SKKN Tạo tâm thế mỗi ngày đến trường là một ngày vui cho học sinh lớp 11A5 – Trường THPT Lam Kinh

SKKN Tạo tâm thế mỗi ngày đến trường là một ngày vui cho học sinh lớp 11A5 – Trường THPT Lam Kinh

 Trường học là nơi đào tạo thế hệ trẻ cả về Văn - Đức - Thể - Mỹ, tức là dạy kiến thức lẫn học làm người và kỹ năng sống. Đồng thời, trường học đối với học sinh cũng là một môi trường giao tiếp, giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với các nhân viên trong trường, thậm chí có cả mối quan hệ giữa học sinh với các phụ huynh của bạn mình. Trường học còn là môi trường để rèn luyện, thử thách nhiều mặt của học sinh, như thực hiện kỹ năng tiếp thu kiến thức, thể thao, kỹ năng hùng biện, kỹ năng làm thủ lĩnh (lãnh đạo) Như vậy, ở trường, học sinh không chỉ được học mà còn được rèn luyện, được trải nghiệm, được vui chơi.

Nhiều trường học ở nước ta còn đề khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, có ý nhắc nhở các giáo viên phải tạo những điều kiện thuận lợi nhất để học sinh được vui vẻ, hạnh phúc, thay vì phải lo lắng bao nhiêu thứ, từ việc phải trả bài, làm bài kiểm tra, thực hiện các yêu cầu của giáo viên ! Thế nhưng trên thực tế, bao nhiêu học sinh không cảm thấy vui vẻ khi đến trường, mà trái lại phải chịu nhiều áp lực, lo lắng? Liệu có bao nhiêu giáo viên tự ý thức về việc tạo niềm vui cho học sinh của mình, tự điều chỉnh biện pháp quản lý để HS cảm thấy phấn khởi, hạnh phúc lúc bước vào trường hay chỉ chú tâm đáp ứng yêu cầu chương trình, các hoạt động thanh tra, dự giờ của cấp trên? Các câu hỏi đó là điều băn khoăn của những người có tâm huyết với nghề dạy học.

Điều 35 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.” Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX cũng khẳng định “Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững.”[1] Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ giáo dục đã không ngừng đưa ra nhiều giải pháp mang tính cải tiến để thúc đẩy phát triển giáo dục. Cùng với các cuộc vận động như “Dạy tốt, học tốt”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” Ngày 22/ 07/2008 Bộ Giáo dục và đào tạo ra chỉ thị 40/2008/CT – BGDĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường nhằm thu hút, tạo hứng thú cho học sinh đến trường để các em có tâm thế học tập tốt nhất.

 

docx 19 trang thuychi01 36312
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tạo tâm thế mỗi ngày đến trường là một ngày vui cho học sinh lớp 11A5 – Trường THPT Lam Kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠO TÂM THẾ MỖI NGÀY ĐẾN TRƯỜNG LÀ MỘT NGÀY VUI CHO HỌC SINH LỚP 11A5 – TRƯỜNG THPT LAM KINH
 1. MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài: 
 Trường học là nơi đào tạo thế hệ trẻ cả về Văn - Đức - Thể - Mỹ, tức là dạy kiến thức lẫn học làm người và kỹ năng sống. Đồng thời, trường học đối với học sinh cũng là một môi trường giao tiếp, giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với các nhân viên trong trường, thậm chí có cả mối quan hệ giữa học sinh với các phụ huynh của bạn mình. Trường học còn là môi trường để rèn luyện, thử thách nhiều mặt của học sinh, như thực hiện kỹ năng tiếp thu kiến thức, thể thao, kỹ năng hùng biện, kỹ năng làm thủ lĩnh (lãnh đạo) Như vậy, ở trường, học sinh không chỉ được học mà còn được rèn luyện, được trải nghiệm, được vui chơi.
