SKKN Tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong dạy học sinh học lớp 11 cho học sinh Trường THPT Lê Lợi

SKKN Tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong dạy học sinh học lớp 11 cho học sinh Trường THPT Lê Lợi

Theo kết quả thống kê gần đây của nhà mạng Google, Việt Nam là một trong những nước có số câu lệnh tìm kiếm từ “sex” nhiều nhất thế giới. Con số này khiến nhiều người lo ngại về tình hình giáo dục giới tính ở Việt Nam. Do sự phát triển chóng mặt của ngành truyền thông, hệ thống internet, các mạng xã hội nên học sinh giờ đây có thể tiếp xúc với nhiều luồng thông tin hơn. Điều này vô tình ẩn chứa cả hai mặt tốt và xấu. Nếu không biết chọn lọc thì những trang web sex, blog đen sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục của các em. Liệu có bao nhiêu học sinh có hiểu biết và chọn lọc được những kiến thức về giáo dục giới tính cần thiết cho mình?

Sự xuất hiện và lan rộng khủng khiếp của căn bệnh thế kỷ AIDS và các bệnh đường sinh dục khiến nhiều người lo sợ và thấy rõ việc cần thiết phải đưa ra các chủ đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên vào chương trình giáo dục.

Tại nhiều nơi ở Châu Phi - nơi AIDS đã trở thành bệnh dịch lớn, giáo dục giới tính được coi là một chiến lược sống còn để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Ở Châu Á, chương trình giáo dục giới tính cũng đang có những mức độ phát triển rất khác nhau. Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc có khung chính sách hệ thống về việc giảng dạy giới tính trong các trường học. Ấn Độ có các chương trình với mục tiêu hướng tới trẻ em từ 9 đến 16 tuổi. Tại Nhật Bản, giáo dục giới tính là bắt buộc từ 10 tuổi, chủ yếu đề cập tới các chủ đề sinh học như kinh nguyệt và xuất tinh.

Còn ở Việt Nam thì sao? Những giờ học về giới tính ở các trường học còn rất hiếm hoi. Trẻ mới lớn cần chỉ dẫn về giới tính và tình dục. Nhưng ai sẽ là người các em tìm tới khi gặp vấn đề về giới tính?

 

doc 23 trang thuychi01 12923
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong dạy học sinh học lớp 11 cho học sinh Trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC 	 Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
I. Lí do chọn đề tài
1
II. Mục đích của việc thực hiện đề tài
2
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2
IV. Phương pháp nghiên cứu
2
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
4
I. Các khái niệm
4
II. Các phương pháp giáo dục giới tính
5
III. Lưu ý khi giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản
5
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
6
I. Thực trạng chung
6
II. Thực trạng học sinh các trường THPT Huyện Thọ Xuân
7
III. Thuận lợi và khó khăn
7
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
8
I. CÁC PHƯƠNG ÁN CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐỂ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH
8
II. NỘI DUNG TÍCH HỢP
9
1. Nội dung 1: Tích hợp vào dạy bài 38 Sinh học 11 Nâng cao
9
1.1. Tuổi dậy thì và dấu hiệu của tuổi dậy thì
9
1.2. Cơ quan sinh dục
10
1.3.Hiện tượng rụng trứng
11
1.4. Hiện tượng kinh nguyệt
11
1.5. Thụ tinh và thụ thai
11
2. Nội dung 2: Một phần tích hợp vào dạy bài 39 Sinh học 11 Nâng cao, Một phần tích hợp vào dạy bài 47 Sinh học 11 Nâng cao
11
2.1. Các biện pháp tránh thai phổ biến (tích hợp vào dạy bài 39)
11
2.2. Một số biện pháp tránh thai an toàn khác (tích hợp vào dạy bài 47)
14
3. Nội dung 3: Tích hợp vào dạy bài 45 Sinh học 11 Nâng cao
15
Một số bệnh lây lan qua đường tình dục
15
3.1. HIV/AIDS
15
3.2. Bệnh lậu
15
3.3. Bệnh giang mai
16
3.4. Bệnh viêm gan B (VGB)
16
4. Nội dung 4: Tích hợp vào dạy bài 46 Sinh học 11 Nâng cao
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
16
5. Nội dung 5: Tích hợp vào dạy bài 47 Sinh học 11 Nâng cao
Tác hại của nạo phá thai ở tuổi vị thành niên
16
CHƯƠNG 4. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
17
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
1.Với các cấp quản lí
19
2. Với giáo viên bộ môn sinh học
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
21
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo kết quả thống kê gần đây của nhà mạng Google, Việt Nam là một trong những nước có số câu lệnh tìm kiếm từ “sex” nhiều nhất thế giới. Con số này khiến nhiều người lo ngại về tình hình giáo dục giới tính ở Việt Nam. Do sự phát triển chóng mặt của ngành truyền thông, hệ thống internet, các mạng xã hội nên học sinh giờ đây có thể tiếp xúc với nhiều luồng thông tin hơn. Điều này vô tình ẩn chứa cả hai mặt tốt và xấu. Nếu không biết chọn lọc thì những trang web sex, blog đen sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục của các em. Liệu có bao nhiêu học sinh có hiểu biết và chọn lọc được những kiến thức về giáo dục giới tính cần thiết cho mình?
