SKKN Tích hợp giáo dục môi trường trong một số tiết dạy Vật lí lớp 11 chương trình chuẩn

SKKN Tích hợp giáo dục môi trường trong một số tiết dạy Vật lí lớp 11 chương trình chuẩn

Thực trạng môi trường ngày nay đang trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân loại khi song hành với sự phát triển của nền kinh tế là nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Chính phủ các nước và các tổ chức của thế giới đã nhiều lần họp bàn về vấn đề môi trường hay đầu tư về tài chính để góp phần cải thiện môi trường thế giới cũng đủ cho thấy tầm quan trọng của môi trường hiện nay đối với nhân loại.

 Ở Việt Nam, chính phủ nước ta đã có những động thái tích cực nhằm góp phần bảo vệ môi trường như Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015; Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2020; Ban hành Luật bảo vệ môi trường Gần đây nhất là đưa nội dung tích hợp giáo dục môi trường vào dạy học các bộ môn ở trường phổ thông. Nội dung này đã được triển khai tới toàn bộ các giáo viên ở trường phổ thông trong cả nước.

 Trong quá trình dạy học, vấn đề tích hợp giáo dục môi trường của môn Vật lí ở trường THPT là một vấn đề rất đáng quân tâm. Tuy nhiên với kết quả cuối cùng của cấp học này chỉ được chú ý bởi kết quả các kì thi của học sinh mà trong nội dung của các kì thi quan trọng hiện nay rất ít đề cập đến vấn đề môi trường với môn Vật lí. Chính vì vậy trong quá trình học, nhất là học sinh nói chung và học sinh trong các lớp học chương trình chuẩn nói riêng, các em rất ít tự liên hệ giữa kiến thức Vật lí với những thay đổi của môi trường; trong quá trình dạy học, một bộ phận các thầy cô chủ yếu quan tâm tới việc làm sao để học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức của bài học vào quá trình làm bài tập mà quên đi sự lồng ghép giáo dục môi trường cho học trong giờ học.

 Với lí do trên, bản thân tôi mạnh dạn đóng góp nhưng kinh nhiệm của mình trong việc lồng ghép giáo dục môi trường vào một phần nhỏ của quá trình dạy học Vật lí ở trường THPT thông qua đề tài “Tích hợp giáo dục môi trường

doc 22 trang thuychi01 7811
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục môi trường trong một số tiết dạy Vật lí lớp 11 chương trình chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGA SƠN
TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MỘT SỐ TIẾT DẠY VẬT LÍ LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
 Người thực hiện: Nguyễn Văn Tuyến
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên Môn
Thanh Hoá, năm 2017
MỤC LỤC
 Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU...... 2
1.1. L‎ý do chọn đề tài...... 2
1.2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...........................2
1.5. Những điểm mới của SKKN....3
2. PHẦN NỘI DUNG3
2.1. Cơ sở lý luận .............3
2.1.1. Khái niệm về dạy học tích hợp...3
2.1.2. Giáo dục môi trường qua dạy học vật lí ở bậc THPT .... 4
2.1.3 Hai kiểu triển khai giáo dục môi trường .... 6
2.1.3.1. Kiểu 1: Thông qua dạy học các bộ môn ở phổ thông .... 6
2.1.3.2. Kiểu 2: Giáo dục môi trường được triển khai 
như một hoạt động độc lập ... 6
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm......................6
2.2.1. Đối với học sinh .... 6
2.2.2. Đối với giáo viên....... 7
2.3. Các giải pháp thực hiện .... 7
2.3.1. Chương I: Điện tích. Điện trường
 Bài 5: Điện thế. Hiệu điện thế .. 7
Tư liệu tham khảo: Ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe con người ...9
2.3.2. Chương II: Dòng điện không đổi
 Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện ... 10
Tư liệu tham khảo: Mục sở thị làng nghề sống chung với chì.12
2.3.3. Chương III: Dòng điện trong các môi trường
 Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân .. 16
Tư liệu tham khảo: Ô nhiễm nguồn nước nghi do nhà máy mạ kẽm gây ra..17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường...19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..20
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Thực trạng môi trường ngày nay đang trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân loại khi song hành với sự phát triển của nền kinh tế là nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Chính phủ các nước và các tổ chức của thế giới đã nhiều lần họp bàn về vấn đề môi trường hay đầu tư về tài chính để góp phần cải thiện môi trường thế giới cũng đủ cho thấy tầm quan trọng của môi trường hiện nay đối với nhân loại.
