SKKN Tích hợp giáo dục tài nguyên nước đối với sinh hoạt và sản xuất cho học sinh Trường THPT Quan Sơn qua một số bài giảng Địa lí
Trong quá trình sinh hoạt và sản xuất, nguồn tài nguyên nước đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Có thể nói nước là tài nguyên quý giá nhất mà không có loại tài nguyên nào có thể thay thế được. Bất cứ mọi hoạt động sản xuất như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải đường thủy nội địa (sông, hồ), đường biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đều liên quan đến nguồn nước. Tuy nhiên con người ta chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của nước. Bên cạnh đó nước cũng có vai trò quan trọng đối với đời sống sinh hoạt của con người. Trong sản xuất nông nghiệp người Việt Nam có câu ca dao, tục ngữ “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Rất nhiều người, trong đó có các em học sinh vẫn cho rằng nước là nguồn tài nguyên vô tận, không bao giờ hết nhờ vào vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất. Tuy nhiên trên thực tế nước trên bề mặt lục địa tập trung chủ yếu ở biển, đại dương (nước mặn, nước lợ ở cửa sông). Nước ngọt chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng lại đóng băng (ở hai cực, trên các đỉnh núi cao), 20% nước ngọt trên lục địa tập trung ở Ngũ Hồ (Bắc Mỹ) vì vậy có thể nhận thấy nguồn nước phân bố không đồng đều.
Từ xa xưa muốn phát triển ngành trồng trọt con người tìm đến các đồng bằng phì nhiêu màu mỡ, gần nguồn nước. Đây là những con sông lớn đóng vai trò quan trọng về sản xuất, giao thương. Từ đó hình thành nên các nền văn minh lớn trên thế giới như sông Nin (Ai Cập), sông Ấn, sông Hằng (Khu vực Nam Á), sông Hoàng Hà, Trường Giang (Trung Quốc ngày nay) Kể cả ở Việt Nam cũng có một số thành tựu trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với sông Hồng nên có tên gọi như: văn minh lúa nước, văn minh sông Hồng hay nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU Trang I. Lí do chọn đề tài 2 II. Mục đích nghiên cứu 3 III. Đối tượng nghiên cứu 3 IV. Phương pháp nghiên cứu 3 B. PHẦN NỘI DUNG I. Tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với sản xuất và đời sống 4 II. Sự phân bố nước trên lục địa và những quan niệm sai lầm về tài nguyên nước 5 III. Những tác động của sản xuất và sinh hoạt đến tài nguyên nước 7 IV. Hiện trạng sử dụng nước ở Việt Nam 9 V. Công nghệ thông tin góp phần tích cực và việc giảng dạy và học tập ở nhà trường phổ thông 10 VI. Những bài học tích hợp nội dung giáo dục sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước 10 VII. Một số bài giảng minh họa VIII. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 13 PHẦN KẾT LUẬN 17 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Trong quá trình sinh hoạt và sản xuất, nguồn tài nguyên nước đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Có thể nói nước là tài nguyên quý giá nhất mà không có loại tài nguyên nào có thể thay thế được. Bất cứ mọi hoạt động sản xuất như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải đường thủy nội địa (sông, hồ), đường biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đều liên quan đến nguồn nước. Tuy nhiên con người ta chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của nước. Bên cạnh đó nước cũng có vai trò quan trọng đối với đời sống sinh hoạt của con người. Trong sản xuất nông nghiệp người Việt Nam có câu ca dao, tục ngữ “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Rất nhiều người, trong đó có các em học sinh vẫn cho rằng nước là nguồn tài nguyên vô tận, không bao giờ hết nhờ vào vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất. Tuy nhiên trên thực tế nước trên bề mặt lục địa tập trung chủ yếu ở biển, đại dương (nước mặn, nước lợ ở cửa sông). Nước ngọt chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng