SKKN Thiết kế Chuyên đề ngữ văn địa phương xứ Thanh: “Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy” góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường THPT

SKKN Thiết kế Chuyên đề ngữ văn địa phương xứ Thanh: “Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy” góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường THPT

 Trong nhiều năm qua, công tác sinh hoạt tổ chuyên môn trong các trường phổ thông đã được tổ chức thực hiện, duy trì thường xuyên và đạt được các mục tiêu đặt ra. Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề giúp cho giáo viên nâng cao được trình độ tác nghiệp của bản thân, hình thành mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp, xây dựng môi trường học tập và tự học suốt đời. Từ đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.

 Công tác tự học, tự bồi dưỡng có tầm quan trọng trong quá trình nâng cao trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân nói riêng và đội ngũ nói chung.Trong thực tế nội dung sinh hoạt chuyên đề được lựa chọn đa dạng và phong phú từ các vấn đề trong thực tế giảng dạy, trong quá trình bồi dưỡng thường xuyên. Giáo viên sẽ chủ động phát hiện vấn đề, tự học, tự nghiên cứu để làm mới chính mình. Hợp tác cùng đồng nghiệp góp phần làm phong phú nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.

 Kho tàng văn học xứ Thanh của chúng ta rất giàu có đã góp vào dòng chảy của văn học dân tộc những tác phẩm sáng giá và nhiều tác giả tài năng. Trên thực tế, sự hiểu biết của giáo viên về ngữ văn địa phương còn tản mạn. Đối với học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp về ngữ văn địa phương cho thấy các em chưa có sự quan tâm thỏa đáng về nội dung này, sự hiểu biết về văn học địa phương thực sự còn rất khiêm tốn so với yêu cầu. Bên cạnh đó nội dung bối dưỡng ngữ văn địa phương trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên với dung lượng 30 tiết đã trang bị kiến thức cho giáo viên ở mức độ thấy diện mà chưa đi sâu vào thấy điểm như: vấn đề thi pháp sáng tác của các tác giả hoặc nhiều góc độ khác trong tiếp nhận văn bản.

 Không gian là một trong những đối tượng phản ánh của tác phẩm văn học, là một phạm trù thẩm mĩ. Không có hình tượng nghệ thuật nào lại không tồn tại trong không gian của chủ thể sáng tác. Không gian gắn với những quan niệm nghệ thuật về con người, về thế giới chủ thể. Không gian còn là một yếu tố quan trọng làm nền cho tác phẩm góp phần bộc lộ chủ đề.

 

doc 19 trang thuychi01 4710
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thiết kế Chuyên đề ngữ văn địa phương xứ Thanh: “Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy” góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
 Trong nhiều năm qua, công tác sinh hoạt tổ chuyên môn trong các trường phổ thông đã được tổ chức thực hiện, duy trì thường xuyên và đạt được các mục tiêu đặt ra. Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề giúp cho giáo viên nâng cao được trình độ tác nghiệp của bản thân, hình thành mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp, xây dựng môi trường học tập và tự học suốt đời. Từ đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.
 Công tác tự học, tự bồi dưỡng có tầm quan trọng trong quá trình nâng cao trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân nói riêng và đội ngũ nói chung.Trong thực tế nội dung sinh hoạt chuyên đề được lựa chọn đa dạng và phong phú từ các vấn đề trong thực tế giảng dạy, trong quá trình bồi dưỡng thường xuyên. Giáo viên sẽ chủ động phát hiện vấn đề, tự học, tự nghiên cứu để làm mới chính mình. Hợp tác cùng đồng nghiệp góp phần làm phong phú nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. 
 Kho tàng văn học xứ Thanh của chúng ta rất giàu có đã góp vào dòng chảy của văn học dân tộc những tác phẩm sáng giá và nhiều tác giả tài năng. Trên thực tế, sự hiểu biết của giáo viên về ngữ văn địa phương còn tản mạn. Đối với học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp về ngữ văn địa phương cho thấy các em chưa có sự quan tâm thỏa đáng về nội dung này, sự hiểu biết về văn học địa phương thực sự còn rất khiêm tốn so với yêu cầu. Bên cạnh đó nội dung bối dưỡng ngữ văn địa phương trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên với dung lượng 30 tiết đã trang bị kiến thức cho giáo viên ở mức độ thấy diện mà chưa đi sâu vào thấy điểm như: vấn đề thi pháp sáng tác của các tác giả hoặc nhiều góc độ khác trong tiếp nhận văn bản.
