SKKN Kinh nghiệm trang bị kiến thức lí Luận văn học nhằm giải quyết khó khăn của học sinh khi làm dạng đề lí Luận văn học, nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn trung học phổ thông

SKKN Kinh nghiệm trang bị kiến thức lí Luận văn học nhằm giải quyết khó khăn của học sinh khi làm dạng đề lí Luận văn học, nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn trung học phổ thông

Thực tế giáo dục ngày nay, ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của môn học nhằm đáp ứng mục tiêu phổ cập THPT thì việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Có đội ngũ học sinh giỏi, người tài mới có nguồn lực để phát triển đất nước bởi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Đáp ứng nhu cầu đó, bản thân tôi thiết nghĩ, việc lựa chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi thực sự là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường, là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo đang đứng trên bục giảng.

 Bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui nghề nghiệp mà bất cứ người giáo viên nào cũng mong muốn được làm. Đây cũng là cơ hội để mỗi người giáo viên tự rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn. Qua mỗi lần bồi dưỡng học sinh giỏi, trình độ chuyên môn của giáo viên càng được củng cố và vững vàng hơn trong nghề nghiệp của mình.

 Nghề giáo viên là nghề luôn phải buồn – vui vì nghề nghiệp. Niềm vui, nỗi buồn của người giáo viên gắn liền với niềm vui nỗi buồn của học trò. Mỗi lúc học trò thành công, thầy cô vui; trò thất bại, thầy cô buồn. Tôi cảm nhận rất rõ niềm vui, nỗi buồn trong lòng mình mỗi lúc như vậy. Mỗi năm ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi cô trò luôn mong mỏi và đề ra mục tiêu cần đạt được. Nhưng kết quả đôi lúc vẫn không được như mong muốn. Số lượng học sinh đạt giải tuy năm nào cũng chiếm 80% đến 100% số học sinh dự thi nhưng chất lượng giải chưa cao. Phần lớn chỉ dừng lại ở giải khuyến khích hoặc giải ba. Đó là điều mà tôi cũng như nhiều đồng nghiệp trăn trở: Phải chăng do năng lực học sinh hạn chế? Hay do phương pháp bồi dưỡng chưa đúng cách? Làm sao để nâng cao chất lượng học sinh giỏi bộ môn Ngữ văn?

 Tham khảo ý kiến nhiều thầy cô giáo có uy tín, kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy rằng: cần phải trang bị thêm cho học sinh hệ thống kiến thức lí luận văn học để bài viết của các em đủ độ “dày” hơn, lập luận sâu sắc hơn, có như vậy thì bài viết mới có sức thuyết phục. Trao đổi với học sinh về khó khăn của các em khi làm các đề thi học sinh giỏi, các em đều có chung ý kiến rằng còn lúng túng khi gặp các dạng đề lí luận văn học vì thiếu kiến thức lí luận văn học, các em thường đi vào chứng minh vấn đề nghị luận bằng cảm tính mà bỏ qua phần lí luận. Tôi cho rằng đó cũng là một trong những lí do cơ bản khiến kết quả thi học sinh giỏi chưa cao cho dù học sinh diễn đạt rất tốt, thẩm bình rất hay. Tôi nghĩ đến việc trang bị kiến thức lí luận văn học cho học sinh ngay từ khi mới lựa chọn đội tuyển với hi vọng sẽ cải thiện được chất lượng giải học sinh giỏi. Bởi vậy, tôi chọn đề tài: Kinh nghiệm trang bị kiến thức lí luận văn học nhằm giải quyết khó khăn của học sinh khi làm dạng đề lí luận văn học, nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn trung học phổ thông làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2016 – 2017.

