SKKN Thăm quan, tìm hiểu các di tích lịch sử tại địa phương để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc trung học phổ thông

SKKN Thăm quan, tìm hiểu các di tích lịch sử tại địa phương để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc trung học phổ thông

Trong lộ trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông đã được Quốc Hội phê chuẩn, trên cơ sở đó Bộ GD & ĐT đã công bố dự thảo chương trình phổ thông tổng thể để lấy ý kiến toàn dân và các nhà khoa học. Điểm cơ bản của chương trình tổng thể là hướng tới giúp học sinh hình thành và phát triển 6 phẩm chất: yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm. Các năng lực được đặt ra cho người học ở chương trình mới gồm: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Như Bác Hồ lúc sinh thời đã dạy:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

 Câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay và đúng cho mai sau. Người Việt nam thì phải tìm hiểu lịch sử của dân tộc mình. Học lịch sử có thể học từ nhiều nguồn tư liệu như: như SGK, nhân chứng lịch sử, di tích lịch sử, các phương tiện truyền thông đại chúng

 Thế hệ trẻ hôm nay, được sinh ra, lớn lên được hưởng sự thịnh vượng và thái bình của đất nước. Sự thái bình này đã trả bằng biết bao mồi hôi và xương máu của những lớp người đi trước. Những lớp người đó đã viết nên trang sử vẻ vang cho nền độc lập của nước nhà và tạo nhiều ấn tượng đối với bạn bè trên thế giới.

Trên chính mảnh đất quê hương mình có không ít các di tích lịch sử như đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, di tích cách mạng, nhà thờ các nhân vật nổi tiếng xã nào cũng có. Đó chính là biểu tượng cho sự hiếu học và bảo vệ Tổ Quốc Việt nam thân yêu.

 

doc 18 trang thuychi01 7810
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thăm quan, tìm hiểu các di tích lịch sử tại địa phương để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THĂM QUAN, TÌM HIỂU CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ TẠI ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 Người thực hiện: DƯƠNG TRỌNG HÙNG
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Hoạt động NGLL
THANH HOÁ NĂM 2017
 MỤC LỤC	 Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .........1
1.1. Lí do chọn đề tài.........1
1.2. Mục đích nghiên cứu...........2
1.3. Đối tượng nghiên cứu..........2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...........2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm........2
PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM........3
2.1. Tóm tắt một số nét cơ bản về lịch sử của di tích. ........3
2.1.1. Bảo tàng Huyện Hoằng Hóa. ..........3
2.1.2. Bảng Môn Đình thuộc xã Hoằng Lộc- Huyện Hoằng Hóa.........3
2.1.3. Nhà thờ Nguyễn Quỳnh xã Hoằng Lộc- Huyện Hoằng Hóa........3
2.1.4. Nhà thờ Lương Đắc Bằng xã Hoằng Phong- Huyện Hoằng Hóa .........3
2.1.5. Đền thờ các Bà mẹ VN anh hùng và các anh hùng liệt sĩ Thanh Hóa.........4
2.1.6. Tượng đài lão dân quân anh hùng xã Hoằng Trường- Huyện Hoằng Hóa4
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ..........4
2.3. Các sáng kiến hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. ........5
2.3.1. Các giải pháp thực hiện ...........5
2.3.2. Kết quả hoạt động. ..........5
2.3.2.1.Thăm quan bảo tàng Huyện Hoằng Hóa. .......5
2.3.2.2. Thăm quan Bảng Môn Đình thuộc xã Hoằng Lộc- Hoằng Hóa......7
2.3.2.3. Thăm quan nhà thờ Nguyễn Quỳnh xã Hoằng Lộc- Hoằng Hóa ......8
2.3.2.4. Thăm quan nhà thờ Lương Đắc Bằng xã Hoằng Phong- Hoằng Hóa......9
2.3.2.5. Thăm quan đền thờ các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng liệt sĩ Thanh Hóa- Thành phố Thanh Hóa. .......11
2.3.2.6. Thăm quan tượng đài lão dân quân anh hùng xã Hoằng Trường- Huyện Hoằng Hóa .....12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.................................................13
PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........14
3.1. Kết Luận ................................................................................. 14
3.2. Kiến nghị .................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................15
DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI.
