SKKN Tích hợp bảo vệ môi trường trong phần địa lí tự nhiên Việt Nam – chương trình Địa Lí 12 THPT

SKKN Tích hợp bảo vệ môi trường trong phần địa lí tự nhiên Việt Nam – chương trình Địa Lí 12 THPT

Loài người đang đứng trước những thử thách lớn: các nguồn tài nguyên trên Trái Đất có hạn, nhiều tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã báo động về nguy cơ mất cân bằng sinh thái, về khủng hoảng môi trường. Vì vậy việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Trong mấy chục năm trở lại đây do sự phát triển kinh tế ồ ạt dưới tác động của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh làm cho môi trường bị biến đổi chưa từng thấy. Môi trường lâm vào khủng hoảng , trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai.

Để bảo vê cái nôi sinh thành của mình, con người phải thực hiện hàng loạt các vấn đề, trong đó có vấn đề giáo dục môi trường. Cũng vì thế, ngày mùng 5 tháng 6 hàng năm trở thành “Ngày môi trường thế giới”.

 Ở nước ta ngày 15/11/2004 Bộ chính trị đã ra nghị quyết 41/NQ/ TƯ về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết đã xác định: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. Một trong những giải pháp hàng đầu, đó là:

 Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng, bảo vệ môi trường. Việc giáo dục môi trường ở nhà trường phổ thông là một quá trình nhận thức giúp các em hiểu biết về thiên nhiên và môi trường. Hơn nữa Việt Nam đã được Liên hiệp quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về BĐKH và phát triển con người bởi Việt Nam đứng thứ 5 về khả năng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH.

 

docx 17 trang thuychi01 7073
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp bảo vệ môi trường trong phần địa lí tự nhiên Việt Nam – chương trình Địa Lí 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài 
Loài người đang đứng trước những thử thách lớn: các nguồn tài nguyên trên Trái Đất có hạn, nhiều tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã báo động về nguy cơ mất cân bằng sinh thái, về khủng hoảng môi trường. Vì vậy việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Trong mấy chục năm trở lại đây do sự phát triển kinh tế ồ ạt dưới tác động của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh làm cho môi trường bị biến đổi chưa từng thấy. Môi trường lâm vào khủng hoảng , trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai.
Để bảo vê cái nôi sinh thành của mình, con người phải thực hiện hàng loạt các vấn đề, trong đó có vấn đề giáo dục môi trường. Cũng vì thế, ngày mùng 5 tháng 6 hàng năm trở thành “Ngày môi trường thế giới”.
 	Ở nước ta ngày 15/11/2004 Bộ chính trị đã ra nghị quyết 41/NQ/ TƯ về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết đã xác định: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. Một trong những giải pháp hàng đầu, đó là:
 Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng, bảo vệ môi trường. Việc giáo dục môi trường ở nhà trường phổ thông là một quá trình nhận thức giúp các em hiểu biết về thiên nhiên và môi trường. Hơn nữa Việt Nam đã được Liên hiệp quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về BĐKH và phát triển con người bởi Việt Nam đứng thứ 5 về khả năng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH. 
Nhận thấy vấn đề mang tính cần thiết và thực tiễn nhưng không dễ thực hiện, vì còn phải cân nhắc thời lượng và nội dung cần liên hệ phải sâu sắc và thuyết phục. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Tích hợp bảo vệ môi trường trong phần địa lí tự nhiên Việt Nam – chương trình Địa Lí 12 THPT”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Bổ sung và cung cấp thêm cho học sinh lớp 12 hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường trong quá trình đất nước phát triển 
- Tìm biện pháp, phương pháp giúp học sinh nắm đước các biện pháp để bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính mình. Từ đó học sinh thấy được trách nhiệm của mình trong quá trình đất nước phát triển
- Làm cho bài giảng địa lý có sức thuyết phục, gây được nhiều niềm hứng thú, tính tích cực học tập của học sinh.
- Góp phần giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho các học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống kiến thức khoa học Địa lí tự nhiên – Sách giáo khoa Địa lí lớp 12. 
- Là học sinh đang học trên ghế nhà trường Trung Học Phổ Thông.