 

doc 23 trang thuychi01 15981
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm trang bị kiến thức lí Luận văn học nhằm giải quyết khó khăn của học sinh khi làm dạng đề lí Luận văn học, nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
19
3. Kết luận và kiến nghị
20
3.1. Kết luận
20
3.2. Kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
	Thực tế giáo dục ngày nay, ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của môn học nhằm đáp ứng mục tiêu phổ cập THPT thì việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Có đội ngũ học sinh giỏi, người tài mới có nguồn lực để phát triển đất nước bởi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Đáp ứng nhu cầu đó, bản thân tôi thiết nghĩ, việc lựa chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi thực sự là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường, là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo đang đứng trên bục giảng.
	Bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui nghề nghiệp mà bất cứ người giáo viên nào cũng mong muốn được làm. Đây cũng là cơ hội để mỗi người giáo viên tự rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn. Qua mỗi lần bồi dưỡng học sinh giỏi, trình độ chuyên môn của giáo viên càng được củng cố và vững vàng hơn trong nghề nghiệp của mình.
	Nghề giáo viên là nghề luôn phải buồn – vui vì nghề nghiệp. Niềm vui, nỗi buồn của người giáo viên gắn liền với niềm vui nỗi buồn của học trò. Mỗi lúc học trò thành công, thầy cô vui; trò thất bại, thầy cô buồn. Tôi cảm nhận rất rõ niềm vui, nỗi buồn trong lòng mình mỗi lúc như vậy. Mỗi năm ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi cô trò luôn mong mỏi và đề ra mục tiêu cần đạt được. Nhưng kết quả đôi lúc vẫn không được như mong muốn. Số lượng học sinh đạt giải tuy năm nào cũng chiếm 80% đến 100% số học sinh dự thi nhưng chất lượng giải chưa cao. Phần lớn chỉ dừng lại ở giải khuyến khích hoặc giải ba. Đó là điều mà tôi cũng như nhiều đồng nghiệp trăn trở: Phải chăng do năng lực học sinh hạn chế? Hay do phương pháp bồi dưỡng chưa đúng cách? Làm sao để nâng cao chất lượng học sinh giỏi bộ môn Ngữ văn?
 Tham khảo ý kiến nhiều thầy cô giáo có uy tín, kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy rằng: cần phải trang bị thêm cho học sinh hệ thống kiến thức lí luận văn học để bài viết của các em đủ độ “dày” hơn, lập luận sâu sắc hơn, có như vậy thì bài viết mới có sức thuyết phục. Trao đổi với học sinh về khó khăn của các em khi làm các đề thi học sinh giỏi, các em đều có chung ý kiến rằng còn lúng túng khi gặp các dạng đề lí luận văn học vì thiếu kiến thức lí luận văn học, các em thường đi vào chứng minh vấn đề nghị luận bằng cảm tính mà bỏ qua phần lí luận. Tôi cho rằng đó cũng là một trong những lí do cơ bản khiến kết quả thi học sinh giỏi chưa cao cho dù học sinh diễn đạt rất tốt, thẩm bình rất hay. Tôi nghĩ đến việc trang bị kiến thức lí luận văn học cho học sinh ngay từ khi mới lựa chọn đội tuyển với hi vọng sẽ cải thiện được chất lượng giải học sinh giỏi. Bởi vậy, tôi chọn đề tài: Kinh nghiệm trang bị kiến thức lí luận văn học nhằm giải quyết khó khăn của học sinh khi làm dạng đề lí luận văn học, nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn trung học phổ thông làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2016 – 2017.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
	Tôi thực hiện đề tài này nhằm hướng tới một số mục đích cơ bản sau:
Thứ nhất: Cung cấp, trang bị thật tốt kiến thức lí luận văn học - một mảng kiến thức cần có đối với học sinh giỏi môn Ngữ văn.
Thứ hai: Giải quyết khó khăn của học sinh vì thiếu kiến thức lí luận khi làm các đề thi học sinh giỏi. Học sinh có nền tảng lí luận vững chắc sẽ không còn “ngại”, lúng túng khi gặp các dạng đề liên quan đến lí luận văn học – dạng đề thường thấy trong các đề thi học sinh giỏi.
