SKKN Tích hợp các hiện tượng Quang học thực tiễn trong dạy học một số bài Vật lý 11 và 12 cơ bản THPT

SKKN Tích hợp các hiện tượng Quang học thực tiễn trong dạy học một số bài Vật lý 11 và 12 cơ bản THPT

Vật lí là ngành khoa học nghiên cứu sự vân động của vật chất trong thế giới hiện thực khách quan, từ đó tìm ra những qui luật chi phối sự vận động của chúng. Những thành tựu của vật lí đã góp phần giúp con người thoát khỏi cuộc sống nguyên thủy, làm cho đời sống vật chất, tinh thần thêm phong phú đa dạng để tiến nhanh đến những nền văn minh mới.

Vật lý học không phải chỉ là các phương trình và con số. Vật lý học là những điều đang xảy ra trong thế giới xung quanh ta. Nó nói về các màu sắc trong một cầu vòng, về ánh sáng lóng lánh và tính cứng rắn của viên kim cương. Nó có liên quan đến việc đi bộ, đi xe đạp, lái ô tô và cả việc điều khiển một con tàu vũ trụ. Việc học môn Vật lý không chỉ dừng lại ở sự tìm cách vận dụng các công thức Vật lý để giải cho xong các phương trình và đi đến những đáp số, mà còn phải giải thích được các hiện tượng Vật lý đang xảy ra trong thiên nhiên quanh ta, trong các đối tượng công nghệ của nền văn minh mà ta đang sử dụng.

 Mặt khác, thực tế việc giảng dạy Vật lý hiện nay, chủ yếu dành nhiều thời gian dạy học sinh nhận diện các kiểu, loại bài toàn khác nhau và cách thức vận dụng các công thức Vật lý cho từng kiểu, loại toán đó, mà ít chú trọng giúp học sinh giải thích các hiện tượng Vật lý xảy ra trong tự nhiên.

 Xuất phát từ ý nghĩa và thực tế đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài

“Tích hợp các hiện tượng Quang học thực tiễn trong dạy học một số bài vật lý 11 và 12 cơ bản THPT”, nhằm giúp học sinh yêu thích và hiểu hơn bản chất Vật lý của các hiện tượng Quang học.

 

doc 19 trang thuychi01 7500
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp các hiện tượng Quang học thực tiễn trong dạy học một số bài Vật lý 11 và 12 cơ bản THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang
Mục Lục
1
I. MỞ ĐẦU:...............................................................................................
1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................
2
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................
2
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................
2
II. NỘI DUNG
3
1.Cơ sở lí luận ..........................................................................................
3
1.1. Cơ sở lí thuyết cơ bản của quang học và lượng tử ánh sáng............
3
1.2. Lựa chọn Phương pháp dạy học tích hợp.........................................
4
2. Thực trạng............................................................................................
5
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện........................................................... 
6
3.1. Tích hợp một số hiện tượng quang học thực tiễn khi dạy các bài quang học vật lí 11 cơ bản................................................ ....................... 
6
3.2. Tích hợp một số hiện tượng quang học thực tiễn khi dạy các bài quang học vật lí 12 cơ bản........................................................................
11
4. Kết quả ..................................................................................................
16
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
1. Kết luận..................................................................................................
17
2. Kiến nghị..............................................................................................
17
Tài liệu tham khảo:..................................................................................
19
I.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
	Vật lí là ngành khoa học nghiên cứu sự vân động của vật chất trong thế giới hiện thực khách quan, từ đó tìm ra những qui luật chi phối sự vận động của chúng. Những thành tựu của vật lí đã góp phần giúp con người thoát khỏi cuộc sống nguyên thủy, làm cho đời sống vật chất, tinh thần thêm phong phú đa dạng để tiến nhanh đến những nền văn minh mới.
