SKKN Tích hợp giáo dục tình cảm nguồn cội, tình yêu quê hương và các giá trị văn hóa truyền thống qua bài “ Đò Lèn” - Nguyễn Duy - tiết 35 - Ngữ văn 12
Đổi mới giáo dục, trong đó trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy- học đang được Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và dư luận đặc biệt quan tâm để tạo nên những con người phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Trong đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, khẳng định, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ Quốc [1]. Bản Dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, ngày 19/1/2018, cũng xác định chương trình được xây dựng trên nền tảng của một tư tưởng xuyên suốt nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực giúp người học sau khi tốt nghiệp phổ thông có đủ điều kiện gia nhập vào đời sống xã hội hiện đại [2].
Môn Ngữ văn trong nhà trường THPT có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh phát triển những tư tưởng cao đẹp, có những cảm xúc lành mạnh, biết tôn trọng cái đẹp; có đời sống tinh thần phong phú; biết yêu thương quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, tâm hồn nhân hậu và lối sống nhân ái, vị tha Bên cạnh đó, Ngữ văn còn giúp học sinh hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực môn học như năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ để học tốt các môn khác, để sống và làm việc hiệu quả, để học tập suốt đời.
I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn đề tài: Đổi mới giáo dục, trong đó trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy- học đang được Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và dư luận đặc biệt quan tâm để tạo nên những con người phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Trong đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, khẳng định, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ Quốc [1]. Bản Dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, ngày 19/1/2018, cũng xác định chương trình được xây dựng trên nền tảng của một tư tưởng xuyên suốt nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực giúp người học sau khi tốt nghiệp phổ thông có đủ điều kiện gia nhập vào đời sống xã hội hiện đại [2]. Môn Ngữ văn trong nhà trường THPT có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh phát triển những tư tưởng cao đẹp, có những cảm xúc lành mạnh, biết tôn trọng cái đẹp; có đời sống tinh thần phong phú; biết yêu thương quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, tâm hồn nhân hậu và lối sống nhân ái, vị thaBên cạnh đó, Ngữ văn còn giúp học sinh hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực môn học như năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ để học tốt các môn khác, để sống và làm việc hiệu quả, để học tập suốt đời. Tác phẩm văn chương được đưa vào chương trình THPT bao gồm nhiều thể loại, thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau gắn với từng chặng đường lịch sử của dân tộc. Trong đó mảng văn học sau 1975 có vai trò, vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam. Cuộc sống thời bình, con người trở về với đời sống thế sự và riêng tư, điều kiện thuận lợi để các nghệ sĩ thỏa sức sáng tác. Họ có thể viết về mọi điều, có thể biểu đạt nét riêng cuả mình trong những cái quen thuộc. Giai đoạn văn học sau 1975 thực sự khởi sắc thu hút sự chú ý của người đọc với các sáng tác như: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Thanh ThảoQua các tác phẩm này, học sinh không chỉ được tiếp thu những kiến thức về thể loại mà còn cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, tình cảm nguồn cội, cái tôi cá nhân với những xúc cảm, nỗi buồn, sự âu lo, tâm trạng xót xa, day dứt trước hiện trạng xã hội và nhân thế. Chính vì vậy trong chương trình Ngữ văn lớp 12, tác phẩm văn học sau năm 1975 chiếm vị trí không nhỏ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay nhiều học sinh vẫn học một cách thụ động, chưa tích cực trong các hoạt động học. Số học sinh thực sự yêu thích môn văn không nhiều. Đặc biệt là ở học sinh lớp 12 do sức ép từ việc thi cử, chọn nghề, các em tỏ ra ngại học văn. Với những văn bản có giá trị nhiều mặt nhưng do giảm tải nên được