 Ở Việt Nam, chính phủ nước ta đã có những động thái tích cực nhằm góp phần bảo vệ môi trường như Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015; Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2020; Ban hành Luật bảo vệ môi trường Gần đây nhất là đưa nội dung tích hợp giáo dục môi trường vào dạy học các bộ môn ở trường phổ thông. Nội dung này đã được triển khai tới toàn bộ các giáo viên ở trường phổ thông trong cả nước.
 Trong quá trình dạy học, vấn đề tích hợp giáo dục môi trường của môn Vật lí ở trường THPT là một vấn đề rất đáng quân tâm. Tuy nhiên với kết quả cuối cùng của cấp học này chỉ được chú ý bởi kết quả các kì thi của học sinh mà trong nội dung của các kì thi quan trọng hiện nay rất ít đề cập đến vấn đề môi trường với môn Vật lí. Chính vì vậy trong quá trình học, nhất là học sinh nói chung và học sinh trong các lớp học chương trình chuẩn nói riêng, các em rất ít tự liên hệ giữa kiến thức Vật lí với những thay đổi của môi trường; trong quá trình dạy học, một bộ phận các thầy cô chủ yếu quan tâm tới việc làm sao để học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức của bài học vào quá trình làm bài tập mà quên đi sự lồng ghép giáo dục môi trường cho học trong giờ học.
 Với lí do trên, bản thân tôi mạnh dạn đóng góp nhưng kinh nhiệm của mình trong việc lồng ghép giáo dục môi trường vào một phần nhỏ của quá trình dạy học Vật lí ở trường THPT thông qua đề tài “Tích hợp giáo dục môi trường trong một số tiết dạy Vật lí lớp 11 chương trình chuẩn”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 - Góp phần nâng cao khả năng tự liên hệ giữa kiến thức Vật lí đã học với những biến đổi của môi trường của học sinh để từ đó các em có những hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường.
 - Học sinh hứng thú hơn với giờ học Vật lí.
 - Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí ở trường THPT Nga Sơn.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Trong năm học vừa qua tôi đã tiến hành nghiên cứu ở học sinh các lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy là 11C, 11D, 11G, 11H trường THPT Nga Sơn.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Coi trọng tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học.
 - Lấy học sinh làm trung tâm, thay đổi hoạt động chủ yếu là thuyết trình sang hoạt động đối thoại, giao tiếp với học sinh.
 - Lồng ghép một số hiện tượng tự nhiên có liên quan tới kiến thức Vật lí.
- Tham khảo các nguồn tư liệu để từ đó có kiến thức phong phú vận dụng vào quá trình thực hiện.
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 
 Thay thế cho việc truyền tải và nắm bắt toàn bộ kiến thức Vật lí trong sách giáo khoa từ đó vận dụng chúng đạt kết quả cao nhất trong các kì thi là việc lồng ghép những biến đổi của môi trường có liên quan tới một số kiến thức đã được học giúp học sinh hứng thú hơn với việc học môn Vật lí và có những hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường.
2. PHẦN NỘI DUNG.
2.1 Cơ sở lí luận. 
 2.1.1. Khái niệm về dạy học tích hợp 
“Quá trình dạy học tích hợp được hiểu là một quá trình dạy học trong đó toàn thể các hoạt động học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động (Xavier Roegiers (1996)). Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp là nâng cao chất lượng giáo dục học sinh phù hợp các mục tiêu giáo dục của nhà trường. 
Dạy học tích hợp hướng tới việc tổ chức các hoạt động học tập trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức, những kĩ năng trong các tình huống gần với cuộc sống và có ý nghĩa. Cụ thể là cần kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó.
Dạy học tích hợp hướng tới thiết lập mối quan hệ giữa các khái niệm khác nhau của cùng một môn học cũng như của các môn học khác nhau, hướng tới đào tạo học sinh có năng lực đáp ứng được thách thức lớn của xã hội ngày nay là có được khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết một cách hữu ích một tình huống xuất hiện, hoặc có thể đối mặt với một khó khăn bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Tư tưởng sư phạm đó gắn liền với việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề, phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học.
