SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích- Tổng hợp trong dạy học Phần ba Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10 cơ bản

SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích- Tổng hợp trong dạy học Phần ba Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10 cơ bản

Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và rèn kỹ năng học tập của học sinh đang là vấn đề rất được chú ý không chỉ của người giáo viên trực tiếp giảng dạy mà còn được coi là vấn đề cấp bách mà Đảng và Nhà nước cũng như nhiều cấp ngành quan tâm. Cách thức đổi mới và phương pháp thực hiện phải thể hiện được quan điểm “Lấy người học làm trung tâm”. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, tính chủ động của người thầy vẫn vẫn còn nhiều, người học chưa thật sự chủ động trong việc khám phá, tìm kiếm tri thức mới.

 Để hoạt động dạy học đạt kết quả cao thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay cần tập trung vào vấn đề rèn luyện các kỹ năng học tập cho học sinh, nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng tiếp thu tri thức cũng như hình thành và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo. Có như vậy chúng ta mới mong đào tạo ra thế hệ trẻ năng động, sáng tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

 Vấn đề đặt ra là làm sao có thể phát huy được tính tích cực của học sinh? Tôi nhận thấy, trong các phương pháp rèn luyện kỹ năng nhận thức cho học sinh thì phương pháp sử dụng bài tập tình huống là một phương pháp cần được tập trung thực hiện. Bởi phương pháp này mang lại hiệu quả tiếp thu tri thức cao cũng như rèn luyện có hiệu quả cho học sinh các kỹ năng nhận thức, từ đó học sinh sẽ chủ động tiếp thu tri thức dưới sự hướng dẫn, dẫn dắt của người giáo viên.

 Khi nghiên cứu và dạy học chương trình Sinh học 10 tôi thấy phần Sinh học Vi sinh vật là một trong các nội dung kiến thức có thể sử dụng một cách tốt nhất phương pháp sử dụng bài tập tình huống trong dạy học. Do vậy việc thiết kế, đưa ra các bài tập tình huống để vừa giảng dạy kiến thức vừa rèn luyện kỹ năng như kỹ năng phân tích- tổng hợp là một vấn đề cần thiết.

 Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích- tổng hợp trong dạy học Phần ba Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10 cơ bản”.

 

doc 22 trang thuychi01 20989
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích- Tổng hợp trong dạy học Phần ba Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
Người thực hiện	: Lê Thị Thuận
Chức vụ	: Giáo viên	
SKKN môn	: Sinh học	
THANH HÓA 2017
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH- TỔNG HỢP TRONG DẠY HỌC PHẦN BA SINH HỌC VI SINH VẬT, 
SINH HỌC 10 CƠ BẢN
 MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 3 
I. Lí do chọn đề tài 4
II. Mục đích nghiên cứu 4
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
IV. Phương pháp nghiên cứu. 5
V. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 
 PHẦN 2: NỘI DUNG 6
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 6
1. Tình huống, tình huống dạy học, bài tập tình huống 7
2. Dạy học bằng bài tập tình huống 8
3. Kỹ năng học tập 10 
4. Yêu cầu khi thiết kế bài tập tình huống 10
5. Kỹ thuật thiết kế bài tập tình huống trong dạy học. 
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 10
III. Thiết kế và sử dụng các bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng
 phân tích- tổng hợp cho học sinh trong phần ba Sinh học Vi sinh vật,
 Sinh học 10 cơ bản. 11
1. Phân tích cấu trúc nội dung phần Vi sinh vật, Sinh học 10 cơ bản. 11
2. Quy trình thiết kế bài tập tình huống dạy học để rèn luyện 
kỹ năng phân tích- tổng hợp cho học sinh trong 
dạy học Sinh học. 12
3. Hệ thống các bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng phân tích-tổng hợp 13
4. Sử dụng các bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng
 phân tích- tổng hợp cho học sinh trong dạy học
 phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10. 19
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21
I. Kết luận 21
II. Kiến nghị 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và rèn kỹ năng học tập của học sinh đang là vấn đề rất được chú ý không chỉ của người giáo viên trực tiếp giảng dạy mà còn được coi là vấn đề cấp bách mà Đảng và Nhà nước cũng như nhiều cấp ngành quan tâm. Cách thức đổi mới và phương pháp thực hiện phải thể hiện được quan điểm “Lấy người học làm trung tâm”. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, tính chủ động của người thầy vẫn vẫn còn nhiều, người học chưa thật sự chủ động trong việc khám phá, tìm kiếm tri thức mới.