Nhiều trường học ở nước ta còn đề khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, có ý nhắc nhở các giáo viên phải tạo những điều kiện thuận lợi nhất để học sinh được vui vẻ, hạnh phúc, thay vì phải lo lắng bao nhiêu thứ, từ việc phải trả bài, làm bài kiểm tra, thực hiện các yêu cầu của giáo viên! Thế nhưng trên thực tế, bao nhiêu học sinh không cảm thấy vui vẻ khi đến trường, mà trái lại phải chịu nhiều áp lực, lo lắng? Liệu có bao nhiêu giáo viên tự ý thức về việc tạo niềm vui cho học sinh của mình, tự điều chỉnh biện pháp quản lý để HS cảm thấy phấn khởi, hạnh phúc lúc bước vào trường hay chỉ chú tâm đáp ứng yêu cầu chương trình, các hoạt động thanh tra, dự giờ của cấp trên? Các câu hỏi đó là điều băn khoăn của những người có tâm huyết với nghề dạy học.
Điều 35 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài...” Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX cũng khẳng định “Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững...”[1] Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ giáo dục đã không ngừng đưa ra nhiều giải pháp mang tính cải tiến để thúc đẩy phát triển giáo dục. Cùng với các cuộc vận động như “Dạy tốt, học tốt”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”  Ngày 22/ 07/2008 Bộ Giáo dục và đào tạo ra chỉ thị 40/2008/CT – BGDĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường nhằm thu hút, tạo hứng thú cho học sinh đến trường để các em có tâm thế học tập tốt nhất.
 Qua nhiều năm là công tác giáo dục, gần gũi với học sinh, tôi nhận thấy rằng: Nhiều em học sinh khi đến trường có tâm lý uể oải, miễn cưỡng, thụ động. Trong học tập và các hoạt động khác của tập thể, các em không có niềm say mê, nhiệt tình. Học hành, thi cử chiếu lệ để rồi bỏ học giữ chừng.. Khi học sinh có hứng thú tới trường, các em sẽ có tâm thế học tập tốt hơn, say mê, nhiệt tình tìm hiểu, tiếp thu bài và kết quả học tập sẽ cao hơn. Sự ham thích đến trường của học sinh, một phần là do sự động viên khéo léo từ cha mẹ, sự nhiệt tình của thầy cô và môi trường học tập thân thiện. 
 	Qua những lý do trên, tôi nhận thấy rằng, việc tạo hứng thú cho học sinh đến trường là rất cần thiết. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé, giúp học sinh có niềm say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo, tôi quyết định chọn đề tài: “Tạo tâm thế mỗi ngày đến trường là một ngày vui cho học sinh lớp 11A5 – Trường THPT Lam Kinh”
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Thông qua khảo sát các giờ học tập, sinh hoạt tập thể của học sinh, thấy được thực trạng tâm lý của các em. Tôi nghiên cứu đề tài này với mong muốn góp phần vào việc giúp giáo viên tạo niềm hứng khởi, say mệ cho các em mỗi ngày đến trường. Giúp học sinh có niềm vui, có động lực gắn kết với mái trường để có tâm thế học tập và rèn luyện tốt nhất.
Giúp học sinh yêu quý, tự hào về ngôi trường của mình, yêu quý, tự hào về thầy cô của mình, từ đó có chí hướng, động lực vươn lên, tiếp nối truyền thống của các thế hệ đi trước. lan tỏa những điều tốt đẹp đến cộng đồng.
. Đối tượng nghiên cứu: 
Học sinh lớp 11A5, Trường THPT Lam Kinh. Năm học 2018 – 2019.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu của Bộ Giáo dục, các tài liệu về giáo dục học và lý luận dạy học có liên quan đến đề tài.
- Quan sát, dự giờ: Quan sát biểu hiện của học sinh về hứng thú học tập trong các giờ học; Quan sát những biểu hiện của giáo viên về hứng thú đối với hoạt động dạy trong giờ.
- Sử dụng phiếu điều tra về thực trạng hứng thú học tập của học sinh trong các giờ học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Phương pháp trò chuyện: Phương pháp này được sử dụng trong các trường hợp sau: 
+ Đối với học sinh: Thời gian sinh hoạt 10 phút đầu giờ, giờ ra chơi, những hoạt động ngoài giờ lên lớp
+ Đối với giáo viên: Họp tổ chuyên môn, gặp gỡ riêng 
Phương pháp này giúp tôi phần nào tìm hiểu được tình hình học tập, mức độ tập trung, hứng thú của học sinh khi đến trường.