Thứ ba: Nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
	Xây dựng đề tài này, tôi tập trung vào nghiên cứu cách trang bị kiến thức lí luận nhằm nâng cao hiệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn, giải quyết khó khăn của học sinh khi gặp các dạng đề lí luận văn học. 
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
*Xây dựng cơ sở lí thuyết.
	Để xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài, tôi đã trao đổi kinh nghiệm trang bị kiến thức lí luận văn học với nhiều thầy cô giáo có uy tín, bề dày trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tìm cho mình cách thức tốt nhất để bồi dưỡng mảng kiến thức này cho học sinh.
	Tìm hiểu ý kiến của học sinh khi giải quyết các đề thi học sinh giỏi để tìm ra đâu là điểm khó khăn về lí luận văn học mà các em gặp phải để tìm cách bổ sung kiến thức cho các em.
*Thu thập, xử lí thông tin.
	Tôi tiến hành thu thập ý kiến của học sinh khi giải quyết các đề thi liên quan đến kiến thức lí luận văn học; sau đó tìm kiếm các tài liệu lí luận văn học cần thiết đối với học sinh, soạn thành giáo án, biến các vấn đề lí luận khô khan, có tính hàn lâm thành các bài giảng có dẫn chứng cụ thể, sinh động để học sinh dễ tiếp thu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
	Lí luận văn học là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lí thuyết khái quát, bao gồm trong đó sự khảo cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hôi – thẩm mĩ của nó; đồng thời xác định phương pháp luận và phương pháp phân tích văn học. Lí luận văn học tuy là kiến thức lí thuyết khái quát có phần khô khan nhưng nó lại là “kim chỉ nam” cho người học văn, đọc văn, cảm thụ văn chương. Thiếu kiến thức lí luận, người đọc, học văn không tránh khỏi việc cảm thụ tác phẩm văn học một cách hời hợt, mơ hồ, chung chung, thiếu chiều sâu, sự bàn bạc, chứng minh không có cơ sở lí luận vững chắc không thể thuyết phục người đọc.
Đối với đối tượng là học sinh giỏi, việc trang bị kiến thức lí luận văn học giúp học sinh có những bình luận, đánh giá, nhận xét chuẩn xác hơn về một hiện tượng văn học nào đó; bài viết của các em trở nên sâu sắc hơn về ý tưởng, chặt chẽ hơn về lập luận, thuyết phục hơn khi đưa ra luận cứ.
	Vì vậy, việc trang bị kiến thức lí luận văn học là việc làm cần thiết trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn THPT, giúp học sinh không còn lúng túng khi gặp những dạng đề lí luận văn học.
2.2. THỰC TRẠNH CỦA VẤN ĐỀ KHI CHƯA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.
	Như trên đã đề cập đến tầm quan trọng của kiến thức lí luận văn học đối với học văn, đọc văn, cảm thụ văn chương; càng quan trọng hơn với học sinh giỏi môn Văn. Nhưng thực tế chương trình sách giáo khoa hiện nay những bài học lí luận còn quá ít. Như vậy là chưa đủ đối với học sinh giỏi trong khi đề thi đề cập đến hầu hết các phạm trù lí luận văn học.
	Những năm học trước, khi chưa áp dụng đề tài này, bồi dưỡng học sinh giỏi mới chỉ tập trung vào hệ thống kiến thức các tác phẩm, tác giả văn học, việc trang bị kiến thức lí luận còn sơ sài dẫn đến hiệu quả chưa cao, chất lượng giải còn hạn chế. Cụ thể:
Năm học 2011-2012: 02 học sinh dự thi đạt 02 giải khuyến khích.
Năm học 2012-2013: 02 học sinh dự thi đạt 02 giải ba.
Năm học 2015-2016: 02 học sinh dự thi đạt 01 giải nhì, 01 giải khuyến khích.
