SKKN Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong Trung tâm GDTX & DN Hà Trung qua tiết đọc văn

SKKN Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong Trung tâm GDTX & DN Hà Trung qua tiết đọc văn

Hồ Chí Minh - Mỗi khi nhắc đến tên Người, nhân dân Việt Nam không khỏi xúc động, nghẹn ngào. Người là tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực; ở Người kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự lớn lao, niềm tự hào đối với chúng ta-những người con đất Việt.

Trong những năm qua, cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”đã có sức lan tỏa sâu rộng khắp cả nước. Đối với môi trường giáo dục hiện nay, việc tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào một số môn học là điều rất cần thiết. Việc làm này góp phần rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của người học.

Hơn nữa, hiện nay việc nhận thức về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh còn nhiều hạn chế, đơn giản, sơ lược. Đối với giáo viên, việc tích hợp nội dung này trong giảng dạy cũng còn nhiều bất cập, khó khăn. Đó là lý do khiến tôi, lựa chọn đề tài: “tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong Trung tâm GDTX & DN Hà Trung qua tiết đọc văn”.

 

doc 16 trang thuychi01 5470
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong Trung tâm GDTX & DN Hà Trung qua tiết đọc văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Hồ Chí Minh - Mỗi khi nhắc đến tên Người, nhân dân Việt Nam không khỏi xúc động, nghẹn ngào. Người là tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực; ở Người kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự lớn lao, niềm tự hào đối với chúng ta-những người con đất Việt.
Trong những năm qua, cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”đã có sức lan tỏa sâu rộng khắp cả nước. Đối với môi trường giáo dục hiện nay, việc tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào một số môn học là điều rất cần thiết. Việc làm này góp phần rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của người học.
Hơn nữa, hiện nay việc nhận thức về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh còn nhiều hạn chế, đơn giản, sơ lược. Đối với giáo viên, việc tích hợp nội dung này trong giảng dạy cũng còn nhiều bất cập, khó khăn. Đó là lý do khiến tôi, lựa chọn đề tài: “tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong Trung tâm GDTX & DN Hà Trung qua tiết đọc văn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Qua đề tài này, chúng tôi muốn giúp các em Học sinh hiểu được tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và thấy được tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó góp phần hình thành nhân cách, bồi dưỡng tình cảm cho Học sinh.
- Đề tài nhằm hướng dẫn cho HS biết cách đưa nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào bài hoc, bài viết, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú và phát huy tính chủ động, tích cực trong việc tự học, tự rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình.
- Phát huy việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học bộ môn ngữ văn trong nhà trường Trung tâm GDTX & DN Hà Trung nói riêng để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
1.3 . Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu vai trò, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Đề xuất một số biện pháp tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong Trung tâm GDTX & DN Hà Trung qua tiết đọc văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài tiến hành nghiên cứu trong từng nội dung cụ thể ở một số bài tiêu biểu trong trương trình ngữ văn lóp 10, 11, 12.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
a. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và các Bộ nghành về việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
- Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 27 tháng 3 năm 2003 của Ban Bí Thư về việc đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới. Chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ của ngành giáo dục:
+ Sớm tổ chức biên soạn giáo trình và sách giáo khoa thống nhất về tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với từng cấp học, bậc học.
+ Chẩn bị đội ngũ giáo viên, giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Tìm nhiều hình thức khuyến khích, động viên, nâng cao chất lượng dạy và học.
- Chỉ thị số 2516-CT/BGDĐT ngày 18 tháng 5 năm 2007 về việc thực hiện cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành giáo dục.
+ Nội dung chỉ thị như sau:
Tổ chức nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, Di chúc”, và “ Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tập trung vào các phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh và chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
Cá nhân tự liên hệ với tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và xây dựng phương hướng phấn đấu, rèn luyện phù hợp với vị trí công tác, học tập; tổ chức để quần chúng ở nơi công tác góp ý cho cán bộ, Đảng viên.
Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin rộng rãi trong ngành
-Chỉ thị số 1973-CT/TTG ngày 7 tháng 11 năm 2011 về việc tiếp tục đẩy mạnh việc ‘ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Mục 2 của chỉ thị nhấn mạnh: Bộ GD&ĐT và Bộ LĐTB&XH chủ động phối hợp với các Bộ, Ngành, địa phương chỉ đạo và triển khai kế hoạch giáo dục chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, học sinh trong các trường Đại Học, Cao Đẳng, Trung Cấp, dạy nghề; hoàn thành việc biên soạn chương trình, giáo trình về đạo đức Hồ Chí Minh để đưa vào giảng dạy các cấp học ,bậc học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và bồi dưỡng , đào tạo cán bộ, công chức, viên chức theo sự chỉ đạo, kế hoạch thống nhất chung.
b. Nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản và toàn diện về đạo đức, bao gồm: vị trí , vai trò, nội dung của đạo đức, những phẩm chất đạo đức cơ bản và những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới, yêu cầu rèn luyện đạo đứcvới mỗi người cách mạng. Cụ thể như sau:
* Về vị trí vai trò của đạo đức trong xã hội và trong đời sống của mỗi người.
- Đạo đức là gốc của người cách mạng “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
- Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người như gốc của cây ,cội nguồn của sông suối.
* Những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Trung với nước, hiếu với dân
- Yêu thương con người, sống có nghĩa có tình
- Cần ,kiệm, liêm, chính, chí công ,vô tư
- Tinh thần quốc tế trong sáng
*. Nguyên tắc tích hợp
 - Qua phương pháp tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giờ dạy và học văn, giáo viên cần phải khéo léo, tích hợp uyển chuyển và chú ý yêu cầu sau:
- Trang bị cho học sinh hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó giúp các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 - Giáo dục ý thức quan tâm đến việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tức là làm cho việc hoc tập trở thành nếp và thói quen với học sinh.
 - Phát huy khả năng thực hành , kỹ năng phát hiện và ưng xử trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 - Góp phần cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất nước.
* Nội dung tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giờ đọc văn
- Chủ đề tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là bậc đại nhân, đại trí, đại dũng.Người là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước ,ý chí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng nhân ái, đức tính khiêm tốn, giản dị. Vì vậy việc tích hợp nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong tiết đọc văn có thể hướng vào những chủ đề cơ bản sau:
 + Suốt đời phấn đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
 + Ý chí, nghị lực và tinh thần to lớn vượt mọi thử thách, khó khăn để đạt được mục đích.
 + Tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
 + Nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người.
 + Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời sống trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
*Một số lưu ý trong quá trình tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Trong việc tích hợp nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài học, giáo viên cần lưu ý một số diểm sau:
 -Việc tích hợp nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học.
 - Không nên lạm dụng tích hợp quá nhiều, tiết học sẽ trở thành một giờ giảng đạo đức khô khan, cứng nhắc.
 - Có thể tích hợp với các môn học khác có cùng chủ đề như môn GDCD, Lịch Sử.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Thực trạng hiểu biết nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của học sinh phổ thông
 - Hiện nay, các em học sinh trong trường phổ thông đều có sự hiểu biết cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh qua học tập các môn KHXH, sinh hoạt Đoàn, tiếp nhận những thông tin đại chúng, tiến hành các hoạt động công ích xã hội, hoạt động ngoại khóa. Đồng thời, các em nhận thức được vai trò, công lao to lớn của Bác đối với nhân loại, dân tộc ,gia đình và bản thân.
- Tuy nhiên số học sinh Trung tâm GDTX & DN Hà Trung có sự hiểu biết sâu sắc về cuộc đời, hoạt động tư tưởng Hồ Chí Minh không nhiều, các em còn nhầm lẫn một số nội dung, một số sự kiện.
- Một bộ phận học sinh còn thiếu nhiệt tình trong việc tìm hiểu cuộc đời ,hoạt động, tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ học thuộc để trả bài, lấy điểm.
- Sự hiểu biết về Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người ở học sinh Trung tâm GDTX & DN Hà Trung còn đơn giản, nặng về cảm tính nên tác động về tư tưởng Hồ Chí Minh đến suy nghĩ và hành động của các em chưa thật rõ nét.
