SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài giảng: ozon và hiđro peoxit
Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt, con người đã thải các chất thải vào môi trường. Chất thải dưới tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, độ ẩm, không khí. sẽ bị phân huỷ. Tuy nhiên do sự gia tăng dân số, do đô thị hoá, công nghiệp hoá, lượng chất thải thải vào môi trường ngày càng nhiều và phần lớn không qua xử lí, dẫn đến ở nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường.
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong những năm qua đã làm thay đổi xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động. Sự ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và nó để lại nhiều hậu quả xấu tác động trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người , sự sinh trưởng, phát triển của động thực vật.
Với tất cả những yếu tố đó, thiết nghĩ việc đưa giáo dục môi trường vào học đường là việc làm tối cần thiết. Phải dạy cho những lớp người trẻ trung, năng động là lực lượng đông đảo trong xã hội Việt Nam kiến thức về môi trường, từ đó hình thành ý thức về bảo vệ môi trường cho mọi người trong xã hội nói chung. Trong chương trình giáo khoa THPT thì tôi nhận thấy môn Hóa Học là môn có rất nhiều cơ hội để lồng ghép nội dung giáo dục môi trường.
Xuất phát từ tư tưởng đó, tôi đã chọn đề tài:
“Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài giảng: ozon và hiđro peoxit”
I- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt, con người đã thải các chất thải vào môi trường. Chất thải dưới tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, độ ẩm, không khí... sẽ bị phân huỷ. Tuy nhiên do sự gia tăng dân số, do đô thị hoá, công nghiệp hoá, lượng chất thải thải vào môi trường ngày càng nhiều và phần lớn không qua xử lí, dẫn đến ở nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường. Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong những năm qua đã làm thay đổi xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động. Sự ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và nó để lại nhiều hậu quả xấu tác động trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người , sự sinh trưởng, phát triển của động thực vật. Với tất cả những yếu tố đó, thiết nghĩ việc đưa giáo dục môi trường vào học đường là việc làm tối cần thiết. Phải dạy cho những lớp người trẻ trung, năng động là lực lượng đông đảo trong xã hội Việt Nam kiến thức về môi trường, từ đó hình thành ý thức về bảo vệ môi trường cho mọi người trong xã hội nói chung. Trong chương trình giáo khoa THPT thì tôi nhận thấy môn Hóa Học là môn có rất nhiều cơ hội để lồng ghép nội dung giáo dục môi trường. Xuất phát từ tư tưởng đó, tôi đã chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài giảng: ozon và hiđro peoxit” 2. Mục đích đề tài: Giáo dục bảo vệ môi trường góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước – người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa nội dung giáo dục môi trường lồng ghép vào bài giảng ozon và hido peoxit. Bằng cách này, bài giảng hóa học sẽ dễ dàng đạt được yêu cầu là có liên hệ thực tiễn, vừa giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Bên cạnh đó bài giảng có kết hợp kiến thức giáo dục môi trường sẽ tăng hứng thú học tập cho học sinh, giúp tiết học bớt căng thẳng và học sinh sẽ yêu thích môn học hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu: Hoá học là môn khoa học nghiên cứu thành phần, tính chất, ứng dụng, sự biến đổi giữa các chất, sản xuất các chất. Do đó Hoá học có vai trò rất lớn trong chương trình giáo dục bảo vệ môi trường. Nghiên cứu bài giảng cụ thể ozon và hidropeoxit. Ý nghĩa của tầng ozon với sức khỏe con người và đời sống sinh vật. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính và khói mù quang hóa đối với môi trường sống. 4. Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. -Phương pháp hoạt động thực tiễn như hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường: vệ sinh trường, lớp; tham gia chiến dịch truyền thông, tuyên truyền bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương. -Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình địa phương. 5. Đóng góp của đề tài: Cung cấp những thông tin gần nhất về hóa học môi trường trong giảng dạy môn Hóa học. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hoá học THPT hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hoà đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh. Đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. II- NỘI DUNG A. Cơ sở lý luận của đề tài: Những hiểm hoạ suy thoái môi trường đang ngày càng đe doạ cuộc sống của loài người. Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất. Các nhà khoa học và quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội – đảm bảo phát triển bền vững quốc gia. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hoá công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường. - Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, được Chủ tịch nước kí Lệnh số 29/2005/LCTN và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 thay thế luật bảo vệ môi trường năm 1993. Luật quy định về giáo dục bảo vệ môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường: + Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường. + Giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông (trích điều 107 – Luật bảo vệ môi trường) - Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ-TƯ về “Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Nghị quyết xác định quan điểm “ Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. Với phương châm “lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính”, Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường của nước ta và chủ trương: “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khoá đối với các cấp học phổ thông” (trích Nghị quyết 41/NQ-TƯ) - Ngày 17/10/2001, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu: “Giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường; có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường” - Ngày 02/12/2003, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 256/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, xác định bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước. Chiến lược đã đưa ra 8 giải pháp, trong đó giải pháp đầu tiên là “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường” - Cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/01/2005, Bộ trưỏng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị “Về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”. Chỉ thị đã xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng miền Các văn bản nêu trên đã khẳng định Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong sự nghiệp phát triển bền vững quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời qua đó cũng cho thấy tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho công dân nói chung và cho học sinh nói riêng. B. Thực trạng của vấn đề Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hay gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lí, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ ở bất kì thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên. Trong những năm gần đây, do sự phát triển của khoa học công nghệ, sự gia tăng dân số làm gia tăng các áp lực đối với môi trường sống dẫn đến mất cân bằng giữa môi trường và dân số. Thêm vào đó, dịch bệnh ngày càng gia tăng trong mùa nắng nóng, đặc biệt là các bệnh về da, đục thuỷ tinh thể và là mối đe doạ đối với hệ sinh thái.Các nhà khoa học trên thế giới tìm ra nguyên nhân của dịch bệnh ngày càng gia tăng một phần do trong môi trường sống tồn tại một lượng lớn các tia cực tím từ năng lượng mặt trời. Một phần do tác động của biến đổi khí hậu làm trái đất ngày càng nóng lên, băng tan tại các Nam cực, dẫn đến nước biển dâng gây ra lũ lụt ngày càng nhiều vào mùa mưa và hiện tượng xâm nhập mặn thiếu nước ngọt vào mùa hè. Một trong những nguyên nhân gây ra sự thay đổi nhiệt độ của Trái đất mà cụ thể là thời tiết nóng hơn vào mùa hè và bão lũ gia tăng vào mùa mưa so với những năm trước kia là do sự suy giảm tầng ozon. Tầng ôzôn có tác dụng bảo vệ trái đất khỏi tia cực tím của ánh sáng mặt trời, tác nhân gây ra bệnh ung thư. Từ những năm 1980, lỗ thủng tại Vùng Nam cực đã ngày một rộng ra do lượng khí CFC (chlorofluorocarbones) thải ra quá nhiều. Lỗ thủng tầng ozon Đến giữa thập kỷ 90, thêm một “thủ phạm tích cực” nữa được phát hiện chính là chất thải công nghiệp, đặc biệt là các khí NOx , CO2 Những chất thải loại này vẫn bền bỉ và dai dẳng bay vào bầu khí quyển và làm công việc phá hoại tầng ozon. Ảnh hưởng này càng nghiêm trọng hơn khi nền công nghiệp ngày càng hiện đại hóa, đồng nghĩa với quá trình gia tăng mạnh mẽ sản xuất công nghiệp. . Khói thoát ra trong các vụ phóng tên lửa có thể bào mòn tầng ozon, tạo điều kiện cho các tia tử ngoại có hại từ Mặt Trời xâm nhập vào Trái Đất. Khi phóng các tên lửa dùng nhiên liệu rắn, chúng thải trực tiếp khí Clo ra tầng bình lưu (cách bề mặt Trái Đất khoảng 50 km). Tại đây Clo phản ứng với Oxy để tạo ra Clo oxit- chất có khả năng hủy diệt Ozon. Tên lửa thải ra khí clo trên tầng bình lưu. Tại đây clo phản ứng với oxy và tạo ra clo oxit- một chất phá hủy ozon. Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải Khói do các nhà máy công nghiệp thải vào không khí Khói do con người đốt rác thải bừa bãi vào môi trường Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng ozon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon, các hoá chất, khí thải công nghiệp gây nên, chúng không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình và của toàn bộ sinh vật sống trên hành tinh này. Việc lỗ lủng tầng ozon lần đầu tiên được tìm thấy Năm 1979 do Nasa thực hiện cho thấy rằng tầng ozon chúng ta đang sống, có nguy cơ mỏng dần đi. Tầng ôzôn mỏng đi sẽ làm tia UVA và UVB xuyên qua khí quyển nhiều hơn cũng như làm giảm việc chặn lại tia UVC, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể chúng ta hứng chịu tia UV nhiều hơn và sau đó là một loạt hệ quả: + Gây hại cho mắt như: đục thuỷ tinh thể, tổng thương võng mạc, mù loà... + Gây hại cho da như: ung thư liên bào đáy, ung thư da, u hắc tố (melanome) Ngoài ra việc mỏng tầng ozôn còn gây ra một số hệ luỵ khác như: + Sự xâm nhập các tia cực tím vào trong trái đất làm gia tăng nhanh nhiệt độ của Trái đất; + Sự tăng tia UV-B có thể làm giảm khả năng chịu đựng của cây trồng, giảm năng suất, chât lượng giảm sút; + Bức xạ tử ngoại tăng sẽ làm giảm nhanh tuổi thọ của các vật liệu, làm chúng mất đi độ bền chắc + Sự phá hủy tầng ozon còn gây ra sự biến đổi về mặt khí hậu bởi lẽ tình trạng gia tăng tia tử ngoại cũng góp phần vào việc tăng cường hiệu ứng nhà kính. + Tia tử ngoại UV-B tăng lên có thể làm giảm khối lượng các sinh vật phù du-nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật biển. Sự tăng lên của tia UV-B cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng sự sinh trưởng của các loài cá, tôm, cua và nhiều sinh vật khác, chủ yếu là giảm khả năng sinh sản của chúng. Bức xạ UV-B tăng cũng làm thay đổi thành phần các loài. Hình ảnh cá chết hàng loạt do ô nhiễm môi trường + Làm giảm chất lượng không khí: Suy giảm tầng ozon làm tăng lượng bức xạ tử ngoại UV-B đến mặt đất và làm tăng các phản ứng hóa học dẫn tới ô nhiễm khí quyển + Khói mù và mưa a-xít sẽ tăng lên do các chất tạo thành mưa a-xít tăng lên cùng với sự tăng hoạt động của tia UV-B. Mưa axit rửa trôi hết chất dinh dưỡng trong đất, làm cho đất đai trở nên khô cằn, cây cối kém phát triển Mua axit gây ra xói mòn làm hư hỏng nhiều công trình kiến trúc, kì quan thiên nhiên của thế giới C. Giải pháp thực hiện: Để ngăn chặn sự suy thoái của tầng ozon, những chính sách cụ thể cần được đưa ra thực hiện như: + Khuyến khích hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, từng bước nghiên cứu sử dụng năng lượng sạch như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, sóng biển + Xử lý ô nhiễm cục bộ trong từng khu công nghiệp, từng nhà máy, từng công đoạn sản xuất riêng biệt để giảm thiểu các loại bụi và khí độc hại vào bầu khí quyển. + Áp dụng chính sách thuế rác thải chất ô nhiễm. + Giáo dục, tư vấn, tuyên truyền, vận động và hỗ trợ để các doanh nghiệp vừa và nhỏ cải tiến công nghệ nhằm loại trừ và ngăn chặn các hoạt động có ảnh hưởng xấu đến tầng ozon, làm cho họ hiểu bảo vệ môi trường – bảo vệ tầng ozon là bảo vệ cuộc sống của chính họ. Điều mà mỗi người chúng ta có thể làm để đóng góp vào việc ngăn chặn quá trình suy thoái tầng ozon rất cụ thể và đơn giản, đó là: + Tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Che chắn da, đeo kính râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng. + Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường. + Tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước trong sinh hoạt và làm việc. + Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc nếu có thể. + Tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc. + Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “không có CFC”. + Sơn nhà, nên sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng cách phun sơn. + Giảm dùng các bao bì bằng nhựa xốp. Nếu có sẵn, nên tận dụng nhiều lần. + Bạn hãy vận động gia đình, bè bạn cùng làm như bạn. Chúng ta sẽ có một cuộc sống “xanh” hơn. Nếu cả thế giới chung tay làm những điều này, sẽ tạo ra môi trường xanh và sạch cho tất cả mọi người. D. Tổ chức thực hiện: Tiết 64 : Bài 42: OZON VÀ HIĐROPEOXIT (SGK HOÁ HỌC 10 NÂNG CAO) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Về kiến thức: Biết được: - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của O3 và H2O2. - Một số ứng dụng của O3 và H2O2. - Ý nghĩa của tầng ozon với sức khỏe con người và