SKKN Tạo sự yêu thích môn Sinh học bằng hình thức tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Sinh học đối với học sinh lớp 10 tại trường THPT Yên Định 3
Theo học thuyết “Trí thông minh đa chiều”, GS. Howard Gardner - ĐH Harvard, mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều có đủ 8 loại hình thông minh: ngôn ngữ, toán học, thế giới tự nhiên, không gian, âm nhạc, vận động, giao tiếp và nội tâm. Mỗi học sinh là một cá nhân độc lập với những khả năng riêng biệt. Các em thể hiện tốt năng lực của mình khi được phát triển trong môi trường giáo dục toàn diện về thể chất - trí tuệ - cảm xúc.
Căn cứ vào chỉ thị số: 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong cũng như ngoài nhà trường, tạo ra môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, tích cực, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và nhu cầu của xã hội. nhằm phát huy tính chủ động tích cực và sáng tạo của học sinh trong học tập và nghiên cứu khoa học. Đối với bộ môn Sinh học (Đặc biệt là đối với học sinh lớp 10). Việc phát huy khả năng tìm tòi, khám phá thiên nhiên để từ đó giúp học sinh khám phá ra được những kiến thức mới mà bản thân chưa được biết. Tạo cho học sinh môi trường để tự bản thân hoạt động, kết hợp với các bạn bè thông qua các hoạt động sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ. Để giúp học sinh thực hiện được điều đó giáo viên cần có sự hỗ trợ, hướng dẫn và tạo ra môi trường sinh hoạt cho các em.
Thực tế, qua 15 năm tham gia giảng dạy trong nhà trường tôi thấy phần lớn học sinh không đam mê khám phá thiên nhiên, chưa có sự đam mê với bộ môn Sinh học. Các em học chủ yếu là vì yêu cầu bắt buộc môn học trong chương trình giáo giục phổ thông mà chưa có sự chủ động, chưa có sự thích thú với môn học.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đó là kiến thức môn sinh học có nhiều nội dung khó, khô khan. Số lượng các ngành, các trường Đại học tuyển sinh còn ít và điểm đầu vào có nhiều ngành cao. Hơn nữa các em còn thiếu môi trường, địa điểm và điều kiện để được tìm hiểu và khám phá về Sinh học. Các phòng thực hành trong nhà trường còn hạn chế, thời gian hướng dẫn của giáo viên chưa nhiều. Chưa có nhiều điều kiện để khám phá thực tế.
Để khắc phục hạn chế trên, hướng đến tạo sự yêu thích hơn cho học sinh đối với bộ môn tôi chọn hướng nghiên cứu “Tạo sự yêu thích môn Sinh học bằng hình thức tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Sinh học đối với học sinh lớp 10 tại trường THPT Yên Định 3”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TẠO SỰ YÊU THÍCH MÔN SINH HỌC BẰNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ SINH HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 10 TẠI TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 Họ và tên tác giả: Thiều Thị Tâm Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Sinh học THANH HOÁ NĂM 2019 MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU 2 1.1. Lí do chọn đề tài......................................................... 2 1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................. 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu... 3 1.4.1. Phương pháp điều tra học sinh khối 10................. 3 1.4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.......... 3 1.4.3. Phương pháp quan sát sư phạm............................. 3 1.4.4. Phương pháp toán học thống kê............................. 3 1.4.5. Phương pháp kiểm tra đánh giá............................. 3 1.5. Những điểm mới của SKKN................................. .... 4 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.......... 4 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.................. 