Vật lý học không phải chỉ là các phương trình và con số. Vật lý học là những điều đang xảy ra trong thế giới xung quanh ta. Nó nói về các màu sắc trong một cầu vòng, về ánh sáng lóng lánh và tính cứng rắn của viên kim cương. Nó có liên quan đến việc đi bộ, đi xe đạp, lái ô tô và cả việc điều khiển một con tàu vũ trụ... Việc học môn Vật lý không chỉ dừng lại ở sự tìm cách vận dụng các công thức Vật lý để giải cho xong các phương trình và đi đến những đáp số, mà còn phải giải thích được các hiện tượng Vật lý đang xảy ra trong thiên nhiên quanh ta, trong các đối tượng công nghệ của nền văn minh mà ta đang sử dụng.
	Mặt khác, thực tế việc giảng dạy Vật lý hiện nay, chủ yếu dành nhiều thời gian dạy học sinh nhận diện các kiểu, loại bài toàn khác nhau và cách thức vận dụng các công thức Vật lý cho từng kiểu, loại toán đó, mà ít chú trọng giúp học sinh giải thích các hiện tượng Vật lý xảy ra trong tự nhiên.
	Xuất phát từ ý nghĩa và thực tế đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài 
“Tích hợp các hiện tượng Quang học thực tiễn trong dạy học một số bài vật lý 11 và 12 cơ bản THPT”, nhằm giúp học sinh yêu thích và hiểu hơn bản chất Vật lý của các hiện tượng Quang học.
2. Mục đích nghiên cứu
Để thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới môn vật lý 11 và 12 và 
dạy - học theo phương pháp đổi mới đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra được những phương pháp giảng dạy có hiệu quả nhằm tích hợp các hiện tượng quang học chương trình sách giáo khoa và liên hệ thực tế hằng ngày đồng thời phát triển thêm tư duy lôgíc để vận dụng trong cuộc sống hàng ngày và tương lai. 
	Trên cơ sở đó xây dụng hệ thống một số các hiện tượng quang học trong chương trình vật lí 11,12 cơ bản THPT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
Một số hiện tượng quang học thực tiễn của chương trình Vật lý 11, 12 cơ bản THPT
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
	Học sinh lớp 11C2, 11C3, 12B4, 12B5 Trường THPT Hoằng Hóa 3
4. Phương pháp 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
	+ Đọc các sách giáo khoa phổ thông, các sách đại học, sách tham khảo phần Quang học.
	- Phương pháp thống kê:
	+ Chọn các hiện tượng quang học thực tiễn có trong chương trình phổ thông và gần gũi với đời sống hằng ngày.
II.NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1 Cơ sở lý thuyết cơ bản của quang học và lượng tử ánh sáng:
+ Định luật truyền thẳng ánh sáng
- Trong một môi trường trong suốt, đồng tính và đẳng hướng ánh sáng truyền theo đường thẳng.
+ Nguyên lí về tính thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng
I
S
i
i’
R
N
- Đường đi của ánh sáng không đổi khi đảo ngược chiều truyền ánh sáng.
+ Định luật phản xạ ánh sáng
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)
+ Định luật khúc xạ ánh sáng
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới
- Đối với một cặp môi trường trong suốt nhất định thì tỉ số giữa sin của góc tới 
r
K
N
S
I
i
(sin i) với sin của góc khúc xạ (sin r) luôn luôn là mọt số không đổi. 
Số không đổi này phụ thuộc vào bản chất của hai môi trường và được gọi là chiếc suất tỉ đối của môi trường chứa tia khúc xạ (môi trường 2) đối với môi trường chứa tia tới (môi trường 1). 
Kí hiệu n 21	
 = n 21
+ Hiện tượng phản xạ toàn phần
- Khi ánh sáng truyền từ mặt phân cách của môi trường chiếc quang hơn (n1) sang môi trường chiếc quang kém (n2) thì góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i.
