SKKN Tạo hứng thú học tập và phát triển năng lực học sinh qua lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai – (Địa lí 12, THPT)

SKKN Tạo hứng thú học tập và phát triển năng lực học sinh qua lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai – (Địa lí 12, THPT)

Các em học sinh chính là những chủ nhân tương lai, là những người sẽ quyết định sự phát triển của quê hương đất nước trong những năm tới như chu chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không. Dân tộc Việt Nam có sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không. Chính là nhờ công học tập của các cháu”. Tuy nhiên, nếu không có kĩ năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân gia đình cộng đồng và đất nước

 Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nêu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.

 Đối với học sinh trường THPT Thọ Xuân IV, vấn đề giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào môn học lại càng cần thiết hơn.Vì đa số học sinh của trường có điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm xa, ở với ông bà chú bác, thiếu sự quán xuyến của bố mẹ nên các em cón thiếu rất nhiều kĩ năng sống và khả năng tiếp thu kiến thức môn học còn nhiều hạn chế. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của 1 bộ phận học sinh của trường trong thời gian vừa qua như mắc tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, yêu đương không lành mạnh, sống thử, sống không mục tiêu hoài bão chính là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp.

 Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng động và tổ quốc, giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, moi người, sống tích cực, chủ động an toàn hài hòa và lành mạnh.

 