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong lộ trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông đã được Quốc Hội phê chuẩn, trên cơ sở đó Bộ GD & ĐT đã công bố dự thảo chương trình phổ thông tổng thể để lấy ý kiến toàn dân và các nhà khoa học. Điểm cơ bản của chương trình tổng thể là hướng tới giúp học sinh hình thành và phát triển 6 phẩm chất: yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm. Các năng lực được đặt ra cho người học ở chương trình mới gồm: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Như Bác Hồ lúc sinh thời đã dạy: 
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
 Câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay và đúng cho mai sau. Người Việt nam thì phải tìm hiểu lịch sử của dân tộc mình. Học lịch sử có thể học từ nhiều nguồn tư liệu như: như SGK, nhân chứng lịch sử, di tích lịch sử, các phương tiện truyền thông đại chúng
 Thế hệ trẻ hôm nay, được sinh ra, lớn lên được hưởng sự thịnh vượng và thái bình của đất nước. Sự thái bình này đã trả bằng biết bao mồi hôi và xương máu của những lớp người đi trước. Những lớp người đó đã viết nên trang sử vẻ vang cho nền độc lập của nước nhà và tạo nhiều ấn tượng đối với bạn bè trên thế giới.
Trên chính mảnh đất quê hương mình có không ít các di tích lịch sử như đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, di tích cách mạng, nhà thờ các nhân vật nổi tiếng xã nào cũng có. Đó chính là biểu tượng cho sự hiếu học và bảo vệ Tổ Quốc Việt nam thân yêu. 
Hoằng Hóa là một trong những Huyện có truyền thống hiếu học từ lâu đời và cũng là quê hương có truyền thống cách mạng. Thế hệ trẻ là giường cột của nước nhà là người nối tiếp truyền thống đó. Truyền thống quê hương là niềm tự hào, là động lực, là hành trang về mặt tinh thần để các em vững bước trên con đường lập nghiệp. Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài: “Thăm quan, tìm hiểu các di tích lịch sử tại địa phương để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc trung học phổ thông”.
Giáo dục kỹ năng sống qua các di tích lịch sử tại địa phương mà mình đang sinh sống, không cần phải tốn thời gian và tiền bạc để đi đến nơi khác. Các di tích đó đã ăn sâu vào đời sống, sinh hoạt hàng ngày và đã trở thành một nét văn hóa của địa phương, chính vì thế chúng ta là người làm công tác giáo dục phải làm sống lại truyền thống đó. Từ việc làm đó đã góp phần vào việc hình thành sáu phẩm chất cho người học như đã nêu trong chương trình dự thảo giáo dục phổ thông tổng thể mà Bộ đã công bố.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Thăm quan, học tập các di tích lịch sử ở chính địa phương để truyền bá tư tưởng yêu nước, chăm chỉ, siêng năng trong học tập và trong lao động. Qua đợt trải nghiệm này từng bước xây dựng kỹ năng sống cho học sinh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Học sinh tìm hiểu các di tích lịch sử ở các địa phương thuộc huyện Hoằng Hóa và lân cận huyện Hoằng Hóa bao gồm:
- Bảo tàng Hoằng Hóa.
- Các di tích lịch sử về truyền thống hiếu học: Bảng Môn Đình thuộc xã Hoằng Lộc; Nhà thờ Nguyễn Quỳnh (hay Trạng Quỳnh) thuộc xã Hoằng Lộc; Nhà thờ Lương Đắc Bằng thuộc xã Hoằng Phong.