Tính toán, thống kê, thử nghiệm sư phạm để xử lý số liệu thu thập được, từ đó có cơ sở phân tích, so sánh, đánh giá rút ra nguyên nhân và kết luận cho những nội dung cần tìm hiểu, từ đó có thể kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lý luận: 
2.1.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học: [2]
Lứa tuổi học sinh trung học là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Là thời kì đầu đạt được sự tăng trưởng về mặt thể lực, lúc các em bắt đầu phát triển sự tự ý thức; Đây cũng là lúc ở các em có sự hình thành thế giới quan và có xu hướng nghề nghiệp, tuy chưa thật rõ ràng. Trong hoạt động giao tiếp, các em khao khát muốn có những quan hệ bình đẳng và có nhu cầu sống cuộc sống tự lập. Tính tự lập của các em thể hiện ở ba mặt: tự lập về hành vi, tự lập về tình cảm và tự lập về đạo đức, giá trị. Ở tuổi này cũng đã xuất hiện môt loại tình cảm đặc biệt – tình yêu nam nữ. Tình yêu của lứa tuổi này còn được gọi là “tình yêu bạn bè”, bởi vì cá em thường che giấu tình cảm của mình trong tình bạn nên đôi khi cũng không phân biệt được đó là tình bạn hay tình yêu. Do vậy mà các em không nên đặt vấn đề yêu đương quá sớm vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc học tập. Tình yêu của nam nữ thanh niên tạo ra nhiều cảm xúc: căng thẳng vì thiếu kinh nghiệm, vì sợ bị từ chối, vì vui sướng khi được đáp lại bằng sự yêu thương.
  Học sinh THPT được sinh ra trong một môi trường xã hội có nhiều thuận lợi, nhưng ở các em cũng có những ưu điểm và nhược điểm mà trong công tác giáo dục cần lưu ý:
            - Ở một số thanh niên tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu còn yếu, trình độ giác ngộ về xã hội còn thấp. Các em có thái độ coi thường lao động chân tay, thích sống cuộc sống xa hoa lãng phí, đua đòi, ăn chơi
            - Thanh niên là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ, chuộng cái đẹp hình thức nên dễ bị cái đẹp bề ngoài làm lung lay ý chí, có mới nới cũ
            - Thanh niên rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, rất lạc quan yêu đời nhưng cũng dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại.
            -  Thanh niên là tuổi đang phát triển về tài năng, tiếp thu cái mới nhanh, rất thông minh sáng tạo nhưng cũng dễ sinh ra chủ quan, nông nổi, kiêu ngạo ít chịu học hỏi đến nơi đến chốn để nâng cao trình độ. Các em thích hướng đến tương lai, ít chú ý đến hiện tại và dễ quên quá khứ.
            Ở lứa tuổi học sinh, tâm lý các em rất hiếu động, dễ thích nghi với môi trường hoạt động ở trường, lớp. Đây là điều kiện tốt để giáo viên tạo sự hứng thú cho các em nếu hàng ngày đến trường, các em được vui chơi, sinh hoạt. Trong học tập, các em được hoạt động nhóm, được làm thí nghiệm, được thể hiện bản thân các em sẽ ham học hơn, sẽ có tâm thế học tập tích cực hơn và sẽ có kết quả học tập cao hơn.
Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm ở trường phổ thông.
Giáo viên chủ nhiệm là người được hiệu trưởng phân công chịu trách nhiệm vè một lớp, thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học từ văn hóa đến giáo dục đạo đức, nhân cách. Chính vì thế, giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm ở trường phổ thông là linh hồn của một lớp học, là người góp phần không nhỏ vào việc hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh – Những chủ nhân tương lai của đất nước.
 Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm là nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; Người điều khiển lớp học; Người thúc đẩy động cơ học tập của học sinh. Chính vì có vị trí, vai trò to lớn trong công tác giáo dục mà nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm cũng nặng nề, vất vả. Nhiệm vụ cơ bản của họ là:
 - Bao quát toàn bộ các phương diện của lớp học. thực hiện kiểm tra, đánh giá sự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của học sinh.
 -Là cầu nối giữa Ban giám hiệu, các tổ chức trong trường, các giáo viên bộ môn và tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói cách khác, giáo viên chủ nhiệm phải là người đại diện cho cả hai phía: Đại diện cho các lực lượng trong nhà trường và tập thể học sinh.