 -Về mặt lý tưởng, tình cảm cách mạng, các em khẳng định và trong thực tế các em đã “sống, học tập, làm theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại” song chưa mang tính liên tục ,lâu dài vì suy nghĩ các em còn non, bồng bột.
* Phương pháp tích hợp giáo dục nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua tiết đọc văn:
Nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nội dung bắt buộc trong chương trình học ở một số môn, trong đó có môn ngữ văn. Để việc tích hợp đạt hiệu quả cao, một số phương pháp tích hợp sau cần được tiến hành:
 - Trước hết, giáo viên cần bám sát mục tiêu giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và mục tiêu bài học. Tránh lạm dụng quá nhiều cũng như lấy việc dạy học nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh hay kể chuyện Hồ Chí Minh thay thế cho nội dung bài học.
 -Trong quá trình tích hợp cần đảm bảo mạch kiến thức kĩ năng trong giờ đọc văn (con đường giáo dục thông qua nội dung )
 - Bám sát con dường giáo dục thông qua đổi mới phương pháp dạy học:học sinh tự nguyện ,hứng thú ,tự giác học tập, nâng cao sự tự giáo dục, tự rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 - Kết hợp môi trường giáo dục của nhà trường với giáo dục gia đình, xã hội; đề cao việc nêu gương giáo dục theo con đường “mưa dầm thấm lâu” nhẹ nhàng ,tự nhiên, không gượng ép.
 - Sử dụng nội dung tích hợp “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để tổ chức các hoạt động tập thông qua kiến thức đã được xác định trong các địa chỉ tích hợp giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ của học sinh. 
 - Sử dụng các thiết bị dạy học đã có, tự làm hoặc sưu tầm trong dạy học tích hợp nội dung đạo đức Hồ Chí Minh về việc tích hợp diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
 -Trong việc kiểm tra, đánh giá: trên cơ sở kiểm tra, đánh giá bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, đảm bảo những kĩ năng tối thiểu cần đưa nội dung tích hợp học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề: 
a. Đề xuất phương hướng tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giờ đọc văn.
* Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giờ đọc văn lớp 10.
Bài 1: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba-Thân Nhân Trung )
Chủ đề: Trọng dụng nhân tài.
Mức độ tích hợp: liên hệ.
Nội dung :Liên hệ với tư tưởng về giáo dục và đào tạo của Bác.
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Trong phân phối chương trình, đây là bài đọc thêm, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh có khả năng tự tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm.
Bài học này cung cấp cho học sinh hiểu biết về vai trò quan trọng của hiền tài đối với đất nước. Nhà nước phong kiến Triều Lê đã trọng đãi hiền tài, làm đến mức cao nhất để khích lệ nhân tài như: đề cao danh tiếng, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên vào bảng vàng, ban yến tiệcđặc biệt là khắc bia tiến sỹ để lưu danh sử sách. Việc khắc bia ghi tên tiến sỹ có nhiều ý nghĩa khác nhau như: khuyến khích nhân tài, ngăn ngừa điều ác, làm cho đất nước hưng thịnh ,bền vững dài lâu
Qua bài học này, giáo viên cần khắc sâu trong suy nghĩ của học sinh về vai trò của nhân tài với đất nước, thấy được mối quan hệ sống còn giữa hiền tài với sự thịnh suy của dân tộc. Hơn nữa, đây là văn bản từ thế kỷ XV, từ thời đại quá cách xa với học sinh hôm nay.Cho nên ,ngoài việc cung cấp kiến thức, hướng dẫn học sinh khám phá giá trị về phương diện nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm, giáo viên cần gợi mở, liên hệ để học sinh nhận thức được ý nghĩa của bài học đối với thời đại hôm nay và tự rút ra bài học với chính bản thân các em. Sự nhận thức đó sẽ tạo chuyển biến về tình cảm và hành động ở học sinh.
Với mục tiêu như vậy trong quá trình hướng dẫn đọc thêm, giáo viên cần liên hệ với tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo. Nội dung liên hệ giáo viên có thể gợi những lời nói của Bác Hồ như:
+ Lời kêu gọi: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Thông điệp của chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kế thừa chọn lọc và phát triển ý tưởng của tiền nhân,kết hợp với tư tưởng hiện đại của chủ nghĩa Mác Lê Nin, lời kêu gọi của Bác là thông điệp cốt lõi của chiến lươc giáo dục của đất nước, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Người đối với giáo dục.