 Không gian là một trong những đối tượng phản ánh của tác phẩm văn học, là một phạm trù thẩm mĩ. Không có hình tượng nghệ thuật nào lại không tồn tại trong không gian của chủ thể sáng tác. Không gian gắn với những quan niệm nghệ thuật về con người, về thế giới chủ thể. Không gian còn là một yếu tố quan trọng làm nền cho tác phẩm góp phần bộc lộ chủ đề.
 	Không gian nghệ thuật cũng được coi là một hịên tượng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là sản phẩm của người nghệ sĩ sáng tạo nhằm biểu hiện về con người, về thế giới, đồng thời thể hiện quan niệm nhân sinh. Không gian nghệ thuật có mô hình ngôn ngữ riêng, vì nó thể hiện quan niệm về trật tự thế giới, về sự lựa chọn trong quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ.
 Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ xuất hiện lớp nhà thơ mặc áo lính. Họ trưởng thành từ cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, trong số đó có nhà thơ Nguyễn Duy. Nguyễn Duy là một nhà thơ tiêu biểu, một gương mặt xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Xuất hiện trên thi đàn từ những năm bảy mươi của thế kỉ hai mươi, trong chặng đường trên ba mươi năm sáng tác. Nguyễn Duy có nhiều đóng góp đáng kể cho nền thơ ca dân tộc: 12 tập thơ, 3 tập bút ký, 1 tiểu thuyết. Ông đã từng được nhận giải nhất tuần báo văn nghệ 1973, được tặng giải A về thơ của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1985, nhận giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007. Sự nghiệp thơ ca của ông kết tinh những giá trị nhân văn cao đẹp. 
 	Thơ Nguyễn Duy gắn bó máu thịt với nhân dân, đất nước. Trong chiến tranh ông viết những vần thơ mang theo nhiệt huyết của một trái tim người lính. Sau năm 1975, đất nước thống nhất, đặc biệt là sau những năm tám mươi - thời kì đổi mới của đất nước, thơ ca lắng lại, có nhiều ngã rẽ, một số nghệ sĩ tìm đến với những phong cách thơ hiện đại, siêu thực, tượng trưng Nhưng Nguyễn Duy vẫn giữ phong cách ổn định, anh vẫn viết về chiến tranh, quê hương, đất nước, con người với nhiều tìm tòi sáng tạo. Nguyễn Duy đã trụ vững trong lòng bạn đọc với một cá tính độc đáo.
 Nguyễn Duy là một nhà thơ lớn của nền văn học dân tộc và quê hương xứ Thanh. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy đi từ truyền thống đến hiện đại và mang đậm dấu ấn không gian. Vì những lí do nêu trên đã đưa người nghiên cứu đề với đề tài: Thiết kế chuyên đề ngữ văn địa phương xứ Thanh: “ Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy” góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường THPT. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Bằng việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi nhằm đến mục đích sau:
 - Làm rõ đặc điểm không gian mặt trận trong thơ Nguyễn Duy để từ đó đưa ra một cách tiếp cận một vấn đề trong sáng tác văn học từ góc độ thi pháp học.
 - Khảo sát và chỉ ra những điểm nỏi bật trong cách thức tổ chức từ ngữ biểu hiện không gian của thơ Nguyễn Duy, thấy rõ phong cách nghệ thuật riêng của Nguyễn Duy từ bình diện ngôn ngữ đã tạo nên sức hấp dẫn của thơ ông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Sáng kiến kinh nghiệm hướng tới làm rõ đặc điểm không gian mặt trận trong các sáng tác thơ của Nguyễn Duy. Từ đó ứng dụng trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở trường THPT Hàm Rồng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp thống kê – xử lý số liệu
 Dùng để thống kê phân loại các từ ngữ thuộc trường nghĩa không gian trong thơ Nguyễn Duy.