- Góc khúc xạ lớn nhất bằng 900; tia khúc xạ nằm là là mặt phân cách hai môi trường thì góc tới tương ứng gọi là góc giới hạn i gh
- Với các góc tới có giá trị lớn hơn i gh, thì không còn xảy ra khúc xạ, toàn bộ áng sáng đều trở lại môi trường chiếc quang hơn. Khi đó có hiện tượng phản xạ toàn phần.
+ Máy ảnh
- Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ (hoặc một hệ thấu kính tương đương với thấu kính hội tụ) cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ trên phim (ảnh).
+ Mắt
- Thủy tinh thể của mắt có vai trò như vật kính của máy ảnh, còn võng mạc có vai trò như phim.
- Khi nhìn vật đặt ở điểm cực viễn CV, mắt không cần điều tiết. Còn khi nhìn vật đặt ở điểm cực cận CC mắt phải điều tiết tối đa rất chóng mỏi mắt. Giới hạn nhìn rõ của mắt là khoảng CVCC. Khoảng cách thấy rõ ngắn nhất là Đ = OCC (O là quang 
tâm của mắt). Thường lấy Đ = 25cm. Mắt bình thường có điểm cực viễn ở xa vô cùng, còn điểm cực cận cách mắt 10cm đến 20cm.
- Mắt cận thị có độ tụ lớn hơn mắt bình thường không có tật, điểm cực viễn của mắt cận thị ở tương đối gần mắt. Thường sửa tật cận thị bằng cách đeo kính phân kỳ.
- Mắt viễn thị có độ tụ nhỏ hơn mắt bình thường; điểm cực cận của mắt viễn thị ở tương đối xa mắt. Sửa tật viễn thị bằng cách đeo kính hội tụ.
- Góc trông a của một vật (hoặc ảnh) AB đặt thẳng góc với trục nhìn của mắt O là a = góc AOB với tga = .
- Năng suất phân li của mắt bình thường: a » 1’ = rad
+ Các dụng cụ quang học: Kính lúp, hiển vi, thiên văn.
-Độ bội giác G của một số dụng cụ quang học: G = » 
Trong đó: a là góc trông ảnh của một vật qua dụng cụ, a0 là góc trông vật đặt ở điểm cực cận của mắt.
+ Tính chất sóng của ánh sáng
- Ánh sáng là sóng điện từ. Ánh sáng đơn sắc nhìn thấy có một bước sóng l xác định và có một màu nhất định. Một chùm ánh sáng trắng song song, gồm các ánh sáng đơn sắc có bước sóng từ 0,38 μm (tia tím) đến 0,76 μm (tia đỏ), đến lăng kính khi ló ra khỏi lăng kính, bị phân tích thành dãy nhiều màu, từ đỏ đến tím, gọi là quang phổ của ánh sáng trắng. Tia đỏ bị lệch (về phía dáy lăng kính) ít nhất, tia tím bị lệch nhiều nhất. Nguyên nhân của sự tán sắc đó là do chiếc suất của thuỷ tinh (môi trường) phụ thuộc vào bước sóng (tần số) ánh sáng.
- Hai sóng ánh sáng kết hợp, do hai nguồn sáng kết hợp phát ra, giao thoa với nhau khi gặp nhau, tạo nên vân sáng (cực đại giao thoa) và vân tối (cực tiểu giao thoa) trên màn quan sát.
+ Lượng tử ánh sáng
- Chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng l được coi như dòng các phôtôn (lượng tử ánh sáng), mỗi phôtôn mang năng lượng xác định ε = h f = h (f là tần số ánh sáng, h là hằng số Plăng; h = 6,625.10-34 J.s; c = 3. 108m/s). Cường độ ánh sáng tỉ lệ với số phôtôn.
- Hiện tượng quang điện là hiện tượng các electrôn bị bật ra (gọi là electrôn quang điện) khi chiếu vào mặt kim loại chùm ánh sáng có bước sóng l thích hợp.