Sự xuất hiện và lan rộng khủng khiếp của căn bệnh thế kỷ AIDS và các bệnh đường sinh dục khiến nhiều người lo sợ và thấy rõ việc cần thiết phải đưa ra các chủ đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên vào chương trình giáo dục.
Tại nhiều nơi ở Châu Phi - nơi AIDS đã trở thành bệnh dịch lớn, giáo dục giới tính được coi là một chiến lược sống còn để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Ở Châu Á, chương trình giáo dục giới tính cũng đang có những mức độ phát triển rất khác nhau. Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc có khung chính sách hệ thống về việc giảng dạy giới tính trong các trường học. Ấn Độ có các chương trình với mục tiêu hướng tới trẻ em từ 9 đến 16 tuổi. Tại Nhật Bản, giáo dục giới tính là bắt buộc từ 10 tuổi, chủ yếu đề cập tới các chủ đề sinh học như kinh nguyệt và xuất tinh.... 
Còn ở Việt Nam thì sao? Những giờ học về giới tính ở các trường học còn rất hiếm hoi. Trẻ mới lớn cần chỉ dẫn về giới tính và tình dục. Nhưng ai sẽ là người các em tìm tới khi gặp vấn đề về giới tính?
Nếu thắc mắc về vấn đề giới tính, các em có thể sẽ muốn trực tiếp hỏi những người lớn đáng tin cậy trong gia đình hoặc các thầy cô giáo hoặc chuyên gia tâm lí, sức khỏe sinh sản... Cha mẹ có thể là người gần gũi, trò chuyện với con cái về vấn đề này nhưng rất nhiều em ngại nói chuyện với phụ huynh về tình yêu, tình dục vì sợ bố mẹ khó có thể chấp nhận được vấn đề này. Trong gia đình, ít bậc cha mẹ có khả năng và dám giảng giải cho con cái mình những kiến thức về giới tính, tình dục. Trẻ tìm kiếm trên mạng internet, có quá nhiều luồng thông tin và cách giải quyết khác nhau để các em tham khảo và lựa chọn.
Người duy nhất có thể vừa cung cấp nhiều thông tin nhất cho trẻ vừa gần gũi với trẻ là thầy cô giáo vì thầy cô vừa là những người kề cận nhất với học sinh tại trường vừa hiểu tâm lí lứa tuổi các em, nhất là về vấn đề giới tính.
Như vậy, không chỉ dạy học, giáo dục, tư vấn và định hướng tương lai nghề nghiệp cho học sinh mà một nhiệm vụ quan trọng nữa của giáo viên là giáo dục giới tính cũng như tư vấn về kỹ năng sống cho học sinh. Những sự chỉ bảo cẩn thận của giáo viên có thể ngăn cho trẻ không bị lợi dụng tình dục, lây nhiễm bệnh qua đường tình dục hay mang thai ngoài ý muốn dẫn đến việc
nạo phá thai.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn sinh học tại trường trung học phổ thông, tôi nhận thấy việc giáo dục giới tính cho học sinh là việc làm rất cần thiết. Vì giáo dục giới tính là quá trình tác động hướng vào việc vạch ra những phẩm chất, nhân cách của con người. Do vậy, thay vì cảm thấy lúng túng khi nói chuyện với học sinh, giáo viên cần cởi mở và tận dụng các giờ học về giới tính hoặc có thể tích hợp giáo dục giới tính để hướng dẫn lối đi đúng cho học sinh, các em sẽ tin tưởng và tìm đến thầy cô để xin lời khuyên khi gặp vấn đề về vấn đề giới tính. 