4 2.2. Thực trạng của vấn đề............................................... 4 2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn.................................. 4 2.2.2. Thực trạng của vấn đề............................................. 5 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề....... 6 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................... 18 3.1. Kết luận 18 3.2. Kiến nghị...................................................................... 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................ .... 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Theo học thuyết “Trí thông minh đa chiều”, GS. Howard Gardner - ĐH Harvard, mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều có đủ 8 loại hình thông minh: ngôn ngữ, toán học, thế giới tự nhiên, không gian, âm nhạc, vận động, giao tiếp và nội tâm. Mỗi học sinh là một cá nhân độc lập với những khả năng riêng biệt. Các em thể hiện tốt năng lực của mình khi được phát triển trong môi trường giáo dục toàn diện về thể chất - trí tuệ - cảm xúc. Căn cứ vào chỉ thị số: 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong cũng như ngoài nhà trường, tạo ra môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, tích cực, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và nhu cầu của xã hội. nhằm phát huy tính chủ động tích cực và sáng tạo của học sinh trong học tập và nghiên cứu khoa học. Đối với bộ môn Sinh học (Đặc biệt là đối với học sinh lớp 10). Việc phát huy khả năng tìm tòi, khám phá thiên nhiên để từ đó giúp học sinh khám phá ra được những kiến thức mới mà bản thân chưa được biết. Tạo cho học sinh môi trường để tự bản thân hoạt động, kết hợp với các bạn bè thông qua các hoạt động sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ. Để giúp học sinh thực hiện được điều đó giáo viên cần có sự hỗ trợ, hướng dẫn và tạo ra môi trường sinh hoạt cho các em. Thực tế, qua 15 năm tham gia giảng dạy trong nhà trường tôi thấy phần lớn học sinh không đam mê khám phá thiên nhiên, chưa có sự đam mê với bộ môn Sinh học. Các em học chủ yếu là vì yêu cầu bắt buộc môn học trong chương trình giáo giục phổ thông mà chưa có sự chủ động, chưa có sự thích thú với môn học. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đó là kiến thức môn sinh học có nhiều nội dung khó, khô khan. Số lượng các ngành, các trường Đại học tuyển sinh còn ít và điểm đầu vào có nhiều ngành cao. Hơn nữa các em còn thiếu môi trường, địa điểm và điều kiện để được tìm hiểu và khám phá về Sinh học. Các phòng thực hành trong nhà trường còn hạn chế, thời gian hướng dẫn của giáo viên chưa nhiều. Chưa có nhiều điều kiện để khám phá thực tế. Để khắc phục hạn chế trên, hướng đến tạo sự yêu thích hơn cho học sinh đối với bộ môn tôi chọn hướng nghiên cứu “Tạo sự yêu thích môn Sinh học bằng hình thức tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Sinh học đối với học sinh lớp 10 tại trường THPT Yên Định 3” 1.2. Mục đích nghiên cứu - Tạo ra một” không gian sinh học” không có áp lực thi cử mà các em được tự do bày tỏ những suy nghĩ, những ước mơ, hoài bão của mình, những thắc mắc của bản thân, được cùng nhau trau dồi để tìm tòi tri thức mới. Quan trọng là các em được học mà chơi, chơi mà học từ đó thêm yên thích bộ môn và học tốt môn sinh học - Phát huy được khả năng tìm tòi, khám phá thiên nhiên để từ đó giúp học sinh khám phá ra được những kiến thức mới mà bản thân chưa được biết. - Xây dựng và rèn luyện phương pháp học tập mới, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh - Phát hiện những học sinh có năng khiếu môn sinh học để bồi dưỡng chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi cấp trường , cấp Tỉnh, bước đầu tạo lập thói quen hình thành kiến thức mới và học cách làm việc khoa học - Vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống để kiến thức trở nên gần gũi, hữu ích đồng thời tuyên truyền các hoạt động: bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phòng chống các bệnh truyền nhiễm để các em có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn của bản thân 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh khối 10 trường THPT Yên Định 3 có 168/306 em học sinh tham gia câu lạc bộ môn sinh học năm học 2018 – 2019 168 em học sinh tham gia câu lạc bộ sinh học Thời gian nghiên cứu: cuối hè năm học 2018-2019. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để tạo sự yêu thích môn Sinh học bằng hình thức tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Sinh học 1.4.1. Phương pháp điều tra học sinh khối 10. Tôi thực hiện 1 số bài kiểm tra tìm hiểu mức độ nắm kiến thức của học sinh đối với bộ môn sinh học. Ngoài ra tôi còn sử dụng phiếu khảo sát để điều tra nguyện vọng của học sinh trong việc học tập môn Sinh học và ý kiến của các em trong việc thành lập câu lạc bộ sinh học 1.4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Để có cơ sở nghiên cứu, tôi đã tìm tòi các tài liệu trong các giáo trình, chuyên đề, giáo án, sách giáo viên, mạng internet... và các tài liệu khác có lien quan đến vấn đề nghiên cứu này. 1.4.3. Phương pháp quan sát sư phạm Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn đặt câu hỏi để học sinh trả lời để đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh cũng như thái độ học tập và sự yêu thích môn học, từ đó tìm ra những phuơng pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn sinh học 1.4.4. Phương pháp toán học thống kê Để xử lý các số liệu mà tôi thu thập được trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng toán xác suất thống kê một cách khoa học và chính xác 1.4.5. Phương pháp kiểm tra đánh giá. Để biết được kết quả của các em học sinh trước và sau khi áp dụng sinh hoạt câu lạc bộ sinh học, tôi đã tiến hành đánh giá năng lực của các em qua các bài kiểm tra, qua kết quả học tập trên lớp, qua sự hứng thú học tập của học sinh trong các tiết học cùng với những hiểu biết sâu rộng trong lính vực sinh học 1.5. Những điểm mới của SKKN. Mô hình câu lạc bộ trong các trường THPT hiện nay của Tỉnh đang phát triển ngày một sâu rộng, riêng trường THPT Yên Định 3 mới chỉ bắt đầu được áp dụng trong năm học 2018-2019 này với 1 số câu lạc bộ như: CLB Toán học, CLB Vật Lí, CLB Hóa Học, CLB Sinh học, CLB đàn ghi ta, CLB cắm hoa... đã giúp các em học sinh tự tin hơn, hiểu biết thêm về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống và giải trí, được thư giãn lành mạnh sau những giờ học căng thẳng. Lợi ích của việc tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Sinh học lớp 10 là các em có được sự tự tin, hứng thú với bộ môn, thích khám phá thế giới tự nhiên, hòa đồng nhanh với các bạn mới của mình và tìm ra cho mình phương pháp học tập phù hợp. Bên cạnh đó nhờ hoạt động của câu lạc bộ có thể tìm ra được nhũng nhân tố xuất sắc, có năng khiếu của bộ môn để bồi dưỡng vào các kì thi học sinh giỏi cấp trường, cấp Tỉnh 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Khái niệm câu lạc bộ(CLB): CLB trong nhà trường là nơi tập hợp các học sinh có cùng sở thích, năng khiếu ở một lính vực nào đó tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi giải trí phù hợp với bản thân. Tổ chức câu lạc bộ (CLB) theo sở thích của học sinh là một trong những hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Khi tham gia hoạt động của CLB, ngoài mục tiêu rèn luyện khả năng tự chịu trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm; học sinh còn được định hướng, trải nghiệm các nội dung học tập để khám phá bản thân và phát triển năng khiếu. Thông qua hoạt động của các CLB, giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu nguyện vọng và mục đích chính đáng của học sinh. Khi học sinh có cơ hội được thể hiện mình, được trui rèn thường xuyên những năng lực, sở trường của mình thì chắc chắn những tiềm năng đó sẽ được đơm hoa, kết trái. Không gian CLB sẽ trở thành môi trường