(Thống kê này là kết quả thi học sinh giỏi của học sinh bản thân tôi phụ trách, không phải kết quả môn Ngữ văn của cả trường)
Từ kết quả trên cho thấy, mặc dù vẫn đảm bảo số lượng giải nhưng chất lượng giải nhìn chung chưa cao.
	Trao đổi với học sinh về khó khăn khi giải quyết các dạng đề thi học sinh giỏi các em học sinh của đội dự tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn đều có chúng ý kiến rằng rất lúng túng khi gặp các dạng đề thi học sinh giỏi vì đó đều là dạng đề lí luận văn học trong khi bản thân lại không đủ hiểu biết về mảng kiến thức này.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2.3.1. Tìm hiểu, trao đổi với học sinh về các vướng mắc khi làm các dạng đề lí luận văn học để cung cấp kịp thời những kiến thức còn thiếu hụt của học sinh.
	Qua tìm hiểu, trao đổi với học sinh về những khó khăn khi làm các dạng đề lí luận văn học thì hầu hết các em đều cho rằng phần lí luận của mình còn chưa tốt; các em thường lúng túng khi bắt tay làm các dạng đề này vì thiếu kiến thức lí luận. Các em cho rằng những bài học lí luận văn học trong chương trình rất ít và sách giáo khoa trình bày tương đối sơ lược nên không đủ kiến thức để làm bài trong khi các đề thi lí luận văn học khá đa dạng và đề cập tới hầu như tất cả các vấn đề lí luận. Từ việc nắm bắt được khó khăn vướng mắc ấy, tôi lập kế hoạch tự nghiên cứu tài liệu và bổ sung kiến thức lí luận cho học sinh để kịp thời cung cấp những kiến thức còn thiếu hụt cho các em. 
2.3.2. Giáo viên nghiên cứu tài liệu, tự bồi dưỡng kiến thức lí luận văn học.
Để có tư liệu phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã phải tìm đọc nhiều tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó ghi chép, tổng hợp, phân chia các phạm trù lí luận. Qua học tập, nghiên cứu, tôi thấy rằng, các vấn đề lí luận văn học rất rộng, tôi dành sự quan tâm tới các vấn đề lí luận học sinh còn thiếu hụt và các vấn đề lí luận thường xuất hiện trong các đề thi học sinh giỏi. Gồm có: 
- Chức năng của văn học.
Phong cách văn học.
Tiếp nhận văn học (mối quan hệ nhà văn và độc giả)
Mối quan hệ nội dung và hình thức.
Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đời sống.
Đặc trưng của thơ.
Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật.
2.3.3. Trang bị kiến thức lí luận văn học cho học sinh bằng những bài giảng đã được chuẩn bị chu đáo. Chuyển hóa các vấn đề lí luận văn học khô khan thành các bài giảng có dẫn chứng cụ thể về thực tế văn học.
	Các sách viết về lí luận văn học thường đề cập vấn đề ở lí thuyết khái quát nên có phần khô khan và hàn lâm, đôi khi khó hiểu, nếu giáo viên cung cấp kiến thức theo kiểu “bê nguyên si” từ sách vở đến học sinh thì không tránh khỏi việc học sinh chán học văn, ngại phần lí luận. Vì vậy, từ kiến thức sách vở, giáo viên phải chuyển hóa thành các bài giảng sinh động, kết hợp giữa lí thuyết và dẫn chứng cụ thể chứng minh cho lí thuyết. Thêm những lời bình, sự đánh giá giàu cảm xúc văn học để học sinh hứng thú với vấn đề lí luận mà giáo viên truyền đạt.
Vấn đề 1: Chức năng của văn học.
	Nói đến chức năng của văn học là nói đến mục đích, ý nghĩa xã hội của văn học. Mĩ học và lí luận nghệ thuật macxít hiện nay cho rằng văn học có nhiều chức năng song tựu chung lại nó có các chức năng chủ yếu sau đây: Chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ. 