Học sinh trung học phổ thông(THPT) thuộc lứa tuổi thanh niên mới lớn, đây là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp. Do vậy, để học sinh có kiến thức và hiểu biết về giới tính thì vấn đề giáo dục giới tính cho các em là nhu cầu cần thiết. Giáo dục giới tính trong trường THPT sẽ trang bị cho các em thái độ, hành vi đúng đắn trong giải quyết các mối quan hệ với bạn bè khác giới. Đặc biệt các em sẽ làm chủ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tình yêu, hôn nhân và gia đình để góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh, văn minh.
Kinh nghiệm giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh đã được tôi áp dụng để lồng ghép trong dạy học bộ môn sinh học. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong dạy học sinh học lớp 11 cho học sinh Trường THPT Lê Lợi”. Đề tài được tôi thực hiện với đối tượng học sinh các lớp 11 Trường Trung học phổ thông Lê Lợi trong những năm học gần đây và đã đem lại hiệu quả giáo dục rất cao.
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng của việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên ở trường THPT.
-Từ những nghiên cứu trên, đề xuất một số nội dung cần tích hợp vào dạy học Sinh học 11.
- Đánh giá tính khả thi của đề tài thông qua khả năng nhận thức của học sinh và hiệu quả của các phương án thực hành. 
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: 
- Chương III, chương IV chương trình Sinh học 11 Nâng cao.
- Khách thể: Học sinh lớp 11A3, 11A5 Khóa học 2016- 2019 Trường THPT Lê Lợi.
2. Phạm vi nghiên cứu: 
 	- Đề tài chỉ nghiên cứu các bài trong chương trình sinh học 11 Nâng cao có thể tích hợp được các nội dung giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên.
 	- Nghiên cứu và đổi mới phương pháp, nội dung một số bài trong chương trình sinh học 11 Nâng cao.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
Thu thập, nghiên cứu và hệ thống lại các tài liệu có liên quan đến đề tài để làm cơ sở nghiên cứu.
2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành dạy học Sinh học 11 tại các lớp là khách thể nghiên cứu.
- Khảo sát tính khả thi và hiệu quả thực hiện đề tài.
3. Phương pháp phân tích, đánh giá kết quả, thống kê xử lí số liệu
 	 Sử dụng công thức toán thống kê để xử lí số liệu thu thập được nhằm đánh giá kết quả thực nghiệm.
4. Phương pháp viết báo cáo khoa học.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I. CÁC KHÁI NIỆM
1. Khái niệm giáo dục giới tính
Theo định nghĩa của ngành y tế: “Giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người. Những cách giáo dục giới tính thông thường là thông qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức khoẻ cộng đồng”. [1]
Giáo dục giới tính không chỉ là nói về tình dục. Giáo dục giới tính bao gồm nhiều vấn đề, từ khía cạnh sinh lý học và giải phẫu học, các cơ quan sinh sản và chức năng của chúng, sinh sản, vai trò của hai giới, những bệnh lây truyền qua đường tình dục, vệ sinh thân thể, tình yêu và các mối quan hệ tình dục, cuộc sống hôn nhân, mang thai và phòng tránh thai.[2]
2. Khái niệm tuổi dậy thì, tuổi vị thành niên
a. Tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ thơ sang giai đoạn trưởng thành, là thời kỳ quá độ khi không còn là trẻ con nhưng vấn chưa hẳn là người lớn. Đây là thời kỳ mà bất cứ một thiếu niên nào cũng phải trải qua những biến đổi quan trọng về cơ thể cũng như về tâm lý. 