doc 17 trang thuychi01 7602
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tạo hứng thú học tập và phát triển năng lực học sinh qua lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai – (Địa lí 12, THPT)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU	
1.1. Lí do chọn đề tài
 Các em học sinh chính là những chủ nhân tương lai, là những người sẽ quyết định sự phát triển của quê hương đất nước trong những năm tới như chu chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không. Dân tộc Việt Nam có sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không. Chính là nhờ công học tập của các cháu”. Tuy nhiên, nếu không có kĩ năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân gia đình cộng đồng và đất nước
 Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nêu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
 Đối với học sinh trường THPT Thọ Xuân IV, vấn đề giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào môn học lại càng cần thiết hơn.Vì đa số học sinh của trường có điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm xa, ở với ông bà chú bác, thiếu sự quán xuyến của bố mẹ nên các em cón thiếu rất nhiều kĩ năng sống và khả năng tiếp thu kiến thức môn học còn nhiều hạn chế. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của 1 bộ phận học sinh của trường trong thời gian vừa qua như mắc tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, yêu đương không lành mạnh, sống thử, sống không mục tiêu hoài bãochính là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp.
 Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng động và tổ quốc, giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, moi người, sống tích cực, chủ động an toàn hài hòa và lành mạnh.
 Nhận thấy vai trò to lớn của việc giáo dục kĩ năng sống và môn Địa lí cũng là 1 trong các môn học có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào chương trình môn học. Vì thế tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này “Tạo hứng thú học tập và phát triển năng lực học sinh qua lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai – (Địa lí 12, THPT)” mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm đóng góp phần nào kinh nghệm giáo dục cho học sinh trường THPT Thọ Xuân IV trở thành những con người toàn diện, năng động, sáng tạo, hòa nhâp cùng cộng động và có ích cho xã hội. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp lớp 12 nói riêng và học sinh nhà trường nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 trường THPT Thọ Xuân IV.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Đọc và phân tích sách báo, tài liệu nghiên cứu, tạp chí liên quan tới nội dung nghiên cứu đề tài.
+ Phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung về lý luận giáo dục, thực tiễn giáo dục
+Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành giáo dục về công tác 
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 + Phương pháp quan sát: tiếp cận, xem xét, thu thập dữ liệu từ thực tiễn giáo dục kĩ năng sống trong giảng dạy địa lí trường THPT Thọ Xuân IV và một số trường THPT trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
 + Phương pháp điều tra xã hội học 
 + Phương pháp phỏng vấn
 + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: xây dựng các phiếu điều tra bằng hệ thống câu hỏi để khảo sát các đối tượng liên quan đến nội dung nghiên cứu. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Thuật ngữ kĩ năng sống bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông Việt Nam từ những năm 1995 – 1996, thông qua Dự án “giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài trường” do UNICEF phối hợp với Bộ giáo dục và dào tạo tổ chức thực hiện. Từ đó cho đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước đã tiến hành giáo dục kĩ năng sống gắn với giáo dục các vấn đề xã hội như phòng chống ma túy, phòng chống mại dâm, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai,
 Giáo dục nước ta những năm qua đã đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với 4 tru cột giáo dục của thế kỉ XXI: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định , Học để cùng chung sống – mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống. Đặc biệt rèn kĩ năng sống cho học sinh đã được Bộ giáo dục và đào tạo xác định là 1 trong năm nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”.
 Thực tế cho thấy có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống: 
- Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
- Theo quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) kĩ năng sống giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức , hình thành thái đpộ và kĩ năng.
- Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục là: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo; ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả; học làm người gồm các kĩ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin; Học để sống với người khác gồm các kĩ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng dịnh, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm
 Hiện nay, mục tiêu của giáo dục việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để dáp ứng nhu cầu sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu giáo dục của Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục của thế kỉ XXI: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định và Học để cùng chung sống (Delor, 1996). Và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông gồm các mục tiêu sau:
- Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp.Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức.
 Giáo dục kĩ năng sống có tầm quan trọng to lớn, đặc biệt là đối với đối tượng học sinh trường THPT Thọ Xuân IV nói chung và học lớp 12 nói riêng. Vì:
- Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội
- Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ
- Giáo dục kĩ năng sống góp phần giảm tình trạng bạo lực học đường
- Giáo dục kĩ năng sống giúp các em thích nghi với cuộc sống hiện đại ngày nay
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng là một cách bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng làm việc mà các em rất cần trong tương lai.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Đối với giáo viên