xếp vào đọc thêm, như Đò Lèn của Nguyễn Duy, học sinh lại càng thờ ơ. Mặc dù Nguyễn Duy là người con ưu tú cuả quê hương Thanh Hóa, nhiều địa danh được nhắc đến trong bài thơ Đò Lèn rất nổi tiếng, là niềm tự hào của người dân tỉnh Thanh, vốn không xa mảnh đất mà các em đang sống nhưng sự hiểu biết của các em rất hời hợt. Các em thường ỷ lại vào thầy cô, bắt chước một cách máy móc, thiếu chủ động, sáng tạo. Vì thế nhiều kĩ năng của học sinh không được rèn luyện, dẫn đến học sinh thiếu tự tin, thiếu hiểu biết về quê hương mình, lơ là với cái nôi văn hóa đã sản sinh ra mình, sống vô cảm. Vì vậy, việc tìm phương pháp dạy học thích hợp nhằm lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học nhằm phát triển các năng lực giúp các em nhận thấy quá trình học bộ môn cũng là quá trình khám phá, đánh thức các năng lực của bản thân, đem tri thức trong sách vở ứng dụng vào thực tiễn phục vụ cho cuộc sống của chính mình là việc làm rất cần thiết. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy tính ưu việt của phương pháp dạy học tích hợp theo đặc trưng thể loại và tích hợp kiến thức liên môn. Sự ưu việt của phương pháp này thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học. Tôi đã tìm kiếm nhưng chưa thấy thầy cô nào viết về dạy học tích hợp bài thơ Đò Lèn. Vì những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Tích hợp giáo dục tình cảm nguồn cội, tình yêu quê hương và các giá trị văn hóa truyền thống qua bài “ Đò Lèn”- Nguyễn Duy- tiết 35- Ngữ văn 12. 2. Mục đích nghiên cứu: Cung cấp cho học sinh lớp 12 một hướng tiếp cận mới về tác phẩm Đò Lèn của Nguyễn Duy trên cơ sở tích hợp ngay trong bản thân môn Ngữ văn và tích hợp nhiều môn học khác nhau. Qua đó bồi dưỡng cho học sinh những kĩ năng, thái độ, tình cảm và việc xác định những giá trị sống đích thực, cần thiết đáp ứng nhu cầu đổi mới việc dạy- học Ngữ văn hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Tác phẩm Đò Lèn của Nguyễn Duy trong chương trình Ngữ văn 12. - Tôi tiến hành dạy văn bản ở hai lớp: 12A và 12D năm học 2017- 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp quan sát: hình thức chủ yếu của phương pháp này là tích cực dự giờ đồng nghiệp, từ đó tôi có thể rút ra những ưu – nhược điểm trong bài dạy của đồng nghiệp làm bài học cho mình. - Phương pháp thực nghiệm, thống kê, so sánh: với phương pháp này, tôi có thẻ phân loại, so sánh, đối chiếu kết quả nghiên cứu. - Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác như: thăm dò ý kiến học sinh, đọc tài liêụ, phân tích, trao đổi cùng đồng nghiệp. II. NỘI DUNG SKKN: Cơ sở lí luận: Trên tinh thần nghị quyết 29 – NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD- ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường dạy học theo hướng “ tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề rất được quan tâm. Việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn cũng nằm trong xu thế chung đó. Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các nội dung có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề và cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.[ 3] Dạy học tích hợp mang lại những hiệu quả không thể phủ nhận. Qua việc hoạt động tích hợp trong một tiết lên lớp, học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic, đồng thời thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình. Nhờ đó sẽ xóa bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt giữa nhà trường và cuộc sống; cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có mối liên hệ, bổ sung cho nhau hay tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này. Dạy học tích hợp sẽ phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS; buộc HS chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo SGK, theo hướng dẫn của giáo viên. Do đặc thù riêng của môn học, việc tích hợp trong giờ học Ngữ văn là hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung gắn với thực tiễn. Đó có thể là sự tích hợp tri thức, kĩ năng tiếng Việt và Làm văn để giúp HS thực sự cảm được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo của tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay; chú trọng rèn luyện cho HS cách diễn đạt giản dị, trong