	Để hoạt động dạy học đạt kết quả cao thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay cần tập trung vào vấn đề rèn luyện các kỹ năng học tập cho học sinh, nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng tiếp thu tri thức cũng như hình thành và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo. Có như vậy chúng ta mới mong đào tạo ra thế hệ trẻ năng động, sáng tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
	 Vấn đề đặt ra là làm sao có thể phát huy được tính tích cực của học sinh? Tôi nhận thấy, trong các phương pháp rèn luyện kỹ năng nhận thức cho học sinh thì phương pháp sử dụng bài tập tình huống là một phương pháp cần được tập trung thực hiện. Bởi phương pháp này mang lại hiệu quả tiếp thu tri thức cao cũng như rèn luyện có hiệu quả cho học sinh các kỹ năng nhận thức, từ đó học sinh sẽ chủ động tiếp thu tri thức dưới sự hướng dẫn, dẫn dắt của người giáo viên.
 Khi nghiên cứu và dạy học chương trình Sinh học 10 tôi thấy phần Sinh học Vi sinh vật là một trong các nội dung kiến thức có thể sử dụng một cách tốt nhất phương pháp sử dụng bài tập tình huống trong dạy học. Do vậy việc thiết kế, đưa ra các bài tập tình huống để vừa giảng dạy kiến thức vừa rèn luyện kỹ năng như kỹ năng phân tích- tổng hợp là một vấn đề cần thiết.
	Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích- tổng hợp trong dạy học Phần ba Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10 cơ bản”.
II. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu thiết kế và sử dụng các bài tập tình huống ( BTTH ) trong dạy học phần Vi sinh vật, Sinh học 10 để góp phần cho học sinh trung học phổ thông rèn luyện kỹ năng phân tích- tổng hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học đồng thời gây hứng thú cho học sinh với bộ môn này.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các BTTH và phương pháp sử dụng BTTH để rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích- tổng hợp trong Phần ba Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10 cơ bản.
IV. Phương pháp nghiên cứu. 
a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu kiên quan để làm cơ sở lý luận.
b. Phương pháp điều tra cơ bản.
Điều tra về thực trạng của việc sử dụng BTTH để rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp cho học sinh trong giảng dạy sinh học hiện nay ở nhà trường THPT.
c. Phương pháp chuyên gia:
Gặp gỡ, trao đổi với người hướng dẫn giỏi về lĩnh vực nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn của những người có kinh nghiệm để giúp định hướng cho việc triển khai đề tài.
d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
- Tiến hành thực nghiệm ở trường THPT nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng BTTH để rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích- tổng hợp trong dạy học Sinh học .
- Tiến hành thực nghiệm:
+ Lớp trước thời gian thực nghiệm: giáo án thiết kế theo hướng thuyết trình- tái hiện thông báo
+ Lớp sau thời gian thực nghiệm: giáo án thiết kế theo hướng sử dụng các BTTH.
Thực nghiệm để biết rằng hiệu quả của việc áp dụng BTTH vào dạy học Sinh học đem lại kết quả thực tế về hứng thú học tập cũng như thành tích học tập thông qua điểm số như thế nào.
e. Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng một số công thức toán học để xử lí các kết quả điều tra và thực nghiệm sư phạm.
V. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về dạy học bằng tình huống, sử dụng BTTH để rèn luyện kỹ năng học tập và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.
- Đề xuất quy trình thiết kế và sử dụng BTTH trong quá trình dạy học.
- Thiết kế được các BTTH trong dạy học phần sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10 cơ bản để góp phần rèn luyện kỹ năng phân tích- tổng hợp cho học sinh.
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1. Tình huống, tình huống dạy học, bài tập tình huống. 
a. Tình huống là gì?