 Trong những năm qua vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được ngành giáo dục việt nam triển khai sâu rộng với mục tiêu chuyển từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên ở trường THPT Thọ Xuân IV thì vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn nhiều hạn chế. 
 Đối với giáo viên chủ nhiệm còn có nhiều giáo viên chưa thực sự quan tâm hoặc chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống; thậm chí còn có một số ít giáo viên thiếu kĩ năng sống dẫn đến học sinh lớp chủ nhiệm chất lượng học tập và nền nếp không tốt.
 Đối với giáo viên bộ môn, đặc biệt là những môn dễ lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như Văn, Sử , Địa , Sinh, Hóa, Giáo dục công dân. Vẫn
 Còn nhiều GV chưa ý thức được tầm quan trọng của việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong dạy học nói chung và giảng dạy môn Địa Lí nói riêng. 
 Họ nói rằng còn nặng về kiến thức ít quan tâm đến giáo dục kĩ năng sống ; hoặc có quan tâm nhưng chưa thường xuyên, chưa có kế hoạch và nội dung bài bản, nội dung lồng ghép thô cứng, áp đặt, và nặng về hình thức, còn lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp thích hợp.
2.1.2. Đối với học sinh
 Đối tượng học sinh trường THPT Thọ Xuân IV chủ yếu là con em có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, bố mẹ phải đi làm ăn xa, thường để con ở nhà cùng ông bà. Vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hạn chế kĩ năng sống của các em. Qua thực tế cho thấy kĩ năng sống của học sinh trường THPT Thọ Xuân IV hiện nay là rất yếu. Cụ thể: 
- Đa phần các em chưa có kĩ năng xác định mục tiêu một cách rõ ràng. Nhiều em hịc sinh không biết học để làm gì, không có động cơ học tập, không có mục đích lí tưởng và hoài bão.
- Kĩ năng hoạt động nhóm còn hạn chế, chỉ ở mức trung bình. Thậm chí yếu.
- Các em hầu như chưa tìm ra hướng giải quyết khi gặp khó khăn trong học tập, cuộc sống, tình cảm.
- Hiện tượng bạo lực học đường ngày càng tăng.
- Khả năng giao tiếp chủ động còn hạn chế. Nhiều học sinh đứng trước đám đông còn rụt rè, bị tâm lý, mất bình tĩnh dẫn đến khả năng giao tiếp còn hạn chế.
- Việc xác định vấn đề quan trọng của cuộc sống nhiều khi còn chưa rõ, chưa đúng chuẩn mực. 
- Hầu như các em chưa có kĩ năng ra quyết định, mà chỉ quyết định các vấn đề một cách cảm tính.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xác định những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường phổ thông
Kỹ năng tự nhận thức
Kĩ năng giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc sống
Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng ra quyết định
Kĩ năng kiên định
Kĩ năng đặt mục tiêu
Kĩ năng giải tỏa cảm xúc tiêu cực
Kĩ năng hợp tác
Kỹ năng quản lí thời gain
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
Kĩ năng thể hiện sự tự tin
Một số kĩ năng sống quan trọng khác
2.3.2. Phương pháp lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bài 15 “ Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai” chương trình Địa lí 12 THPT
2.3.2.1. Kĩ năng kiên định giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc sống
- Kĩ năng kiên định giải quyết các tình huống khó khăn trong cuộc sống là kĩ năng thực hiện bằng được những gì mình mong muốn và từ chối bằng được những gì mình mong muốn và từ chối bằng được những gì mình không muốn, mặc dù công việc đó có nhiều khó khăn thử thách. 
- Khi có kĩ năng kiên định học sinh sẽ dung hòa được sự hiếu thắng, tính phục tùng khi đó các em sẽ tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững được trước những áp lực khó khăn trong cuộc sống cũng như từ bên ngoài.
 Để giáo dục kĩ năng này, trong mục 1. Bảo vệ môi trường - tôi đã sử dụng phương pháp sau:
Bước 1: Giáo viên sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi cho học sinh:
Câu 1: Vấn đề bảo vệ moi trường và phòng chống thiên tai hiện nay là vấn đề mang tính:
cấp bách của huyện Thọ Xuân
cấp bách của tỉnh thanh hóa
cấp bách của việt nam
cấp bách của toàn thế giới
Câu 2: Biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường là:
Gia tăng các cơn bão
Gây lũ lụt, hạn hán
Trái đất nóng lên, băng 2 cực tan ra
Tất cả đều đúng
Câu 3. Các môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng ở nước ta hiện nay là:
Môi trường không khí
Môi trường nước
Môi trường đất
Tất cả đều đúng
Câu 4: Huyện Thọ Xuân thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nào?
Hạn hán
Sóng thần
Ngập lụt
Lũ quét
Câu 5. Để bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai chúng ta cần khắc phục trong bao nhiêu thời gian?
01 ngày 
01 tháng
02 nănm
Lâu dài
Câu 6. Nếu địa phương bạn sinh sống bị ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của thiên tai thì bạn sẽ:
Chạy đi địa phương khác sinh sống
Ở lại tìm biện pháp khắc phục vfa đề ra biện pháp phòng chống 
Bước 2: Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức và kết luận
 Những vấn đề trên mang tính cấp bách của toàn cầu. Đây là vấn đề khó khăn nan giải của toàn xã hội đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, bền bỏ khắc phục dần, đồng bộ và lâu dài nhằm tìm ra biện pháp tối ưu nhất.
 Qua những nội dung đó sẽ giúp các em học sinh có được kĩ năng sống kiên định, không hoang mang lo sợ, nao núng tinh thần mà biết khắc phục khó khăn trong cuộc sống.
2.3.2.2. Kĩ năng xác định mục tiêu
- Mục tiêu là cái đích mà học sinh muốn đạt tới, muốn thực hiện ở mỗi giai đoạn, mỗi công việc 
- Kỹ năng đặt mục tiêu là khả năng của học sinh trong việc đề ra những cái đích có thể thực hiện được cho một vấn đề nào đó của cuộc sống. Việc đặt mục tiêu trong cuộc sống là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Nó giúp các em sống có định hướng, có động lực phấn đấu, không có quá nhiều ảo tưởng và tham vọng.
- Người có kĩ năng đặt mục tiêu sẽ xác định được các mục tiêu một cách cụ thể và thực tế, phù hợp với hoàn cảnh bản thân. 
 Để giáo dục kĩ năng này cho học sinh, tôi tiếp tục sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi như sau:
Bước 1: Giáo viên dùng kĩ thuật đặt câu hỏi:
Câu 1: Tại sao chúng ta cần bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai?