1.2 Lựa chọn phương pháp dạy học tích hợp
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp các hiên tượng quang học nói rêng. Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viên tìm và lựa chọn những hình ảnh, clip sinh động, ấn tượng phù hợp với yêu cầu, nội dung kiến thức để đưa vào bài giảng. Khi chọn được hình ảnh thích hợp nên lưu lại trong một tập tin với định dạng cỡ ảnh to nhất .Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp các hiện tượng quang học đòi hỏi không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ tích cực , hứng thú các hiện tượng quang học liên quang đến tự nhiện, thực tế cuộc sống , điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh, clip cụ thể sinh động qua đó hiểu rõ về bản chất vật lí giúp học sinh thêm yêu thích học môn vật lí. 
2.Thực trạng 
 	 Qua thực tế khi dạy học phần quang học đa phần là các giáo viên truyền tải những kiến thức trong sách giáo khoa và học sinh tiếp thu lại một các thụ động thông qua việc ghi nhận kiến thức mà ít liên hệ với đời sống hang ngày, dẫn đến các em thấy rất nhàm chán và không hứng thú học tập, khó ghi nhớ, không phù hợp với xu thế như hiện nay, do đó dẫn đến kết quả dạy – học là không cao. Từ những thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài 
 “Tích hợp các hiện tượng Quang học thực tiễn trong dạy học một số bài vật lý 11 và 12 cơ bản THPT” 
 	Trước khi đưa vào vận dụng và so sánh thì tôi đã vận dụng vào năm học 2014-2015 và 2015 -2016 thì thấy có hiệu quả vì vậy để kiểm chứng, năm học 2015-2016 tôi tiến hành khảo sát ở hai khối theo bảng sau:
Bảng số liệu khảo sát trước khi vận dụng
Lớp
Số lượng
Giỏi
khá
T.bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11B4
45
7
15,6
14
31,1
20
44,4
4
8,9
0
0
12A4
46
7
15,2
15
32,6
22
47,8
2
4,4
0
0
11B5
47
6
12,8
16
34,0
22
46,8
3
6,4
0
0
12A5
46
5
10,9
15
32,6
22
47,8
4
8,7
0
0
- Đối với lớp 11C2 và 12B5 thì tôi dự định sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. 
- Đối với lớp 11C3 và 12B4 thi tôi đã sử dụng phương pháp tích hợp các hiện tượng quang học vào các bài dạy.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
	Có khi nào ta ngồi suy nghĩ: Tại sao trần nhà lại sơn màu trắng? còn bốn vách tường lại không sơn màu trắng? hay mỗi lần đi trên đường phải dừng lại khi gặp: “Đèn đỏ”, và tại sao lại phải “Đèn đỏ”? v.v... Những hiện tượng rất thực tế, rất gần gũi với chúng ta, nhiều lúc chúng ta xem đó là hiển nhiên, ta vô tình không cần biết. Nhưng khi hiểu được “chúng” thì đúng là thú vị thật.
3.1. Tích hợp một số hiện tượng quang học thực tiễn khi dạy các bài quang học vật lí 11 cơ bản.
TẠI SAO XẢY RA HIỆN TƯỢNG ẢO ẢNH?
Chắc là mọi người đều biết nguyên nhân vật lý của hiện tượng ảo ảnh thông thường. Lớp không khí nông ở kề sát mặt cát bị hun nóng trên sa mạc có những tính chất của gương phẳng, đó là do lớp không khí này có mật độ nhỏ hơn lớp không khí nằm trên. Tia sáng từ một vật ở xa rọi nghiêng, khi tới lớp không khí này sẽ uống cong đường đi, rồi lại rời khỏi mặt đất và đạp vào mắt người quan sát, tựa hồ như được phản xạ từ gương dưới một góc tới rất lớn. Và đối với người quan sát, dường như trước mặt mình có một mặt nước phẳng lặng trải ra trong sa mạc (hình vẽ).
Chú thích: Trên hình vẽ đường đi của tia sáng nghiêng so với mặt đất được phóng đại, vì đường của tia sáng chếch xuống mặt đất không dốc đến thế.