	Từ những lý do trên, việc vận dụng tư tưởng dạy học tích hợp vào quá trình dạy học là rất cần thiết, là một xu hướng của dạy học được nhiều nước trên thế giới quan tâm thực hiện. Ở Việt Nam, dạy học tích hợp cũng đã được nghiên cứu và vận dụng từ những năm 60 nhưng đến nay vẫn chưa trở thành phổ biến. Hiện nay dạy học tích hợp cũng đã được nghiên cứu vận dụng ở nhiều môn học như Ngữ Văn, Sinh học, Hóa học...trong đó có việc tích hợp các nội dung giáo dục môi trường vào dạy học các bộ môn ở trường phổ thông. 
	Các dạng vận dụng dạy học tích hợp giáo dục môi trường vào các môn học ở trường phổ thông hiện nay thường là:
	- Hình thức liên hệ (permeation): là hình thức tích hợp khi các kiến thức giáo dục môi trường không được nêu rõ trong sách giáo khoa (SGK), nhưng dựa vào kiến thức của bài học, giáo viên có thể bổ sung các kiến thức về môi trường (như các hiện tượng, số liệu về tình trạng môi trường, sử dụng môi trường...) vào bài giảng trên lớp dưới hình thức các ví dụ, cũng có thể tổ chức các tình huống học tập ở đó học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế có liên quan tới vấn đề môi trường sinh thái.
	- Hình thức lồng ghép (infusion): Với hình thức này, trong chương trình và SGK có các kiến thức môn học cũng chính là kiến thức về môi trường được tích hợp với nhau ở các mức độ khác nhau.” ( Theo Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Vật lý THPT-Nguyễn Văn Khải)
 2.1.2. Giáo dục môi trường qua dạy học môn vật lí ở bậc THPT 
“Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái đã và đang là vấn đề quan tâm chung của nhân loại. Vì vậy, người ta coi vấn đề môi trường là một trong các "vấn đề toàn cầu".
	Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đã được xác định chủ yếu là do các hoạt động của con người: phá rừng, sản xuất công, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, dân số tăng nhanh... Trong bối cảnh phát triển của xã hội loài người, bài toán "phát triển bền vững" đã được đặt ra để giải quyết. Phương châm của phát triển bền vững được nêu lên là: "Sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu trong hiện tại không làm xâm phạm đến khả năng làm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai". 
Ở bậc THPT, mỗi môn học có vị trí khác nhau trong vấn đề thực hiện giáo dục môi trường. Có nhiều môn học có thuận lợi do đối tượng bộ môn liên quan nhiều đến vấn đề môi trường sinh thái như: sinh học, địa lý, hóa học, giáo dục công dân. Các môn học khác như vật lý, mặc dù không có các chủ đề nghiên cứu riêng về vấn đề môi trường sinh thái, song đều có thể tìm được cơ hội đưa vấn đề giáo dục môi trường vào nội dung bài học. Điều quan trọng giáo viên phải được chuẩn bị các hiểu biết về vấn đề môi trường, hiểu sâu kiến thức bộ môn. 
- Một số định hướng nội dung giáo dục môi trường khi dạy học vật lý ở trường THPT:
 Theo định nghĩa về môi trường của Chương trình môi trường Liên Hiệp quốc (United Nation Enviroment Program (UNEP)): "Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng". Việc phân tích cấu trúc môi trường theo khoa học môi trường cho thấy các yếu tố vật lý có vai trò rất quan trọng. Như vậy, môn vật lý ở trường phổ thông có thể khai thác nhiều cơ hội để tích hợp các nội dung giáo dục môi trường, có thể nêu ra một số trường hợp như: 
 + Khai thác từ nội dung môn học vật lý;
 + Tích hợp các nội dung của các môn học khác như: hóa học, sinh học,... (vì nhiều quá trình hóa học, sinh học,... chịu tác động của yếu tố vật lý).