lý tưởng chắp cánh những khả năng, sức sáng tạo của các em học sinh. Không những thế, khi các CLB được tiếp nối, duy trì, phát triển thì cũng đồng nghĩa với việc tạo dựng môi trường giáo dục thực sự là "an toàn", thân thiện. Để các em thêm gắn bó với trường, lớp, bè bạn, hạn chế thời gian dư thừa hoặc sa đà vào những trò chơi, thói hư, tật xấu... 2.2. Thực trạng của vấn đề 2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn * Thuận lợi. - Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, phụ huynh. - Các giáo viên đều giảng dạy trực tiếp nhiều năm kinh nghiệm - Đa số các học sinh đề chăm ngoan, yêu thích môn sinh học * Khó khăn Đây là năm đầu tiên nhà trường tổ chức thành lập một số câu lạc bộ trong đó có CLB Sinh học nên cũng gặp một số khó khăn nhất định. Bản thân thôi cũng đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến những khó khăn này: - Đối với học sinh: + Thời gian có ít để dành cho việc sinh hoạt CLB + Các em còn rụt rè, chưa tự tin khi tham gia CLB + Các em còn chưa xác định được năng khiếu, sở thích của mình cho việc chọn CLB phù hợp với khả năng của mình + Chưa thấy được lợi lích của việc tham gia CLB là được học hỏi, được khám phá thế giới tự nhiên, có thêm nhiều kiến thức bổ ích vận dụng vào thực tiễn cuộc sống - Đối với nhà trường: + Kinh phí hỗ trợ tổ chức CLB còn hạn chế + Một số ít học sinh chưa ý thức được lợi ích của việc tham gia CLB nên chỉ tham gia cho có phong trào gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của CLB. - Đối với gia đình: Nhiều phụ huynh cho rằng học trên lớp mới quan trọng còn những hoạt động như sinh hoạt CLB là không cần thiết 2.2.2. Thực trạng của vấn đề Qua giảng dạy 15 năm, khi mà CLB sinh học chưa được thành lập thì bản thân tôi nhận thấy rằng có đa số các em học theo hình thức đối phó, học cho đủ điểm, một số em không thích môn Sinh học, một số em thích môn sinh học nhưng chưa thực sự say mê tìm hiểu về bộ môn nên kết quả học tập chưa cao, chưa biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, một số em có thích nhưng chưa có đủ điều kiện để dược chứng tỏ bản thân, phát huy năng khiếu môn học của mình. Từ những tồn tại nêu trên, tôi điều tra khảo sát nguyện vọng về việc thành lập CLB sinh học tôi thấy rằng nhiều em mong muốn được tham gia, ở môi trường này các em được hòa đồng với bạn bè, được trình bày suy nghĩ của mình về 1 vấn đề, được tiếp cận, khám phá nhiều kiến thức mới, được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống với từng chủ để cụ thể... giúp các em thêm yêu môn Sinh học. Năm học 2017 - 2018 khi chưa thành lập CLB sinh học thấy các em nắm kiến thức còn sơ sài, chưa thực sự đam mê với bộ môn, chưa biết vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn cuộc sống, chính vì vậy mà chất lượng bộ môn chưa cao. Cụ thể chất lượng năm 2017 – 2018 như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Tổng số học sinh Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 168 9 5,4 38 22,6 75 44,6 36 21,4 10 6 Qua kết quả trêm thấy rằng tỷ lệ học sinh yếu, kém còn tương đối cao, tỷ lệ học sinh khá, giỏi thì chưa đạt yêu cầu, điều này chứng tỏ các em chưa thực sự hứng thú, chưa tìm thấy niềm vui khi học bộ môn sinh học, cho nên việc học chỉ mang tính đối phó. Với thực trạng như trên tôi lập phiếu khảo sát để điều tra về nguyện vọng học môn sinh học và việc thành lập câu lạc bộ sinh học với 306 em học sinh khối 10, kết quả như sau: - Có 168 em thích học môn sinh học và muốn tham gia câu lạc bộ sinh học - Có 40 em thích học môn sinh học nhưng không thể tham gia CLB sinh học - Có 98 em không thích học và cũng không thích tham gia CLB sinh học 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Bước 1: Xác định cơ cấu tổ chức, phương hướng hoạt động của câu lạc bộ Sinh học - Câu lạc bộ (CLB) là phương thức tổ chức, đoàn kết tập hợp học sinh vào các