 - Phương pháp miêu tả - phân tích diễn ngôn
 Phương pháp miêu tả: dùng miêu tả để làm sáng tỏ đặc điểm các đơn vị từ vựng biểu thị không gian về ngữ nghĩa và giá trị biểu trưng.
 Với phương pháp phân tích diễn ngôn, SKKN phân tích nội dung các bài thơ của Nguyễn Duy để thấy rõ sự biểu hiện của của không gian nghệ thuật, sự chuyển hóa từ không gian thực sang không gian mang giá trị biểu trưng.
 - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
 Khảo sát thực tế trong công tác tự học, bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trong tổ. Thực tế hoạt động ngoại khóa môn Ngữ văn, học tập làm văn của học sinh trong qúa trình thử nghiệm kết quả nghiên cứu.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
 Sáng kiến kinh nghiệm này nối tiếp SKKN tôi đã nghiên cứu năm 2014 – 2015 đã đạt giải C cấp ngành. Ở SKKN trước tập trung nghiên cứu về không gian làng quê. Điểm mới của SKKN lần này đi vào làm rõ đặc điểm không gian mặt trận trong phần thơ viết về Đường nước của tác giả Nguyễn Duy.
2. NỘI DUNG 
2.1.Cơ sở lí luận
 Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường và là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp, trường mình. Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh hoạt chuyên môn được tổ chức định kỳ 2 tuần/lần, nhằm: cập nhật các thông báo, văn bản chỉ đạo bổ sung; Tổ chức học tập, kiến tập, dự giờ nâng cao chất lượng dạy học theo các chuyên đề dựa trên nhu cầu của giáo viện ở từng địa phương đã xác định trong kế hoạch năm học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
 Trong sinh hoạt chuyên môn việc tổ chức các chuyên đề các cấp (trường, phòng, tỉnh) có ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng giờ dạy trên lớp.Trong nhiều năm qua các đơn vị trường học với sự chỉ đạo của Hội đồng bộ môn các cấp, tổ trưởng chuyên môn các đơn vị trường học đã tổ chức nhiều chuyên đề trong thời gian  biên chế năm học. Về cơ bản các chuyên đề đã thực sự giải quyết được nhiều khâu vướng mắc trong sách giáo khoa, trong đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng CNTT làm thay đổi chất lượng giờ dạy và từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo viên.
 Mục tiêu của việc đẩy mạnh công tác sinh hoạt chuyên đề chuyên môn là hướng việc hình thành một đội ngũ GV có năng lực tự học, tự bồi dưỡng, sáng tạo, biết chia sẻ và hợp tác trong quá trình tác nghiệp. Sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề sẽ góp phần xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập, tạo động lực làm việc cho giáo viên, tăng khả năng làm việc nhóm trong tổ chuyên môn, khuyến khích quá trình tự học, tự bồi dưỡng, tăng cường các hoạt động bồi dưỡng định kì và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên.
2.2. Thực trạng vấn đề : 
 Kho tàng văn học xứ Thanh rất phong phú và đa dạng, xứ Thanh là miền đất của thi ca, vùng đất có tố chất thi ca với sự đóng góp của các thế hệ nhà thơ qua các thời kì khác nhau góp phần làm cho kho tàng thơ ca dân tộc thêm phong phú giàu bản sắc. Văn xuôi trong dòng chảy đương đại ở tất cả các giai đoạn phát triển đều có một lực lượng sáng tác hùng hậu và đạt được nhiều thành tựu đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn xuôi cả nước.
 Người giáo viên luôn phải nâng cao tầm nhận thức, làm mới mình bằng chính quá trình tích lũy tri thức bộ môn mình giảng dạy nói riêng và tri thức nhân loại nói chung. Đến với kho tàng văn học địa phương là thể hiện tình yêu, niềm tự hào về giá trị tinh thần của quên hương mình.
 Nội dung BDTX cấp THPT đã dành một thời lượng 30 tiết giới thiệu về Ngữ văn địa phương xứ Thanh, đây là điểm tựa cho người nghiên cứu, giáo viên có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về các phương diện của văn học xứ Thanh.
