SKKN Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy phần thứ hai: Công dân với đạo đức trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Mục tiêu của giáo dục Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết của người học. Để góp phần thực hiện mục tiêu đó đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên giáo dục công dân nỗ lực không ngừng trong quá trình giảng dạy, giáo dục tư cách, đạo đức, lối sống học sinh bởi chính các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những con người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ năng sống các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh trong thời gian vừa qua như bạo lực học đường, vi phạm pháp luật, đạo đức, đắm chìm trong thế giới ảo của internet chính là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp Vì vậy giáo dục kĩ năng sống cho các em là cần thiết giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc, giúp các em có khả năng ứng phó với các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn hài hòa và lành mạnh. Tôi đã chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy phần thứ hai : “ công dân với đạo đức trong chương trình giáo dục công dân lớp 10” để phát huy vai trò của môn học và khắc phục tình trạng trên.
MỤC LỤC Nội dung Trang 1.Mở đầu. 2 1.1 Lí do chọn đề tài. 2 1.2 Mục đích nghiên cứu. 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu. 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu. 3 2.Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm. 3 2.1 Cơ sở lí luận của sang kiến kinh nghiệm. 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 5 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề : 6 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 12 3. Kết luận, kiến nghị. 13 3.1 Kết luận. 13 3.2 Kiến nghị. 14 Tài liệu tham khảo. 15 1.Mở đầu. 1.1 Lí do chọn đề tài. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Mục tiêu của giáo dục Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết của người học. Để góp phần thực hiện mục tiêu đó đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên giáo dục công dân nỗ lực không ngừng trong quá trình giảng dạy, giáo dục tư cách, đạo đức, lối sống học sinh bởi chính các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những con người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ năng sống các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích độngĐặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh trong thời gian vừa qua như bạo lực học đường, vi phạm pháp luật, đạo đức, đắm chìm trong thế giới ảo của internet chính là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếpVì vậy giáo dục kĩ năng sống cho các em là cần thiết giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc, giúp các em có khả năng ứng phó với các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn hài hòa và lành mạnh. Tôi đã chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy phần thứ hai : “ công dân với đạo đức trong chương trình giáo dục công dân lớp 10” để phát huy vai trò của môn học và khắc phục tình trạng trên. 1.2 Mục đích nghiên cứu. - Đưa ra những phương pháp để: “Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy phần thứ hai: Công dân với đạo đức , trong chương trình môn Giáo dục công dân lớp 10 ” - Lấy một số ví dụ trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. 1.3 Đối tượng nghiên cứu. Phần thứ hai: Công dân với đạo đức – trong chương trình giáo dục công dân 10 1.4 Phương pháp nghiên cứu. Trên những kinh nghiệm đã đúc kết trong quá trình dạy học từ đó đưa ra những phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong quá trình dạy học. 2.Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm. 2.1 Cơ sở lí luận của sang kiến kinh nghiệm. Thuật ngữ kĩ năng sống bất đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông Việt Nam từ những năm 1995-1996, thông qua dự án “Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện. Từ đó đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đã tiến hành giáo dục kĩ năng sống gắn với giáo dục các vấn đề xã hội như: phòng chống ma túy, phòng chống mại dâm, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tai nạn bom mìn, bảo vệ môi trườngRèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông giai đoạn 2008- 2013. Vậy kĩ năng sống là gì? Có nhiều quan niêm khác nhau về kĩ năng sống. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Theo UNICEF, kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng. Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc ( UNESCO) kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết ( Learning to know) gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sang tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quảHọc làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin; Học để sống với người khác (Lerning tolive together) gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; học để làm ( Learning to do) gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, Phân tích các quan niệm trên cho thấy: Quan niệm của WHO nhấn mạnh đến khả năng của cá nhân có thể duy trì trạng thái tinh thần và biết cách thích nghi tích cực khi tương tác với người khác và với môi trường của mình. Quan niệm của UNESCO là quan niệm rất chi tiết, cụ thể có nhấn mạnh thêm kĩ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ. Còn quan niệm của UNICEF nhấn mạnh kĩ năng không hình thành, tồn tại một cách độc lập mà hình thành, tồn tại trong mối tương tác mật thiết có sự cân bằng với kiến thức và thái độ. Kĩ năng mà một người có được phần lớn cũng nhờ có kiến thức. Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy kĩ năng sống bao gồm loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống Như vậy các kĩ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức – “ cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị - “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy tin tưởng” thành hành động thực tế - “ làm gì và làm bằng cách nào” là tích cực nhất mang tính chất xây dựng. Kĩ năng sống thường được thiết lập với nền tảng riêng biệt, do đó mọi người có thể hiểu và thực hành. Kĩ năng sống liên hệ mật thiết với những nội dung giáo dục thực hành giúp chúng ta trả lời câu hỏi như là: Chúng ta cần làm gì để có thái độ quyết đoán ?. Quyết định của chúng ta liên quan đến những điều gì ? Kĩ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Kĩ năng sống mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân, kĩ năng sống mang tính xã hội vì kĩ năng sống phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống văn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc. Ở nước ta giáo dục kĩ năng sống được tích hợp trong một số môn học và hoạt động giáo dục, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn thực hiện thông qua nhiều chương trình dự án như: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống HIV/AIDS, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng tránh tai nạn thương tíchĐặc biệt rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác đinh là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông, giai đoạn 2008 – 2013 do Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo. Qua nghiên cứu và hoạt động giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân tôi thấy những kĩ năng sống cơ bản cần tích hợp trong quá trình dạy học: Kĩ năng kiên định. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. Kĩ năng giải quyết vấn đề. Kĩ năng tư duy sáng tạo. Kĩ năng ra quyết định. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn. Kĩ năng hợp tác. Kĩ năng tư duy phê phán. Kĩ năng thể hiện sự tự tin. Kĩ năng giao tiếp. Kĩ năng lắng nghe tích cực. Kĩ năng thể hiện sự cảm thong. Kĩ năng thương lượng. Kỹ năng xá định giá trị. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. Kỹ năng tự nhận thức. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông hiện nay là chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Theo điều 2 của Luật giáo dục 2005 mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xậy dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay là còn xem trong việc dạy chữ chưa chú trọng đúng mức dạy làm người nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Thông báo 242 – TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ chính trị khóa X về thực hiện Nghị quyết TW 2 khóa 8 và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đã nêu một trong những hạn chế của giáo dục phổ thông như sau: Giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm đến dạy chữ chưa quan tâm đúng mức đến dạy người, kỹ năng sống và dạy nghề cho thanh thiếu niên. Trong thực tế khi xây dựng chương trình môn học, nội dung dạy học trên lớp đều phải xây dụng 3 mục tiêu: Cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ. Đã là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học và giáo viên đều nhận thức sâu sắc yêu cầu này. Tuy nhiên có thể nói rằng do phải chạy theo thời gian có hạn giáo viên có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử xã hội, ứng phó và hòa nhập với cuộc sống. Trong thời gian gần đây, giáo dục kỹ năng số cho học sinh được quan tâm nhiều hơn, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay không bố trí thành môn học riêng biệt trong hệ thống các môn học trong nhà tường phổ thông bỡi kỹ năng sống được giáo dục mọi lúc mọi nơi có điều kiện cơ hội phù hợp. Do đó giáo dục kỹ năng sống được thông qua từng môn học và trong các hoạt động giáo dục. Thông qua dạy học các môn học, qua chủ đề tự chọn, qua giáo dục ngoài giờ lên lớp quan hoạt động trải nghiệm. Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục kỹ năng sống với các hoạt đông giáo dục vốn dĩ được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiêu năm nay nhưng giáo dục bảo vệ môi trường phòng chống ma túy, giáo dục pháp luật.tạo ra nhiều điều kiện giáo dục kỹ năng sống . Thời gian qua giáo dục kỹ năng sống được quan tâm nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện qua thực trạng về kỹ năng sống của học sinh còn nhiều khuyết điểm. Thực tế cho thấy tình trạng học sinh thiếu kỹ năng sống vẫn sảy ra biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống nhưng ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp với cộng đồng, thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ, người lớn tuổi chư có ý thức bảo vệ môi trường giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khác khi xử dụng điện thoại di động. 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề : Để phát huy vai trò giáo dục bộ môn giúp học sinh rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với ban thân, gia đình cộng đồng và Tổ quốc; giúp học sinh có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình bạn bè và mọi người, sống tích cực chủ động an toàn hài hòa và lành mạnh. Giáo viên phải là những người có lòng nhiệt huyết biết lựa chọn và kết hợp tốt các phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá, đẩy mạnh phong trào thi đưa học tập sôi nổi hiệu quả. Trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục thực hiện được mục tiêu giáo dục trung học phổ thông. Tôi đã xử dụng biện pháp tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong phần thức 2: “ công dân với đạo đức trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10” . Qua việc giáo dục kỹ năng sống sẽ làm thay đổi nhận thức của học sinh về môn học và đặc biết sẽ hình thành những kỹ năng sống cơ bản cho học sinh. Tùy vào nội dung kiến thức của từng bài từng mục giáo viên có thể lựa chọn thích hợp các loại kỹ năng sống phù hợp. Bài 10: Quan niệm với đạo đức. Khi dạy mục 1 a : Đạo đức là gì? giáo viên có thể tích hợp kĩ năng xác định giá trị, tự nhận thức khi đánh giá việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức, giáo viên lấy ví dụ: Ví dụ 1: Lụât giao thông đường bộ quy định: Khi tham gia giao thông gặp đèn tín hiệu giao thông màu đỏ người tham gia giáo thông dừng lại trước vạch kẻ đường . Ví dụ 2: Trong các dịp lễ tết trên những chuyến tàu xe rất đông người em đã có chỗ ngồi trong khi đó rất nhiều người già trẻ em chưa có chỗ ngồi em đã tự nguyện nhường chỗ cho người già, trẻ em. Ví dụ 3: Nhà Hoa nghèo chỉ có hai bộ quần áo đi học, Lan thấy thế chê bạn bẩn và quê mùa làm Lan rất tủi thân. Câu hỏi: Những việc làm trên đúng hay sai ? Trong 3 hành vi đó hành vi nào phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội? Hành vi nào cần phê phán? Vì sao? Theo em đạo đức là gì Mục b: Phân biệt đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người có thể tích hợp kĩ năng so sánh. Từ những ví dụ trên em hãy phân biệt sự khác nhau giữa đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người. Giúp học sinh phân biệt được sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là điều chình mang tính bắt buộc, cưỡng chế. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lấy ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với đạo đức xã hội, qua đó em rút ra cho mình điều gì? Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, giáo viên có thể tích hợp kĩ năng phán đoán, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng khi xem tranh ảnh có nội dung liên quan đến bài học. Mục 1: Nghĩa vụ. Giáo viên cho học sinh xem một số tranh ảnh về thanh niên lên đường nhập ngũ, cha mẹ chăm sóc con cái, con cái phụng dưỡng cha mẹ, thanh niên lao động công ích, công dân nộp thuế cho nhà nước Giáo viên hỏi: Em có cảm nghĩ gì khi xem tranh ảnh trên? Những tranh ảnh đó nói về nghĩa vụ nào? Em hãy cho biết nghĩa vụ là gì? Để làm rõ sự cần thiết của việc cá nhân phải biết đặt nhu cầu lợi ích của xã hội lên trên. Không những thế, còn phải biết hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. Giáo viên nêu tình huống: Để xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh – tuyến đường vừa mang ý nghĩa lịch sử, vừa giao lưu kinh tế, chính trị xã hội giữa hai miền nam, bắc cần phải giải phóng mặt bằng, ví dụ gia đình em đang ở địa điểm kinh doanh buôn bán thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của gia đình cũng nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng. Trong trường hợp này gia đình em sẽ làm gì? Hoặc tình huống: để đường điện được kéo về làng, đường điện đi qua khu vườn nhà em, trong vườn có nhiều cây ăn trái sai quả, là cây kỉ niệm của Ông nội để lại. Xuất phát từ vai trò to lớn của điện để phục vu sinh hoạt, sản xuất, phát triển kinh tế xã hội. Gia đình em đã tự nguyện chăt những cây đó đi để đường điện được kéo về làng. Qua tình huống này em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa nhu cầu lợi ích cá nhân với nhu cầu, lợi ích của xã hội? Khi dạy mục 2: Lương tâm để rèn luyện kĩ năng phê phán, so sánh giáo viên đưa ra tình huống : Nam và Sơn, hai bạn học sinh lớp 10C bỏ học đi chơi điện tử. Sinh hoạt cuối tuần cô giáo chủ nhiêm và tập thể lớp yêu cầu hai bạn kiểm điểm. Nam đã nhận ra khuyết điểm và hứa sẽ sữa chữa còn Sơn thì chối quanh co cho rằng do Nam rủ đi. Câu hỏi: Em có nhận xét gì về Nam và Sơn ? Giữa Nam và Sơn ai là người có lương tâm thức tỉnh ? Vậy lương tâm là gì ? Điều gì làm cho năng lực đành giá và hành vi của Nam và Sơn khác nhau? Ở trạng thái lương tâm thanh thản giáo viên đưa ra tình huống. Mùa gặt đến bà con nông dân thường phơi rơm ở ngoài đường. Do tinh nghịch một số em nhỏ lấy rơm phủ lên rãnh nước chảy qua đường. Trên đường đi học về thấy vậy Hoa dừng lại gạt rơm ở rãnh nước khuyên các em nhỏ không nên làm vậy vì như thế sẽ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông đặc biệt là lúc trời tối. Việc làm tuy nhỏ nhưng Hoa cảm thấy vui . Một số bạn khác đi cùng nói Hoa làm những việc không đâu. Câu hỏi: Tại sao Hoa lại cảm thấy vui khi khi gạt rơm ở rãnh nước chảy qua đường ? Em có suy nghĩ gì tại sao các bạn cho rằng đây là việc không đâu ? Nếu gặp trường hợp này em sẽ xử lí như thế nào? Mục 3: Nhân phẩm và danh dự để rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng trình bày suy nghĩ, kĩ năng phản hồi lăng nghe tích cực. Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận: Nhân phẩm là gì ? Như thế nào là người có nhân phẩm? Làm thế nào để trở thành người có nhân phẩm ? Danh dự là gì ? Vì sao phải giữ gìn và và bảo vệ danh dự ? Em hiểu thế nào là lòng tự trọng ? Muc 4: Hạnh phúc: Để rèn luyện kĩ năng phán đoán, kĩ năng suy nghĩ trình bày ý tưởng. Giáo viên cho học sinh xem tranh . Tranh thể hiện nụ cười rạng rỡ của bà con nông dân được mùa, học sinh thi đỗ đại học, thủ khoa Tranh thể hiện nỗi buồn khi xảy ra khủng bố, lũ lụt, hạn hán Câu hỏi: Những bức ảnh trên thể hiện cảm xúc gì của con người ? Khi nào thì con người có cảm xúc đó ? Cảm xúc có mấy loại ? Hạnh phúc là gì ? Em hãy cho biết một vài quan niệm về hạnh phúc? Hãy kể tóm tắt một hạnh phúc của em ? Em hãy nêu một vài ví dụ về hạnh phúc ? Giáo viên lấy ví dụ nhấn mạnh tính chân chính, lành mạnh của nhu cầu. Ví dụ: Nhà em ở cách trường 5 km vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn em chưa có xe đạp để đi học, hàng ngày em đi nhờ xe bạn tới trường. Em mong ước có một chiêc xe đạp để đi học. Khi có xe đạp rồi em lại mong muốn có chiếc xe đẹp hơn, tốt hơn, không dừng lại ở đó em lại mong ước có một chiếc xe đạp điện để tới trường. Như vậy thỏa mãn được nhu cầu này thì nhu cầu khác lại nảy sinh vì vậy chúng ta phải giới hạn nhu cầu trong điều kiện kinh tế cho phép thì chúng ta sẽ hạnh phúc. Bài 13: Công dân với cộng đồng. Mục 1: Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người. Để rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ năng thể hiện sự tự tin. Giáo vên hỏi: Em hãy kể một số cộng đồng mà em biết ? Cộng đồng em tham gia có những điểm gì giống nhau và khác nhau ? Cộng đồng là gì ? Về vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người giáo viên kể câu chuyện “ Cha con người rừng ở Quãng Ngãi” Giáo viên nêu câu hỏi : Điều gì sẽ xảy ra nếu con người sống ngoài cộng đồng ? Cộng đồng có vai trò như thể nào đối với cuộc sống của con người ? Muc 2a : Nhân nghĩa. Để rèn luyện kĩ năng sưu tầm, kĩ năng xử lí thông tin, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự tin. Giáo viên kể câu chuyện: Năm học 2011 - 2012 em Nguyễn Văn Công học sinh lớp 12C7 mắc bệnh ung thư máu, Năm học 2015 – 2016 em Trần Thị ThuTrang học sinh lớp 11B1 ở trường THPT Trần Ân Chiêm mắc bệnh ung thư hạch. Cán bộ giáo viên và học sinh đã động viên, chia sẻ khó khăn quyên góp ủng hộ hơn 24 triệu đồng ủng hộ hai em giúp em chữa bệnh. Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về việc làm của cán bộ giáo viên và học sinh trường
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_giao_duc_ki_nang_song_vao_giang_day_phan_thu_h.doc