Theo quan điểm triết học, tình huống được nghiên cứu như là một tổ hợp các mối quan hệ cụ thể, đến một thời điểm nhất đinh liên kết con người với môi trường của anh ta, lúc đó anh ta biến thành một chủ thể của hành động có đối tượng nhằm đạt được mục tiêu nhất định.
Xét về mặt tâm lý học: “ Tình huống là một hệ thống những điều kiện bên trong quan hệ với chủ thể, những điều kiện này tác động một cách gián tiếp lên tính tích cực cảu chủ thể đó”.
Nói một cách khái quát hơn, “ Tình huống là toàn thể sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ hành động, đối phó, chịu đựng”.
Người ta phân biệt tình huống thành 2 dạng chính: Tình huống đã xảy ra là những tình huống đã xảy ra được tích lũy với vốn tri thức của nhân loại; Tình huống sẽ xảy ra ( dự kiến chủ quan).
 Như vậy, tình huống là sự kiện có thực trong đời sống xã hội, mọi cá nhân và xã hội luôn sống trong các tình huống nhất định, thường xuyên đối mặt và chịu sự tác động của nó. Để tồn tại và phát triển mỗi cá nhân và xã hội luôn phải tìm cách giải quyết những tình huống đó từ tình huống đơn giản đến những tình huống phức tạp.
b. Tình huống dạy học, bài tập tình huống
 Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thành chủ thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong môi trường dạy học nhằm một mục đích dạy học cụ thể.
Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong được sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức.
 Theo quan điểm lý luận dạy học, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, tế bào của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp các điều kiện cần thiết. Đó là mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn chế riêng biệt.
 Theo Nguyễn Ngọc Quang, tình huống dạy học còn có thể hình thành thông qua tình huống mô phỏng. Mô phỏng là hành vi bắt chước, sao chép, phỏng theo quá trình hành vi của con người, sự tương tác riêng của cá nhân nhằm đạt được mục đích nào đó. Quá trình hành vi của con người trong tình huống thực, cụ thể được xử lý sư phạm bằng mô hình hóa tạo nên tổ hợp các mô phỏng, là mô hình của tình huống thực tiễn. Dùng tình huống mô phỏng này trong tổ chức dạy học nó trở thành tình huống dạy học.
 Bài tập tình huống là những tình huống đã xảy ra trong quá trình dạy học được cấu trúc dưới dạng bài tập. Học sinh giải quyết được những tình huống trên vừa giúp hình thành những kiến thức mới, vừa củng cố và khắc sâu kiến thức. Trong quá trình rèn luyện kỹ năng học tập thì bài tập tình huống vừa là phương tiện, vừa là công cụ, vừa là cầu nối giao tiếp giữa giáo viên và học sinh.
2. Dạy học bằng bài tập tình huống 
 Phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống là phương pháp dạy học mà trong đó giáo viên đặt học sinh vào một trạng thái tâm lí đặc biệt khi họ gặp mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm tòi, tích cực, sáng tạo, kết quả là họ giành được kiến thức và cả giải pháp giành kiến thức.
a. Đặc điểm của dạy học bằng bài tập tình huống.
- Dựa vào các tình huống để thực hiện chương trình học.
- Những tình huống có cấu trúc thực sự phức tạp, chứa các biến sư phạm
- Bản thân tình huống mang tính chất gợi vấn đề
- Học sinh chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với tình huống chứ không có công thức nào giúp học sinh tiếp cận với tình huống.
- Việc đánh giá dựa trên hành động và thực tiễn.
b. Ưu nhược điểm của việc dạy học bằng bài tập tình huống 
* Ưu điểm: 
 Đây là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cực của học sinh và quá trình học tập, phát triển các kỹ năng học tập, giải quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, trình bày,của học sinh, tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo, tiếp cận bài tập tình huống dưới nhiều góc độ; cho phép phát hiện ra những giải pháp cho những bài tập tình huống phức tạp; chủ động điều chỉnh được các nhận thức, hành vi, kỹ năng của học sinh. Phương pháp này có thế mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao.
	Như vậy phương pháp này có thể phát huy được tính dân chủ, năng động và tập thể để đạt được mục đích dạy học. 