lại đóng băng (ở hai cực, trên các đỉnh núi cao), 20% nước ngọt trên lục địa tập trung ở Ngũ Hồ (Bắc Mỹ) vì vậy có thể nhận thấy nguồn nước phân bố không đồng đều. Từ xa xưa muốn phát triển ngành trồng trọt con người tìm đến các đồng bằng phì nhiêu màu mỡ, gần nguồn nước. Đây là những con sông lớn đóng vai trò quan trọng về sản xuất, giao thương. Từ đó hình thành nên các nền văn minh lớn trên thế giới như sông Nin (Ai Cập), sông Ấn, sông Hằng (Khu vực Nam Á), sông Hoàng Hà, Trường Giang (Trung Quốc ngày nay) Kể cả ở Việt Nam cũng có một số thành tựu trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với sông Hồng nên có tên gọi như: văn minh lúa nước, văn minh sông Hồng hay nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Nhu cầu sinh hoạt và sản xuất ngày càng cao đòi hỏi phải sử dụng nước nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trên thế giới có đến trên 80% nước thải chưa qua xử lí làm cho nước bị ô nhiễm nặng trong đó có cả ở nước ta. Nhận thấy tầm quan trọng của nước nên chủ đề của cuộc thi viết thư Quốc tế (UPU) đưa ra năm 2017 “ô nhiễm môi trường” là chủ đề chung trong đó có ô nhiễm môi trường nước. Sau khi Hội nghị về môi trương thế giới tổ chức tại Rio de Janero - Braxin, các thành viên của Liên Hợp Quốc (UN - United Nations) đã đưa ra đề xuất thành lập ngày nước thế giới. Một năm sau theo công ước số: A/RES/47/93 ngày 22/03/1993 thành lập ngày nước thế giới (W.W.D – World Water Day) và chủ đề nhân ngày nước thế giới năm 2017 “Waste Water - nước thải”. Như vậy vấn đề cần đặt ra ở đây là tăng cường đầu tư vốn, phát triển khoa học công nghệ để xử lí nước thải không gây ô nhiễm nguồn nước ở ao, hồ, sông suối, đất nông nghiệp Nhận thấy tính cấp thiết về vấn đề nước đối với quá trình sản xuất và đời sống nên tôi quyết định chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục tài nguyên nước đối với sinh hoạt và sản xuất cho học sinh Trường THPT Quan Sơn qua một số bài giảng Địa lí”. Việc nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Qua đó giáo dục học sinh có ý thức về việc tuyên truyền và bảo vệ tài nguyên nước đặc biệt là học sinh ở khu vực miền núi cao cần bảo vệ vốn rừng là bảo vệ nguồn nước cung cấp cho sông, suối II. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất, sự phân bố nước trên lục địa. - Tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với sản xuất và đời sống. - Những mặt trái của hoạt động sản xuất và đời sống gây ô nhiễm nguồn nước. - Lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục sử dụng nguồn tài nguyên nước tiết kiệm có hiệu quả. III. Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu về nguồn tài nguyên nước đối với hoạt động sản xuất và đời sống một cách đơn giản, chung nhất, không đi quá sâu. - Hoạt động sản xuất và đời sống ở các châu lục. - Nghiên cứu về hoạt động sản xuất và sinh hoạt đặc biệt là vấn đề sử dụng chung nguồn nước là sông Hồng và sông Mê Kông. - Về không gian: sự phân bố nước trên toàn cầu, nhưng chủ yếu là tích hợp giáo dục qua môn Địa lí trong chương trình trung học phổ thông (THPT). - Thời gian: tìm hiểu về tài nguyên nước từ cuối thế kỉ XX trở lại đây. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: đọc tài liệu, phân tích, tổng hợp, thống kê - Thu thập thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, ti vi, mạng Internet - Điền dã (thực địa, phỏng vấn thu thập thông tin) - Thực nghiệm sư phạm. B. PHẦN NỘI DUNG I. Tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với sản xuất và đời sống: Nước là tiền đề, là nguồn tài nguyên không thể thay thế, luôn luôn tồn tại và song hành cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Nước có trong thi ca, tùy bút, kí sự, có trong các chiến công hiển hách được ghi lại trong kháng chiến chống quân xâm lược của các dân tộc. Không có nước đồng nghĩa với nó là sự sống không tồn tại. Có ít nước sẽ có ít sinh vật, tồn tại sự sống sẽ vô cùng khó khăn nếu thiếu nước. Ví dụ như ở các sa mạc khi mất lớp phủ thực vật, nguồn nước khan hiếm, ít mưa nên rất ít sinh vật tồn tại hoặc nếu có phải có sự thay đổi để thích nghi. Cây xương rồng là một ví dụ minh chứng khi lá biến thành gai để tránh thoát hơi nước, rễ của một số loài thực vật đâm rất sâu, một số loài thực vật chỉ sinh trưởng trong một thời gian quá ngắn rồi chết. Khi đó ở vùng nhiệt đới ẩm thấp sinh vật khá phong phú, đa dạng. Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin “Sông Slims -Dòng sông bị đánh cắp” ở Canada, lòng sông này giờ khô hạn, trơ đáy gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Ở nơi nào có nguồn nước dồi dào, địa hình tương đối bằng phẳng tạo nhiều thuận lợi cho việc cư trú và sản xuất. Các nền văn minh lớn trên thế giới gắn liền với các đồng bằng phì nhiêu màu mỡ do các con sông lớn bồi đắp. Nhờ có các con sông mà đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào đóng vai trò tiên quyết đến sự phân bố dân cư. Qua những hiểu biết của bản thân, cá nhân tôi nhận định tầm quan trọng của tài nguyên nước như sau: - Phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người, đặc biệt là các đô thị lớn đông dân cư. Theo ước tính bình quân mỗi người dân đô thị phải có tối thiểu 300 lít nước sạch trong một ngày. - Nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp đặc biệt có một số ngành công nghiệp cần một lượng nước rất lớn như: lọc hóa dầu, luyện kim, hóa chất, giấy - Mạnh lưới sông ngòi, đặc biệt là các con sông lớn, biển và đại dương để phát triển giao thông vận tải. - Phát triển dịch vụ (du lịch) gắn liền với tài nguyên thiên nhiên như bãi tắm, hồ nước, suối nước khoáng, bùn khoáng - Điều tiết khí hậu: những nơi gần nguồn nước phong phú thì khí hậu điều hòa, dễ chịu hơn. Ví dụ: nước ta nằm gần biển Đông khi các khối khí thổi qua biển Đông lại nhận được thêm hơi ẩm thổi sâu vào đất liền do lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc - Nam hẹp theo chiều Đông - Tây. Vì vậy nước ta có lượng mưa lớn, khí hậu bớt lạnh giá về mùa đông, giảm nóng nực về mùa hè. Nhờ đó mà khí hậu nước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ như khu vực Tây Nam Á và Bắc Phi. [6] - Là môi trường để con người tiến hành các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cung cấp nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để cải thiện chất lượng bữa ăn. Trên thế giới hàng năm đánh bắt khoảng gần 100 triệu tấn cá, tôm các loại. Ngoài ra còn tận dụng diện tích nặt nước trên lục địa, các bãi triều để nuôi trồng thủy sản. Một số quốc gia có trình độ khoa học công nghệ cao nuôi cá ở những nơi khí hậu khắc nghiệt như Ixaren II. Sự phân bố nước trên lục địa và những quan niệm sai lầm về tài nguyên nước: 1. Sự phân bố nước trên lục địa: Vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất tuân theo quy luật của tự nhiên nên nước trên bề mặt lục địa không bao giờ hết. Nguồn nước cung cấp cho các con sông chủ yếu là nước mưa (ở khu vực đới nóng), mưa và băng tuyết (ở khu vực đới ôn hòa), ngoài ra còn có cả nước ngầm. Tuy nhiên vòng tuần hoàn nước không theo chu kì nhất định mà nó bị thay đổi thất thường do sự biến đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu. Nhịp điệu mưa không còn ổn định, thay vào đó là gia tăng hạn hán kéo dài. Khi xuất hiện mưa thì thất thường, kéo dài gây ngập lụt nghiêm trọng. Nhiều nơi kể cả ở nước ta không những thiệt hại về kinh tế mà cả tính mạng con người. Trên các châu lục sự phân bố tài nguyên nước không giống nhau. Có những nơi rất nhiều nước tạo tiền đề thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất như Ngũ Hồ (Bắc Mỹ), sông Amadôn (Nam Mỹ) Có những nơi rất ít nước hoặc nguồn nước có sự phân bố theo