 Dưới góc độ sinh học, tuổi dậy thì là thời kỳ trưởng thành sinh dục, nghĩa là bắt đầu có khả năng sinh con. Ở bạn gái được thể hiện ở sự có kinh nguyệt lần đầu và ở bạn trai là sự phóng tinh lần đầu (mộng tinh). Các bạn gái thường bắt đầu dậy thì ở độ tuổi từ 9 đến 14 và ở các bạn nam dậy thì muộn hơn ở độ tuổi từ 12 đến 15. [3]
b. Tuổi vị thành niên
Tuổi vị thành niên là độ tuổi chuyển tiếp giữa ấu thơ và tuổi trưởng thành, là thời kì phát triển nhanh chóng cả về mặt sinh lí và tâm lí, là giai đoạn đánh dấu xu hướng phát triển mới về mặt xã hội.[1]
3. Khái niệm về sức khoẻ sinh sản
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa: “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn hảo cả về mặt thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật hoặc tàn phế”[1]. Như vậy có thể thấy, khái niệm sức khoẻ là một khái niệm rộng hơn nhiều so với những quan niệm đơn giản như: sức khoẻ là có một cơ thể cường tráng, sức khoẻ là không ốm đau, sức khoẻ là người lành lặn, không bị tàn phế.
Sức khoẻ sinh sản là trạng thái khoẻ mạnh, hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương ở bộ máy sinh sản. [1]
Sức khoẻ sinh sản bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó có cả khía cạnh liên quan đến sức khoẻ tình dục. Hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản của con người được hình thành, phát triển, và tồn tại trong suốt cuộc đời. Sức khoẻ sinh sản có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả nam giới và nữ giới. Quá trình sinh sản và tình dục là một quá trình tương tác giữa hai cá thể, nó bao hàm sự tự nguyện, tinh thần trách nhiệm và sự bình đẳng. [1]
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Một số phương pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản cho học sinh THPT là:
-Một là, cần xây dựng nội dung giáo dục giới tính ở trường THPT bài bản, có tính khoa học, logíc chặt chẽ và đầy đủ hơn.
-Hai là, cần tổ chức thường xuyên các cuộc hội thảo về chủ đề giáo dục giới tính trong đó có sự tham gia của các giáo viên, nhất là giáo viên dạy môn Sinh học để họ có thể tiếp cận một cách khoa học, có tính hệ thống để vận dụng vào quá trình giảng dạy và tư vấn cho học sinh THPT khi các em có nhu cầu trợ giúp.
-Ba là, cần tổ chức các diễn đàn, các cuộc giao lưu giữa học sinh, giáo viên trường THPT với các chuyên gia giáo dục giới tính để giúp học sinh và giáo viên hiểu được vị trí, vai trò và sự cần thiết giáo dục giới tính ở trường THPT. 
-Bốn là, các trường nên thành lập các ban tư vấn học đường trong đó có sự cộng tác với các chuyên gia về lĩnh vực này giúp học sinh thoả mãn nhu cầu được tư vấn về vấn đề giới tính và giải đáp được những băn khoăn, trăn trở của tuổi học trò trước các vấn đề tế nhị muốn biết nhưng ngại hỏi. 
-Năm là, nhà trường cần phải phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với gia đình trong việc giáo dục học sinh, trong đó có vấn đề giáo dục giới tính. 
-Sáu là, cần tăng cường và phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong trường THPT tổ chức các hoạt động xoay quanh vấn đề giáo dục giới tính nhằm tuyên truyền, tạo sức lan toả rộng rãi và hiệu quả.
-Bảy là, thành lập câu lạc bộ “sức khoẻ sinh sản” ở các trường THPT để giúp học sinh giao lưu, chia sẻ những thắc mắc về vấn đề giới tính.
III. LƯU Ý KHI GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN 
	Khi lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vào bộ môn sinh học cho học sinh THPT, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Nên giáo dục giới tính sớm cho trẻ nhưng không được vội vã. Nếu các em chưa sẵn sàng tiếp nhận, giáo viên không nên cung cấp quá nhiều thông tin liên quan đến giới tính vì điều này có thể lợi bất cập hại. 