- Các di tích về truyền thống đánh giặc giữ nước: Đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng liệt sỹ Thanh Hóa; Cồn Mã Nhón thuộc xã Hoằng Đạo; Tượng đài Lão dân quân anh hùng thuộc xã Hoằng Trường.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Tổ chức cho học sinh học tập, tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử ở các địa phương thuộc huyện Hoằng Hóa và lân cận huyện Hoằng Hóa.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN.
- Tổ chức thành tua du lịch, tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử tại địa phương và tập trải nghiệm làm hướng dẫn viên du lịch.
- Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản trong sinh hoạt tập thể 
+ Tác phong: đúng giờ, nhanh nhẹn, linh hoạt
+ Nề nếp: một số quy định khi vào tham các di tích mang tính chất tâm linh (trang phục, cách thức hành lễ, thái độ , cử chỉ, hành đông) 
+ Ý thức: phát huy tinh thần tập thể thiện, học sinh tích cực.
PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Tóm tắt một vài nét cơ bản về lịch sử các di tích
2.1.1. Bảo tàng Huyện Hoằng Hóa.
Bảo tàng Huyện Hoằng Hóa có hai phòng trưng bày:
- Phòng 1 trưng bày các cổ vật trước cách mạng tháng tám bao gồm các vật dụng dùng trong lao động sản xuất của con người và xa bàn về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền bắt sống chi phủ Huyện Hoằng Hóa Phạm Trung Bảo tại Cồn Mã Nhón thuộc xã Hoằng Đạo. Cồn Ba Cây là nơi Chi bộ Đảng và nhân dân tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày giành lại chính quyền về tay nhân dân vào chiều ngày 24 tháng 7 năm 1945. Đây là cuộc khởi nghĩa giành lại chính quyền đầu tiên trong cả nước, tạo tiền đề cho sự thành công của cách mạng tháng tám năm 1945.
- Phòng 2 trưng bày các cổ vật của quân và nhân dân Hoằng Hóa trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bao gồm tượng đài lão dân quân anh hùng Hoằng Trường, các bức ảnh Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong Huyện, Bộ quân tư trang của phi công Mỹ 
2.1.2. Bảng Môn Đình.
- Bảng Môn Đình thuộc thuộc xã Hoằng Lộc, là nơi thờ Thành Hoàng làng tướng Nguyễn Tuyên và 12 vị khoa bảng đỗ đạt cao ở các Triều đại phong kiến thuộc xã Hoằng Lộc, ngoài ra Bảng Môn Đình còn có giá trị rất lớn về kiến trúc và nghệ thuật.
- Bảng Môn Đình là biểu tượng cho sự hiếu học của xã Hoằng Lộc, là nơi tôn vinh các người đỗ đạt. Nối tiếp truyền thống Ông cha, những học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp Huyện trở lên và đỗ vào các trường đại học hàng năm được tôn vinh tại nơi này.
- Năm 1990, Bảng Môn Đình đã được xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia.
2.1.3. Nhà thờ Nguyễn Quỳnh.
Nhà thờ Nguyễn Quỳnh (1677-1748) nay thuộc thôn Hưng Tiến, xã Hoằng Lộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông  xuất thân trong một gia đình nho giáo, có truyền thống hiếu học tại làng Bột Thượng, nay là xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Năm 20 tuổi, ông đã đỗ đầu kỳ thi Hương đời vua Lê Dụ Tông. Vốn không có chí làm quan, nhưng với tài năng thơ phú và ứng đối xuất chúng, lại sẵn lòng bênh vực người nghèo, ghét cay ghét đắng bọn tham quan, ô lại, ông được dân gian yêu mến phong là Trạng. Năm 1992 nhà thờ Nguyễn Quỳnh được công nhận là di tích văn hoá lịch sử cấp quốc gia. 