 Để định hướng cho việc lựa chọn nội dung giáo dục môi trường phù hợp, có thể nêu lên một số vấn đề môi trường đang được quan tâm hiện nay có liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lý như:
Tài nguyên rừng bị suy giảm: Trước hết phải làm rõ được vai trò của rừng đối với cuộc sống con người:
 + Rừng - nguồn gen quý giá (động, thực vật);
 + Cung cấp lâm thổ sản;
 + Điều hòa lượng nước trên mặt đất;
 + Rừng ="lá phổi xanh";
 + Rừng ® chống xói mòn đất,...
 Dưới góc độ khoa học vật lý, có thể nêu lên các quá trình vật lý như: hiện tượng mao dẫn của đất, quá trình quang hợp, thế năng, động năng dòng chảy của nước gây ra sự bào mòn đất...
	Các giải pháp bảo vệ rừng, phát triển rừng nhìn từ góc độ vật lý (chống xói mòn đất, hạn chế khí nhà kính...);
Ô nhiễm nước:
Vai trò của nước đối với sự sống trên Trái Đất, các quá trình lý hóa khi nước bị ô nhiễm,... các biện pháp bảo vệ nước, chu trình nước trong tự nhiên (liên quan tới các hiện tượng chuyển thể của nước...)
Ô nhiễm không khí: khí quyển, quá trình suy giảm tầng ôzôn, chất phóng xạ, hóa chất.
Ô nhiễm tiếng ồn: liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lý như sóng âm.
 Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn (tập hợp những âm thanh tạp loạn có tần số và chu kỳ khác nhau, nói cách khác : là những âm thanh chói tai, gây những tác động không mong muốn, có hại cho sức khỏe con người,, cơ thể sống.
 Các nguồn ô nhiễm: tiếng máy bay, xe cộ, karaokê quá giới hạn cho phép,... , (âm thanh ³ 80 dB).
Ô nhiễm ánh sáng: sự chiếu sáng gây tác hại đến con người và sinh vật.
Sản xuất, truyền tải và sử dụng điện năng nhìn nhận dưới góc độ bảo vệ môi trường .
Ô nhiễm phóng xạ: Các tia phóng xạ, an toàn hạt nhân,...
- Về phương tiện dạy học:
Phương tiện dạy học có ý nghĩa quan trọng nâng cao chất lượng dạy học nói chung, chất lượng giáo dục môi trường nói riêng. Vì vậy trong các bài học có tích hợp các nội dung giáo dục môi trường giáo viên nên tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là các phương tiện nghe nhìn: sử dụng các video clip (từ 3 - 5 phút) để giới thiệu về các yếu tố môi trường và sử dụng hợp lý năng lượng như: cọn nước, cối giã gạo nước, trạm thủy điện nhỏ, trạm pin mặt trời (năng lượng sạch), ô nhiễm không khí và tiếng ồn giao thông ; từ trường trái đất, năng lượng nguyên tử, ...
Để khai thác và cập nhật các tư liệu phục vụ giáo dục môi trường, giáo viên có thể chủ động sử dụng phương tiện internet khai thác các Website về môi trường và giáo dục môi trường bổ ích.” ( Theo Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Vật lý THPT-Nguyễn Văn Khải)
 2.1.3 Hai kiểu triển khai giáo dục môi trường 
 2.1.3.1. Kiểu 1: Thông qua dạy học các bộ môn ở phổ thông
	Ở đây có 2 dạng bài học có thể khai thác cho giáo dục môi trường:
Dạng 1: Nội dung chủ yếu của bài học, hoặc có nội dung môn học trùng hợp với nội dung môi trường (hình thức lồng ghép). Đây là dạng mà tôi đã vận dụng trong quá trình dạy học và muốn đề cập tới trong sáng kiến kinh nhiệm này thông qua một số bài soạn.
 Dạng 2: “Một số nội dung của bài học có liên quan với nội dung giáo dục môi trường song không nêu rõ trong sách giáo khoa (hình thức liên hệ).
