SKKN Tích hợp giáo dục giới tính qua bộ môn Sinh học 11 ở trường THCS & THPT Quan Hoá

SKKN Tích hợp giáo dục giới tính qua bộ môn Sinh học 11 ở trường THCS & THPT Quan Hoá

Lứa tuổi vị thành niên là một giai đoạn ngắn nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của cuộc đời mỗi người. Giai đoạn này được thể hiện bằng sự phát triển nhanh chóng khác thường về cả thể chất lẫn trí tuệ, tâm sinh lí, quan hệ xã hội và tinh thần.

Các em học sinh trung học đang ở độ tuổi vị thành niên có nhiều bỡ ngỡ trước sự thay đổi của bản thân khi bước vào tuổi dậy thì và có nhiều tò mò, thắc mắc về vấn đề giới tính nhưng lại không được giải đáp thỏa đáng. Mặt khác, hiện nay, sự phát triển nhanh chóng các mặt của đời sống xã hội, sự phát triển một cách ồ ạt các hệ thống truyền tải thông tin như internet, điện thoại di động đã làm ảnh hưởng đến những quan điểm, nhận thức về quan hệ tình dục, tình yêu, hôn nhân ở thanh thiếu niên. Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục trong khi chưa hiểu biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiếu hiểu biết này có thể dẫn đến những hậu quả trầm trọng: Mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên; sinh con và nuôi con khi độ tuổi còn quá trẻ, làm dở dang việc học tập; mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống tinh thần sau này.

Cung cấp thông tin về giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên là việc làm cần thiết nhưng đến nay vẫn còn một số người cho là vấn đề tế nhị, không nên đem ra rao giảng, bên cạnh đó, ở nhà trường, công tác giáo dục giới tính vẫn còn bỏ ngõ, rất hiếm có giáo viên nào chuyên trách về vấn đề này. Ở gia đình, một số phụ huynh còn rất e dè hoặc thiếu quan tâm đến việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho con em mình, một số khác có quan tâm nhưng không đủ trình độ kiến thức để giải đáp hết các thắc mắc của con em mình về vấn đề này.

 

docx 21 trang thuychi01 7623
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục giới tính qua bộ môn Sinh học 11 ở trường THCS & THPT Quan Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THCS&THPT QUAN HOÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH QUA BỘ MÔN SINH HỌC 11 Ở TRƯỜNG THCS&THPT QUAN HOÁ
Người thực hiện: Lò Thị Nhật
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học
THANH HOÁ NĂM 2019
Mục Lục
1. Mở đầu
 1.1. Lí do chọn đề tàiTrang 1
 1.2. Mục đích nghiên cứu....Trang 1
 1.3. Đối tượng nghiên cứu. ....Trang 1
 1.4. Phương pháp nghiên cứu. ..Trang 3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lí luận. :  .............................Trang 4
 2.2. Thực trạng vấn đề
 2.2.1. Thực trạng vấn đề giáo dục giới tính ở trường THCS và THPT quan Hóa...............................................................Trang 5 2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài........................Trang 6
2.2.3. Số liệu thống kê:  ........................ Trang 7
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giáo dục giới tính ở trường THCS và THPT Quan Hóa.
 2.3.1. Các bài học có nội dung giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản:.Trang 8
 2.2.2. Ví dụ cụ thể về thiết kế bài giảng có nội dung giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản: .........................................Trang 12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. .....Trang 19
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận. .......................................Trang 20
3.2. Kiến nghị. .....................................Trang 20
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Lứa tuổi vị thành niên là một giai đoạn ngắn nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của cuộc đời mỗi người. Giai đoạn này được thể hiện bằng sự phát triển nhanh chóng khác thường về cả thể chất lẫn trí tuệ, tâm sinh lí, quan hệ xã hội và tinh thần.
Các em học sinh trung học đang ở độ tuổi vị thành niên có nhiều bỡ ngỡ trước sự thay đổi của bản thân khi bước vào tuổi dậy thì và có nhiều tò mò, thắc mắc về vấn đề giới tính nhưng lại không được giải đáp thỏa đáng. Mặt khác, hiện nay, sự phát triển nhanh chóng các mặt của đời sống xã hội, sự phát triển một cách ồ ạt các hệ thống truyền tải thông tin như internet, điện thoại di độngđã làm ảnh hưởng đến những quan điểm, nhận thức về quan hệ tình dục, tình yêu, hôn nhân ở thanh thiếu niên. Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục trong khi chưa hiểu biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiếu hiểu biết này có thể dẫn đến những hậu quả trầm trọng: Mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên; sinh con và nuôi con khi độ tuổi còn quá trẻ, làm dở dang việc học tập; mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống tinh thần sau này.