+Trong thư gửi các học sinh nhân ngày tựu trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 9/5/1945, Thư gửi các cháu thiếu nhi nhân dịp tết trung thu (19/9/1945), Bác dặn dò thiếu niên, nhi đồng phải cố gắng học hành, siêng tập thể thao, ghi nhớ “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Tất cả những câu nói này đều rất quen thuộc với học sinh. Trong quá trình bài học, khi gợi dẫn đến tư tưởng của Bác về giáo dục và đào tạo ,học sinh sẽ nhận thức được mối liên hệ giữa quá khứ vơi hiện tại, Ngày hôm nay, quan điểm của nhà nước ta là “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Trọng dụng nhân tài”. Tuy thời đại có khác nhau nhung các nhà nước đều hết sức coi trọng hiền tài và có nhiều chính sách để khuyến khích nhân tài cống hiến cho đất nước.
Trong bài học này, khi liên hệ với tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, giáo viên đồng thời cũng giúp học sinh có ý thức hơn về vai trò của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hôm nay. Sự thay đổi về nhận thức sẽ tạo ra chuyển biến về tình cảm cũng như hành động, các em sẽ có ý thức tích cực, chủ động hơn trong việc học tập, thấy rõ hơn vai trò cũng như trách nhiệm của bản thân.
Bài 2: Đại Cáo Bình Ngô (Bình Ngô Đại Cáo- Nguyễn Trãi)
 Chủ đề: Yêu nước, độc lập dân tộc.
 Mức độ tích hợp : Liên hệ.
 Nội dung: Liên hệ với tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc của Bác.
Trong nền văn học Việt Nam, có ba tác phẩm được gọi là tuyên ngôn độc lập. Đó là: “Sông Núi Nước Nam” (Nam quốc sơn hà-Lý Thường Kiệt ), “Đại Cáo Bình Ngô” (Bình Ngô Đại Cáo- Nguyễn Trãi) và “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Hồ Chí Minh. Xét về thời đại ,ba tác phẩm ra đời ở ba giai đoạn lịch sử khác nhau. Nội dung cũng như bút pháp nghệ thuật khác nhau nhưng tư tưởng có thể khẳng định có một điểm chung đó là tư tưởng nhân nghĩa ,tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc.
Ở chương trình ngữ văn 10 học kỳ II, học sinh được tìm hiểu tác phẩm Đại Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi. Bài học này cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về thể cáo, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa tác phẩm về lịch sử, văn học , nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Văn bản này gọi là áng “thiên cổ hùng văn”, là bản anh hùng ca ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tố cáo tội ác của giặc Minh, là kiệt tác văn học với sự kết hợp hài hòa của hai yếu tố chính luận và chất văn chương.
Trong quá trình giảng dạy tác phẩm, để bài học có chiều sâu và tăng thêm ý nghĩa đối với thời đại hôm nay, giáo viên cần liên hệ với tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự liên hệ này sẽ kết nối các tác phẩm ở hai thời đại, đồng thời giáo dục các em tình yêu đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức công dân.
Nội dung tích hợp như sau:
+ Tư tưởng của Nguyễn Trãi: nhân nghĩa (yên dân, trừ bạo), yêu nước, khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc (tư tưởng nay thể hiện rõ trong phần một: nêu luận đề chính nghĩa )
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh : kế thừa và nâng cao tư tưởng độc lập dân tộc của Nguyễn Trãi .Trong Tuyên ngôn độc lập, Bác viết: “ Tất cả mọi người đều sinh ra cố quyền bình đẳng.Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy , có quyền được sống ,quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy ở trong bản tuyên ngôn độc lập năm 1976 của nước Mỹ. Suy rộng ra câu ấy có ý nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Từ việc khẳng định quyền sống, quyền tự do bình đẳng của con người, Bác đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc Việt Nam, đặt vị thế của Việt Nam sánh ngang với các quốc gia trên thế giới.
