SKKN Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

SKKN Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

Có những quan niệm khác nhau về trò chơi dạy học. Trong lí luận dạy học, tất cả những trò chơi gắn với việc dạy học như là phương pháp, hình thức tổ chức và luyện tập... không tính đến nội dung và tính chất của trò chơi thì đều được gọi là trò chơi dạy học.

Do những lợi thế của trò chơi có luật được quy định rõ ràng (gọi tắt là trò chơi có luật), trò chơi dạy học còn được hiểu là loại trò chơi có luật có định hướng đối với sự phát triển trí tuệ của người học, thường do GV nghĩ ra và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học.

Trò chơi dạy học có nguồn gốc trong nền giáo dục dân gian, trong những trò chơi đầu tiên của mẹ với con, trong các trò vui và những bài hát khôi hài làm cho đứa trẻ chú ý đến những vật xung quanh, gọi tên các vật đó và dùng hình thức đó để dạy con, những trò chơi đó có chứa đựng các yếu tố dạy học.

Tổng hợp các lí thuyết nghiên cứu về trò chơi dạy học của các nhà nghiên cứu Xô Viết, tác giả Trương Thị Xuân Huệ trong công trình nghiên cứu: “Sử dụng phương pháp trò chơi trong công tác chuẩn bị trí tuệ cho trẻ em học toán lớp 1” khẳng định rằng trò chơi dạy học được hiểu là trò chơi có nhiệm vụ giáo dục, trò chơi dạy học là trò chơi có nội dung và luật chơi cho trước do người lớn sáng tác và đưa vào cuộc sống của trẻ.

Còn theo tác giả Đặng Thành Hưng thì những trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động viên trẻ hay HS tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kĩ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử xã hội, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và phát triển thể chất, tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của HS khi tham gia trò chơi gọi là trò chơi dạy học.

Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệ trong trò chơi dạy học được tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm vụ dạy học và được định hướng vào mục tiêu, nội dung học tập.