Câu 2: Công việc bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai thuộc trách nhiệm của ai?
Câu 3: Mục tiêu nhiệm vụ của chiến lược bảo vệ môi trường là gì?
Câu 4: Bản thân em đã đặt ra mục tiêu và hành động như thế nào để bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai tại địa phương em?
Bước 2: Học sinh thảo luận trả lời, giáo viên kết luận:
 Mỗi người chúng ta ai cũng biết hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, xanh, sạch , đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. Đất nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự ra đời và phát triển của nhiều xí nghiệp, nhà máy với lượng chất thải và khí thải ra môi trường rất lớn, nếu không có hoạt động bảo vệ môi trường, không xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường thì gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển bền vững của đất nước. Nhờ hoạt động bảo vệ môi trườn đã phần nào hạn chế được tác hại do chất thải và khí thải của các nhà máy, xí nghiệp . Bên cạnh đó, hoạt động bảo vệ môi trường càng có ý nghĩa hơn nữa khi thế giới hiện nay đang đứng trước thực trạng là trái đất đang nóng dần lên, thì vấn đề bảo vệ môi trường không còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân mà là của toàn nhân loại. Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
 Từ việc phân tích vai trò và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, học sinh sẽ hứng thú học tập hơn, và xác định mục tiêu học tập - Học để làm gì, từ đó các em sẽ hình thành xác định mục tiêu cho cuộc sống của mình.
2.3.2.3. Kỹ năng giao tiếp và thể hiện sự tự tin
 Đặc thù học sinh trường THPT Thọ Xuân IV là còn kém năng động, ngại tiếp xúc, không tự tin khi đứng trước nhiều người
 - Giao tiếp là quá trình tiếp xúc trao đổi những thông tin, mong muốn, suy nghĩ, tình cảm giữa người này với người khác.
- Giao tiếp là kĩ năng quan trọng sẽ giúp học sinh có nhiều thuận lợi trong học tập cũng như cuộc sống, nó cho phép các em có được sự tự tin khi đối diện với mọi người. Khả năng giao tiếp của các em được hình thành trong 1 quá trình rèn luyện lâu dài, qua kinh nghiệm thực tế của bản thân các em, qua việc học hỏi người khác đặc biệt được rèn luyện qua các tình huống cụ thể của cuộc sống.
 Để giáo dục kĩ năng này, trong mục 2 – Một số thiên tai và biện pháp phòng chống – tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp 1: Trò chơi địa lí “ Hiểu nhau qua Địa lí”
 Cách tiến hành: 
+ Bước 1: giáo viên chọn một số đối tượng và hiện tượng địa lí phù hợp
+ Bước 2: chọn mỗi lượt chơi 2 học sinh A và B, học sinh A quay mặt lên bảng nhìn các đối tượng, học sinh B quay mặt xuống lớp nghe giải thích và trả lời đúng đối tượng đề cho trên bảng. Trong khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ: 
1. Bão
2. CO2
3. quét
4. Hạn hán
5. Công nghiệp
6. Rừng 
7. Băng tan
8. WSC
9. IUCN
 Người hỏi (giải thích) câu hỏi như sau: Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do trong bầu khí quyển có nhiều khí gì? Hoặc Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới được viết tắt là? v.v
- Phương pháp 2: phương pháp đóng vai: 
Bước 1: giáo viên chọn một số vùng chịu ảnh hưởng của các thiên tai như Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
Bước 2: giáo viên chia lơp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đóng vai là cán bộ và nhân dân của một vùng (nhóm trưởng là cán bộ) và giao nhiệm vụ nội dung tìm hiểu và báo cáo: .
Nhóm 
Nội dung tìm hiểu
Thiên tai
Vùng
Nhóm 1
Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống
Bão
Duyên hải Nam trung Bộ
Nhóm 2
Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống
Lũ quét
Trung du và miền núi Bắc bộ
Nhóm 3
Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống
Hạn hán
Tây Nguyên
Nhóm 4
Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống
Ngập lụt
Đồng bằng sông Cửu Long
Bước 3: Hs các nhóm thảo luận, cán bộ các nhóm báo cáo, giáo viên kết luận.
2.3.2.4. Kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng tìm hiểu, xử lí thông tin
 Đây là kĩ năng giúp cho học sinh kĩ năng tư duy độc lập, tự giác, rèn luyện đức tính cần cù, chịu khó và sáng tạo của học sinh trong cuộc sống.
 Để giáo dục kĩ năng này tôi chọn một số phương pháp sau:
Phương pháp 1: giáo viên đặt câu hỏi để học sinh thảo luận trả lời
Câu 1: Nêu vai trò, chức năng của môi trường
Câu 2: Tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường?
Câu 3: Địa phương huyện Thọ Xuân chịu ảnh hưởng của những thiên tai nào? Hậu quả ra sao? Nêu biện pháp phòng chống?
Phương pháp 2: giáo viên thông qua các tiết dạy ngoại khóa đi thực tế tìm hiểu về thực trạng sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, hậu quả của thiên tai ở địa phương huyện Thọ Xuân, sau đó yêu cầu học sinh viết báo cáo về các chủ đề đã tìm hiểu. 
 Qua các phương pháp trên sec giúp học sinh nhận thức đúng đắn được vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường, phòng chống thiên tai là rất quan trọng, cần thiết và cấp bách. Qua đó sẽ giáo dục được chọn các em kĩ năng tự nhận thức, tự hành động trong cuộc sống.
 Trường THPT Thọ Xuân IV đóng trên vùng bán sơn địa, hằng năm chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai, đặc biệt là bão và lũ lụt. Việc GV tổ chức cho HS tham gia quét dọn vệ sinh giúp đỡ dân cư sau lụt, sau bãochứng kiến tận mắt sự mất mát của nhân dân, có thể nói đây là một việc làm có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả nhất. Không những giúp HS khắc sâu hơn kiến thức địa lí, hậu quả của thiên tai mà còn giáo dục lòng yêu nước yêu đồng bào, tương thân tương ái, ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhân dân.
2.3.2.5. Kĩ năng đương đầu, hóa giải stress và cảm xúc tiêu cực . 
 Đối với học sinh nói chung thường chịu nhiều áp lực, nhất là học sinh lớp 12, về những vấn đề như: học nhiều môn kiến thức nhiều, học nhiều thời gian, áp lực về điểm số, áp lực về gia đình, Bên cạnh đó học sinh trường THPT thọ Xuân IV nhiều học sinh ở xa trường, kinh tế khó khăn, nên ngoài áp lực học tập còn có áp lực về kinh tế, điều kiện sống, sinh hoạtN

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_hoc_tap_va_phat_trien_nang_luc_hoc_sinh_qu.doc