2.1.4. Nhà thờ Lương Đắc Bằng.
Bảng nhãn Lương Đắc Bằng (1472-1522) người làng Hội Triều nay thuộc xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, cha mẹ đặt tên là Lương Ngạn Ích. Từ nhỏ ông học chữ rất giỏi, nổi tiếng thần đồng. Năm 28 tuổi ông thi đỗ Bảng nhãn khoa Kỷ Mùi (1499) đời vua Lê Hiến Tông năm Cảnh Thống thứ 2. Sau khi đậu, ông được nhận chức Tả Thị Lang Bộ Lại, Đông Các Đại học sĩ rồi được phong chức Thượng thư Bộ lại, tước Đôn Trung Bá. Ông được xếp vào hàng ưu tú vì tài văn phú nên từ tên là Lương Ngạn Ích ông được vua ban cho tên mới là Lương Đắc Bằng. 
Lăng mộ Bảng nhãn Lương Đắc Bằng được xây cất lại làng Hội Triều thuộc xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa. Năm 1994 khu lăng mộ và nhà thờ của ông đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
2.1.5. Đền thờ các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng liệt sỹ Thanh Hóa.
Đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng liệt sĩ tỉnh Thanh Hóa tọa lạc trên núi Cánh Tiên, là công trình mang ý nghĩa tri ân sâu sắc của người dân Thanh Hóa đối với những người mẹ, những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho sự bình yên của quê hương hôm nay. 
Đền thờ các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và anh hùng liệt sĩ Thanh Hóa được khởi công xây dựng năm vào tháng 4/2010 và khánh thành năm 2012.
2.1.6. Tượng đài Lão dân quân anh hùng Hoằng Trường.
Tượng đài Lão dân quân anh hùng Hoằng Trường khởi công 11/2011 và khánh thành ngày 25/1/2013. Hình tượng chính của tượng đài là một Lão ngư đại diện cho tập thể Anh hùng chắc khỏe với dáng đứng hiên ngang, kiêu hãnh, tự tin và thách thức trước quân thù. Hình tượng Lão quân quần sắn quá đầu gối, bộ ngực phanh trần vạm vỡ, hai bàn chân bám chắc vào đất quê hương, một tay cầm mũ rơm một tay dơ cao ống ngắm 12ly7, cặp mắt nhìn xa xăm như muốn đưa máy bay địch vào huyệt chết. Lão ngư đại diện cho lòng yêu nước, quyết chiến đấu với kẻ thù, mặc dù tuổi đã cao. 
Chiến công của các Lão quân Hoằng Trường đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thưởng huân chương chiến công hạng Ba và gửi thư khen các cụ “Tuổi cao trí càng cao” nêu gương cho đồng bào cả nước. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Để kiểm tra việc hiểu biết về các di tích lịch sử ở địa phương, trong giờ sinh hoạt cuối tuần bằng các câu hỏi sau:
+ Em cho biết tại sao trường ta lại mang tên danh nhân Lương Đắc Bằng?
+ Vì sao ngày 24/7 hàng năm trở thành ngày hội truyền thống của Huyện Hoằng Hóa?
+ Em cho biết ý nghĩa của Tượng đài Lão dân quân anh hùng ở Hoằng Trường?
+ Bảng Môn Đình hiện nay thuộc xã nào của huyện Hoằng Hóa? Bảng Môn đình có ý nghĩa lịch sử gì?
+ Em hãy kể một số di tích lịch sử được xếp hạng “di tích lịch sử cấp Quốc gia” trong Huyện Hoằng Hóa mà em biết?
Kết quả là không có em nào trả lời đúng và trúng những nết cơ bản nhất của di tích vì các em chưa được tìm hiểu mà chỉ nghe tên di tích. Từ đó có thể nói sự hiểu biết của học sinh về các di tích lịch sử địa phương rất yếu.
Như vậy, cần phải tổ chức một buổi trải nghiệm các di tích lịch sử trong huyện nhà để học sinh nắm được những nét lịch sử cơ bản, hiểu được tư tưởng của các lớp người đi trước cần truyền lại cho thế hệ sau một hệ tư tưởng về nhân cách của con người đó là “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. Đó là bốn đức tính căn bản của con người mà Bác Hồ đã dạy.