Cung cấp thông tin về giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên là việc làm cần thiết nhưng đến nay vẫn còn một số người cho là vấn đề  tế nhị, không nên đem ra rao giảng, bên cạnh đó, ở nhà trường, công tác giáo dục giới tính vẫn còn bỏ ngõ, rất hiếm có giáo viên nào chuyên trách về vấn đề này. Ở gia đình, một số phụ huynh còn rất e dè hoặc thiếu quan tâm đến việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho con em mình, một số khác có quan tâm nhưng không đủ trình độ kiến thức để giải đáp hết các thắc mắc của con em mình về vấn đề này.
Trong thực tiễn quá trình giảng dạy tại trường tôi nhận thấy vấn đề giới tính với học sinh THPT là một vấn đề còn có nhiều vướng mắc và khó khăn. Mặt khác, thời gian học tập ở trên lớp, phân phối chương trình không nhiều (1,5 tiết/năm học). Lượng thời gian đó không đủ để giáo viên hướng dẫn học sinh. Điều đáng nói là giáo viên và học sinh rất ngại va chạm đến vấn đề tế nhị nên chưa giảng dạy cho hết tiết đặc biệt là những giáo viên trẻ.
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản hiện nay đã trở thành một nhu cầu cấp bách của xã hội. Trong các môn học có thể nói sinh học là môn dễ lồng ghép những kiến thức cơ bản về việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản giúp các em có ý thức bảo vệ cơ thể, sống lành mạnh. Trong các năm học trước, tôi đều chứng kiến cảnh các em học sinh nữ phải nghỉ học để lập gia đình, đa số các em đang học lớp 11 và 12. Trong số đó có cả em học lực khá, như vậy rõ ràng là các em chỉ được tiếp thu kiến thức của các môn học mà không hề trang bị cho mình những kiến thức về giáo dục giới tính, về kĩ năng sống. 
Trong hai năm học qua để giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo 
vệ mình, sống lành mạnh, trong các tiết dạy có kiến thức liên quan tôi đã chú 
ý lồng ghép vấn đề này vào trong bài dạy, tôi nhận thấy đã đạt được một số 
hiệu quả nhất định. Các em trao đổi mạnh dạn, tự tin, tự nhiên hơn khi nói về 
một số kiến thức về giáo dục giới tính. Tỉ lệ các học sinh nữ phá thai, nghỉ 
học lấy chồng cũng giảm hẳn.Với mong muốn giúp học sinh tích cực và chủ 
động trong việc tiếp thu chủ đề này, để các em có thể tự giải đáp những tò 
mò, thắc mắc của bản thân đồng thời có những hành trang cần thiết để bước 
vào đời, tôi đã tìm hiểu thu thập thông tin, sử dụng một số phương pháp, 
phương tiện dạy học lồng ghép nhằm khai thác có hiệu quả nội dung giáo dục 
giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh khi giảng dạy môn sinh lớp 11 Cơ 
bản. 
Trước những hậu quả nghiêm trọng từ sự thiếu hiểu biết về giới tính và sức khỏe sinh sản của các em ở độ tuổi vị thành niên trong đó có học sinh trung học phổ thông mà chưa có giải pháp nào ngăn chặn hữu hiệu, tôi xin đưa ra đề tài: “Tích hợp giáo dục giới tính qua bộ môn sinh học 11 ở trường THCS và THPT Quan Hóa” nhằm cung cấp cho các em những kiến thức, kỹ năng sống đầy đủ về giới tính, sức khỏe sinh sản, về tình bạn, tình yêu.................
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của sáng kiến này là:
- Đối với giáo viên: Nhằm giúp giáo viên và những người làm việc với trẻ vị thành niên có thêm phương pháp và kiến thức, hiểu biết và kỹ năng để thực hiện những bài giảng thích hợp về sức khoẻ sinh sản, dân số và các vấn đề về giới tính cho lứa tuổi vị thành niên.