mùa. Một minh chứng rõ nhất là ở châu Phi (hai bên bờ sông Nin). Sông Nin chảy qua sa mạc Sahara nên lượng nước mất đi quá nhiều do bốc hơi và thẩm thấu, mùa khô lượng nước sông giảm mạnh đất đai khô cằn. Khi mùa mưa đến vạn vật sinh sôi lại tạo điều kiện tốt cho sản xuất và đời sống của người dân ven hai bờ sông. [5] Mọi nơi trên các châu lục đều có những vùng khô hạn (đó chính là các sa mạc, bán hoang mạc) thường xuyên thiếu nước. Ở châu Mỹ có các sa mạc ở nước Mỹ, Actacama (Nam Mỹ) là điển hình, ở châu Âu là các hoang mạc tuyết (lạnh), châu Phi (Sahara, Na muýp), ở khu vực Tây Nam Á, hoang mạc Thar (Ấn Độ), Taklahama (Trung Quốc), Gôbi (Trung Quốc, Mông Cổ), các hoang mạc ở lục địa Australia Đó là một số minh chứng cho thấy nước phân bố không đồng đều trên bề mặt lục địa. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng này phần lớn là do những tác động tiêu cực của con người trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. Đặc biệt là tình trạng phá rừng bừa bãi làm tăng diện tích đất trống làm mất lớp phủ thực vật, mất nước ngầm dẫn đến cạn kiệt. Như vậy nguồn nước phân bố không đều còn do lượng mưa không đồng đều trên Trái Đất. Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải bảo vệ rừng đặc biệt là ở trung du và khu vực miền núi cao nơi dự trữ nước cung cấp cho sông, suối. Gần đây các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin ở một làng nọ tại Ấn Độ lấy vợ về với nhiệm vụ duy nhất là đi lấy nước về cho cả nhà sinh hoạt. 2. Quan niệm của con người về tài nguyên nước: Nước tồn tại ở ao, hồ, sông, suối, nước ngầm, băng tuyết (trên bề mặt lục địa), biển, đại dương. Ngoài ra nước còn có trong sinh vật, khí quyển (dạng hơi nước). Như vậy vòng tuần hoàn nước xảy ra thường xuyên (bốc hơi -ngưng tụ hơi nước - mưa) nên rất nhiều người cho rằng nước không bao giờ hết. Như vậy họ cho rằng hết nước thì Trái Đất không tồn tại sự sống. Trước những vấn đề đã nêu trên thì nhiều người tin rằng nước là nguồn tài nguyên vô tận giống như năng lượng gió, thủy triều, năng lượng mặt trời. Nước sẽ không bao giờ hết, là nguồn tài nguyên vô tận vì bề mặt lục địa không bao giờ hết nước. Nhưng do hoạt động sản xuất và đời sống của con người nhu cầu về nguồn nước ngày càng tăng lên đáng kể. Nước sản xuất và sinh hoạt chưa qua xử lí đổ trực tiếp vào ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm môi trường nước một cách nghiêm trọng. Lúc này nước vô tận nhưng không sử dụng trực tiếp được mà còn gây ra nhiều dịch bệnh như kiết lị, tiêu chảy Lúc này ngành y tế lại phải đối mặt với việc bảo vệ sức khỏe cho người dân, ảnh hưởng đến tuổi thọ, kinh tế Không nói ở đâu xa chỉ tính riêng ở Việt Nam xuất hiện làng ung thư, nước nhiễm độc hóa chất như chì, asen (thạch tín), các loại hóa chất khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho nhiều thế hệ. Gần đây theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, trên thế giới có hơn 1,8 tỉ người chưa được sử dụng nguồn nước sạch, hơn 600 triệu người sống thường xuyên thiếu nước. đặc biệt là ở châu Phi. Lúc này con người cần phải nhận thức rõ, nước vô tận nhưng ô nhiễm nặng không sử dụng được thì có nhiều cũng trở nên vô nghĩa. III. Những tác động của sản xuất và sinh hoạt đến tài nguyên nước: Dự kiến đến năm 2025 dân số thế giới khoảng 8 tỉ người nên nhu cầu sử dụng nước ngày càng nhiều. Hơn thế nữa khi dân số tăng nhanh, nhu cầu về lương thực và các sản phẩm khác ngày càng nhiều. Vì vậy con người phải tác động vào tự nhiên nhiều hơn để làm ra nhiều của cải vật chất cung cấp cho con người. Như vậy nguồn nước đang đứng trước nhiều thử thách nếu như con người không xử lí nước thải trước khi thải vào môi trường. Vấn đề đặt ra là do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia. Nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đang thiếu