2. Giáo viên và học sinh có thái độ tích cực về tình dục. Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu tình dục không phải chuyện xấu, chuyện cấm kị mà là bản năng, là một nhu cầu tự nhiên của con người. Giáo viên cần đảm bảo rằng những giờ học lồng ghép kiến thức về giới tính sẽ cho học sinh những kiến thức đúng đắn và an toàn. Khi học sinh đưa ra câu hỏi về tình dục, giáo viên đừng che giấu những sự thật thông thường vì càng che giấu, học sinh càng thêm tò mò.
3. Giáo viên cần trò chuyện với học sinh một cách nghiêm túc, không biến sex thành một trò đùa tục tĩu. Nếu giáo viên không ngần ngại khi nói về sex, học sinh cũng sẽ mạnh dạn khi hỏi.  
4. Có thể có giáo viên sẽ bị học sinh trêu chọc khi giảng về giới tính. Giáo viên cần bình tĩnh khi học sinh trêu chọc về vấn đề này. Giáo viên nên tiếp tục giảng bài như đang nói về một chủ đề thông thường. 
5. Giáo viên không chỉ giáo dục giới tính tại lớp vì có thể sẽ không đủ thời gian cho lồng ghép vào các môn học chính khóa tại trường học. Nếu bất cứ học sinh nào tìm giáo viên để xin tư vấn về chuyện khó nói, giáo viên cần vui lòng, cởi mở trò chuyện và cho em lời khuyên hữu ích.  
6. Để tự tin khi giảng về giới tính, giáo viên cần tìn hiều thêm các kiến thức ngoài luồng. Kiến thức là điều chủ chốt để giáo viên thành công trong giảng dạy. Khi vững kiến thức về một chủ đề nào đó, người ta sẽ tự tin nói chuyện với người khác về chủ đề này. Điều này cũng đúng với giáo dục giới tính. Nếu có đủ kiến thức về giới tính, giáo viên sẽ không phải làm thinh hoặc lúng túng khi học sinh hỏi những câu hỏi tế nhị. 
7. Khi giảng về giới tính, giáo viên không nhất thiết phải có kinh nghiệm thực tế trong chuyện quan hệ tình dục, có thể giáo viên còn trẻ, chưa có gia đình nhưng vẫn có hiểu biết nhiều về vấn đề này vì giáo viên có thể thu thập kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau.
8. Giáo viên cần tạo ra một môi trường thân thiện, gần gũi để thầy trò nói chuyện, thảo luận thoải mái. Cần có một không khí cởi mở và không căng thẳng để khuyến khích học sinh nói lên ý kiến của mình, bộc lộ những ý nghĩ riêng và thẳng thắn trao đổi với người khác.  
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG CHUNG
Hiện nay Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Vị thành niên, thanh niên nhiều người không thể nói “không” với quan hệ tình dục ở tuổi này nên tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên ngày một gia tăng. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Hậu quả nghiêm trọng nhất của vấn đề này là các em có thể vô sinh sau này. Thậm chí có thể tử vong vì nạo phá thai ở các cơ sở không được cấp phép, trình độ tay nghề thấp.
Theo điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, mỗi năm nước ta có 7,6% số người trong độ tuổi vị thành niên có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Thực tế con số này còn cao hơn nhiều. Mặc dù hiện nay tình dục, các vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên đã được nhìn nhận cởi mở và thẳng thắn hơn nhưng vẫn còn là vấn đề nhức nhối ở Việt Nam.
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên là vấn đề đáng quan tâm vì học đường không chỉ giáo dục các em kiến thức mà còn cần dạy cho các em lối sống đẹp. Giáo dục giới tính không xấu, ngược lại rất cần thiết như cần biết tính toán, cần biết viết chữ. Hiểu được vấn đề giới tính sẽ giúp học sinh giải tỏa được nhiều điều thầm kín mà không nói được với ai, từ đó có cách suy nghĩ tốt, sống lành mạnh...
Trên thực tế việc giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản ở nước ta trong những năm qua đã được đưa vào nhà trường phổ thông nhưng mới chỉ dừng lại ở chương trình tích hợp, lồng ghép qua một số môn học như Sinh học, Văn học, Địa lí, Giáo dục công dân Một số hoạt động ngoại khoá về chủ đề này của một số trường chỉ mang tính thí điểm, chưa thường xuyên, tự giác, tích cực, chưa trở thành nội dung bắt buộc.