 Đối với giáo viên, tư liệu về Ngữ văn địa phương còn khiêm tốn chưa hình thành được chuyên đề chuyên sâu để có điều kiện vận dụng tốt trong quá trình giảng dạy. Trong công tác bồi dưỡng thường xuyên khi đề xuất những nội dung khó có 70% giáo viên trong tổ đều có ý kiến cung cấp thêm tư liệu về phần lí luận văn học, về thi pháp sáng tác.
 Đối với học sinh, khi đọc - hiểu một văn bản ngoài chương trình các em còn lúng túng, vận dụng không linh hoạt. Mặt khác hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhà trường tổ chức cho học sinh tìm hiểu về ngữ văn địa phương cho thấy các em chưa có sự quan tâm và hiểu biết nhiều về nội dung này. Từ thực trạng nêu trên, người nghiên cứu mạnh dạn đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện sau đây.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Lập kế hoạch thiết kế chuyên đề 
 Bước 1: Người nghiên cứu hình thành ý tưởng từ chính những khó khăn trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng, quá trình hoạt động ngoại khóa cho học sinh về ngữ văn địa phương xứ Thanh.
 Bước 2: Người nghiên cứu chọn tên đề tài. Từ những khó khăn của giáo viên và học sinh về ngữ văn địa phương xứ Thanh gợi mở cho người nghiên cứu lựa chọn đề tài mang tên: “Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy”. Giới hạn trong phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu đặc điểm không gian mặt trận trong thơ Nguyễn Duy.
 Bước 3: Tiến hành nghiên cứu. Người nghiên cứu thông qua tổ chuyên môn để tung ra vấn đề: Tìm hiểu đặc điểm không gian nghệ thuật trong thơ là hướng tới nghiên cứu tác phẩm ở góc độ thi pháp sáng tác của một tác giả vừa giúp chúng ta làm giàu kiến thức và hiểu được phương pháp sáng tác của một tác giả đề vận dụng trong quá trình giảng dạy và tự bồi dưỡng. Qua việc nghiên cứu tiếp cận tài liệu của bản thân và đồng nghiệp sẽ giúp hướng tới mục tiêu của chuyên đề.
 Bước 4: Xây dựng đề cương từ việc hình thành câu hỏi nghiên cứu của chuyên đề đề thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và dự kiến kết quả nghiên cứu.
- Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy có đặc điểm gì?
- Giáo viên tham gia chuyên đề có thêm một hướng tiếp cận các văn bản thơ của Nguyễn Duy, hiểu sâu sắc tác phẩm của thi nhân ?
- Giáo viên tham gia chuyên đề vận dụng vào giải quyết những khó khăn trong quá trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa và bồi dưỡng thường xuyên như thế nào?
 Từ những vấn đề đặt ra ở trên, người nghiên cứu và tổ hình thành đề cương chi tiết và thu thập tài liệu . Tư liệu nghiên cứu là các văn bản thơ của Nguyễn Duy (NXB Hội nhà văn, năm 2010). Đồng thời tìm hiểu các khái niệm liên quan đến đề tài như: không gian, không gian nghệ thuật làm cơ sở lí luận.
2.3.2. Thiết kế hoàn chỉnh chuyên đề: “Không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy”
 a. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy
 Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Vệ, thị xã Thanh Hoá (nay là thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa. Năm 1965 từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng. Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu nhiều nơi trên các chiến trường đường 9 Nam Lào, Nam Lào, chiến trường miền Nam, biên giới phía Bắc (1979). Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại tuần báo văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và là trưởng đại diện tại phía Nam.
 Năm 1973, ông đạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt Nam, trong tập Cát trắng. Ngoài thơ ông còn viết tiểu thuyết, bút ký. Năm 1977 ông tuyên bố gác bút để chiêm nghiệm bản thân rồi tập trung vào làm lịch thơ, in thơ trên các chất liệu tranh, tre, nứa, lá. Nguyễn Duy được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007. 
 Tác phẩm chính.
 Thể loại thơ: Cát trắng (1973); Ánh trăng (1984); Đãi cát tìm vàng (1987); Mẹ và em (1987); Bụi (1997).
Thể loại khác: Em Sóng (kịch thơ -1983 ); Khoảng cách (tiểu thuyết- 1986); Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký- 1986).