- Đối với nhà trường: Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm hạn chế số lượng học sinh có thai ngoài ý muốn đảm bảo duy trì sĩ số học sinh.
- Đối với gia đình: Cung cấp thêm kiến thức được cho là nhạy cảm đối với con em mình, hạn chế được tình trạng học sinh quan hệ tình dục quá sớm, mang thai ngoài ý muốn dẫn đến bỏ học giữa chừng và ảnh hưởng tới sức khoẻ bản thân.
- Đối với học sinh: Nhằm cung cấp cho các em những kiến thức, kỹ năng sống đầy đủ về giới tính, sức khỏe sinh sản, về tình bạn, tình yêu.............
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc giáo dục sức khoẻ sinh sản giới tính, các biện pháp tránh thai và việc ứng dụng giải pháp vào đời sống 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp điều tra: Điều tra dưới dạng câu hỏi, điều tra dựa trên tài liệu 
	- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách, báo, tài liệu có liên quan đề tài.
	- Phương pháp đàm thoại:Trực tiếp trò chuyện với học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu nhà trường...
	- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thống kê toán học
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Hiểu một cách đầy đủ, vấn đề giáo dục giới tính bao gồm rất nhiều nội dung, như sức khỏe sinh sản, các mối quan hệ cá nhân, sự phát triển giới tính, tình cảm... Để có được những kết quả khả quan, các chương trình giáo dục giới tính phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, diễn ra trong quá trình lâu dài và đây vẫn là vấn đề rất nhạy cảm, tồn tại những quan điểm khác, trái ngược nhau. 
Một số ý kiến cho rằng, nếu cung cấp cho học sinh những thông tin và giúp chúng phòng ngừa thai cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ đẩy các học sinh này vào hoạt động tình dục sớm và bừa bãi. Nhiều ý kiến khác "tẩy chay" việc đưa giáo dục giới tính vào trường học, coi giáo dục giới tính là "con dao hai lưỡi”. 
 Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay thì sự hiểu biết cơ bản về giới tính của mỗi người có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là kiến thức không thể thiếu để mỗi người tự bảo vệ sức khỏe của mình và của cộng đồng; biết quan hệ, ứng xử với người khác phù hợp với chuẩn mực giới tính và đạo đức xã hội, đồng thời biết bảo vệ hạnh phúc gia đình, duy trì nòi giống, phòng chống các bệnh xã hội 
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tuổi vị thành niên là giai đoạn từ 10 – 19 tuổi, nằm trong khoảng thời gian từ lúc dậy thì đến lúc trưởng thành. Ở nước ta có 50% dân số dưới 20 tuổi, trong đó 20% có độ tuổi từ 10-19, tức là khoảng 15 triệu người thuộc lứa tuổi vị thành niên. (Giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản vị thành niên – Bộ giáo dục và đào tạo – ủy ban dân số, gia đình và trẻ em – Hà Nội ).
Theo BS Lương Tâm Phúc – trưởng khoa Kế hoạch hóa Gia đình (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) chia sẻ, gần như buổi sáng nào các bác sĩ trong khoa cũng hoạt động hết công suất vì số lượng người đến nạo, phá thai với nhiều lý do khác nhau quá đông. Có ngày, gần 100 người phụ nữ đang mang bầu ở độ tuổi khác nhau đến đăng ký khám và nạo phá thai. Tuy nhiên theo quy định của Bộ Y tế chỉ cho phép phá thai với đối tượng mang thai dưới 22 tuần tuổi, vì vậy ngoài thực hiện đúng quy định thì các bác sĩ phải tư vấn, động viên thai phụ. Nhờ đó, con số cuối cùng về nạo phá thai còn khoảng 60 ca.	
Theo báo cáo từ Vụ Sức khỏe Bà mẹ & Trẻ em - Bộ Y tế công bố vào cuối năm 2017, mỗi năm nước ta có khoảng 250.000 – 300.000 ca phá thai được báo cáo khiến nhiều người không khỏi giật mình. 
Tuy nhiên, đó chỉ là con số tại một cơ sở y tế công lập được công bố. Thực tế trên cả nước vẫn còn hàng nghìn các phòng khám được cấp phép thực hiện thủ thuật phá thai và chưa kể những phòng khám thực hiện thủ thuật chui, trái với quy định pháp luật mà không có thống kê cụ thể.