* Nhược điểm: 
	Để thiết kế được bài tập tình huống phù hợp nội dung, mục tiêu đào tạo, trình độ học sinh, kích thích được tính tích cực của học sinh đòi hỏi cần nhiều thời gian và công sức. Đồng thời giáo viên cần phải có nhiều kinh nghiệm, kiến thức sâu, rộng, có kỹ năng kích thích, phối hợp tốt các quá trình dẫn dắt, tổ chức thảo luận và giải đáp giúp học sinh tiếp cận kiến thức, kỹ năng. Trên thực tế, không phải giáo viên nào cũng hội tụ đủ các phẩm chất trên. Do sự eo hẹp về thời gian giảng dạy trên lớp và sự thụ động của học sinh do quá quen với phương pháp thuyết trình là một trở ngại trong việc áp dụng phương pháp này.
3. Kỹ năng học tập
a. Kỹ năng học tập
	Học tập là loại hình hoạt động cơ bản, một loại hoạt động phức tạp của con người. Muốn học tập có kết quả, con người cần phải có một hệ thống kỹ năng chuyên biệt gọi là kỹ năng học tập. Theo các nhà tâm lý học, kỹ năng học tập là khả năng của người thực hiện có kết quả các hành động học tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định, nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra.
	Kỹ năng học tập có những đặc trưng sau:
- Là tổ hợp các hành động học tập đã được học sinh nắm vững, biểu hiện mặt kỹ thuật của hành động học tập và năng lực học tập của mỗi học sinh. Có kỹ năng học tập là có năng lực học tập ở mức độ nào đó.
- Kỹ năng học tập có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập. Nó là yếu tố có mục đích, luôn hướng tới mục đích của hoạt động học tập và có ý nghĩa quyết định kết quả học tập.
- Kỹ năng học tập là một hệ thống, trong đó có các kỹ năng học tập chuyên biệt. Có bao nhiêu loại hình học tập thì có bấy nhiêu kỹ năng học tập chuyên biệt. Kỹ năng học tập là một hệ thống mở, mang tính chất phức tạp, nhiều tầng, nhiều bậc và mang tính phát triển. Trong những điều kiện, hoàn cảnh học tập khác nhau, nhiều kỹ năng chuyên biệt hày kỹ năng thành phần có thể mất đi, thay thế hoặc được điều chỉnh. Trong hệ thống kỹ năng học tập có những kỹ năng khái quát, chung cho mọi môn học hoặc một nhóm kỹ năng chung và có những kỹ năng chuyên biệt cho từng môn học. 
b. Một số kỹ năng nhận thức 
- Kỹ năng phân tích - tổng hợp
- Kỹ năng so sánh
- Kỹ năng khái quát hóa. 
- Kỹ năng suy luận
c. Tìm hiểu về kỹ năng phân tích- tổng hợp.
- Phân tích là sự phân chia trong tư duy đối tượng hay hiện tượng thành những yếu tố nhỏ hơn hoặc những mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận, quan hệ giống loài nhằm tìm ra bản chất của chúng.
 - Mục đích chủ yếu của việc rèn luyện kỹ năng phân tích là hình thành ở các em thói quen tìm hiểu sự vật hiện tượng có chiều sâu, nắm bắt được babr chất của đối tượng nghiên cứu, trước hết là nắm được cấu trúc của đối tượng.
 - Tổng hợp là sự kết hợp trong tư duy các yếu tố cấu thành của sự vật hiện tượng trong một chỉnh thể.
 - Phân tích và tổng hợp là hai mặt của một quá trình tư duy thống nhất có sự liên hệ mật thiết với nhau. Trong Sinh học thường dùng phân tích và tổng hợp để phân tích cấu tạo cơ quan , hệ cơ quan...cơ chế, quá trình Sinh học.
 - Phân tích - tổng hợp có các hình thức diễn đạt: 
+ Diễn đạt bằng lời
+ Diễn đạt bằng sơ đồ phân tích
+ Diễn đạt bằng hệ thống
+ Diễn đạt dưới dạng tranh sơ đồ.