doc 53 trang Mai Loan 06/04/2025 650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT QUANG HÀ
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học địa 
 lí 12 (phần địa lí tự nhiên) nhằm tạo hứng thú 
 học tập cho học sinh
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Phương Thảo
 Mã sáng kiến: 32.58.04
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
 Vĩnh Phúc, năm 2019 d. Ưu, nhược điểm của việc sử dụng trò chơi trong dạy học ........................10
 e. Yêu cầu khi thiết kế trò chơi dạy học........................................................10
 f. Nguyên tắc thiết kế trò chơi dạy học .........................................................11
 g. Yêu cầu khi tổ chức trò chơi dạy học........................................................11
 h. Quy trình thực hiện trò chơi dạy học.........................................................12
 7.2.1.3. Những vấn đề lí luận cơ bản về việc tạo hứng thú cho HS qua trò chơi 
 trong giảng dạy địa lí........................................................................................13
 a. Ý nghĩa của việc tạo hứng thú học tập cho HS trong giảng dạy ...............13
 b. Ý nghĩa của việc sử dụng trò chơi dạy học để nâng cao hứng thú học tập 
 của HS đối với môn địa lí..............................................................................13
 7.2.1.4. Cơ sở tâm sinh lí học đối với hoạt động học tập của HS khối 12 THPT
 ..........................................................................................................................14
 a. Những đặc điểm cơ bản về tâm sinh lí của HS khối 12 THPT .................14
 b. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn địa lí của HS khối 12 
 THPT.............................................................................................................16
7.2.2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 12 
(PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN) NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC 
SINH ......................................................................................................................17
 7.2.2.1. Các trường hợp có thể ứng dụng việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy 
 địa lí 12 (phần địa lí tự nhiên)..........................................................................17
 7.2.2.2. Thiết kế và sử dụng một số trò chơi trong giảng dạy địa lí 12 (phần địa 
 lí tự nhiên) ........................................................................................................18
 a. Nhóm trò chơi khởi động ..........................................................................18
 b. Nhóm trò chơi kích thích học tập..............................................................22
 c. Nhóm trò chơi khám phá tri thức ..............................................................29
 7.2.2.3. Thiết kế bài học minh họa cụ thể ........................................................31
 a. Ý tưởng thiết kế bài học ............................................................................31
 b. Thiết kế giáo án minh họa .........................................................................32
7.2.3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG 
TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 12 (PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN) .....38 DANH MỤC CÁC HÌNH 
Hình 1: Mô tả thiết kế trò chơi ô chữ trong học bài “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió 
 mùa”
Hình 2: Mô tả thiết kế trò chơi đuổi hình bắt chữ trong học bài “Thiên nhiên chịu ảnh 
 hưởng sâu sắc của biển”
Hình 3: Mô tả thiết kế trò chơi đuổi hình bắt chữ trong học bài “Bảo vệ môi trường và 
 phòng chống thiên tai”
Hình 4: Mô tả thiết kế trò chơi theo dòng dữ kiện trong học bài “Sử dụng và bảo vệ tài 
 nguyên thiên nhiên”
Hình 5: Mô tả thiết kế trò chơi theo dòng dữ kiện trong bài 6 “Đất nước nhiều đồi núi”
Hình 6: Mô tả thiết kế trò chơi mảnh ghép trong học bài “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió 
 mùa”
Hình 7: Một số hình ảnh về các trò chơi thiết kế bởi power point
Hình 8: Mô tả thiết kế trò chơi “Tập làm thủ môn” trong bài “Sử dụng và bảo vệ tài 
 nguyên thiên nhiên”
Hình 9: Giao diện thiết kế trò chơi “Việt Nam kì thú”
Hình 10: Trang slide Power Point thể hiện kết quả các đội thi
Hình 11: Trang slide Power Point thể hiện cách thiết kế trò chơi thực hành 
 kĩ năng địa lí
Hình 12: Sự hứng thú của HS trong giờ học sử dụng trò chơi
 DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Phân biệt ba loại trò chơi trong dạy học
Bảng 2: Phân bố phần trăm ý kiến HS được nghiên cứu yêu thích nhất các hình thức 
 tổ chức dạy học (%)
Bảng 3: Phân bố phần trăm lợi ích HS thấy lớn nhất khi GV sử dụng trò chơi trong học 
 tập (%) Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) 
 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
 – Địa chỉ tác giả sáng kiến: trường THPT Quang Hà (phân hiệu 2) – Bá Hiến – 
Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
 – Số điện thoại: 0978922906
 E_mail: nguyenphuongthao.gvquangha@vinhphuc.edu.vn
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
 Bà Nguyễn Phương Thảo – GV trường THPT Quang Hà 
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
 Công tác giảng dạy môn địa lí lớp 12 (phần địa lí tự nhiên).
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ
 Ngày 6/9/2018
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
7.1. MỞ ĐẦU
 7.1.1. Mục đích
 – Giúp GV nhận thấy việc sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí là hợp lí, có 
hiệu quả.