+ Chức năng nhận thức (còn gọi là chức năng phản ánh của văn học).
	Văn học với chức năng nhận thức, phản ánh có thể đưa lại cho con người biết bao tri thức. Văn học có thể đưa ta về với quá khứ xa xưa, làm sống lại trong ta hình ảnh các phong tục tập quán, nếp sống, nếp nghĩ, niềm vui nỗi buồn, cái sướng cái khổ, lời ăn tiếng nói; tóm lại là đời sống tinh thần và đời sống vật chất của cha ông, của nhân loại bao đời nay. Người ta nói: Văn học là bộ Bách khoa toàn thư về cuộc sống là vì vậy.
	Nội dung chính của chức năng nhận thức văn học là nhận thức về con người. Ý nghĩa nhận thức về con người của văn học bộc lộ trong nhiều mặt khác nhau: trong việc khám phá ra tính cách xã hội điển hình của một giai đoạn, một xã hội, một tầng lớp nào đó (ví dụ: Chí Phèo, chị Dậu); trong những lí giải về số phận con người (như Truyện Kiều, Chiến tranh và hòa bình); và đặc biệt là sự thâm nhập vào thế giới bên trong của con người, vào các quá trình tư duy và tình cảm con người. Nghệ thuật không giải phẫu cơ thể nhưng nó là sự giải phẫu tinh thần con người, đi vào những ngõ ngách tâm hồn con người, cao hơn là giúp con người nhận thức bản thân mình: giá trị của mình, vị trí của mình, biết mình phải làm gì và có thể làm gì cho cuộc sống.
	Một đặc điểm đáng chú ý của nhận thức nghệ thuật là ở đây dường như “biết” chưa đủ mà còn “hiểu” mới là cái chính. Tác phẩm thường không nói cái gì hoàn toàn chưa biết, chưa nghe, chưa nói bao giờ. Nghệ thuật là sự ngạc nhiên vì khám phá ra điều mới mẻ trong cái quen thuộc hàng ngày, nhận ra cái chí lý sâu xa trong những gì bình thường, đơn giản.
+ Chức năng giáo dục.
	Văn học có chức năng giáo dục ở chỗ nó góp phần tích cực trong việc bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, nói một cách khái quát là góp phần hình thành, nâng cao, phát triển nhân cách con người. Nghệ thuật trở thành phương tiện tác động quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm; bởi vì văn nghệ chính là tình cảm, văn nghệ tác động vào con người cũng là tác động vào tình cảm. Văn nghệ giáo dục con người bằng con đường tình cảm, vì thế mà văn nghệ là vũ khí rất sắc bén.
Con đường văn nghệ đến với độc giả, tác động, cải biến độc giả rất tinh tế. Văn nghệ không phải là người thầy thuyết giáo đạo đức mà như một người bạn đồng hành tâm tình, đối thoại với độc giả về những vấn đề nhân cách: lương tri và tội lỗi, cao thượng và thấp hèn, thiện và ácVăn nghệ như một tấm gương để người đọc tự soi mình nào đó, người đọc hiểu mình và tự thanh lọc tình cảm của mình theo cái thiện. Văn nghệ chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Người đọc say mê vẻ đẹp hình tượng, tự nguyện sống theo vẻ đẹp hình tượng.
Cuối cùng cũng cần lưu ý thêm rằng, sở dĩ nghệ thuật dễ tác động, cải biến được con người là vì nó hấp dẫn, vui tươi. Ở đây dường như giáo dục, giải trí, vui chơi là một. Thậm chí chính trong những tác phẩm có vẻ thiếu “nghiêm chỉnh” nhất (như các thể loại hài hước, châm biếm) thì việc giáo dục, trước hết là giáo dục đạo đức, lại được đặt ra hết sức nghiêm chỉnh. Chính vì sức mạnh cải biến, tác động của văn học âm thầm mà mãnh liệt như vậy nên rất đòi hỏi ở người nghệ sĩ lương tâm, trách nhiệm trước ngòi bút của mình; tránh lối viết cẩu thả để rồi gây nên những tác động xấu đến sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của con người.