Chưa dừng lại ở đó, trong số khoảng 300.000 ca nạo phá thai được công bố ở Việt Nam có đến 80% tỷ lệ phá thai trên 12 tuần tuổi (thai to). Đáng chú ý, trong số các ca phá thai ở Việt Nam theo số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam công bố có đến 60- 70% là sinh viên, học sinh ở độ tuổi 15- 19 tuổi, 20- 30% là phụ nữ chưa kết hôn. Như vậy, con số nạo phá thai theo chỉ định của bác sĩ vì những lý do dị tật thai nhi chiếm % rất nhỏ.
Theo số liệu mới nhất hồi tháng 9/2017, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã thống kê thế giới có gần 60 triệu ca phá thai mỗi năm. Trong đó có hơn 17,1 triệu ca phá thai không an toàn, tự ý dùng thuốc hoặc người hỗ trợ phá thai thiếu kĩ thuật. Nước có số ca phá thai cao nhất toàn cầu là Trung Quốc, thứ hai là Nga, Việt Nam ở vị trí thứ ba. Hai vị trí 4, 5 thuộc về Mỹ và Ukraina
Bên cạnh đó, việc mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục tăng lên nhanh chóng ở thanh thiếu niên. Theo ủy ban quốc gia phòng chống AIDS, tỉ lệ người nhiễm HIV ở lứa tuổi 20-29 đã tăng từ 15% năm 1993 lên 62% vào cuối năm 2002 và số nhiễm HIV ở lứa tuổi vi thành niên chiếm 8,3% các trường hợp nhiễm. (Giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản vị thành niên – Bộ giáo dục và đào tạo – gia đình và trẻ em).
Như vậy, việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, trong đó có một bộ phận lớn là học sinh đang học tập ở trường THPT là vấn đề cần thiết và cấp bách. Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản nhằm cung cấp cho các em những kiến thức, kỹ năng sống đầy đủ về giới tính, sức khỏe sinh sản, về tình bạn, tình yêu Đây là việc làm cần thiết bên cạnh việc giảng dạy văn hóa để góp phần tạo ra một tương lai thật tươi sáng cho học sinh. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 2.2.1. Thực trạng vấn đề giáo dục giới tính ở trường THCS và THPT quan Hóa
Việc đưa giáo dục giới tính vào trường học là điều đã được thừa nhận. Nhưng hầu hết các trường THPT đều lúng túng khi đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy. Các trường đều chọn giải pháp là lồng ghép hoặc ngoại khoá. Các giáo viên thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu kĩ năng giảng dạy về vấn đề nhạy cảm này. Cũng chưa có trường nào xây dựng được chuẩn kiến thức chung về vấn đề này khi dạy lồng ghép. Nếu dạy thì cũng chỉ thiên về lí thuyết còn thực hành thì bỏ ngỏ. Về giáo cụ trực quan là không có, giáo viên không được tập huấn kĩ càng để giảng dạy về vấn đề giới tính. Trách nhiệm này hiện nay có lẽ giáo viên sinh học được mong đợi nhiều nhất. Tuy nhiên dạy thế nào thì giáo viên phải tự biên tự diễn. Không có hướng dẫn cụ thể không ai kiểm tra, đánh giá công tác này. Hậu quả của việc này dẫn đến học sinh thu nhận một lượng kiến thức rời rạc, chắp vá. Bản thân các em đã nhận được kiến thức từ thông tin đại chúng, trong khi cần một người tổng hợp, đưa ra những kiến thức có tính cơ bản, tổng quát thì chúng ta chỉ có thể cung cấp cho các em kiến thức lồng ghép, không hệ thống, thiếu thực hành nặng về lý thuyết. Bởi vậy bài toán giáo dục giới tính trong trường THPT chưa có lời giải đáp thích đáng.
 Giáo dục giới tính là giáo dục kĩ năng sống. Khi giáo dục kĩ năng sống đòi hỏi có những kĩ năng riêng thì mới đạt hiệu quả cao. Hầu hết các giáo viên THPT hiện nay chưa được đào tạo kĩ năng này một cách chuyên nghiệp. Điều này dẫn tới hậu quả là giáo viên né tránh hoặc khi giảng dạy không mang lại hứng thú cho học sinh. Đặc biệt các giáo viên trẻ thường bỏ qua khi mà chưa có qui định nào bắt buộc phải dạy giáo dục giới tính trong từng bài học cụ thể.
