luật khoa học cụ thể, nhưng bao quát hơn, là những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.
	* GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập:
	Bảng: So sánh về đối tượng nghiên cứu của Triết học và các môn khoa học cụ thể 	(Phụ lục 2)
Triết học
Các môn khoa học cụ thể
Những quy luật
Ví dụ
	* HS: Rút ra khái niệm Triết học là gì?
 Khi giảng mục b: Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
	*GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về truyện thần thoại, ngụ ngôn?
 (Truyện thần thoại, ngụ ngôn như “Sơn tinh Thủy tinh”, “thần trụ trời”)
	* GV trình chiếu hình ảnh:	(Phụ lục 3)
	* GV: Nhận xét rút ra quan điểm thế giới quan duy tâm. Đồng thời đưa ra những cách lý giải của khoa học cùng với quan điểm của trường phái duy vật  để giải thích thế giới quan là gì? 
	* GV: Thế giới quanh ta là gì? Thế giới có bắt đầu và kết thúc không? Con người có nguồn gốc từ đâu? con người có nhận thức được thế giới hay không? Những câu hỏi đó đều liên quan đến mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại. Đó là vấn đề cơ bản của Triết học.
	* GV hỏi: Vấn đề cơ bản của triết học là gì? (HS trả lời).
	* GV: Trong lịch sử Triết học có nhiều trường phải khác nhau. Mỗi trường phải tùy theo cách trả lời về các mặt của vấn đề cơ bản của Triết học mà hệ thống thế giới quan được xem là duy vật hay là duy tâm.
	*GV trình chiếu ví dụ:
	Béc – cơ – li: “Không có sự vật nằm ngoài cảm giác” (Duy tâm chủ quan). 
	Khổng Tử: “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” (Duy tâm khách quan)
	Đê-mô-crít cho rằng: nguyên tử (hai vật chất không thể phân chia được) và chân không là hai nhân tố tạo nên mọi vật  (Thế giới quan duy vật).
	* GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành phiếu học tập sau:
Bảng: So sánh về thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm (Phụ lục 4)
Thế giới quan duy vật
Thế giới quan duy tâm
Quan hệ giữa vật chất và ý thức
Ví dụ
 Khi giảng mục c: Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình
Phương pháp luận biện chứng
 * GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành các câu hỏi sau:
Câu 1: Em hãy giải thích câu nói nổi tiếng sau đây của nhà Triết học cổ đại Hêraclit “không ai tắm 2 lần trên cùng một dòng sông”.
	 Câu 2: Phân tích yếu tố vận động, phát triển của sự vật, hiện tương sau: Cây lúa trổ bông; con gà đẻ trứng; loài người trải qua năm giai đoạn?
* HS: Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
* GV nhận xét, kết luận: Phương pháp để xem xét những yếu tố trên của các ví dụ được gọi là phương pháp luận biện chứng.
* GV yêu cầu HS trả lời: Phương pháp luận biện chứng là gì?
Phương pháp luận siêu hình
* GV cho 1 HS đọc đoạn chuyện “Thầy bói xem voi” – SGK GDCD lớp 10 – tr10.	(Phụ lục 5)
Truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi (Ngữ Văn 6-tập 1- NXBGD, 2003)
* GV hỏi: 1. Việc làm của 5 thầy bói xem voi.
 2. Em có nhận xét gì về các yếu tố mà các thầy bói nêu ra? 
* GV rút ra kết luận: Cách xem xét trên đây là phương pháp luận siêu hình.
* GV yêu cầu HS trả lời: Phương pháp luận siêu hình là gì?
*GV yêu cầu HS hoàn thành bảng sau:
Bảng: So sánh về PPL biện chứng và PPL siêu hình	(Phụ lục 6)
PPL biện chứng
PPL siêu hình
Quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, vận động và phát triển
Ví dụ
Bài 3. Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm vận động; biết được vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất; phân biết các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất; 
Giáo viên lồng ghép kiến thức liên môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học.
 Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề; Hoạt động nhó

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_nham_phat_huy_nang_luc_cho.doc