 – Giúp HS có khả năng lĩnh hội kiến thức, tăng tính tích cực, chủ động trong 
giờ học.
 – Góp phần nâng cao kết quả học tập đối với các HS lớp 12 trường THPT 
Quang Hà.
 7.1.2. Nhiệm vụ
 – Xây dựng các lí luận liên quan đến việc sử dụng trò chơi trong việc tạo hứng 
thú học tập môn địa lí cho HS.
 – Đưa ra cách áp dụng cụ thể việc sử dụng trò chơi vào các bài học trong 
chương trình địa lí 12.
 – Thiết kế các trò chơi có thể sử dụng để giảng dạy môn địa lí 12 (phần địa lí tự 
nhiên).
 - Thiết kế một bài dạy cụ thể minh họa cho sáng kiến.
 7.1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
 Toàn thể HS khối lớp 12 trường THPT Quang Hà (phân hiệu 2) năm học 2018 
– 2019.
 2 Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) 
 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
 – Đề tài là tư liệu tham khảo hiệu quả, thiết thực cho các GV trong quá trình 
thực giảng.
 7.1.7. Cấu trúc đề tài
 Nội dung chính của đề tài được chia làm 3 phần:
 Phần 1: Cơ sở lí luận của việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy địa lí nhằm tạo 
hứng thú học tập cho HS
 Phần 2: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong giảng dạy địa lí 12 (phần địa lí tự 
nhiên) nhằm tạo hứng thú học tập cho HS 
 Phần 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả khi thiết kế và sử dụng trò chơi trong 
giảng dạy địa lí 12 (phần địa lí tự nhiên)
7.2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 7.2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG 
GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
 7.2.1.1. Một số khái niệm 
 a. Trò chơi
 Một số nhà tâm lí – giáo dục học theo trường phái sinh học như K.Gross, S.Hall, 
V.Stern... cho rằng, trò chơi là do bản năng quy định, chơi chính là sự giải tỏa năng 
lượng dư thừa. Còn G.Piagie cho rằng, trò chơi là hoạt động trí tuệ thuần túy, là một 
nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ.
 Trên quan điểm macxit, các nhà khoa học Xô Viết đã khẳng định rằng, trò chơi 
có nguồn gốc từ lao động và mang bản chất xã hội. Trò chơi được truyền thụ từ thế hệ 
này sang thế hệ khác chủ yếu bằng con đường giáo dục.
 Đối với tác giả Đặng Thành Hưng thì trò chơi là một thuật ngữ có hai nghĩa:
 Một là kiểu loại phổ biến của chơi. Nó chính là chơi có luật (tập hợp quy tắc 
định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) và có tính cạnh tranh hoặc tính thách 
thức đối với người tham gia.
 Hai là những thứ công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi, 
chẳng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thể dưới hình thức chơi...
 Các trò chơi đều có luật lệ, quy tắc, nhiệm vụ, yêu cầu tức là có tổ chức và thiết 
kế, nếu không có những thứ đó thì không có trò chơi mà chỉ có sự chơi đơn giản.
 Như vậy, trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi, có hệ thống và có tổ chức. Trò 
chơi là sự chơi có luật, những hành vi chơi tùy tiện, bất giác không gọi là trò chơi.
 4 Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 (phần Địa lí tự nhiên) 
 nhằm tạo hứng thú học tập cho HS
 Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc 
tổ chức hoạt động cho HS. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách 
tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật 
chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học 
tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.
 c. Hứng thú
 Có nhiều định nghĩa khác nhau về hứng thú.Tuy nhiên, trong nghiên cứu này sử 
dụng định nghĩa “hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân với những đối tượng nào đó 
vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa mang lại sự khoái cảm cho cá nhân trong hoạt 
động” của tác giả Huỳnh Văn Sơn. Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi quá 
trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, giá 
trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin 
khác nhau. Từ định nghĩa về hứng thú và học tập ở trên, hứng thú học tập chính là thái 
độ của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập vì sự lôi cuốn về tình cảm, ý 
nghĩa thiết thực trong quá trình nhận thức.
 7.2.1.2. Những vấn đề lí luận cơ bản về trò chơi dạy học 
 a. Cấu trúc chung của trò chơi dạy học
 Trò chơi dạy học có mọi đặc điểm của trò chơi thông thường, nhưng về cấu trúc, 
nó kết hợp các yếu tố chơi và các yếu tố sư phạm trong một tổ hợp hoạt động và quan 
hệ hiện thực. Đó là cấu trúc phức tạp, gồm những thành tố sau:
 Mục đích hay chủ định chơi: là những nhiệm vụ học tập của HS trong khi tham 
gia chơi. Mục đích này chi phối tất cả những yếu tố của trò chơi. Khi trò chơi kết thúc, 
mức độ đạt được của mục đích chơi được phản ánh ở kết quả hiện thực mà HS thu 
được và kết quả đó cũng là kết quả giải quyết các nhiệm vụ học tập – HS học được 
những gì cụ thể thì chính những cái đó phải thể hiện trong kết quả chơi.
 Các hành động hay hành động chơi: là những hoạt động thực sự mà người 
tham gia trò chơi tiến hành để thực hiện vai, nhiệm vụ và vai trò của mình trong trò 
chơi.
 Luật chơi hay quy tắc chơi: là những quy định nhằm bảo đảm sự định hướng 
các hoạt động và hành động chơi vào mục đích chơi hay nhiệm vụ học tập, chỉ ra các 
mục tiêu và kết quả của các hành động, các phương thức và tính chất của hoạt động và 
hành động, xác định trình tự và tiến độ của các hành động, tạo ra các tiêu chí điều 
chỉnh các quan hệ và hành vi của người tham gia và tiêu chí đánh giá hoạt động, hành 
động chơi có đáp ứng các nhiệm vụ học tập hay không.
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_va_su_dung_tro_choi_trong_day_hoc_dia_li_12_ph.doc