Từ nội dung liên hệ học sinh nhận thức được điểm chung về tư tưởng của hai con người vĩ đại, hai bậc anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh, thấy được tấm lòng yêu thương nhân dân, đất nước, tâm huyết, khát vọng độc lập tự do của Bác Hồ. Như vậy , ngoài mục tiêu cung cấp kiến thức, bài học đã chuyển tải nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách nhuần nhị ,tự nhiên;hướng các em tới những tình cảm tốt đep, giáo dục tình yêu đất nước.
* Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giờ đọc văn lớp 11
Bài 1: Chiếu Cầu Hiền (Ngô Thì Nhậm)
Chủ đề: Trọng dụng nhân tài.
Mức độ: Liên hệ
Nội dung: Liên hệ với tư tưởng sử dụng nhân tài của Bác
Một xã hội muốn hưng thịnh và phát triển trước hết phải có hiền tài. Đây là một quan điểm đã được rất nhiều thức giả bàn luận và khẳng định. Lịch sử thăng trầm của đất nước ta suốt chiều dài bốn nghìn năm dựng nước và giư nước cũng đã minh chứng cho điều đó.Trong bài kí đề danh tiến sỹ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba, Thân Nhân Trung có viết “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao nguyên khí suy thì thé nước yếu rồi xuống thấp”.Tư tưởng sáng suốt đó của ông đã trở thành chiến lược trị quốc, an dân cho triều đại nhà Lê. Sau này khi Quang Trung –Nguyễn Huệ lên làm vua thì việc đầu tiên mà ông làm là xuống chiếu cầu người hiền tài ra giúp nước.
“Chiếu Cầu Hiền” được Ngô Thì Nhậm thừa lệnh Nguyễn Huệ viết vào khoảng 1788-1789, sau đại thắng quân Thanh. Nhiệm vụ chủ yếu của bài chiếu này là thuyết phục giới trí thức Miền Bắc hiểu đúng, hiểu rõ mục đích và kế hoạch xây dưng đất nước cũng như tấm lòng mong ước của nhà vua, để họ ra cộng tác, phục vụ triều đại mới. Mặc dù bài chiếu ra đời đã lâu nhưng nội dung cốt lõi được đề cập trong đó lại là một vấn đề mang tính thời sự đối với đất nước ta hiện nay. Do đó trong khi giảng dạy về “Chiếu Cầu Hiền” giáo viên có những thao tác liên hệ gắn liền nội dung bài chiếu với tình hình đất nước hiện nay, đặc biệt là vấn đề đào tạo và sử dụng người tài. Đây có thể xem là một tư tưởng chiến lược có tầm quan trọng tối cao trong đường lối phát triển đất nước. Bác Hồ của chúng ta cũng rất quan tâm đến vấn đề này, ngay từ năm 1946 khi nước nhà mới dành độc lập phải đối mặt với thù trong giặc ngoài rất cần người tài ra giúp nước, Bác đã viết “ nước nhà cần phải kiến thiết.Kiến thiết cần phải có nhân tài, có đức”(tìm người tài đức). Bác quan niệm tài và đức phải đi đôi với nhau vì “người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” vàn điều quan trọng hơn nũa là phải biết trọng dụng người hiền tài, trong suốt cuộc đời mình Bác luôn gần gũi ,thân ái, hết sức trân trọng tài năng, luôn lắng nghe và cho thực hành ngay những ý kiến đóng góp quý báu của họ, bố trí những công việc phù hợp với sở trường của mỗi người để họ phát huy năng lực và sức sáng tạo, đồng thời Người rất quan tâm đến đời sống và tâm tư, tình cảm của họ, tạo một môi trường cởi mở và không khí ấm áp nghĩa tình để họ đóng góp được nhiều công lao cho đất nước.
Có thể nói tư tưởng và kinh nghiệm về đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài của Bác là một tài sản vô cùng quý báu. Ngày nay nhân loại đang tiến vào kỷ nguyên văn minh trí tuệ; đất nước ta đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phat triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_tu_tuong_dao_duc_ho_chi_minh_trong_tr.doc