 Khi khai thác cơ hội giáo dục môi trường dù theo hình thức nào cũng cần tuân theo 3 nguyên tắc sau:
 Thứ nhất: Không làm mất tính đặc trưng của môn học. Không biến bài học bộ môn thành bài học môi trường;
 Thứ hai: Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện
 Thứ ba: Phát huy tích cực nhận thức của học sinh, khai thác kinh nghiệm thực tế của học sinh, tận dụng cơ hội để học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường.” (Theo Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Vật lý THPT-Nguyễn Văn Khải)
 2.1.3.2. Kiểu 2: Giáo dục môi trường được triển khai như một hoạt động độc lập
“Các hoạt động độc lập này hoàn toàn phù hợp với các hình thức tổ chức dạy học bộ môn như: tham quan, ngoại khóa, tuần lễ môi trường... Nội dung của các hoạt động này chủ yếu là nội dung môn học, các nội dung giáo dục môi trường sẽ được tích hợp vào các hoạt động chung. Tuy nhiên, vì đây là các hoạt động ngoài giờ lên lớp, gắn với thực tế môi trường sống, môi trường lao động sản suất nên có nhiều điều kiện tích hợp sâu sắc các nội dung giáo dục môi trường. Song do thực tế kế hoạch dạy học hiện nay là rất chặt chẽ, nên giáo viên phải nghiên cứu lựa chọn chủ đề phù hợp và có kế hoạch sớm để nhà trường tạo điều kiện.” (Theo Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Vật lý THPT-Nguyễn Văn Khải)
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Nội dung các kì thi quan trọng của học sinh THPT (Học sinh giỏi cấp tỉnh; Tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh đại học - Từ năm 2014 trở về trước) chưa đề cập nhiều tới sự liên quan giữa kiến thức vật lí với môi trường nên đã ảnh hưởng ít nhiều tới quá trình dạy và học ở trường THPT, cụ thể:
2.2.1. Đối với học sinh.
	Các em thường tập trung vào giải quyết các bài tập Vật lí sao cho đạt kết quả cao nhất trong các kì thi chứ chưa có sự liên hệ giữa những kiến thức vật lí với sự biến đổi của môi trường.
2.2.2. Đối với giáo viên.
	Một bộ phận các thầy cô chưa thực sự quan tâm tới việc giáo dục về môi trường cho học sinh trong các buổi học mà chỉ quan tâm tới việc truyền đạt sao cho các em hiểu và vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các bài tập vật lí nhằm đạt kết quả cao nhất trong các kì thi.
2.3. Giải pháp thực hiện
Giáo dục môi trường cho học sinh THPT thông qua dạy học Vật lí là một nội dung mà Sở giáo dục đào tạo Thanh Hoá đã tổ chức tập huấn cho đại diện giáo viên bộ môn các trường THPT trên toàn tỉnh và những giáo viên này đã triển khai tới các giáo viên trong tổ bộ môn của mình. Trong sáng kiến kinh nhiệm này tôi chỉ đề cập tới “Tích hợp giáo dục môi trường trong một số tiết dạy Vật lí lớp 11 chương trình chuẩn” mà tôi đã áp dụng đối với học sinh các lớp 11C, 11D, 11G, 11H ở trường THPT Nga Sơn, cụ thể: Bài 5 – Điện thế. Hiệu điện thế; Bài 7 – Dòng điện không đổi. Nguồn điện; Bài 14 – Dòng điện trong chất điện phân.
Để giáo dục môi trường cho học sinh các lớp trên tôi đã lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào các tiết dạy của mình. Ở đây xin giới thiệu một số nội dung tích hợp mà tôi đã chuẩn bị trong năm học vừa qua.
 2.3.1. Chương I: Điện tích. Điện trường
Bài 5: ĐIỆN THẾ. HIỆU ĐIỆN THẾ.
Địa chỉ tích hợp
Nội dung tích hợp GDMT
Biện pháp
II. Hiệu điện thế
- Ảnh hưởng của bụi từ tới sức khoẻ con người: Gây ra một số bệnh ngoài da, mắt, nhất là hô hấp:
+ Tổn thương đường hô hấp (1): Các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm teo mũi do bụi crom, asen, ...