+ Chức năng thẩm mĩ.
	Nhìn chung chức năng thẩm mĩ của văn học bộc lộ ở chỗ nó có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Cần hiểu rằng nhu cầu hưởng thụ cái đẹp là nhu cầu rất tự nhiên, mang tính bản chất của con người. Dù ở đâu, làm gì, khi nào con người cũng luôn có xu hướng vươn tới cái đẹp. Thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp không phải chỉ riêng văn học nhưng văn học thiên về cái đẹp nhiều hơn cả. Nhà mĩ học, nhà phê bình văn học nổi tiếng nước Nga Biêlinxki đã nói: “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật. Đó là một định lý”.
	Văn học thể hiện chức năng thẩm mĩ, nghĩa là đưa cái đẹp đến với đến với con người thông qua hình tượng nghệ thuật. Mỗi hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học là kết quả sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ sau quá trình công phu nhào nặn chất liệu tự nhiên. Một Nguyễn Bá Ngọc dũng cảm cứu bạn thoát chết khỏi bom Mĩ nhưng mình lại hy sinh. Một Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai cho bộ đội ta tiến lên diệt giặc Pháp. Một cuộc đời “nâng niu tất cả chỉ quên mình" của Bác Hồ. Một tiếng thét “Anh em ơi tuốt gươm ra” để giành lại Tổ quốc của Phan Bội Châu. Một tiếng chửi của Hồ Xuân Hương “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”. Một tiếng chim chiền chiện hót trên cao. Một áng mây chiều nhè nhẹ trôi trên bầu trời. Tất cả đều đẹp! Văn học sẽ giúp ta nhận ra cái đẹp đó. Mặt khác, thấy Sở Khanh ta ghét, Bá Kiến ta thùCái ghét cái thù đó cũng đưa ta đến với cái đẹp bằng con đường phản cảm. Đưa con người đến với cái đẹp, lí luận coi đó là chức năng thẩm mĩ của văn học.
Vấn đề 2: Phong cách văn học.
* Khái niệm phong cách văn học.
	“Thế giới không được tạo lập một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập” (Mác xen Prút). Chính cái độc đáo ấy đã tạo nên phong cách văn học, dấu hiệu trưởng thành về bản lĩnh nghệ thuật của một cá nhân nhà văn.
	Phong cách văn học hay phong cách nghệ thuật nảy sinh do chính những nhu cầu của cuộc sống, bởi vì cuộc sống luôn đòi hỏi sự xuất hiện những nhân tố mới mẻ, những cái không lặp lại. Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm. Nói cách khác, phong cách là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân người sáng tác. Vì thế, Buy-phông viết: “Phong cách chính là người”. Trong tác phẩm của Sếch-xpia “mỗi một ưu điểm nhỏ nhất cũng in dấu ấn riêng, dấu ấn đó có thể lập tức nói với toàn thế giới rằng: Tôi là Sếch-xpia” (Lét-xinh).
* Những biểu hiện của phong cách văn học.
	Phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, giọng điệu riêng biệt của tác giả. Bản thân nghệ thuật (trong đó có văn chương) là lĩnh vực của cái mới lạ, cái độc đáo. Vì thế nó đòi hỏi rất cao ở người nghệ sĩ năng lực sáng tạo. Quá trình sáng tạo tác phẩm văn học là quá trình sản xuất đơn lẻ, cá biệt, nó không chấp nhận sự sản xuất hàng loạt, rập khuôn máy móc. Tác phẩm nghệ thuật phải đem đến cho người đọc những điều người ta chưa rõ, chưa biết, những điều mới lạ trong cuộc sống, hoặc cách khám phá độc đáo từ những cái đã biết. Bản thân nhà văn chân chính không thể dẫm chân lên con đường người khác đã đi, họ mong muốn được tìm tòi, khám phá, sáng tạo, “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo nhưng gì chưa có”. Viết về đèo Ngang, Phạm Tiến Duật có một cách nhìn mới: “Bao nhiêu người làm thơ đèo Ngang/ Mà không biết con đèo chạy dọc”. Thật thú vị!. Cách cảm thụ hài hước của Nguyễn Công Hoan khơi ra một điều nghịch lí, nghịch cảnh: “Sự thành công của anh cu Bản đã làm cho vợ anh góa chồng”. Giai đoạn văn học 1930-1945 ghi dấu nhiều phong cách độc đáo bởi cách nhìn, cách cảm thụ có tính khám phá, ở giọng điệu riêng biệt: Một Thạch Lam “duy cảm” – phám phá con người ở đời sống nhạy cảm của tâm hồn với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế; một Nguyễn Tuận “duy mĩ” – luôn nhìn con người ở phẩm chất tài hoa, nhân cách; một Nam Cao “duy lí” – tiếp cận con người ở đời sống nội tâm, diễn biến tâm lí tinh vi phức tạp, khám phá “con người bên trong con người”
	Phong cách văn học là cái thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác. Cái độc đáo, vẻ riêng phải xuất hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại, có tính chất bền vững, nhất quán trong nhiều tác phẩm thì mới tạo nên phong cách. Thống nhất từ cốt lõi nhưng triển khai phải đa dạng, đổi mới (ví dụ: Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập rất hào hùng đanh thép, nhưng trong Quốc âm thi tập lại u hoài, trầm lắng, suy tư. Hồ Chí Minh trong truyện và kí thì hiện đại, nhưng thơ chữ Hán lại giàu sắc thái phương Đông cổ kính, thơ tiếng Việt đậm cốt cách dân gian)
	Độc đáo, đa dạng, bền vững mà luôn đổi mới, nhưng phong cách còn phải có phẩm chất thẩm mĩ, nghĩa là phải đem lại cho người đọc một sự hưởng thụ mĩ cảm dồi dào qua những tác phẩm giàu tính nghệ thuật, hay, sinh động, hấp dẫn. Chỉ khi đó dấu ấn của phong cách trong quá trình văn học mới được ghi nhớ mãi mãi, nói một cách hình ảnh như nhà thơ Lê Đạt: 
	Mỗi công dân đều có một dạng vân tay
	Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ
	Không trộn lẫn.
	(Vân chữ)
Vấn đề 3: Tiếp nhận văn học.
* Tiếp nhận trong đời sống văn học:
	Bên cạnh hoạt động sản xuất ra của cải vật chất để tồn tại và phát triển, loài người còn có hoạt động sản xuất rất quan trọng đó là sản xuất ra của cải tinh thần. Văn chương nghệ thuật là một trong những dạng sản xuất của cải tinh thần của con người. Quá trình sản xuất ra của cải tình thần – tác phẩm nghệ thuật diễn ra như thế nào? Phải chăng khi nhà văn nung nấu ý đồ rồi lập sơ đồ, viết, sửa chữa và hoàn thành tác phẩm là quá trình sản xuất tinh thần đã hoàn tất? Không phải như vậy. Hiểu một cách đúng đắn và nghiêm ngặt thì xong khâu sửa chữa, việc sáng tạo nghệ thuật mới chỉ hoàn thành được một công đoạn trong cả quá trình sản xuất. Đó là công đoạn hoàn thành văn bản tác phẩm. Nếu ví tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của nhà văn, nhà văn thai nghén, mang nặng đẻ đau thì hoàn thành văn bản tác phẩm chỉ ứng với lúc đứa con sinh ra, đứa con chào đờ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_trang_bi_kien_thuc_li_luan_van_hoc_nham_gia.doc
  • docBia skkn.doc