đời sống sinh vật. - Khái niệm khói quang hóa và hiệu ứng nhà kính. - Trạng thái tự nhiên, ứng dụng và phương pháp điều chế H2S. Hiểu được: - O3 và H2O2 có tính oxi hóa là do dễ phân hủy tạo ra oxi. - H2O2 có tính oxi hóa và tính khử là do nguyên tố oxi trong H2O2 có số oxi hóa -1. - Nguyên nhân ozon ngăn chặn tia cực tím. - Cơ chế phá hủy tầng ozon của CFC. 2. Về kĩ năng: - HS vận dụng giải thích rõ vì sao O3 và H2O2 dùng làm chất tẩy màu, chất sát trùng. - Viết một số phương trình minh họa cho tính chất hóa học của ozon và H2O2. - Giáo dục thái độ, hành vi đạo đức: bảo vệ tầng ozon là bảo vệ Trái Đất. 3. Về thái độ: - Giúp cho học sinh hăng say nghiên cứu và học tập, hiểu rõ được nguyên nhân suy giảm tầng ozon và ảnh hưởng của việc suy giảm tầng ozon đến môi trường từ đó giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh mình, tham gia trồng và bảo vệ cây xanh. II. CHUẨN BỊ : * GV: - Tranh ảnh,tư liệu về các hình ảnh về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ứng dụng của ozon - Hóa chất: H2O2, dd KI, dd KmnO4, dd H2SO4 loãng, hồ tinh bột, quỳ tím. - Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm - Phiếu học tập. * HS: Ôn tập lại bài oxi và chuẩn bị bài mới, liên hệ việc bảo vệ môi trường ở địa phương. III. PHƯƠNG PHÁP : Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại . IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức (1 phút ) Kiểm tra sĩ số lớp, tác phong HS. 2. Kiểm tra bài cũ( 4 phút ) 1. Em hãy cho biết tính chất hóa học của oxi? Viết phương trình phản ứng minh họa. 2. Viết các phương trình điều chế khí oxi trong PTN và trong CN? => HS: Nhận xét và bổ sung. => GV: Đánh giá chung bài làm của HS và cho điểm. Hoạt động 1: Vào bài (thời gian: 2 phút) GV: Các em đã nghe gì về Ozon và tầng Ozon chưa? Tầng Ozon có ảnh hưởng như thế nào đối với sự sống? Ozon liên quan đến hiệu ứng nhà kính như thế nào? Tại sao phải bảo vệ tầng ozon? HS: Tầng Ozon ngăn không cho tia cực tím chiếu xuống Trái Đất. GV cung cấp cho HS một số tư liệu về Ozon - Ozon với nồng độ loãng sẽ gây cho người ta cảm giác không khí trong lành, tươi mát. Sau cơn giông trong không khí lan truyền một lượng nhỏ ozon. Vì vậy có thể làm sạch không khí và làm cho không khí trong lành hơn. - Ở độ cao 20-25 km, O3 hình thành một tầng khí riêng, có khả năng hấp thụ phần lớn tia tử ngoại phát ra từ ánh sáng mặt trời, là lá chắn cho sự sống sinh sôi, làm cho con người và các sinh vật tránh được những nguy hại bởi bức xạ tử ngoại. Vì thế mà đối với việc bảo vệ sự sống trên Trái Đất ozon có cống hiến không nhỏ. Tại sao ozon lại có những vai trò, tác dụng quan trọng như vậy, điều đó có liên quan gì đến tính chất của chúng? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi này. Hoạt động 2: Nghiên cứu cấu tạo phân tử Ozon (3 phút) GV giới thiệu cho HS giống như kim cương và than chì là hai dạng thù hình của nguyên tố cacbon thì oxi (O2) và ozon (O3) cũng là hai dạng thù hình của nguyên tố oxi. Phiếu học tập số 1: Viết công thức electron, công thức cấu tạo của O3. So sánh độ bền của các liên kết? I- OZON 1. Cấu tạo phân tử của Ozon - Liên kết hóa học: Nguyên tử oxi trung tâm tạo một liên kết cho – nhận với một trong hai nguyên tử oxi và tạo hai liên kết cộng hóa trị với nguyên tử oxi còn lại. - Liên kết đơn (cho – nhận) kém bền hơn hai liên kết cộng hóa trị nên phân tử Ozon (O3) kém bền hơn phân tử Oxi (O2) Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất của Ozon. Ứng dụng của Ozon. (15 phút) Phiếu học tập số 2: 1.Nêu một số tính chất vật lí đặc trưng của ozon (màu sắc, trạng thái, mùi vị, nhệt độ sôi, khả năng hòa tan trong nước) 2.Hãy cho biết trên tầng cao của khí quyển ozon dược hình thành như thế nào? 3.Dựa vào đặc điểm phân tử, dự đoán tính chất hóa học của Ozon? So sánh hóa tính của O3 và O2? 4.Ozon tác dụng được với những chất nào? Viết phương trình phản ứng để chứng minh O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2? 2. Tính chất của Ozon a.Tính chất vật lí - Ozon là chất khí, mùi đặc trưng, màu xanh nhạt. - Ozon tan trong nước nhiều hơn oxi gần 16 lần. - Ở nhiệt độ -112oC, khí ozon hóa lỏng có màu xanh đậm. (GV giới thiệu cho HS sự hình thành Ozon từ Oxi do tác dụng của tia cực tím hoặc sự phóng điện trong cơn giông). - HS dự đoán tính chất hóa học của Ozon có thể theo tư duy logic: Ozon kém bền hơn Oxi nên dễ phản ứng hơn Oxi. Oxi là chất oxi hóa mạnh, vậy Ozon phải là chất oxi hóa mạnh hơn Oxi. - O3 oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt). 2Ag + O3 Ag2O + O2 Ag + O2 Kh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_bai_giang_ozo.doc