4. Yêu cầu khi thiết kế bài tập tình huống	
- Nội dung mang tính giáo dục, chứa đựng mâu thuẫn nhận thức và mang tính khiêu khích, tình huống thực tế phù hợp với bài học.
- Hình thức: Thuật ngữ ngắn gọn, xúc tích, có kết cấu rõ ràng, dễ hiểu. Có trọng tâm và tương đối hoàn chỉnh để không cần tìm hiểu thêm về quá nhiều thông tin...
5. Kỹ thuật thiết kế bài tập tình huống trong dạy học.
Để giúp học sinh xác định được các dữ kiện, nhận ra được các mâu thuẫn trong nhận thức, thì xây dựng bài tập tình huống trong dạy học được thiết kế theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung của bài học
Bước 3: Thiết kế bài tập tình huống trong dạy học.
Bước 4: Vận dụng tình huống vào dạy học
Các yêu cầu của bài tập tình huống:
Tính thời sự, sát thực tế, sát nội dung bài học.
Tạo ra nhiều khả năng để học sinh đưa ra nhiều giải pháp
Nội dung của bài tập tình huống phải phù hợp với trình độ của học sinh.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua điều tra thực trạng dạy học sinh học trong trường THPT nói chung và phần ba Sinh học Vi sinh vật 10 nói riêng thì việc thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện các kỹ năng nhất là kỹ năng phân tích- tổng hợp cho học sinh vẫn chưa được các giáo viên thực sự quan tâm.
Phần Sinh học Vi sinh vật 10 là một phần kiến thức có nhiều điều mới mẻ, trừu tượng và tương đối khó dạy, tuy vậy đây là phần kiến thức có liên quan nhiều đến các hiện tượng lĩnh vực thực tế trong đời sống thường nhật vì vậy việc đưa các bài tập tình huống vào để học sinh nắm bắt kiến thức và tạo ra hứng thú cho học sinh trong giờ học là một việc làm thiết thực.
Qua việc dự giờ và tham khảo ý kiến các giáo viên cùng trường và các đồng nghiệp cùng học đại học hiện đang dạy các trường bạn, tổng số 10 người về việc sử dụng BTTH để rèn luyện kỹ năng phân tích- tổng hợp cho học sinh tôi thu được kết quả điều tra như sau:
 Bảng kết quả điều tra tình hình dạy học bằng BTTH
Thiết kế thường xuyên
Có thiết kế nhưng không thường xuyên
Chưa từng thiết kế
Số lượng
Tỉ lệ(%)
Số lượng 
Tỉ lệ(%)
Số lượng
Tỉ lệ
 1
10%
3
30%
6
60%
Từ bảng số liệu trên ta có thể dễ dàng nhận thấy việc sử dụng BTTH trong giảng dạy để rèn luyện các kỹ năng trong đó có kỹ năng phân tích- tổng hợp trong trường THPT vẫn là một vấn đề mới mẻ, chưa được quan tâm và đầu tư đúng mực.
Mặc dù nhận định dạy học bằng BTTH là một phương pháp tích cực xong lại khó thực hiện vì học sinh đã quen với lối tiếp thu thụ động, việc giáo viên thiết kế các BTTH sẽ mất thời gian và khó làm, tuy vậy tôi tin rằng nếu thực hiện được thì dạy học bằng BTTH sẽ đem lại hiệu quả dạy và học cao hơn rất nhiều so với trước đây.
III. Thiết kế và sử dụng các bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích- tổng hợp cho học sinh trong phần ba Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10 cơ bản.
1. Phân tích cấu trúc nội dung phần Vi sinh vật, Sinh học 10 cơ bản.
Bao gồm 3 chương:
* Cấu trúc chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Vi sinh vật.
- Nêu khái việm vi sinh vật và đặc điểm chung của Vi sinh vật.
- Trình bày các kiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật dựa vào nguồn cacbon mà vi sinh vật đó sử dụng.
- Trình bày được các kiểu dinh dưỡng cơ bản của Vi sinh vật: hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men.
- Nêu được đặc điểm chung của các quá trình tổng hợp và phân giải chủ yếu ở Vi sinh vật và ứng dụng của các quá trình này trong đời sống và sản xuất.