 - Giáo viên chủ nhiệm phải gắn bó, gần gũi với học sinh, giúp học sinh tự giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống. thông qua các hình thức gắn kết giáo dục, giúp học sinh xác định rõ động cơ đến trường, có tâm thế tốt khi đến trường để học tập, rèn luyện có hiệu quả tốt nhất. 
Những giải pháp chung để tạo tâm thế tích cực cho học sinh đến trường:
 Xu hướng giáo dục hiện nay là: “Tạo môi trường thân thiện cho học sinh học tập tích cực”. Để cho học sinh học tập tích cực thì phải tạo ra sự ham thích, tâm thế thoải mái ở các em. Muốn thế, phải có một môi tường thân thiện về trường, lớp, thầy cô, bạn bè. Phải có sự đổi mới không ngừng về phương pháp cũng như hình thức dạy học. Người giáo viên phải luôn luôn biết làm mới mình trước học sinh. Việc dạy học hiện nay không phải chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh một cách rập khuôn, nhàm chán mà cung cấp cho học sinh các phương pháp học tập để các em tự tìm ra kiến thức một cách tích cực.
 Đối với học sinh thì việc học tập, tiếp thu kiến thức của các em là vấn đề rất quan trọng. Do đó, chúng ta phải làm thế nào để các em phát huy hết năng lực vốn có của mình để có kết quả học tập tốt nhất. Xu hướng học tập hiện nay là học sinh đi học một ngày từ hai đến ba buổi. Áp lực bài tập, áp lực các hoạt động toàn diện làm cho đa số học sinh cảm thấy mệt mỏi. Nhiều giáo viên cũng đã cố gắng tìm tòi, thử nghiệm những phương pháp giảng dạy mới mà quên đi việc tạo hứng thú cho học sinh mỗi ngày đến trường để các em có sự ham thích, từ đó mà chủ động, tích cực học tập.
Sự ham thích học tập của học sinh chủ yếu hình thành thông qua các hoạt động thực tế và hoạt động nhóm. Qua sự tác động của môi trường cơ sở vật chất như trường, lớp, cảnh quan, qua thái độ của thầy cô, bạn bè. Do đó rất cần có những biện pháp, những hoạt động, những cải tạo về trường lớp, về tác phong sư phạm của giáo viên nhằm tạo cho học sinh một môi trường thân thiện gần gũi, từ đó giúp các em có động lực và tâm thế vui vẻ, tích cực khi đến trường.
Những giải pháp được đưa ra là: Đánh giá lòng ham thích và mục tiêu đến trường của các em học sinh trong những năm học gần đây từ đó, tìm ra những nguyên nhân tại sao các em ít có hứng thú đến trường. Đưa ra một số giải pháp nhằm kích thích sự yêu thích được học tập, khám phá, tìm hiểu kiến thức; Kích thích động cơ đến trường đẻ kết nối, giao lưu cùng bạn bè, thầy cô; Kích thích niềm say mê sáng tạo và hợp tác cùng sáng tạo.
 Các giải pháp cụ thể là: 
- Đổi mới phương pháp ứng xử sư phạm của giáo viên đối với học sinh, tạo không khí thân thiện, gần gũi thấu hiểu, sẻ chia và đồng cảm.
- Nghiên cứu các phương pháp giảng dạy và hoạt động trên lớp của giáo viên, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh trong từng giờ lên lớp, từng hoạt động của nhà trường, đoàn thể.
- Tạo cảnh quan môi trường đẹp đẽ, thân thiện với học sinh.
- Cải tiên các hoạt động của nhà trường, của Đoàn thanh niên, tạo ra những sân chơi bổ ích, thiết thực cho học sinh.
- Kết nối chặt chẽ cùng cha mẹ học sinh để cung cấp, sẻ chia phương pháp giáo dục tích cực, nhằm tạo ra tâm thế tích cực cho các em đến trường.