 Những đứa con tinh thần thi ca đã được đưa vào tuyển tập thơ Nguyễn Duy( NXB Hội nhà văn, năm 2010). Tập thơ tuyển này của Nguyễn Duy được cấu tứ  gồm bốn phần:
 Phần 1.      Đường làng (từ trang 9 đến 56)
 Phần 2.      Đường nước (từ trang 59 đến 236)
 Phần 3.      Đường xa (từ trang 239 đến 308)
 Phần 4.      Đường về (từ trang 311 đến 393)
 Hành trình sáng tạo thơ của Nguyễn Duy là cuộc hành trình từ truyền thống đến hiện đại của một nhà thơ đương đại Nguyễn Duy: từ con Đường làng bé nhỏ, anh đã tới con Đường lớn của đất nước để làm việc nước khi vận nước kêu gọi; và trên con đường Thiên lý của Lịch sử, của thời đại ông phải làm những cuộc chinh phục Đường xa để minh định chân lý, kiếm tìm những giá trị mới mang tầm nhân loại; đoạn cuối của cuộc hành trình vạn dặm đó là anh tìm Đường về cội nguồn, hoàn thiện nhận thức về cuộc đời [ tr. 3].
 Sinh ra từ một làng quê nghèo, Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh trường phổ thông trung học Lam Sơn, Thanh Hoá. Những bài thơ viết về quê hương, với tuổi thơ trong sáng, với người bà, người mẹ, người cha và cuộc sống lam lũ của người dân quê đã làm rung động tâm hồn bao thế hệ độc giả. 
 Đất nước có chiến tranh, với Nguyễn Duy chiến tranh là đời sống, chiến đấu là lẽ sống của mỗi con người. Nguyễn Duy đã có mặt trên những tuyến lửa, những vần thơ về đề tài chiến tranh được ra đời bên chiến hào khói lửa. Nguyễn Duy không tái hiện không khí hừng hực của cuộc chiến mà đi vào bộc lộ những vấn đề sâu lắng trong tâm tư của người lính về chiến tranh.
 Chiến tranh khép lại lời thơ vẫn sâu nặng tình đồng đội, quê hương, lời thơ được chắt từ trái tim của người trẻ tuổi nguyện hiến dâng đời mình cho thơ, cho quê hương, đất nước.
 Trên con đường thiên lí vạn dặm - Đường xa: Dù ở đâu Tổ quốc vẫn trong lòngThơ Nguyễn Duy đề cập đến những vấn đề mang tầm vóc nhân loại. Nguyễn Duy thể hiện một cái nhìn khá toàn diện về cuộc chiến tranh, đồng thời tác giả đi sâu khám phá về cuộc sống con người, cả một thế giới đời thường xô bồ, ồn ào trong thời kỳ đổi mới. Thơ Nguyễn Duy trong giai đoạn này thể hiện cái nhìn dữ dội hơn: Nếu trước đó là dự cảm thì bây giờ hiện thực phơi bày trước mắt và trước hiện thực ấy tiếng thơ Nguyễn Duy mang tính triết lí sâu sắc. Thơ Nguyễn Duy như đánh thức cõi tâm tình đang dần ngủ quên giữa bao bộn bề đời thường.
 Đường về thể hiện rõ quan niệm mĩ học về với cội nguồn, những vần thơ trĩu nặng hồn quê, đã đánh thức được những gì sâu thẳm nhất trong tâm linh bạn đọc. Nguyễn Duy đã tâm sự: 
 Đường về trên đồ thị thời gian của thơ tôi như một vòng luân hồi. Tôi đã thử theo nhiều nẻo đường thơ mong đi tìm cho mình một giọng điệu lạ, lòng vòng mãi, lại lần mò về chính cái điểm khởi đầu cuộc hành trình của mình, đó là thơ sáu tám. Kế đó là đường về trên đồ thị không gian thơ tôi, lang bạt hết miền đất này sang vùng trời nọ, rồi lại trở về với vũ trụ chính mình nơi có tất cả những gì gần gũi, thân thuộc, máu thịt nhất của mình. Thêm nữa là sự trở về trong tâm linh, làm thức dậy ký ức cùng những giá trị tinh thần đang rũ rượi ngủ mê hoặc đang chết dần trong lòng mình [ tr.9].