- Giáo viên giảng dạy bộ môn Địa Lý Trung Học Phổ Thông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
 	Việc thu thập tài liệu được thực hiện dựa vào nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu nghiên cứu của đề tài. Các nguồn tài liệu gồm sách báo, tạp chí chuyên ngành, mạng Internet và các chỉ thị nghị quyết của ngành giáo dục có liên quan đến đề tài. Để đề tài đảm bảo tính khoa  học  và  tính sư phạm trong quá trình thu thập tài liệu phải đặc biệt chú ý đến nội dung chương trình SGK Địa lý lớp 12 ban cơ bản, sách hướng dẫn của giáo viên cùng với các tài liệu tham khảo khác.
- Phương pháp điều tra, quan sát
 	 Đó  là  phương pháp  khảo  sát  thực  tế tình hình học tập và hiểu biết của một số học sinh trong trường bằng cách phỏng vấn và phát phiếu điều tra cho học sinh và giáo viên để rút để rút ra các nhận xét chính xác, khách quan.
 	Dự giờ của một số giáo viên đang dạy Địa lý trong trường để rút kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
	Để kiểm chứng tính khoa học và thực tiễn của đề tài, nhất định phải tiến hành thực nghiệm sư phạm. Phân tích các kết quả thực nghiệm thu được, rút ra những nhận định cần thiết và từ đó đề ra một số kiến nghị giúp cho việc dạy học địa lí 12 nói riêng cũng như chương trình môn địa lí THPT nói chung đạt hiệu quả cao.
- Phương pháp thống kê toán học
Vận dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tích các kết quả thu được sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi của đề tài trong việc liên hệ thực tế địa phương vào giảng dạy và học tập môn địa lí lớp 12 đồng thời là căn cứ khoa học để xác định xu hướng phát triển của người học qua đó đề xuất những biện pháp phát triển tốt hơn
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trước hết ta có thể hiểu: Giáo dục môi trường là quá trình giáo dục nhằm giúp cho mỗi học sinh có nhận thức về môi trường thông qua kiến thức về môi trường (khái niệm, mối liên hệ, quy luật...) tạo cho học sinh có ý thức, thái độ đối với môi trường; trang bị các kĩ năng thực hành. Kết quả là học sinh có ý thức trách nhiệm với môi trường và biết cách hành động thích hợp để bảo vệ môi trường, ứng xử thích nghi thông minh với môi trường.
- Tích hợp là sự hòa trộn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau
- Khi tích hợp không làm biến tính đặc trưng môn học, không biến bài học Địa Lí thành bài giáo dục môi trường.
- Khai thác nội dung giáo dục môi trường có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương, mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện.
- Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
 	Trong khi dạy tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ta có thể xem các mức độ có thể tích hợp vào bài dạy như thế nào cho phù hợp với nội dung, kiến thức bài học của học sinh như: 
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung bài học trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường:
- Mức độ liên hệ: Các kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ và giáo dục học sinh.
- Về phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cũng khá đa dạng, mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên tùy theo đặc trưng của mỗi bài để có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp cũng có thể kết hợp hài hòa giữa các phương pháp để có hiệu quả giáo dục cao nhất. 
Sau đây tôi vận dụng Tích hợp bảo vệ môi trường trong phần địa lý tự nhiên Việt Nam – chương trình Địa Lí 12 THPT”
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Thực tế trong những năm giảng dạy cũng như dự giờ đồng nghiệp ở trường công tác và một số giờ dạy của đồng nghiệp ở các trường khác trong thành phố, tôi thấy các đồng nghiệp luôn chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tích cực hoá hoạt động học tập luyện tập của học sinh, hình thành các phương pháp dạy học tích cực, tự giác học tập, chủ động khai thác kiến thức, chiếm lĩnh tri thức bài học. Trong các giờ học đó có những nội dung có thể tích hợp được vấn đề giáo dục môi trường nhưng rất ít giáo viên chú ý đúng mức tới vấn đề này hoặc nếu có thì cũng chủ yếu bằng phương pháp gợi mở đặt câu hỏi để học sinh trả lời, không có tranh ảnh cụ thể hoặc các đoạn video thiết thực gây hứng thú cho học sinh, để học sinh thấy được tính cần thiết phải bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Tuy vậy trước yêu cầu mới của giáo dục và đào tạo, cũng như hiện nay trên thế giới và ngay ở nước ta tình hình môi trường đang đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số nên ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Mặt khác thời tiết, khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp cũng là thử thách lớn cho công tác bảo vệ môi trường. 