hoạt động học tập, nghiên cứu tìm hiểu, khám phá và vui chơi giải trí có hiệu quả cao của tổ chức. Câu lạc bộ học tập là tổ chức tự nguyện của học sinh, trực thuộc nhóm Sinh – KTNN được Ban giám hiệu nhà trường đồng ý thành lập và chỉ đạo về nội dung hoạt động. Được sự góp ý và duyệt nội dung sinh hoạt của nhóm Sinh – KTNN, dưới sự quản lí của giáo viên. Nhằm khuyến khích học sinh tham gia để thông qua hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ giúp các em tìm hiểu và hình thành được các kiến thức liên quan. - Câu lạc bộ sinh học được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tổ chức giống như những câu lạc bộ trong những lĩnh vực khác. Về cơ cấu tổ chức: STT Thành viên Chức trách, nhiệm vụ Yêu cầu 1 Ban chủ nhiệm gồm: các thầy cô bộ môn Sinh học - Hướng dẫn,tổ chức trong các buổi sinh hoạt - Đưa ra kế hoạch và nội dung các chủ đề sinh hoạt - Thu nhận và ghi chép lại kết quả các hoạt động của các nhóm - Cùng tham gia vào các nhóm để hoạt động chung - Là thường trực của CLB, số lượng thành viên tùy thuộc vào số lượng hội viên. Có chủ nhiệm CLB và một thư kí - Thành viên ban chủ nhiệm là những hội viên có năng lực, nhiệt tình tích cực tham gia hoạt động. 2 Tiểu ban gồm: các em học sinh giỏi và cán bộ lớp có tinh thần trách nhiệm cao - Các thành viên trong CLB được chia ra thành các tiểu ban. - Thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của ban chủ nhiệm - Nhiệt tình, có tinh thần ý thức cao. - Hoạt động có hiệu quả các hoạt động do ban chủ nhiệm đưa ra - Đối với các em học sinh lớp 10, bước vào một môi trường mới đa số còn rụt rè, nhút nhát. Do vậy giáo viên phải chủ động tìm hiểu thông qua BCH Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm lớp để biết được tâm tư nguyện vọng. Từ đó có biện pháp hợp lí để giúp các em tham gia vào CLB, rèn luyện cho các em sự hòa nhập vào môi trường tập thể. - Để có một CLB vững mạnh thì chất lượng của ban chủ nhiệm đóng vai trò rất quan trọng, do vậy thành viên ban chủ nhiệm nên lựa chọn các em trong đội tuyển học sinh giỏi và các cán bộ lớp. Bên cạnh đó giaó viên cũng cần tham gia bám sát. * Phương hướng hoạt động: - CLB là một trong những phương thức hoạt động quan trọng của các em học sinh, thông qua đó nhằm giáo dục tư tưởng, văn hóa, thẩm mỹ cho học sinh với các loại hình sinh hoạt phong phú, tự giác, có hướng dẫn. - CLB là nơi tổ chức có các quan hệ tiếp xúc rộng rãi, qua giao tiếp tập thể giúp học sinh phát huy cái tốt đẹp . Uốn nắn những biểu hiện tiêu cực, lỗi thời , phát huy tính chủ động,sáng tạo , tính tích cực xây dựng nếp sống văn minh tiến bộ. - CLB là nơi đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí , ngỉ ngơi và sáng tạo của học sinh. Giúp các em rèn luyện được đức tính tự chủ, tự tin và biết kết hợp “ Học mà chơi, chơi mà học” - CLB là môi trường để cho học sinh rèn luyện khả năng thuyết trình một vấn đề trước tập thể thông qua các buổi sinh hoạt báo cáo kết quả của các chủ đề được giao. - CLB sinh hoạt định kì vào 14 giờ chiều thứ 7, 2 tháng 1 lần Để có nội dung sinh hoạt thì ban chủ nhiệm phải hợp trước đó 1 tuần để trao đổi thông tin, bàn giao nhiệm vụ và báo các kết quả thực hiện các chủ đề sinh hoạt. Sau đó mới tổ chức triển khai câu lạc bộ sinh học theo kế hoạch. Bước 2: Xác định chủ đề sinh hoạt của Câu lạc bộ gắn liền nội dung kiến thức trong chương trình sinh học 10 - Đối với chương trình Sinh học lớp 10 nội dung kiến thức theo sách giáo khoa được phân ra thành ba phần nội dung là: Giới thiệu chung về thế giới sống, Sinh học tế bào, sinh học vi sinh vật. Trong các phần này có những nội dung kiến thức tương đối trừu tượng với các em học sinh, và với cơ sở vật chất của nhà trường chưa thể đáp ứng để làm rõ hết được. Do vậy khi xây dựng chủ đề sinh hoạt cho câu lạc bộ đã xác định được kiến thức liên quan với môn học và cơ sở vật chất hiện tại