	Tuy vậy, đúng hơn phải nói rằng, lớp không khí bị hun nóng ở gần mặt đất nóng phản xạ các tia sáng không giống như các gương phẳng, mà giống như một mặt nước, được khảo sát từ độ sâu của nước. Ở đây đã xảy xa hiện tượng phản xạ toàn phần. 
	Các hiện tượng tương tự đặt biệt xảy ra vào mùa hè tên các đường nhựa. Các đường này có màu thẫm, nên bị hun nóng dưới ánh nắng Mặt Trời. Mặt đường mờ đục từ xa trông tựa như một mặt nước đánh bóng và phản chiếu các vật ở xa. Đường đi của tia sáng đó được trình bày trên hình vẽ bên. 
	Chỉ cần quan sát một chút, bạn có thể thấy các hiện tượng tương tự không đến nỗi hiếm xảy ra như bạn vẫn thường nghĩ đâu.
CÓ THỂ DẪN ÁNH SÁNG ĐI THEO NHỮNG ỐNG CONG, NHƯ DẪN NƯỚC, ĐƯỢC KHÔNG?
Ánh sáng truyền theo đường thẳng, nhưng khi gặp một tấm gương, thì tia sáng bị hắt theo hướng khác. Nếu ta đặt một dãy nhiều gương phẳng, sao cho cái nọ nối tiếp cái kia thì khi rọi một tia sáng vào gương thứ nhất tia sáng sẽ lần lượt phản xạ trên các gương của dãy và đi theo một đường gấp khúc. Muốn cho đường gấp khúc trở thành một đường cong, thì các gương phải nhỏ, nhiều vô hạn, và đặt nối tiếp nhau thành đường cong mà ta muốn tia sáng đi theo. Có thể thực hiện được điều đó bằng cách dùng một mặt kim loại, nhẵn bóng, uốn thành một mặt trụ. Nhưng biện pháp tốt nhất là dựa vào sự phản xạ toàn phần.
	Ta xét thanh trong suốt bằng thuỷ tinh, hoặc chất dẻo, uống cong (hình b) và rọi một chùm tia sáng hẹp vào một đầu ống. 
 	Chiếc suất và độ cong của thanh đã được 
TẠI SAO CÁC VÌ SAO LÁP LÁNH?
Những đêm hè quang mây không Trăng ngồi hóng mát ngoài sân, chúng ta thường say mê ngắm bầu trời, với muôn vàng ngôi sao lấp lánh. Nếu qua sát kỹ, chúng ta sẽ thấy rằng, những ngôi sao ở thấp gần chân trời lấp lánh mạnh hơn, còn những ngôi sao ở cao, giữa vòm trời, thì không lấp lánh.
	Hẳn bạn đã nhiều lần nhìn thấy rằng, khi nhìn qua phía trên đầu máy xe lửa, vào một vật ở xa, thí dụ như vào cửa sổ của một ngôi nhà, thì thấy đường nét của ngôi nhà thành ngoằn ngoèo, lung linh. Đó là vì lớp không khí gần đầu máy nóng lên và chuyển động lên phía trên (tạo thành dòng đối lưu trong không khí). Dòng khí nóng có tỉ trọng nhỏ hơn, do đó có chiếc suất nhỏ hơn không khí xung quanh. Tia sáng từ vật tới mắt bạn khi đi qua dòng khí đó bị khúc xạ trở thành hơi cong nên nhìn thấy vật ở một vị trí hơi khác so với khi tia sáng không bị cong. Vì dòng khí không đều và không ổ định nên những điểm khác nhau của vật bị dich chuyển không đều nhau và vật bị “biến dạng”, mép cửa trở thành ngoằn ngoè. Và những chổ ngoằn ngoèo lại thay đổi liên tục, nên ta thấy vật như lay động nhẹ. Sao trên trời lấp lánh cũng do cùng một nguyên nhân. Các tia sáng từ sao đến mắt ta cũng qua một lớp khí quyển dày. Ban ngày mặt đất bị Mặt Trời nung nóng nên trong khí quyển luôn luôn có dòng khí đối lưu nhỏ, chiếc suất khác nhau. Tia sáng từ vì sao tới mắt ta, khi đi qua những dòng khí ấy, bị khúc xạ thành hơi cong, lúc cong về phía này, lúc cong về phía khác. Do đó một mặt vị trí của ngôi sao hình như bị thay đổi liên tục, mặt khác số tia sáng rọi vào mắt cũng không đều, lúc nhiều, lúc ít khiến ta thấy sao có lúc sáng hơn, có lúc tối hơn, tức là thấy nó lấp lánh.