Trường THPT Đào Duy Từ là một trong những trường có cở sở vật chất tốt phục vụ cho công tác dạy và học. Nhiều năm liền được công nhận là trường xanh- sạch - đẹp nhất thành phố. Có được những thành tích đó là sự quan tâm của các Sở, ban ngành, sự chỉ đạo quyết liệt của Ban giám hiệu, sự đồng lòng, nỗ lực quyết tâm của các thầy cô giáo. Sự phấn đấu không ngừng của học sinh trong nhà trường. Trong quá trình dạy học môn Địa Lí của trường chúng tôi có nhiều thuận lợi vì hầu hết các phòng học của học sinh đều được trang bị máy chiếu, máy tính . Vì vậy việc dạy tích hợp giáo dục môi trường có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, giúp học sinh có nhiều hứng thú hơn trong học tập. Song trên thực tế hiện nay trong quá trình dạy học Địa Lí ở các trường THPT vấn đề rèn luyện kĩ năng, kiến thức và hình thành thái độ cho học sinh trong giáo dục bảo vệ môi trường ở các bài học hiệu quả chưa thật như ý muốn.
2.3. Các giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Những biện pháp tiến hành.
- Nghiên cứu lí luận của việc dạy tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong các giờ học như thế nào cho có hiệu quả cao nhất.
- Nghiên cứu sách giáo khoa xem bài nào có thể tích hợp được, và tích hợp vào nội dung nào cho phù hợp.
- Sưu tầm tranh ảnh, video về các vấn đề môi trường.
- Đề ra những giải pháp đề nhằm nâng cao việc dạy tích hợp các nội dung bảo vệ môi trường vào các bài giảng.
- Từ đó rút ra kết luận và đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm giúp việc chỉ đạo dạy tích hợp các nội dung mới hiện nay như vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, môi trường biển đảo..... có hiệu quả.
- Thông kê các kết quả đạt được khi thực nghiệm. 
2.3.2: Vận dụng kiến thức nêu trên vào giải quyết các nội dung kiến thức cụ thể:
 	Do tầm quan trọng của việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong Địa Lý vào dạy học địa lý phổ thông nói chung địa lí lớp 12 nói riêng nên tác giả đã nêu ra một số nội dung và phương pháp dạy học cơ bản cho một số bài để đưa kiến thức môi trường vào dạy học địa lí tự nhiên lớp 12 được trình bày ở bảng sau. Đây s ẽ là nguồn tài liệu tốt để cho giáo viên và h ọc sinh trong tỉnh tham khảo khi tiến hành tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào các bài giảng địa lí.
BẢNG 1: TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHẦN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM - CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 12
TÊN BÀI
ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP
MỨC ĐỘ TÍCH HỢP
KIẾN THỨC
KĨ NĂNG
THÁI ĐỘ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển 
Mục 2- Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam ( tập trung vào phần khí hậu) 
liên hệ.
Nội dung cần chú ý là ảnh hưởng của biển đến thiên nhiên VN biểu hiện qua các yếu tố thời tiết khí hậu( lượng mưa, nhiệt độ trung bình, độ ẩm, chế độ gió)
Học sinh nhận biết được những biến đổi thất thường của khí hậu hiện nay là do tác động tiêu cực của con người, làm cho mực nước biển dâng cao xâm nhập sâu vào đất liền, gây nhiều hệ lụy....
Có ý thức tuyên truyền và bảo vệ môi trường
- năng lực hợp tác, giao tiếp, tổng hợp theo lãnh, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin..... 
Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Mục 1- Tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa của khí hậu Việt Nam.
liên hệ.
Với những biểu hiện đa dạng, bất thường của một số yếu tố khí hậu ( thời tiết, chế độ thủy văn..) đó là những tác nhân quan trọng với đời sống của con người.
Phân tích được mối quan hệ giữa các nhấn tố tác động đến khí hậu và sự phân hóa khí hậu, những tác động tiêu cực của con người là biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất.....
Tích cực tham gia vào các phong trào như trồng rừng, quét rác, bảo vệ bầu khí quyển....
- năng lực hợp tác, giao tiếp, tổng hợp theo lãnh, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin..... 
Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ( tiếp )
Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió đến hoạt động sản xuất và đời sống.
Liên hệ
Phân tích những biểu hiện của các yếu tố khí hậu: nền nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều, độ ẩm lớn và các hoạt động của gió mùa đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người
Phân tích những biểu hiện của các yếu tố khí hậu: nền nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều, độ ẩm lớn và các hoạt động của gió mùa đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người như thế nào? Nêu các giải pháp. 