+ Các hạt bụi bay lơ lửng trong không khí bị hít vào phổi gây tổn thương đường hô hấp. Khi ta thở, nhờ có lông mũi và màng niêm dịch của đường hô hấp mà những hạt bụi có kích thước lớn hơn 5 bị giữ lại ở hốc mũi tới 90%. Các hạt bụi có kích thước 2-5 dễ dàng vào tới phế quản, phế nang, ở đây bụi được các lớp thực bào vây quanh và tiêu diệt khoảng 90% nữa, số còn lại đọng ở phổi gây nên bệnh bụi phổi và các bệnh khác (bệnh silicose, asbestose, siderose, ...)(2)
+ Bệnh phổi nhiễm bụi: Thường gặp ở các ngành khai thác chế biến vận chuyển quặng đá, kim loại, than, vv...(3)
+ Bệnh silicose: Là bệnh do phổi bị nhiễm bụi silic ở thợ khoan đá, thợ mỏ, thợ làm gốm sứ, vật liệu chịu lửa, ... chiếm 40,7% trong tổng số các bệnh về phổi. Ngoài ra còn có các bệnh asbestose (nhiễm bụi amiang), aluminose (bụi boxit, đất sét), siderose (bụi sắt).(4)
+ Bệnh ngoài da: Bụi có thể dính bám vào da làm viêm da, bịt kín các lỗ chân lông và ảnh hưởng đến bài tiết mô hôi, có thể bịt các lỗ của tuyến nhờn, gây ra mụn, lở loét ở da, viêm mắt, giảm thị lực, mộng thịt.
+ Bệnh đường tiêu hoá: Các loại bụi có cạnh sắc nhọn lọt vào dạ dày có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hoá.
+ Bụi gây chấn thương mắt: Bụi kiềm, bụi axit có thể gây ra bỏng giác mạc làm giảm thị lực.
+ Bụi hoạt tính dễ cháy nếu nồng độ cao, khi tiếp xúc với tia lửa dễ gây cháy nổ, rất nguy hiểm
- Biện pháp làm giảm ảnh hưởng:
+ Biện pháp kĩ thuật: Giảm bụi từ nguồn phát sinh, phun hơi nước để các hạt bụi không còn lơ lửng trong không khí, lọc bụi trước khi đưa chất thải ra môi trường
+ Biện pháp phòng hộ cá nhân: Đeo khẩu trang, mặt nạ
+ Biện pháp y tế: Khám và kiểm tra sức khoẻ định kỳ, phát hiện sớm bệnh để chữa trị, phục hồi sức khoẻ.
+ Ý thức cộng đồng: Tích cực trồng nhiều cây xanh, hạn chế sử dụng các chất đốt tạo nhiều khói bụi như than, rơm rác.
 Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm từ những liên hệ thực tế trả lời một số câu hỏi:
1. Hãy nêu những hiểu biết của em về ảnh hưởng của bụi trong không khí tới sức khoẻ?
2. Hãy kể tên một số hoạt động sản xuất là nguồn gốc gây ra bụi?
3. Làm thế nào để làm giảm lượng bụi từ các nhà máy thải ra không khí thông qua các ống khói?
Các nhóm nhận xét câu trả lời của nhau sau đó giáo viên nhận xét.
(1), (2), (3), (4): https://sites.google.com/site/truongvanchinhantoanlaodong/chuong-2-moi-truong-san-xuat-co-khi-va-suc-khoe/3-bui-va-phong-chong-bui-trong-san-xuat.
Tư liệu tham khảo
Ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe con người
Bụi có kích thước tử 0,1 – 2000 µm thải ra trong quá trình đập, nghiền, nổ, mài, khoan các chất rắn như đá, quặng, than, kim loại Một số bụi có dạng sợi như gốc hoá học, thực vật hoặc khoáng vật. Các bụi lớn, nặng thường lắng đọng do trọng lực, các bụi nhỏ, nhẹ thường lơ lửng trong không khí.
– Bụi lò đúc thường có đường kính từ 200 – 300 µm.
– Bụi đất 30 – 800 µm
– Bụi than 4 – 400 µm
– Bụi quặng lưu huỳnh 4 – 200 µm
– Bụi từ lò luyện kim 1 – 200 µm
– Bụi xi măng 10 – 150 µm
– Bụi đường phố 3 – 80 µm
Bụi có thể gây ra nhiều loại bệnh đối với người như các bệnh ngoài ra, mắt, đường hô hấp. Các bụi có đường kính lớn hơn 10 µm thường gây tác động đến đường hô hấp trên, đặc biệt là phần mũi và khí quản. Các hạt bụi có đường kính từ 1 – 5 µm tác động đến phổi và các mao mạch trong phổi. Các hạt có đường kính nhỏ hơn 1 µm thườ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_moi_truong_trong_mot_so_tiet_day_vat.doc