- Biết làm một số sản phẩm lên men.
* Cấu trúc chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của Vi sinh vật
Chương này gồm những nội dung sau:
Nêu được khái niệm về sinh trưởng của Vi sinh vật
Đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở Vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục và không liên tục.
Nêu được các cách thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực và vi sinh vât nhân sơ.
Trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của Vi sinh vật và ứng dụng của chúng.
* Cấu trúc chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm
Chương này gồm những nội dung sau:
Khái niệm, cấu tạo và cấu trúc các loại Virut
Trình bày sự nhân lên của Virut trong tế bào chủ.
Trình bày về virut gây bệnh và ứng dụng của Virut trong thực tiễn.
Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch, các phương pháp lây lan và phòng tránh.
Như vậy thông qua phân tích về đặc điểm cấu trúc, nội dung phần Sinh học Vi sinh vật 10 cơ bản đã định hướng để tôi thiết kế các bài tập tình huống với mong muốn giúp cho học sinh của mình nhận thức cũng như lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Cũng từ đó rèn luyện kỹ năng học tập cho học sinh trong đó có kỹ năng phân tích- tổng hợp.
2. Quy trình thiết kế bài tập tình huống dạy học để rèn luyện kỹ năng phân tích- tổng hợp cho học sinh trong dạy học Sinh học 
Quy trình thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng phân tích- tổng hợp cho học sinh trong dạy học Sinh học:
Xác định mục tiêu của chương, của bài
 Nghiên cứu
Phân tích nội dung chương bài để xác định nội dung có thể thiết kế câu hỏi BTTH rèn luyện kỹ năng phân tích- tổng hợp
 Xử lí sư phạm
 Diễn đạt tình huống dưới dạng bài tập
 	 Dạy học
Kiểm định tình huống dạy học đã được thiết kế
3. Hệ thống các bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng phân tích-tổng hợp.
* Bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp chương I
BTTH 1: Khi nghiên cứu các loại môi trường cơ bản nuôi cấy vi sinh vật người ta đưa ra 3 loại môi trường sau: 
Môi trường 1: Dịch chiết nước thịt, thạch 10g, glucozo 4g, nước 100ml.
Môi trường 2: glucozo 4g, NaCl 5g, MgSO4 2g, nước 100ml
Môi trường 3: Cao thịt bò
Em nhận thấy các môi trường trên có điểm gì khác nhau, có thể gọi tên 3 loại môi trường trên như thế nào?
BTTH 2: Một nhà khoa học khi nghiên cứu về một nhóm các vi khuẩn nhận thấy rằng các loài vi khuẩn này sử dụng nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ và sử dụng nguồn năng lượng hóa học trong điều kiện được chiếu sáng. Nhà khoa học này khẳng định nhóm vi sinh vật này thuộc kiểu dinh dưỡng là quang dị dưỡng.
	Theo em nhận định của nhà khoa học đúng hay sai? Vì sao?
(Dạy mục I.2. Các kiểu dinh dưỡng, bài 22, Sinh học 10 cơ bản)
BTTH 3: Khi nghiên cứu các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật giáo viên đã yêu cầu một học sinh lấy 4 ví dụ minh họa cho 4 kiểu dinh dưỡng, bạn Thành đã lấy 4 ví dụ sau: 
+ Quang tự dưỡng: Như vi khuẩn lam sống trên bề mặt nước ao hồ, đồng ruộng.
+ Hóa tự dưỡng: Vi khuẩn nitrat hóa sống trong lòng đất.
+ Quang dị dưỡng: Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía sống trong bùn lầy.
+ Hóa dị dưỡng: Động vật nguyên sinh sống trong nước.
	Theo em bạn đã lấy ví dụ đúng chưa, giải thích và rút ra nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu của 4 kiểu dinh dưỡng trên.
(Dạy mục I.2. Các kiểu dinh dưỡng, bài 22, Sinh học 10 cơ bản)
BTTH 4: Khi tìm hiểu về hô hấp và lên men, để xác định các kiểu chuyển h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_va_su_dung_bai_tap_tinh_huong_de_ren_luyen_ky.doc