Tích cực tham gia bảo vệ môi trường , tuyên truyền mọi người bảo vệ rừng và tham gia trồng rừng
- năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng, bản đồ, tổng hợp theo lãnh, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin..... 
Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Mục 4 - Các miền địa lí tự nhiên
Liên hệ.
Tìm ra được các nguyên nhân dẫn đến sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết là những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của mỗi miền=> Nêu ra các giải pháp khắc phục
Hiểu sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lí tự nhiên và biết được đặc điểm chung nhất của mỗi miền địa lí tự nhiên.
- Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tự nhiên ở mỗi miền.
Nhận thức được các tài nguyên ở khu vực mình sinh sống. Từ đó có ý thức tham gia bảo vệ tài nguyên
- năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng sơ đồ, bản đồ, tổng hợp theo lãnh, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin..... 
Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch
Toàn phần
Hiểu được các nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên=> đưa ra các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên. Liên hệ thực tế ở địa phương.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến suy giảm tài nguyên đất, tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Liên hệ thực tế đại phương về các biểu hiện suy thoái tài nguyên đất, nước, tài nguyên sinh vật.
Biết được các tài nguyên trên vẫn đang trong tình trạng suy thoái. TÝch cùc tham gia c¸c phong trµo b¶o vÖ , trång rõng và các tài nguyên khác
- năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng sơ đồ, bản đồ, tổng hợp theo lãnh, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin..... 
Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Mục 1: Vấn đề bảo vệ môi trường.
 Mục 2: Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống.
Toàn phần
Tìm hiểu các nguyên nhân, đưa ra các giải pháp ứng phó và thích nghi, các nội dung cần thực hiện nhằm hạn chế tối đa những tác động xấu từ thiên tai, bảo vệ cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu thập tài liệu về môi trường.
Có tinh thần trách nhiệm, tham gia tích cực vào các phong trào bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ở ngay địa phương mình sinh sống.
- năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng sơ đồ, bản đồ, tổng hợp theo lãnh, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin..... 
2.3.3: Tích hợp bảo vệ môi trường trong bài 8 và bài 15 SGK địa lí 12
BÀI 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỂN.
* Địa chỉ tích hợp: Mục 2 - Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam ( tập trung vào phần khí hậu)
* Mức độ tích hợp: liên hệ.
* Kiến thức : Nội dung cần chú ý là ảnh hưởng của biển đến thiên nhiên VN biểu hiện qua các yếu tố thời tiết khí hậu( lượng mưa, nhiệt độ trung bình, độ ẩm, chế độ gió).
* Kĩ năng: Học sinh nhận biết được những biến đổi thất thường của khí hậu hiện nay là do tác động tiêu cực của con người, làm cho mực nước biển dâng cao xâm nhập sâu vào đất liền, gây nhiều hệ lụy....
* Thái độ: Có ý thức tuyên truyền và bảo vệ môi trường 
* Cách thức tiến hành:
 	- GV: Cho học sinh xem các hình ảnh sau, hoặc đoạn video “ Hậu quả của biến đổi khí hậu”; “lũ ở miền Trung”.
- GVH: ? Hiên nay khí hậu nước ta có những hiện tượng gì thất thường? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó?
- HS: trả lời
- GV chốt kiến thức: Diễn biến thời tiết thất thường, bão lũ với tần suất ngày càng tăng và cường độ ngày càng mạnh, nước biển ngày càng xâm nhập sâu vào đất liền, khô hạn thường xuyên xảy ra. Do con người đã khai thác và tàn phá thiên nhiên quá mức như chặt phá rừng, thải các chất làm ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái.
BÀI 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
* Địa chỉ tích hợp: 
Mục 1: Vấn đề bảo vệ môi trường.
Mục 2: Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống.
* Kiến thức : Tìm hiểu các nguyên nhân, đưa ra các giải pháp ứng phó và thích nghi, các nội dung cần thực hiện nhằm hạn chế tối đa những tác động xấu từ thiên tai, bảo vệ cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
* Thái độ: Có tinh thần trách nhiệm, tham gia tích cực vào các phong trào bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ở ngay địa phương mình sinh sống.
*Mức độ tích hợp: Toàn phần
* Cách thức tiến hành.
- GV cho HS xem những hình ảnh sau:
- GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta phải bảo vệ môi trường?