vốn đầu tư cho việc xây dựng các nhà máy xử lí nước thải sinh hoạt và sản xuất. Chính vì vậy mà Liên Hợp Quốc đã nhấn mạnh nhân ngày nước thế giới 22/03/2017 với chủ đề “nước thải” nhằm nhấn mạnh việc xử lí nước thải để tái sử dụng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và nguồn lợi sinh vật ở môi trường nước. Vì vậy nước thải cũng được xem là nguồn tài nguyên đang bị lãng phí, không xử lí nước thải là đang lãng phí nguồn tài nguyên. Bênh cạnh đó còn gây ra nhiều vấn đề như: ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng không không nhỏ đến sức khỏe của con người. Ở những quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên Bang Đức đã xử lí nước thải triệt để và có thể tái sử dụng trở lại. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải giảm bớt lợi nhuận, đầu tư vốn cho việc xây dựng nhà máy xử lí nước thải là điều kiện bắt buộc, chính phủ và các cơ quan chức năng ban ngành phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Ô nhiễm nguồn nước do tự nhiên gây nên: Hoạt động của núi lửa: Bên cạnh những lợi lích do núi lửa tạo nên như hình thành các vùng đất màu mỡ, các suối nước nóng, khoáng bùn có lợi cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên các hồ núi lửa có hàm lượng a xít khá cao, nếu như nó tràn ra ngoài gây khó khăn cho sinh hoạt ví dụ như hồ núi lửa lớn nhất thế giới Toba (Indonesia) rộng khoảng 3000 km2. Hiện tượng ngập úng nước: Hiện tượng này xảy ra ở những vùng trũng có nhiều thực vật sinh sống. Khi thực vật chết đi tạo thành một lớp màng che phủ, đất không thể trao đổi khí gây ra hiện tượng úng nước. Trong đất, bùn có nhiều nguyên tố hóa học như mê tan (CH4), hyđrô sunfua (H2S), Fe2+ nước có mùi chua. Do hạn hán: Hạn hán kéo dài là hiện tượng của tự nhiên, nhưng nó làm cho các loài động thực vật bị chết. Khi có mưa những xác chết này đang phân hủy gây ô nhiễm môi trường nước. [6] Ngập lụt: Mưa lũ kéo dài dẫn đến tình trạng ngập lụt, nước mưa có màu đục vì mang theo phù sa bên cạnh đó còn có các chất thải của chăn nuôi, những nhà vệ sinh không đảm bảo cũng ngập trong nước làm cho nước bị ô nhiễm. Nếu con người dùng vào ăn uống sinh hoạt thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh khá cao[6] Xâm nhập mặn: Tình trạng xâm nhập mặn do thủy triều gây nên thường xảy ra vào mùa khô làm cho nước bị nhiễm mặn, đất nhiễm mặn gây trở ngại cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Ô nhiễm nước do hoạt động sản xuất và sinh hoạt: Do hoạt động sản xuất công nghiệp: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Thứ nhất là có rất nhiều ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước như: lọc hóa dầu, sản xuất giấy, luyện kim, hóa chất Khi nước thải không qua xử lí đổ trực tiếp vào môi trường gây ô nhiễm. Thứ hai do quá trình chuyển giao các thiết bị, máy móc công nghiệp đã lỗi thời từ nước phát triển sang nước đang phát triển cũng là một trong những yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Nhiều quốc gia chưa quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nên các tập đoàn kinh tế lớn ở các nước tư bản đem máy móc, khoa học đầu tư sản xuất đến các nước đang phát triển thu về lợi nhuận nhưng hậu quả về ô nhiễm môi trường thì quốc gia đó phải gánh chịu. [5] Do hoạt động sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, do nhu cầu về lương thực ngày càng tăng khi dân số thế giới không ngừng tăng lên. Vì vậy phải đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, sử dụng nhiều phân bón. Sản xuất nông nghiệp trong nhiều năm liên tiếp như vậy làm giảm độ phì của đất, con người phải sử dụng nhiều phân hóa học, thốc trừ sâu, trừ cỏ Các hóa chất tồn dư này sau đó ngấm vào đất, nước làm cho nguồn nước ô nhiễm khó có khả năng sử dụng cho sinh hoạt và chăn nuôi. Ngày nay cũng có nhiều quốc gia nghiên cứu, sử