Chưa có tổng kết, đánh giá về hoạt động này trong nhà trường một cách chính xác, sát thực. Dạy lồng ghép chỉ là phương án tạm thời, rất cần thiết có những chương bài chi tiết, cụ thể, phù hợp về giáo dục giới tính. Rất cần thiết đào tạo một đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, được trang bị đầy đủ kĩ năng, kiến thức, nắm bắt được tâm lí học sinh để thực hiện các bài dạy giáo dục giới tính, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, tình dục an toàn một cách hiệu quả.
 Năm học 2017 – 2018 vừa qua tổ chức cho 4 lớp 11 tìm hiểu kiến thức sinh sản vị thành niên, cùng đồng hành với học sinh tôi nhận thấy các em hầu như không được trang bị kiến thức về kĩ năng sống cũng như tình dục an toàn, thiếu hiểu biết về an toàn tình dục nên có thai ngoài ý muốn; khi có thai người mà các em cần đến để chia sẻ đầu tiên là bạn bè, ít xuất hiện vai trò của giáo viên chủ nhiệm, giáo viện giảng dạy và gia đình đặc biệt là người mẹ, từ thực tế này cho thấy vai trò giáo viên, gia đình trong việc giáo dục giới tính cho các em rất hạn chế, các em chưa tin tưởng để chia sẻ những vương mắc đầu đời về giới tính, an toàn tình dục.
2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài:
a. Thuận lợi:
- So với các bộ môn khác môn sinh là bộ môn có nhiều kiến thức liên quan tới giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản.
- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho phép cập nhật nhiều thông tin cũng như hình ảnh minh họa cho bài dạy.
- Bản thân tôi là một giáo viên nữ, có gia đình nên việc giảng dạy kiến thức sinh sản dễ dàng tự nhiên, học sinh tin tưởng. 
b. Khó khăn:
- Hiện nay, trong chương trình đào tạo của Việt Nam, vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Chưa hề có môn giáo dục giới tính được đưa vào nội dung giảng dạy. Vấn đề này được lồng ghép vào một số nội dung của môt số bài trong môn sinh học, môn giáo dục công dân, môn địa lí. Tuy nhiên, những nội dung đó vẫn còn chung chung, chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết và sự cần thiết phải nắm vững các kiến thức về giới tính của các em học sinh.
- Thái độ của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến giới tính còn khá dè dặt, các em chưa hề mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu những kiến thức đó. 
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên chuyên trách về những vấn đề này hầu như chưa trường nào có. Các hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ dùng lại ở một số buổi nói chuyện với các chuyên gia về một số vấn đề sức khoẻ giới tính, phòng chống HIV/AIDS...Các giáo viên giảng dạy các bộ môn khi đề cập đến việc dạy các kiến thức về giới tính cho các em, một số người còn nói rằng: Giáo viên nói ra những vấn đề đó còn cảm thấy ngượng nữa là các em học sinh.
- Xã hội hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này nên hay không nên đưa chương trình giáo dục sức khoẻ giới tính vào chương trình giáo dục THPT. Có ý kiến cho rằng: không nên vẽ đường cho hươu chạy, ý khác lại cho rằng: Thà vẽ đường cho hươu chạy còn hơn để con em chúng ta lao xuống vực. Vấn đề lớn được đặt ra ở đây là làm thế nào để lấp lỗ hổng trong công tác giáo dục giới tính cho các em đang ở giai đoạn vị thành niên.
Theo ý kiến của cá nhân tôi, việc cần thiết phải trang bị cho các em các kiến thức về vấn đề giới tính là không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, không nên quá tham lam để đưa quá nhiều nội dung giáo dục giới tính trong một tiết học, chỉ nên làm sao việc giáo dục giới tính diễn ra một cách nhẹ nhàng và đều đặn qua các tiết học.
2.2.3. Số liệu thống kê:
 Đầu năm học 2018-2019 tiến hành khảo sát kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản vị thành niên trước khi thực hiện đề tài ở 4 lớp 11 ( tổng số 113 học sinh) với 10 câu hỏi sau:
Câu 1: Các hiện tượng đánh dấu tuổi dậy thì ở nam giới:
Có khả năng xuất tinh.