- HS: Một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung , chốt kiến thức
- GV: Cho HS xem các hình ảnh hoặc các đoạn video “ Bão Haiyan”; “ Lũ quét Hà Giang”; “ Lũ lụt Miên Trung”; : Giáo dục môi trường”;“ Ngập lụt Hà Nội”......
- GV: Yêu cầu HS nêu các thiên tai chủ yếu của nước ta. 
- HS: Một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung , chốt kiến thức
- GV: Cho HS xem tiếp các hình ảnh sau.
- GV: Yêu cầu HS nêu các giải pháp ứng phó và thích nghi, các nội dung cần thực hiện nhằm hạn chế tối đa những tác động xấu của thiên tai.
- HS: Trả lời
 1. Sử dụng tiết kiệm 
 2. Không sử dụng túi nilon
 3. Vứt rác vào nơi qui định
 4. Tận dụng nguồn năng lượng, ánh sáng mặt trời 
 5. Đi bộ, đi xe đạp, thay đỏi một số thói quen......
 X©y dùng " Ng«i nhµ ViÖt Nam ph¸t triÓn bÒn v÷ng".
Duy tr× c¸c qu¸ tr×nh sinh th¸i chñ yÕu vµ c¸c hÖ thèng sèng cã ý nghÜa quyÕt ®Þnh ®Õn ®êi sèng con ngưêi
§¶m b¶o sù giµu cã cña ®Êt,nuíc vÒ vèn gen c¸c loµi nu«i trång còng như c¸c loµi hoang d¹i.
§¶m b¶o viÖc sö dông hîp lÝ c¸c nguån tµi nguyªn tù nhiªn, ®iÒu khiÓn viÖc sö dông trong giíi h¹n cã thÓ håi phôc ®ưîc.
§¶m b¶o chÊt lưîng m«i
trưêng phï hîp víi yªu cÇu vÒ ®êi sèng con ngưêi.
PhÊn ®Êu ®¹t tíi tr¹ng th¸i æn ®Þnh d©n sè ë møc c©n b»ng víi kh¶ n¨ng sö dông hîp lÝ c¸c tµi nguyªn
nhiªn.
ChiÕn lưîc quèc gia vÒ b¶o vÖ tµi nguyªn vµ m«i trưêng
Ph¸t triÓn bÒn v÷ng
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Với sáng kiến kinh nghiệm nêu trên khi áp dụng vào thực tiễn công tác giáo dục tại trường THPT Đào Duy Từ. Nơi tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lí kết quả đạt được rất tích cực.
- Đối với các trường học: 
+ Vấn đề thiết thực nhất là vấn đề “xanh hoá nhà trường” và hiểu đầy đủ đó là xanh - sạch - đẹp trong nhà trường phổ thông. Vận động các em tham gia xây dựng bảo vệ trường lớp, vườn trường, vườn hoa, công viên, cảnh quan nơi các em ở. Có ý thức bảo vệ và vận động mọi người cùng bảo vệ môi trường. Đồng thời hình thành ở các em lòng yêu quê hương, đất nước, yêu thích thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường xung quanh mình
+ Hàng tháng có một buổi cố định cho học sinh ra quân đề dọn sạch học đường và các khu vực lân cận.
+ Đưa chương trình giáo dục về môi trường, tình yêu thiên nhiên vào các lớp học chính khoá và ngoại khoá.
+ Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên được thuận lợi.
+ Có các buổi ngoại khóa hay thành lập các câu lạc bộ về giáo dục bảo vệ môi trường ngay trong các trường học.
- Trong lĩnh vực giáo dục: Việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cần được tiến hành lồng ghép vào tất cả các môn học, các khối học để tất cả các em học sinh và tất cả các thầy cô giáo đều có chung một ý thức và trách nhiệm đối với môi trường sống của chúng ta. 
- Đối với các địa phương: Tích cực sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền tất cả người dân đều có ý thức để bảo vệ môi trường. 
- Trên quy mô toàn quốc: Cần có biện pháp, đào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức cơ bản về khoa học môi trường và có khả năng đề xuất các ý kiến xử lí và bảo vệ môi trường.
Tất cả các chương trình, hành động trên có thể làm cơ sở để chúng ta phát triển, đồng thời sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường của mỗi địa phương, quốc gia và góp phần bảo vệ Trái Đất, cái nôi của sự sống. Vấn đề bảo v

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tich_hop_bao_ve_moi_truong_trong_phan_dia_li_tu_nhien_v.docx
  • docxAnh Đầy đủ.docx
  • docxBìa + Mục lục.docx