sáng, chính xác, lập luận chặt chẽ, có suy nghĩ độc lập. Đó cũng có thể là sự tích hợp những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống để đánh giá, lý giải một hiện tượng văn học, một chi tiết nghệ thuật hay để đề xuất một thái độ, một quan điểm sống... Như vậy có thể thấy, phạm vi tích hợp trong giờ dạy Ngữ văn rất phong phú: Có thể tích hợp nội môn (giữa ba phân môn Văn –Tiếng Việt – Làm văn hay giữa những bài học có cùng chủ đề); Có thể tích hợp liên môn như: tích hợp Văn – Lịch sử (Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng những kiến thức về hoàn cảnh lịch sử của từng thời kỳ, về nhân vật lịch sử. . để lý giải và khai thác giá trị, thành công cũng như hạn chế của tác phẩm); Tích hợp Văn – Địa lý (Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng kiến thức hiểu biết về các địa danh để lý giải rõ một số chi tiết hình ảnh nghệ thuật ); Tích hợp Văn – Âm nhạc (hát, ngâm thơ, diễn kịch); Tích hợp Văn – Mỹ thuật (Khi dạy học một tác phẩm văn chương GV có thể cho học sinh vẽ tranh minh họa ) [4] Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy văn nói chung, phần văn học hiện đại sau 1975 nói riêng sẽ mang lại một cách tiếp cận nhiều chiều để học sinh tiếp xúc với tác phẩm một cách hiệu quả nhất. Dạy học theo hướng tích hợp trở thành nhiệm vụ cấp bách của mỗi giáo viên dạy văn hiện nay. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài: a. Thực trạng: Văn học sau 1975 có một quá trình phát triển phong phú và đã đạt được những thành tựu to lớn. Trong SGK Ngữ van 12, tác phẩm văn học sau 1975 chiếm một số lượng không nhỏ. Việc dạy cho hấp dẫn, hiểu cho đúng những tác phẩm này vẫn là thách thức với mỗi giáo viên và học sinh. Qua thực tế dạy học văn học sau 1975 nói chung, bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy nói riêng tại trường THPT Mai Anh Tuấn, tôi nhận thấy một số vấn đề sau: * Về phía học sinh: - Học sinh ngại học thơ, cho rằng thơ khó hiểu hơn văn xuôi tự sự nên chưa thực sự hứng thú với giờ học. - Chuẩn bị bài qua quýt cho xong việc hoặc không chuẩn bị bài. - Trong giờ học, học sinh ít tham gia vào hoạt động học, giáo viên phát vấn thì học sinh miễn cưỡng trả lời. Mặc dù nhiều địa danh được nhắc đến trong bài thơ thuộc huyện Hà Trung, huyện liền kề với Nga Sơn nhưng các em hầu như không biết. Ngay cả khi giáo viên hỏi về Đò Lèn, địa danh gắn với những chiến công oanh liệt trong kháng chiến chống Mĩ, niềm tự hào của người dân xứ Thanh học sinh cũng tỏ ra ngơ ngác. “ Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh” với nhiều tín ngưỡng đậm đà bản sắc dân tộc chỉ cách mảnh đất các em đang sống có hơn mười km nhưng các em vẫn trả lời không biết. Thực tế đáng buồn ấy cho thấy, giới trẻ hiện nay còn thiếu hiểu biết về quê hương mình, thờ ơ với các giá trị văn hóa truyền thống, chưa có thói quen tìm kiếm tư liệu liên quan đến bài học. *Về phía giáo viên: - Nhiều giáo viên quan niệm bài thơ Đò Lèn thuộc phần đọc thêm, ít sử dụng trong các kì thi hoặc kiểm tra, nên chưa chú ý đầu tư cho bài giảng. Do đó, dẫn đến tình trạng chuẩn bị bài dạy qua loa, cho xong; chưa tích cực tìm tòi, sưu tầm những kiến thức liên quan để dạy học tích hợp. Vì vậy bài học rời rạc, chưa thu hút được học sinh. b. Kết quả khảo sát tình hình thực tế: * Đối tượng khảo sát: - Hai lớp thuộc khối 12 . Đó là các lớp: 12A, 12D. Sĩ số lớp 12 A: 42 học sinh, 12D : 38 học sinh - Đặc điểm: Học chương trình chuẩn. - Điều kiện học tập như nhau. * Hình thức khảo sát: - Kiểm tra vở soạn văn. - Khảo sát học sinh trong giờ học bài đọc thêm “ Tiếng hát con tàu”- Chế Lan Viên. * Kết quả thống kê : - Soạn bài: + Có 25/80 em chưa soạn bài. + Có 55/ 80 em đã soạn bài bằng cách trả lời 6 câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài trong SGK nhưng nội dung rất sơ sài, chiếu lệ, đối phó với giáo viên. - Trong giờ học: + Giáo viên yêu cầu học sinh : nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm, không em nào giơ tay xin trả lời, khi giáo viên chỉ định, học sinh đọc lại nguyên văn phần Tiểu dẫn trong SGK. + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc diễn cảm, 3/4 em đọc không đạt yêu cầu. + Khi được hỏi : Tây Bắc bao gồm những tỉnh nào 2/2 em không trả lời được