2.2 Thực trạng vấn đề: 
Trong thực tế, ở các trường học vẫn còn tình trạng nhận thức chưa đúng đắn, chưa phù hợp trong việc, coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp, chưa tập trung rèn luyện, đổi mới phương pháp, kĩ năng trong  công tác chủ nhiệm lớp. Không ít giáo viên hiện nay chỉ tập trung chủ yếu vào các tiết dạy văn hóa làm sao cho tốt, cho giỏi, còn việc giáo dục, rèn luyện học sinh thì chưa quan tâm nhiều. Trong khi đó mục tiêu giáo dục của nước ta không chỉ giáo dục con người có tri thức mà còn cần đào tạo con người, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, và kỹ năng sống có thể đáp ứng  yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển đất nước trong thời kì Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Cha mẹ, gia đình học sinh phần lớn cũng tham gia thường xuyên vào việc giáo dục các em ở nhà. Tuy vậy, họ là người không được đào tạo nghề dạy học nên họ không đủ phương pháp, kĩ năng hoặc không có phương pháp và kĩ năng phù hợp trong việc giáo dục trẻ nên việc giáo dục con cái gặp rất nhiều khó khăn.
Bản thân nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp ở các lớp gia đình học sinh có điều kiện kinh tế còn khó khăn, bố mẹ làm việc vất vả thiếu sự quan tâm đến việc học tập của con em,  điều kiện học tập của các em còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng giáo dục của một số lớp đầu năm học còn thấp, còn một số học sinh chưa ngoan vì thế việc đến trường, đến lớp của một bộ phận học sinh vẫn là sự khiên cưỡng. Các em đến trường như là một “quán tính” ít có hứng thú để học tập vươn lên.
– Một số học sinh chưa xác định động cơ học tập đúng đắn nên chưa chăm học.
– Cha mẹ chưa quan tâm đúng mức đến việc học của các em, còn khoán trắng cho nhà trường, chưa tạo điều kiện cho các em học tập.
Bên cạnh đó các trò chơi vô bổ như: điện tử, phim ảnh không lành mạnh, đã trực tiếp tác động làm ảnh hưởng không ít đến hứng thú đến trường của các em.
 Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi đã luôn trăn trở về vấn đề: Làm thế nào để học sinh có tâm thế đến trường tốt nhất.
 Lớp 11A5 do tôi chủ nhiệm gồm có 46 học sinh. Phần đông là con em nông thôn, ở các vùng lân cận Thị Trấn Lam Sơn như Thọ Xương, Xuân Lam, Xuân Thiên, Sao Vàng, Xuân Thắng, Xuân Phú, Xuân Bái Do địa bàn cư trú rộng, nhiều học sinh ở xa trường, đi lại vất vả nên điều kiện học hành có nhiều hạn chế. Phần nữa, l1A5 là lớp đại trà, học sinh có học lực trung bình và yếu, áp lực học hành, thi cử với các em là rất nặng nề vì thế tinh thần ham học ở các em không cao. Nhiều em đến trường học nhưng không xác định mục tiêu học tập rõ ràng. Tâm thế đến lớp được chăng hay chớ, không có chí hướng phấn đấu vươn lên. 
 	Và đây là kết quả khảo sát ý kiến học sinh về hứng thú đến trường 10A1, 10 A5 Trường THPT Lam Kinh trong năm học 2016- 2017. Chúng tôi đặt ra câu hỏi: Em có thích đi học không? Và kết quả trả lời:
Lớp
Sĩ số
Hứng thú
Không hứng thú
10A5
46
24 – 52,2%
22 – 47,8%
 Với câu hỏi: Mục đích học tập của em là gì?
Lớp
Sĩ số
Học để tiếp thu kiến thức
Học để làm vui lòng cha mẹ
Học vì tương lai
Vì lý do chưa xác định
10A5
46
04 – 8,7%
14 – 30,4%
20 – 43,5%
08 – 17,4%
	Từ thực tế giảng dạy, ta thấy niềm vui và sự ham thích sẽ là một động lực lớn giúp học sinh vượt qua khó khăn để vươn lên trong học tập. Xuất phát từ những cơ sở đó, người giáo viên chủ nhiệm có những nỗ lực nhất định để phát huy khả năng của mình. Trong mỗi giờ chuẩn bị bài, lên lớp tôi không ngừng tự học tập, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nhằm gây hứng thú cho học sinh để các em có tâm thế tốt nhất khi đến trường.