II. THỰC TRANG HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT Ở THỌ XUÂN
Khi tiến hành một cuộc khảo sát giấu tên để các bạn trẻ dám nói thẳng và nói thật về vấn đề giới tính và tình dục, nhiều học sinh THPT trong huyện Thọ Xuân biết cách dùng bao cao su. Gần 90% học sinh nữ biết nếu không dùng bao cao su, thuốc ngừa thai, họ có thể mang thai ngoài ý muốn.
Tuy nhiên những kiến thức đó với các em, đa số vẫn chỉ là lý thuyết và là những lời đe dọa xuông. Thực tế vẫn còn nhiều học sinh phá thai ở tuổi vị thành niên hoặc nghỉ học ở nhà lấy chồng vì trót mang thai ngoài ý muốn. Chỉ đến khi có thai hoặc nhiễm bệnh lây lan qua đường tình dục, các em mới hốt hoảng lo sợ và tìm mọi cách để giải quyết. Điều đó làm ảnh hưởng đến chính các em và còn ảnh hưởng đến gia đình, nhà trường và xã hội. 
III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi:
- Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bước đầu đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy ở chương trình THPT giúp các em nhận biết về giới, sức khỏe và con người. Các nội dung đưa vào trường phổ thông là những kiến thức hoàn toàn khoa học, cần cho các em hiểu biết những kiến thức sơ đẳng nhất. Nếu giáo viên đứng ở góc độ khoa học để giảng dạy thì không có vấn đề gì phải e ngại, giáo viên có thể giới thiệu đến học sinh một cách đơn giản và dừng ở mức độ cần thiết các em vẫn có thể tự giải thích được mâu thuẫn.
- Về phía gia đình, nhiều bậc cha mẹ tiên tiến, có hiểu biết về vấn đề giới tính đều biết rằng với trẻ bây giờ, tuổi dậy thì đến sớm hơn nên nhu cầu tìm hiểu giới tính là rất lớn. Nhiều bậc phụ huynh sử dụng những tài liệu giáo dục giới tính phù hợp để giải thích cho con. Hiện nay có nhiều trang web giáo dục giới tính để phụ huynh tham khảo kiến thức tuổi dậy thì, tình yêu, tình dục 
	 - Trong thời đại phát triển như hiện nay, việc đưa nội dung giáo dục giới tính vào giảng dạy cho học sinh là vấn đề rất cần thiết. Không nhất thiết phải đưa giáo dục giới tính thành một môn học chính khóa mà nên lồng ghép nhiều hơn vào một số môn như Sinh học, Giáo dục công dân hoặc là chủ đề chính của nhiều tiết học hoạt động ngoài giờ.
2. Khó khăn:
- Giáo trình về giáo dục giới tính không  nhiều. Giáo viên chưa được đào tạo bài bản trước khi đưa ra bài giảng về giới tính cũng như tư vấn về giới tính cho học sinh.
- Nhiều học sinh lại không dám hỏi thầy cô giáo về chủ đề này.
- Một số giáo viên chưa có những kỹ năng tâm lý để giao tiếp với học sinh và hiểu tâm tư của các em. Nền văn hóa của các nước Á Đông thường tránh nói về tình dục nơi công cộng, do vậy một số giáo viên thậm chí còn đỏ mặt khi học sinh của họ hỏi những câu liên quan đến tình dục.
- Nhiều giáo viên còn không sẵn lòng trò chuyện về tình dục vì họ sợ điều này có thể làm cho học sinh tò mò về chuyện người lớn. Họ lo sợ mình lại là người “vẽ đường cho hươu chạy”.
- Việc giảng dạy về nội dung giáo dục giới tính đòi hỏi người thầy phải nắm rõ thực tiễn và các kiến thức giới tính chính xác, hình ảnh hay ví dụ minh họa rõ ràng, gần gũi với đối tượng cần giảng dạy; vì thế việc tổ chức một tiết dạy đòi hỏi phải có sự chuẩn bị công phu.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	I. CÁC PHƯƠNG ÁN CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐỂ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH
 1. Đưa giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên vào tiết sinh hoạt tập thể của giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp.
 2. Đưa giáo dục giới tính và s

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_giao_duc_gioi_tinh_va_suc_khoe_sinh_san_vi_tha.doc