	Sao càng ở gần chân trời, lớp không khí mà tia sáng phải đi qua càng dày, sao càng lấp lánh mạnh. Khi sao ở giữa đỉnh đầu, lớp không khí mà ánh sáng đi qua mỏng hơn, tia sáng lại đi cùng phương với dòng khí, nên tia sáng không bị cong và hầu như không lấp lánh.
	Nếu bạn qua sát kỹ, thì thấy rằng sao Hôm (hay Sao Mai), và nói chung hành tinh thì không lấp lánh. Đó là vì góc trông của hành tinh tương đối lớn (góc trông của các sao đều bằng không), chùm sáng từ hành tinh rọi vào mắt tương đối rộng nên thăng giáng trong chùm không rõ rệt.
HAI BÓNG ĐIỆN CÙNG MỘT CÔNG SUẤT CÓ CƯỜNG ĐỘ SÁNG BẰNG NHAU HAY KHÔNG ?
Đèn ống huỳnh quang có hiệu suất lớn gấp vài lần (3-5lần) đèn dây tóc, nghĩa là khi tiêu thụ cùng một công suất điện như đèn dây tóc, thì phát ánh sáng nhiều gấp bấy nhiêu lần. Đèn điện dây than có cường độ sáng chỉ bằng 1/3 cường độ sáng của đèn dây tóc kim loại cùng một công suất. Đèn dây tóc vonfram chứa khí trơ có cường độ sáng gần gấp đôi đèn không chứa khí, cùng công suất.
	Nhưng hai đèn cùng dùng dây tóc vonfram, chứa cùng một khí trơ, dưới cùng một áp suất, cũng có cường độ sáng khác nhau khi tiêu thụ cùng một công suất điện, dưới hai hiệu điện thế khác nhau.
	 Khi hiệu điện thế tăng gấp đôi, chẳng hạn từ 110 vôn lên 220 vôn, muốn giữ nguyên công suất của đèn phải tăng điện trở của đèn lên gấp bốn lần, đồng thời giảm một nửa cường độ của đèn. Tăng điện trở của dây, phải làm cho dây nhỏ đi. Nhưng nếu dây nhỏ mà nhiệt độ của dây vẫn như cũ, thì dây chóng đứt. Để cho đèn vẫn bền như cũ, phải cho nhiệt độ dây thấp hơn, tức là làm cho cường độ sáng của đèn nhỏ hơn. Vậy đứng về phương diện thắp sáng, đèn hoạt động dưới hiệu điện thế thấp lại có hiệu suất cao hơn (tức là phát được nhiều ánh sáng, và ánh sáng trắng hơn) đèn hoạt động dưới hiệu điện thế cao. Điều này thấy đặc biệt rõ, đối với đèn công suất nhỏ (dưới 50oát). Vì vậy trong các dụng cụ quang học, như kính hiển vi, đèn chiếu v.v... người ta thường dùng đèn 6 vôn, 12 vôn.
DÙNG BÓNG ĐIỆN MỜ CÓ LỢI GÌ HƠN BÓNG TRONG SUỐT ?