2.3. Các giải pháp: 
2.3.1. Bước 1: Tìm ra những nguyên nhân khiến học sinh không có tâm thế tốt khi đến trường.
 Người thầy giáo có tâm huyết phải luôn trăn trở với câu hỏi: Vì sao học sinh chưa yêu trường, yêu lớp. Vì sao học sinh đến trường trong tâm thế chán nản, mệt mỏi, không có động cơ phấn đấu vươn lên. 
 Từ kinh nghiệm nhiều năm công tác, tôi nhận thấy rằng nguyên nhân chủ yếu khiến cho học sinh chưa có tâm thế tốt khi đến trường là:
Do lứa tuổi mới lớn còn ham chơi, kết quả học tập không như là mong đợi. Nhiều em học lực yếu, lên lớp không hiểu bài, giáo viên chưa có phương pháp truyền đạt thu hút đến các em.
 Do giáo viên ứng xử không sư phạm: Không gần gũi học sinh, còn áp đặt, mắng chửi, tạo nhiều áp lực cho mỗi ngày đến lớp.
 Do trường lớp không được thân thiện, trường chưa ra trường, lớp chưa ra lớp. Phòng học thiếu ánh sáng, thiếu không khí, bàn ghế cũ nát, nhà vệ sinh bẩn thỉu 
Do sân trường thiếu bóng cây xanh, thiếu chỗ vui chơi lành mạnh cho các em.
 Do nhà trường không có những hoạt động phong trào gì vui có thể thu hút học sinh tham gia, các em đến trường chỉ có học và học.
 Do phụ huynh chưa quan tâm đúng cách đến con cái, chưa tạo điều kiện tốt để con em mình học tập, vui chơi lành mạnh. Chưa quản lý tốt con em mình khi ở nhà, để bạn bè xấu lôi kéo
Khi tìm ra đúng nguyên nhân, chúng ta sẽ có những giải pháp đúng đắn, thiết thực để mang đến cho học sinh niềm vui được đến trường.
2.3.2. Bước 2. Giải pháp cụ thể: 
2.3.2.1. Xây dựng môi trường học tập thân thiện và lớp học hạnh phúc:
“Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý. “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử.
“Trường học thân thiện” đương nhiên phải “thân thiện” với địa phương - địa bàn hoạt động của nhà trường; phải “thân thiện” trong tập thể sư phạm với nhau; giữa tập thể sư phạm với học sinh; “Trường học thân thiện” phải đảm bảo cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lý người thụ hưởng.
 Trong trường học thân thiện sẽ có những lớp học hạnh phúc. “Lớp học hạnh phúc” là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác “muốn đến”, khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm.
Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt học sinh phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để các em được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, học sinh không bị áp đặt học theo kiểu “nhồi nhét” mà được học những  gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục tự tìm hiểu. Các môn học được biến hóa thành những bài học “trơn tru” qua những trò chơi, những trải nghiệm.
 	Để việc giáo dục phát triển không ngừng thì nhà trường phải kích thích được sự ham thích đến trường của học sinh. Muốn vậy, cảnh quan trường lớp phải đẹp đẽ, sạch sẽ, có cây xanh, bóng mát, không khí trong lành, có chân chơi bãi tập thuận lợi, thoải mái thỏa mãn nhu cầu học tập, giải trí của học sinh. 
 	Trường THPT Lam Kinh được công nhận đạt chuẩn Quốc gia năm 2017. Về cơ bản đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cho học sinh học tập, rèn luyện. Nhà trường có đủ phòng học, phòng chức năng rộng rãi khang trang, có thư viện với hàng nghìn đầu sách, phòng vi tính, phòng hóa sinh phục vụ tốt công tác giảng dạy, học tập. Khuôn viên nhà trường rộng, xanh, sạch đẹp. Quan trọng là làm sao để các em luôn có ý thức yêu quý, tự hào, gắn bó với ngôi trường của mình, thực sự coi trường lớp là nhà mình, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em của mình. Trong quá trình công tác của mình, tôi luôn cố gắng lan tỏa đến các em học sinh những tình cảm nhân văn ấy đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tao_tam_the_moi_ngay_den_truong_la_mot_ngay_vui_cho_hoc.docx