Ở lứa tuổi bậc trung học phổ thông, học sinh đã biết phân tích, nhận định một vấn đề và tiếp thu một cách có chọn lọc. Đây chính là thời điểm vàng để giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống. Vì vậy, các di tích lịch sử tại địa phương là phương tiện để giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ.
2.3. Các sáng kiến hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
2.3.1. Các giải pháp thực hiện
Sau khi kết thúc học kỳ 2, các em chuẩn bị vào nghỉ hè, Thầy (Cô) chủ nhiệm lớp bàn với Hội phụ huynh học sinh trong lớp, tổ chức cho học sinh đi tham quan du lịch các di tích lịch sử ngay tại các địa phương trong Huyện, đây là những di tích quen thuộc với học sinh, nhưng số học sinh biết được lịch sử của di tích đó sẽ không nhiều, nếu có biết thì cũng biết sơ sài, chính vì vậy Thầy (Cô) chủ nhiệm cần phải tổ chức cho cả lớp đi trải nghiệm các di tích đó.
Để chuyến đi có ý nghĩa, Thầy (Cô) chủ nhiệm phải lên kế hoạch thăm quan bao nhiêu di tích, rồi chia nhóm học sinh tương ứng với số di tích đó, để các em tìm hiểu trước và cử một đại diện thuyết minh. 
Qua hoạt động trải nghiệm này, các em được làm quen với công việc là người hướng dẫn viên du lịch dưới sự hướng dẫn của Thầy (Cô) chủ nhiệm hoặc Thầy (Cô) dạy lịch sử, sau đó Thầy (Cô) bổ xung cho hoàn thiện.
Khi xe trên đường đi đến một điểm nào đó thì ta tiến hành tổ chức thuyết minh những nét lịch sử chính của di tích đó, và kể những giai thoại liên quan đến di tích (nếu có). Việc thuyết minh các điểm di tích phải thực hiện trên xe oto vì trên xe các em mới tập trung chú ý nghe và có loa của nhà xe. Trong trường hợp xe không có loa thì phải chuẩn bị thiết bị micro phone trợ giảng. Khi đến nơi học sinh vào thăm đồng thời liên hệ với người quản lý di tích tham gia thuyết minh bổ xung thêm thông tin.
2.3.2. Kết quả hoạt động
2.3.2.1. Thăm quan bảo tàng Hoằng Hóa.
Điểm dừng chân đầu tiên của buổi trải nghiệm là Bảo tàng Huyện Hoằng Hóa. Các đồ vật trưng bày trong bảo tàng là bước tranh tổng thể về nền văn hóa tinh thần của nhân dân trong huyện. Chúng tôi đã chọn bảo tàng là điểm xuất phát.
Theo sử sách, xã Hoằng Lộc (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) có 12 vị đỗ đại khoa, trong đó có 7 tiến sĩ được ghi danh tại Văn miếu Quốc Tử Giám cùng gần 200 hương cống, cử nhân, 140 người đỗ sinh đồ, tú tài. Để tôn vinh nghiệp học, vào thế kỷ XV, người dân Hoằng Lộc đã dựng lên Bảng Môn Đình vừa là nơi thờ Thành hoàng làng vừa là nơi hội tụ của nho sinh dùi mài kinh sử, nơi tôn vinh các vị khoa bảng khi vinh qui bái tổ về làng và nhắc nhở các thế hệ con cháu mai sau về truyền thống học hành. 
Năm 1990, Bảng Môn Đình đã được xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia.
Danh sách mười hai khoa bảng được ghi tên tại Bảng Môn Đình:
Nguyễn Nhân Lễ: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Tân Sửu Hồng Đức 12 (1481), lúc 21 tuổi.
Nguyễn Thanh: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Tân Sửu Quảng Hòa 1 (1541), lúc 36 tuổi.
Nguyễn Sư Lộ: Đệ nhất giáp chế khoa xuất thân đệ tam danh (Thám Hoa), khoa Chế khoa năm Giáp Dần, Thuận Bình thứ 6 (1554).