hoặc trả lời chưa đầy đủ. + Học sinh thụ động nghe giảng, ghi chép, rất ít tham gia xây dựng bài. Có em còn làm việc riêng, gục mặt xuống bàn. + Nhìn chung giờ học khô khan, nặng nề, không đạt mục tiêu bài học. c. Nguyên nhân của thực trạng: - Học sinh chưa hứng thú với bài học, còn quan niệm đây là bài đọc thêm ít kiểm tra, thi cử nên không chú ý. - Học sinh ngại học thơ, cho rằng thơ khó hiểu, không có cốt truyện hấp dẫn, không có các sự việc, chi tiết gay cấn như truyện. - Chưa tích cực tham gia các hoạt động học tập để khám phá kiến thức, kĩ năng, đánh thức năng lực tiềm ẩn của bản thân. - Ảnh hưởng của nhu cầu xã hội, số học sinh yêu thích môn ngữ văn không nhiều, các em chỉ chú trọng học các môn tự nhiên lơ là việc chuẩn bị bài. - Giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp nên chưa tạo được hứng thú cho học sinh. - Khi giảng dạy còn chưa chú trọng đến việc tích hợp các kiến thức thuộc các bộ môn liên quan nên sức hấp dẫn của bài học đối với học sinh chưa cao. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Từ thực tế giảng dạy, tôi đã băn khoăn rất nhiều và mạnh dạn áp dụng các giải pháp mới cho tiết đọc thêm bài Đò Lèn của Nguyễn Duy dựa trên tinh thần đổi mới theo hướng tích hợp liên môn. Giáo viên cần xác định rõ các vấn đề sau: a. Xác định mục tiêu bài học: a.1.Về kiến thức: - Môn Ngữ văn: giúp học sinh: + Hiểu được những tình cảm, suy nghĩ cảm động và sâu lắng của nhà thơ đối với người bà thân yêu, sự vận động của mạch cảm xúc. + Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. + Thấy được vị trí của nhà thơ Nguyễn Duy trong nền văn học mới. - Môn Địa lí : giúp học sinh: + Hiểu rõ vị trí các địa danh được nhắc đến trong bài thơ: Đò Lèn, sông Lèn, đền Cây Thị, đền Sòng, chợ Bình Lâm miền kí ức in đậm những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả. - Môn Lịch sử : giúp học sinh: + Hiểu được những tháng năm chống Mĩ oanh liệt, quật cường nhưng đầy gian khó của quân dân Thanh Hóa ngày đêm chiến đấu bảo về cầu Đò Lèn- Hàm Rồng, giữ vững huyết mạch giao thông chi viện cho miền Nam Sự vất vả của người bà nuôi cháu trong chiến tranh phá hoại ác liệt. - Kiến thức văn hóa: giúp học sinh: + Thấy được giá trị các tín ngưỡng dân gian trong đời sống tinh thần của người Việt như tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh gắn với các hoạt động hát văn, lên đồng mỗi dịp lễ hội ở đền Sòng, thêm tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương. - Môn Giáo dục công dân: giúp học sinh: + Xác định vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với cội nguồn, với quê hương xứ sở. + Giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống- các lễ hội dân gian. - Môn Mĩ thuật: giúp học sinh: + Hiểu cách phối màu, bố cục cho một bức tranh vẽ về nhân vật yêu thích theo nội dung bài học. a.2. Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc thơ và phương pháp tiếp cận thơ hiện đại. - Khả năng tư duy, nhận nhiệm vụ, thu thập thông tin, phân tích kênh hình, xử lí thông tin, liên hệ thực tế, làm việc nhóm. a.3. Về thái độ: - Bồi dưỡng những hiểu biết về quê hương Thanh Hóa. - Giáo dục lòng tự hào, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa con người xứ Thanh. - Biết kính trọng tổ tiên, ông bà - Trách nhiệm với quê hương, đát nước, gia đình. a.4. Giáo dục kĩ năng sống và năng lực hướng tới: - Kĩ năng sống: Tự nhận thức về tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, tình yêu thương những người thân, hãy yêu thương họ khi khi họ còn bên ta; biết trân trọng quá khứ. - Năng lực hướng tới: + Năng lực giải quyết vấn đề. + Năng lực sáng tạo. + Năng lực hợp tác. + Năng lực giao tiếp Tiếng Việt. + Năng lực cảm thụ thẩm mĩ. b. Các nội dung tích hợp trong bài học: Khi dạy học bài thơ Đò Lèn, giáo viên có thể tích hợp kiến thức ngay trong bản thân môn văn và tích hợp liên môn: * Văn- Văn: - Ngay trong phần khởi động, để thu hút sự chú ý, giáo viên có thể kiểm tra kiến thức học sinh đã học ở lớp 9 bằng cách đặt câu hỏi: em đã học bài thơ nào của nhà thơ Nguyễn Duy ở lớp 9? Em hãy đọc diễn cảm bài thơ ấy. - Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về những hồi ức tuổi thơ của tác giả, giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ với khổ một bài thơ Quê hương của Giang Nam, để thấy được nét mới trong cách nói về quá khứ của Nguyễn Duy, rất chân thực, không thi vị quá khứ. - Để làm rõ sự đặc biệt trong cách thể hiện tình thương bà của nhà thơ, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nét riêng trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa Bằng Việt ( Bếp lửa) và Nguyễn Duy ( Đò Lèn), hai tác giả cùng viết về một đề tài. * Văn- Làm văn: - Từ đặc trưng của bài thơ là có sự kết hợp hai phương thức biểu đạt chính là tự sự và biểu cảm nên khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản, tôi sẽ đặt câu hỏi: “ Em hãy cho biết bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? Hiệu quả nghệ thuật của sự kết hợp các phương thức ấy?” để củng cố lại việc nhận diện các phương thức biểu đạt giúp cho việc trả lời tốt câu hỏi phần đọc hiểu trong khi thi THPT quốc gia. * Văn- Tiếng Việt: - Yêu cầu học sinh nhận xét về giá trị biểu đạt của các từ: cơ cực, thập thững Khi tác giả miêu tả về bà ngoại để thấy được sự vất vả, tảo tần của bà khi phải nuôi cháu trong hoàn cảnh khó khăn. * Văn – Địa lí địa phương: - Dạy học văn không chỉ nhằm mục đích cung cấp những kiến thức về thể loại, nội dung mà quan trọng hơn là qua tác phẩm đó giáo viên sẽ truyền đến cho các em tình yêu, niềm tự hào vê quê hương, đất nước. Và sẽ càng tự hào hơn khi những địa danh đó nằm trên chính mảnh đất quê hương các em. Khi dạy bài Đò Lèn, tôi sẽ tích hợp vận dụng kiến thức Địa lí địa phương. Giáo viên chuẩn bị bản đồ Thanh Hóa, yêu cầu học sinh lên xác định về cầu Lèn, sông Lèn, vị trí đền Sòng, đền Cây Thị Các địa danh này rất nổi tiếng, lại rất gần nơi các em đang sống, giúp các em hiểu hơn về quê mình. * Văn- Lịch sử địa phương: - Tác phẩm văn học nào cũng ít nhiều phản ánh một giai đoạn lịch sử, Đò Lèn- địa danh nổi tiếng gắn với những chiến công vang dội của quân dân Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mĩ, tôi sẽ yêu cầu học sinh tìm hiểu trước và trình bày về điều này, qua đó bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của quê Thanh. * Văn- Kiến thức văn hóa: - Đạo Mẫu là một phần quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng dân gian và bản sắc Việt Nam. Đền Sòng thờ Mẫu Liễu Hạnh- một trong “ tứ bất tử”. Trước khi đi vào tìm hiểu văn bản, tôi sẽ yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết về đền Sòng và tín ngưỡng thờ Mẫu giúp học sinh thêm tự hào về miền đất văn hóa xứ Thanh, xác định trách nhiệm bảo vệ, tôn tạo các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc. * Văn- Giáo dục công dân: - Học văn là học cách làm người. Môn văn có nhiều ưu thế trong việc giáo dục cho học sinh những phẩm chất cao đẹp. Giáo dục qua các hình tượng nghệ thuật nên rất tự nhiên, dễ đi vào lòng người. Trước khi kết thúc bài dạy, tôi tích hợp với Giáo dục công dân lớp 10, bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình. GV hỏi: Em đã làm gì để phụng dưỡng, chăm sóc ông bà? Em có thường xuyên bày tỏ tình cảm với người thân không? Để giáo dục về trách nhiệm của công dân với tổ tiên, nguồn cội, tình cảm gia đình qua việc tìm hiểu bài thơ Đò Lèn. * Văn- Mĩ thuật: HS vẽ tranh theo nội dung bài học về nhân vật em yêu thích. Tích hợp với Mĩ thuật lớp 9, bài 16: Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu Á. c. Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học: * Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp thuyết trình . - Phương pháp nêu vấn đề. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Kĩ thuật động não. - Kĩ thuật đặt câu hỏi từ dễ đến khó. - Kĩ thuật trình bày một phút. d. Chuẩn bị: * Chuẩn bị của giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, loa, phấn, bảng. - Giáo án, giáo án điện tử, SGK. - Phiếu giao việc. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi học: + Trước khi diễn ra tiết học một tuần, tôi chia lớp thành 3 nhóm nhỏ, thực hiện các yêu cầu: . Nhóm 1: Tích hợp kiến thức địa lí, giới thiệu về sông Lèn, cầu đò Lèn. ( chuẩn bị và trình bày bằng Powerpoint). . Nhóm 2: Tích hợp kiến thức Lịch sử, trình bày về
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_giao_duc_tinh_cam_nguon_coi_tinh_yeu_que_huong.doc