như sau: STT Tháng,năm Tên chủ đề Nội dung chủ đề 1 10/2018 Thế giới quanh em - Các cấp tổ chức của thế giới sống - Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống - Các giới sinh vật 2 11/2018 Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sinh vật - Đặc điểm chung của tế bào - Tìm hiểu một số bào quan của tế bào nhân thực 3 12/2018 Sức mạnh của sự chuyển hóa trong tế bào - Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất - Năng lượng cung cấp cho tế bào và cơ thể - Sự tổng hợp chất hữu cơ trong tế bào sống 4 2/2019 Vi sinh vật và ứng dụng trong đời sống - Môi trường và các kiểu dinh dưỡng của VSV - Quá trình tổng hợp và phân giải của VSV - Một số ứng dụng của VSV 5 3/2019 Sức khỏe là vàng - Cấu trúc các loại virut - Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ - Bệnh truyền nhiễm và cách phòng ngừa 6 4/2019 Vui học có ích - Kết quả thu nhận của các thành viên - Tổng kết, khen thưởng Bước 3: Xác định kênh tư liệu liên quan phục vụ cho các chủ đề hoạt động của CLB. Kênh tư liệu có thể thực hiện bằng cách sưu tầm( hình ảnh, mô hình hoặc các video clip), tự thiết kế ( các mô hình), hoặc những tư liệu có sẵn trong phòng thực hành của nhà trường. -Kênh hình: Các hình ảnh, mô hình hoặc video clip rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên khi đưa vào cần có sự lựa chọn phù hợp với nội dung và yêu cầu mỹ quan. Không đưa quá nhiều vào gây mất trọng tâm của chủ đề sinh hoạt. + Tư liệu phải thể hiện tính trực quan sinh động: Hình ảnh rõ nét thể hiện được cấu trúc của tế bào, các loại bào quan trong tế bào. Hình thái cấu trúc các loại virut + Tư liệu phải mang tính khai thác tri thức: tức là phải chứa đựng nhiều thông tin có thể khai thác để làm sáng tỏ được các nôi dung có trong các chủ đề sinh hoạt của CLB. + Tư liệu phải có tính gợi mở: tức là từ tư liệu học sinh có thể hình dung, định hướng được những nội dung kiến thức lien quan cần tìm hiểu, nghiên cứu + Tư liệu phải mang tính thẩm mỹ, chuẩn mực về đạo đức: Các tư liệu sưu tầm ( video clip) rất đa dạng nhưng có nhiều clip không phù hợp với đối tượng là học sinh, do vậy cần kiểm tra về nội dung phù hợp để đưa vào sử dụng cho CLB. Ví dụ: Để nghiên cứu sự sống các nhà sinh học thường tập trung vào nghiên cứu các đặc điểm của cơ thể sống vì chỉ ở cấp độ cơ thể mới biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống. Tuy nhiên để hiểu được sự sống ở cấp độ cơ thể chúng ta còn phải nghiên cứu tất cả các cấp tổ chức dưới và trên cấp cơ thể, từ cấp nhỏ nhất đến cấp lớn nhất. Do vậy kênh tư liệu đưa ra phải phù hợp với nội dung chủ đề, rõ ràng dễ hiểutừ đó giúp học sinh nắm bắt và khai thác được thông tin và khai thác. Có thể tham khảo một số hình ảnh sau Ví dụ: Học thuyết tế bào hiện đại cho thấy : Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào và tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào trước bằng cách phân bào. Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Thế giới sống được cấu tạo từ hai loại tế bào là tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. tất cả các tế nào đều gồm 3 thành phần chính là màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân hoặc nhân. Khi nghiên cứu về tế bào và các bào quan trong tế bào có thể sử dụng một số hình ảnh như: Bước 4: Xây dựng biện pháp thực hiện cho các hội viên trong CLB. -Tổ chức cho các tiểu ban đăng kí đề tài nghiên cứu, giới thiệu giáo viên hướng dẫn, cung cấp các tài liệu nghiên cứu,thu thập đề tài và đề nghị hội đồng cố vấn thẩm định đề tài. Các đề tài nghiên cứu do ban chủ nhiệm CLB đã liên hệ, thống nhất với giáo viên hướng dẫn. Nội dung các đề tài phải phù hợp với chương trình giảng dạy lớp 10 của Bộ GD&ĐT thời gian nghiên cứu đề tài do ban chủ nhiệm CLB quy đ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tao_su_yeu_thich_mon_sinh_hoc_bang_hinh_thuc_to_chuc_si.doc