Bùi Khắc Nhất: Đệ nhị giáp Chế khoa xuất thân đệ nhị danh (Bảng Nhãn), khoa Chế khoa Ất Sửu năm Chính trị thứ 8 (1565), lúc 33 tuổi.
Nguyễn Cẩn: Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân thứ 3 (Hoàng Giáp), khoa Cảnh thìn Diên Thành thứ 3 (1580) lúc 44 tuổi.
Nguyễn Nhân Thiệm: Hội nguyên khoa Quý Mùi Quang Hưng thứ 6 (1583) triều Lê Thế Tôn, lúc 49 tuổi.
Nguyễn Thứ: Đình nguyên Hoàng giáp, khoa Mậu Tuất Quang Hưng thứ 21 (1598) triều Lê Thế Tôn, lúc 27 tuổi.
Nguyễn Lại: Đình nguyên Hoàng giáp, khoa Kỷ Mùi Hoằng Định thứ 20 (1619), triều Lê Kính Tông, lúc 39 tuổi.
Nguyễn Ngọc Huyền: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Tân Sửu Bảo Thái thứ 2 (1721) triều Lê Dụ Tôn, lúc 37 tuổi.
Lê Huy Du: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Đinh Mùi Chiêu Thống nguyên niên (1787) triều Lê Mẫn Đế, lúc 31 tuổi.
Nguyễn Tôn Thố: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân thứ 5, khoa Ất Mùi Minh Mệnh thứ 16 (1835), lúc 43 tuổi.
Nguyễn Bá Nhạ: Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân thứ nhất (Hoàng Giáp) và là người đỗ thứ 2 khoa thi Quý Mão Thiệu Trị 3 (1843) lúc 22 tuổi.
Từ chỗ là chốn thờ cúng Thành hoàng, đình làng đã trở thành nơi tôn vinh học vấn. Vì thế, ngày nay, khi nhắc đến địa danh này, người ta không quên gắn với những danh hiệu cao quý như: “làng hiếu học”, “làng tiến sĩ”, “làng khoa bảng”... Không phụ lòng các thế hệ tiền nhân, con cháu hậu sinh ở Hoằng Lộc vẫn tiếp bước làm rạng danh mảnh đất này.
2.3.2.3. Thăm quan Nhà thờ Nguyễn Quỳnh, xã Hoằng Lộc Huyện Hoằng Hóa
Nhà thờ Nguyễn Quỳnh (1677-1748) nay thuộc thôn Hưng Tiến, xã Hoằng Lộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho, thuở nhỏ, ông học với ông nội và cha (vốn là giám sinh ở Quốc Tử Giám). Năm 1696, Quỳnh thi đỗ Giải nguyên, nhưng đi thi Hội nhiều lần bị hỏng.
Là một danh sĩ thời Lê – Trịnh (vua Lê Hiển Tông), từng thi đỗ Hương Cống nên còn gọi là Cống Quỳnh. Vốn không có chí làm quan, nhưng với tài năng thơ phú và ứng đối xuất chúng, lại sẵn lòng bênh vực người nghèo, ghét cay ghét đắng bọn tham quan, ô lại, ông được dân gian yêu mến phong là Trạng Ông nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giai thoại trong dân gian dù ông không đỗ Trạng Nguyên. Tuy không đỗ cao, Quỳnh vẫn nổi tiếng là người học hành xuất sắc. Năm 1992 đền thờ Trạng Quỳnh được công nhận là di tích văn hoá lịch sử cấp quốc gia 
2.3.2.4. Thăm quan Nhà thờ Lương Đắc Bằng, xã Hoằng Phong Huyện Hoằng Hóa.
Lương Đắc Bằng (1472-1522) người làng Hội Triều nay thuộc xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, cha mẹ đặt tên là Lương Ngạn Ích, ngay từ nhỏ Ngạn Ích học chữ rất giỏi, nổi tiếng thần đồng.