Dùng đèn điện có bóng thuỷ tinh trong suốt có hai điều bất tiện :
1. Dây tóc bóng đèn có độ chói lớn, khi sử dụng phải treo cao hoặc phải dùng chao đèn che khuất dây tóc.
2. Nếu ta nhìn vào mặt được rọi sáng, chẳng hạn trang sách, trong ánh sáng tán xạ từ trang sách có một phần ánh sáng tán xạ cho ảnh biến dạng của dây tóc và làm lóa mắt, khó đọc sách.
	Ngược lại đối với bóng đèn mờ, ánh sáng như toả ra từ khắp mặt ngoài của bóng, độ chói của nguồn giảm đi rất nhiều, nhìn thẳng vào bóng đèn ít bị lóa. Mặc khác dưới ánh sáng tán xạ của bóng điện mờ các vật phản xạ ít hơn, đọc sách dễ chịu hơn.
	Tuy nhiên trong phòng khách ở các khách sạn, phòng đợi ở các nhà ga, sân bay, ngoài các bóng đèn mờ, hoặc đèn ống huỳnh quang, người ta vẫn thường thắp thêm một số bóng đèn dây tóc, vì, chỉ dưới ánh sáng đèn điện dây tóc, kim cương, hột xoàn, mặt đá... trên nữ trang của các bà, các chị mới lấp lánh mạnh.
VÌ SAO GIẦY DA BÔI XI VÀO CÀNG LAU CÀNG BÓNG?
Một đôi giầy da vừa cũ vừa bẩn, chỉ cần lau sạch bụi bặm, bôi xi đánh giầy vào cẩn thận xát nhẹ một lượt thì đã biến thành vừa bóng vừa đẹp mắt rồi. Đó là lý do gì vậy?
	Thì ra, ánh sáng chiếu tới bất cứ trên bề mặt nào cũng đều có thể xảy ra phản xạ. Giả dụ mặt bằng đó trơn bóng, thế thì có thể sinh ra phản quang rất mạnh, nhìn vào rất sáng. Có lẽ bạn sẽ hỏi: Vì sao trên bề mặt của các vật thể như tường nhà, bàn v.v... không nhìn thấy phản quang rất mạnh nhỉ?
	Bề mặt các vật thể như tường, bàn v.v... không thực sự trơn bóng đâu. Bạn cầm một kính lúp quan sát tỉ mỉ một lúc, thì sẽ phát hiện bề mặt của các vật thể đó đều xù xì, thô ráp, cao thấp không đều. Bề mặt thô ráp cũng có thể phản xạ ánh sáng. Có điều phản xạ về bốn phương, tám hướng, chứ không phải tập trung vào một hướng nhất định. 	
	Cái đó trong vật lý gọi là sự phản xạ khuếch tán v.v... Vì vậy chúng ta không trông thấy ánh sáng phản xạ mạnh.
	Bề mặt của giầy da cũng không phải rất trơn bóng. Nếu chiếc giầy bẩn thì cố nhiên trở thành thô ráp hơn. Như vậy nó không thể làm cho tia sáng tập trung về một hướng nhất định. Cho nên nhìn vào không thấy bóng lộn. Mục đích của việc bôi xi đánh giầy là để những hạt li ti trong xi lấp vào những chỗ trũng thấp trên bề mặt giầy da, làm cho nó trở nên bằng phẳng, và xi đánh giầy có một loại năng lực thẩm thấu. Nó có thể lấp kín mọi lỗ nhỏ, sau đó dùng vải xát lên để xi được phủ đầy khắp, tình trạng thô ráp của bề mặt giầy da được cải thiện lên nhiều, ánh sáng phản xạ về một hướng nào đó, chiếc giầy liền bóng lộn lên nhiều. Cho nên sau khi bôi xi lên giầy, càng xát nó càng bóng lên.
CÓ TÀNG HÌNH ĐƯỢC KHÔNG? MUỐN TÀNG HÌNH PHẢI THỰC HIỆN NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÌ?
Ngụy tra

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_cac_hien_tuong_quang_hoc_thuc_tien_trong_day_h.doc