Có khả năng mộng tinh.
Cả 2 ý trên đều đúng.
Câu 2: Giai đoạn từ 16 tuổi đến 19 tuổi cấu tạo sinh lí có đặc điểm:
Cơ thể trưởng thành, con gái hầu hết có kinh; con trai “chín về sinh dục”.
Lớn nhanh.
Hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp; có kinh( ở nữ), sinh tinh (ở nam).
Câu 3: Nếu quan hệ tình dục có giao hợp ở tuổi vị thành niên sẽ:
Không gây hậu quả vì cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ.
Có thai vì ở nữ trứng đã chín và rụng; ở nam đã hình thành tinh trùng.
Cả 2 ý trên đều đúng.
Câu 4: Biện pháp nào sau đây không được xem là sinh đẻ có kế hoạch
 a. Phá thai 
 b. Thuốc tránh thai 
 c. Đình sản 
 d. Tính ngày trứng rụng.
Câu 5: Để biết mình có thai hay không cần phải:
 a. Hỏi bố mẹ 
 b. Đi khám bác sĩ
 c. Từ từ thấy bụng to sẽ biết. 
 d. Thấy mất kinh ở chu kì tiếp theo.
Câu 6: Thế nào là tình dục an toàn?
Thỏa mãn nhu cầu sinh lý.
 b. Đảm bảo không nhiễm các bệnh lây lan qua đường tình dục, không gây tổn thương cơ quan sinh dục.
c. Cả hai đều đúng.
Câu 7: Chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ:
Thay đổi từ 21 đến 35 ngày.
Chính xác 28 ngày.
Có một chu kỳ.
Câu 8: Phương pháp tránh thai nào không nên dùng với lứa tuổi vị thành niên:
Triệt sản
Dùng bao cao su.
c. Dùng thuốc tránh thai
Câu 9: Bạn hãy cho biết, ở nước ta hiện nay tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất nằm trong độ tuổi nào?
Dưới 20 tuổi.
Từ 20- 29 tuổi.
Từ 30- 39 tuổi
Câu 10: Tác hại của việc mang thai ở tuổi vị thành niên:
Ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh li
Ảnh hưởng tới kinh tế xã hội, tương lai của bản thân.
Cả 2 ý trên đều đúng.
Kết quả khảo sát: (tính theo tỷ lệ %)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đúng
39,5
35,2
46,1
26,3
35,5
39,5
26,3
92,1
60,5
65,8
Sai
60,5
65,8
53,9
73,7
64,5
60,5
737
7,9
39,5
34,2
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 2.3.1. Các bài học có nội dung giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản:
 Chương trình sinh học lớp 11
Bài
Nội dung tích hợp
Phương thức tích hợp và gợi ý phương pháp dạy học
Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật 
- Cung cấp kiến thức về các hoocmon điều hòa sự phát triển ở người qua đó nhấn mạnh cho học sinh thấy được sự thay đổi của cơ thể khi bước vào tuổi dậy thì.
- Đặc biệt lưu ý về hiện tượng kinh nguyệt ở nữ để qua đó giáo dục các em có hiểu biết đúng đắn về hiện tượng này, cách giữ gìn vệ sinh, chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho hiện tại và cả sức khỏe sinh sản sau này. 
- Phương thức: Liên hệ.
- Phương pháp:
+Thảo luận nhóm.
+Phát vấn, gợi mở, liên hệ thực tế.
Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật 
- Giới thiệu các biện pháp để cải thiện chất lượng dân số như nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, tư vấn di truyền, chẩn đoán sớm các đột biến trong phát triển phôi thai, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt nhấn mạnh tác hại của ma túy, thuốc lá, bia, rượu đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản sau này. 
- Cung cấp đầy đủ kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai để các em có ý thức và cách phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục và việc mang thai ngoài ý muốn; biết cách để kế hoạch hóa khi lập gia đình sau này. 
- Phương thức: Liên hệ.
- Phương pháp:
+Thảo luận nhóm.
+Thuyết trình.
+Đóng vai.
+Phát vấn, 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tich_hop_giao_duc_gioi_tinh_qua_bo_mon_sinh_hoc_11_o_tr.docx