Năm 1484 cha ông mất lúc ông mới 12 tuổi. Theo lời dặn lại của cha, ông tìm đến người học trò ưu tú của cha ông là Lương Thế Vinh để theo học. Không phụ lòng tin tưởng của thầy, Trạng Lường Lương Thế Vinh dạy dỗ sớm khuya, ân cần chỉ bảo, ông tiến bộ rất nhanh. Năm 28 tuổi ông thi đỗ Bảng nhãn khoa Kỷ Mùi (1499) đời vua Lê Hiến Tông năm Cảnh Thống thứ 2. Sau khi đậu, ông được nhận chức Tả Thị Lang Bộ Lại, Đông Các Đại học sĩ. Khi đường công danh phát đạt đỉnh cao là lúc ông được triều đình phong chức Thượng thư Bộ lại, tước Đôn Trung Bá.
Trong thời gian làm quan, Lương Đắc Bằng là một người liêm khiết đem hết khả năng tài trí phục vụ triều đình và dân chúng. Ông được xếp vào hàng ưu tú vì tài văn phú nên từ tên là Lương Ngạn Ích ông được vua ban cho tên mới là Lương Đắc Bằng.
Ông tham gia làm quan trải bốn triều vua thời hậu Lê đó là Hiến Tông, Túc Tông, Uy Mục và Tương Dực.Trong thời gian tham gia triều chính (khi làm Thượng Thư), ông có dâng lên vua một kế sách trị nước gồm 14 điều mà sử sách xưa thường gọi là Trị bình thập tứ sách. Vốn là một vị đại thần thanh liêm, thẳng thắn lại rất mực trung thành nên những Nho sĩ có tiếng thời ấy như Lê Tung, Lê Nại, Nguyễn Trực đều rất nể trọng ông.
Sau khi Vua Hiến Tông ở ngôi 8 năm rồi mất, Túc Tông lên ngôi lại băng hà sau đó chưa đầy một năm. Uy Mục lên ngôi vào năm 1505. Vua hiếu sắc, hoang dâm lại nghiện rượu, tàn hại người tông thất, vì oán hận người không ủng hộ việc nối ngôi của mình làm trăm họ đều căm ghét. Tất cả những người tông thất đều bị xua đuổi về Thanh Hoa đã cùng cử Lương Đắc Bằng viết hịch dụ đại thần và các quan. Bài hịch do ông viết với lời lẽ sắc bén đã vạch trần đời sống trụy lạc, xa hoa của một vương triều.
Với một thể chế không gì có thể cứu vãn nổi vì những lời nói phải không lọt tai vua. Dù đã tâu lên nhà vua nhiều lần những điều tâm huyết vì sự vững mạnh của nước nhà nhưng những kế sách trị bình của ông không được thi hành nên năm 1517 đời vua Chiêu Tông ông đã từ quan xin về quê để chăm lo dạy học.
Cuộc đời của ông từ người làm quan lại chuyển sang làm thầy. Ông đã đem hết tài năng, chí hướng truyền thụ cho học trò, đặc biệt là những điều tâm huyết ở đời ông chưa thực hiện được và ông đã truyền lửa cho những học trò ưu tú sau này họ đã nối chí hướng của ông mà đi thi đỗ đạt cao đó là Nguyễn Bỉnh Khiêm quê Hải Dương thi đỗ trạng nguyên, Đinh Bạt Tụy ở Nghệ An thi đỗ tiến sĩ, Nguyễn Mẫu Đối đỗ Bảng nhãn, Nguyễn Thừa Hưu đỗ tiến sĩ, Lại Kim Bảng đỗ Hoàng Giáp
Trong số học trò ưu tú đó có Nguyễn Bỉnh Khiêm  sinh năm Tân Hợi (1491), người tỉnh Hải Dương đỗ trạng nguyên, làm quan đến chức Lại bộ Thượng thư nhà Mạc, tước Trình Quốc Công, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tham_quan_tim_hieu_cac_di_tich_lich_su_tai_dia_phuong_d.doc