 	Hành trình thơ Nguyễn Duy với hơn 40 năm vất vả, là vòng tuần hoàn khép kín từ Đường làng; Đường nước; Đường xa; Đường về đều mang đến cho người đọc những cảm xúc sâu lắng, bởi một điều giản dị là tác giả viết bằng một tấm lòng chân thật, trải lòng mình với người, với đời.
 	Tuyển tập thơ Nguyễn Duy là kết tinh quá trình sáng tạo miệt mài của nhà thơ thể hiện qua bốn phần Đường làng; Đường nước; Đường xa; Đường về. Hành trình sáng tạo ấy đã mở ra cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu về những giá trị đặc sắc trong thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy.
b. Lí thuyết về không gian, không gian nghệ thuật.
* Khái niệm không gian
 Ngay từ thời xa xưa, con người đã hiểu rằng bất kỳ khách thể vật chất nào cũng chiếm một vị trí nhất định, ở vào một khung cảnh nhất định trong tương quan về mặt kích thước so với khách thể khác. Các hình thức tồn tại như vậy gọi là không gian. A.Ja Gurevich, Trong cuốn Các phạm trù văn hóa trung cổ đã chỉ ra cách lý giải của người trung cổ về không gian: “Không gian được quan niệm như một hình thức có khoảng trải đồng đều hình học, có ba chiều, có thể phân cách thành những khoảng chiếu ứng được với nhau. Thời gian và không gian có tính chất khách quan, những phẩm chất của chúng độc lập với chất liệu được chứa chất trong chúng” [tr 30].
 Trong lịch sử triết học, không gian (cùng với thời gian) là một phạm trù xuất hiện sớm. Người ta từng tranh cãi xem không gian và thời gian có hiện thực không hay đó là những trừu tượng đơn thuần chỉ tồn tại trong ý thức con người. Đối lập với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm phủ nhận tính khách quancủa không gian, V. Lênin, trong cuốn “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm- phê phán” đã khẳng định: “Không gian và thời gian là những hình thức cơ bản của mọi sự tồn tại (). Vũ trụ là vật chất đang vận động chỉ có thể vận động theo không gian và thời gian” (Lênin, chuyển dẫn từ RôđentanM, I- u-din, Từ điển triết học, Nxb Sự thật, 1972, 237).
 Nguyễn Như Ý và các tác giả trong Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Không gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó các vật thể có độ dài, độ lớn khác nhau” [ tr. 125].
 Như vậy, không gian chính là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất. Do đó trong cuộc sống, nó là môi trường tồn tại của con người. Mỗi sự vật, hiện tượng đều được xác định trong một không gian nhất định. Không có một dạng vật chất nào tồn tại bên ngoài không gian. Ngược lại, nếu có một không gian ở ngoài vật chất thì đó cũng chỉ là một sự trừu tượng vô nghĩa mà thôi.
* Không gian nghệ thuật 
 Mọi sự vật, hiện tượng đều được gắn với hệ tọa độ không gian - thời gian xác định, nên những cảm nhận của con người về thế giới đều bắt nguồn từ sự đổi thay của không gian, thời gian. Và chính sự thay đổi của không - thời gian, con người nhận ra sự thay đổi trong chính mình.
 	Không gian nghệ thuật được xem là một hiện tượng nghệ thuật. Cũng như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không có một hình tượng nghệ thuật nào lại không tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện về con người về thế giới đồng thời biểu hiện quan niệm nhân sinh. Không gian nghệ thuật có mô hình ngôn ngữ riêng của mình và nó thể hiện quan niệm về trật tự thế giới về lựa chọn của con người.
 Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao: “Thời gian và không gian là những mặt hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ bản của việc tác phẩm của từng tác giả, từng kiểu loại, từng hệ thống nghệ thuật” [tr. 287]. 
 Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa như sau:
Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó”, “ Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhất định, qua đó thế giới cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quảng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, thành viễn cảnh nghệ thuật [ tr. 162].
 	Trong giáo trình Dẫn luận thi pháp học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng, không gian nghệ thuật là :
 Sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_chuyen_de_ngu_van_dia_phuong_xu_thanh_khong_gi.doc