dụng chế phẩm sinh học nhằm hạn chế hoặc tiêu diệt các loài sâu bệnh hại cây trồng. Nhưng việc sử dụng phân bón hóa học không chỉ dừng lại mà còn tăng thêm. Bên cạnh đó là sự phát triển của chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra một lượng phân hữu cơ lớn. Nếu không xử lí triệt để cũng sẻ gây ô nhiễm môi trường nước[2] Do hoạt động sinh hoạt: Do nước thải sinh hoạt, đặc biệt là các làng nghề, các lò giết mổ gia súc thải trực tiếp vào môi trường kết hợp với rác thải làm ô nhiễm ao, hồ, kênh, rạch, sông suối d) Do hoạt động giao thông vận tải: Xảy ra ở vùng cửa sông, ở các cảng biển. Phần lớn là do rửa tàu chở dầu, sự cố tai nạn, tràn dầu e) Do chiến tranh: Do không tìm hiểu nhiều về vấn đề này, bản thân tôi lấy dẫn chứng minh họa. Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, đế quốc Mỹ đã sử dụng chất độc điôxin gây ra tội ác cho con người khi nhiễm phải loại chất độc này. Nó xâm nhập vào cơ thể gây ra những di chứng cho các thế hệ sau như bại liệt, hở hàm ếch, kém phát triển về trí tuệ, dị tất bẩm sinh Chất độc này vẫn đang còn tồn đọng mặc dù chiến tranh đã đi qua 42 năm. Những nơi được phát hiện còn tồn dư như sân bay Đà Nẵng, Biên HòaHiện tại loại chất độc này vẫn đang tồn tại trong đất và ngấm vào nước là vấn đề lo ngại đối với con người.[9] Do các chất phóng xạ: Do việc sử dụng các chất phóng xạ, làm giàu uranium, nếu như các chất phóng xạ này không xử dụng phải xây dựng các hố chôn đặc biệt để chôn lấp an toàn. [9] Do sự cố trong quá trình hoạt động như vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyn ở Ukraina (Liên Xô cũ năm 1986), thảm họa kép động đất đi kèm với sóng thần Fukushima năm 2012. Hai sự cố này làm đau đầu các giới chức khoa học vì ô nhiễm phóng xạ đến không khí, đất và nước. IV. Hiện trạng sử dụng nước ở Việt Nam: Nước ta hiện nay theo số liệu thống kê có 2360 con sông suối với chiều dài trên 10 km, dọc bờ biển cứ cách 20 km lại có một cửa sông lớn. Mạng lưới sông ngòi của nước ta dày đặc nhưng chủ yếu là sông ngắn. Vì vậy nhiều người cứ cho rằng với mạng lưới sông ngòi như vậy sẽ không thể thiếu nước. Nhưng các nhà khoa học lại nhận định rằng Việt Nam sẽ thiếu nước. Với dân số hiện nay khoảng trên 95 triệu người, hoạt động sản xuất đang được khôi phục và mở rộng thì nhu cầu về nguồn nước là rất lớn. [6] Nguồn nước trên các sông suối của nước ta phụ thuộc vào khí hậu, có sự phân hóa theo mùa. Mùa khô thiếu nước , mùa mưa nhiều nước gây luc lụt nghiêm trọng. Lượng nước tuy dồi dào nhưng có đến 60% lượng nước nằm ở bên ngoài lãnh thổ. Trong những năm gần đây, nước ta là một trong năm quốc gia chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu. Là một quốc gia đang phát triển, thiếu vốn, thiếu khoa học công nghệ nên môi trường nước ở nước ta đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mở rộng nguồn nước ao, hồ, sông suối không có khả năng sử dụng. (Những vấn đề này tôi đã nêu ở phần III). Do thiếu vốn đầu tư để xây dựng hệ thống xử lí nước thải, hệ thống các nhà máy cung cấp nước sạch cho sinh hoạt. Nhà nước cũng đã đề ra chương trình “nước sạch và vệ sinh môi trường” ở vùng nông thôn nhưng hiệu quả chưa cao. Đặc biệt là ô nhiễm nước ở các làng nghề thủ công truyền thống, chăn nuôi, nhà vệ sinh chưa đủ tiêu chuẩn. Nguồn nước thải ở các đô thị hiện nay chưa qua xử lí ở các đô thị còn rất nhiều. Phần lớn các đô thị chưa có nhà máy xử lí nước thải. Không nói đâu xa như ở thành phố Hà Nội nước thải trực tiếp vào sông Tô Lịch, hiện nay còn thải vào cả sông Nhuệ. Ở thành phố Hồ Chí Minh điển hình là kênh Ba Bò Nhiều công ty, xí nghiệp tìm cách xả nước thải trái phép bị cảnh sát môi trường phát hiện nhưng đáng kể nhất là Vedan Việt Nam xả thải ra sông Th
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_giao_duc_tai_nguyen_nuoc_doi_voi_sinh_hoat_va.doc