SKKN Tạo hứng thú học tập môn Sinh học bằng cách liên hệ thực tế khi giới thiệu bài mới ở một số bài trong chương trình Sinh học 12
Trong xã hội hiện đại, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão với sự xuất hiện của nhiều ngành khoa học mới đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin làm cho khối lượng tri thức tăng lên một cách nhanh chóng. Điều đó đã đặt ra cho nghề dạy học một yêu cầu mới không chỉ dạy học kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh cách học và tự học. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Đảng và Nhà nước đã và đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học trong đó có THPT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Sự đổi mới này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như: đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, phương pháp dạy học tích cực ngày càng được chú trọng và trở nên phổ biến.
Tuy nhiên, các bài dạy sinh học sử dụng trong nhà trường phổ thông hiện nay còn nặng về kiến thức lí thuyết, nghèo nàn về kiến thức thực tiễn, chưa chú trọng đến việc phát huy khả năng tư duy sáng tạo, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề trong học tập sinh học và thực tiễn đời sống, cũng như chưa chú trọng đến việc phát triển năng lực tư duy sinh học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh. Trước tình hình đó, môn Sinh học phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phát huy tính thực tế.
Trong quá trình giảng dạy môn sinh học THPT Đặng Thai Mai, tôi nhận thấy đa phần học sinh đều cho rằng môn Sinh học thường là khô khan, khó hiểu. Bên cạnh những học sinh vui thích, đam mê với việc học tập thì có một bộ phận không nhỏ các em không thích học, chán học. Tình trạng chán học do mất hứng thú học này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em nói riêng và chất lượng giáo dục ở bậc THPT nói chung. Vấn đề đặt ra là giáo viên phải không ngừng tìm tòi mọi phương pháp, cách thức để khơi dậy sự hứng thú, nhiệt tình học tập của học sinh nếu không tiết dạy sẽ trở nên nhàm chán, khó có được sự thành công.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trong xã hội hiện đại, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão với sự xuất hiện của nhiều ngành khoa học mới đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin làm cho khối lượng tri thức tăng lên một cách nhanh chóng. Điều đó đã đặt ra cho nghề dạy học một yêu cầu mới không chỉ dạy học kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh cách học và tự học. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Đảng và Nhà nước đã và đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học trong đó có THPT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Sự đổi mới này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như: đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, phương pháp dạy học tích cực ngày càng được chú trọng và trở nên phổ biến. Tuy nhiên, các bài dạy sinh học sử dụng trong nhà trường phổ thông hiện nay còn nặng về kiến thức lí thuyết, nghèo nàn về kiến thức thực tiễn, chưa chú trọng đến việc phát huy khả năng tư duy sáng tạo, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề trong học tập sinh học và thực tiễn đời sống, cũng như chưa chú trọng đến việc phát triển năng lực tư duy sinh học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh. Trước tình hình đó, môn Sinh học phải đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phát huy tính thực tế. Trong quá trình giảng dạy môn sinh học THPT Đặng Thai Mai, tôi nhận thấy đa phần học sinh đều cho rằng môn Sinh học thường là khô khan, khó hiểu. Bên cạnh những học sinh vui thích, đam mê với việc học tập thì có một bộ phận không nhỏ các em không thích học, chán học. Tình trạng chán học do mất hứng thú học này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em nói riêng và chất lượng giáo dục ở bậc THPT nói chung. Vấn đề đặt ra là giáo viên phải không ngừng tìm tòi mọi phương pháp, cách thức để khơi dậy sự hứng thú, nhiệt tình học tập của học sinh nếu không tiết dạy sẽ trở nên nhàm chán, khó có được sự thành công. Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia vào quá trình hoạt động đó. Trong học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Trong đó, cách thức “Liên hệ thực tế khi giới thiệu bài giảng mới” là một trong những phương pháp dạy học tích cực, có thể tạo cho học sinh bất ngờ và kích thích hứng thú. Đó có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập. Nếu chúng ta được đọc những câu mở đầu chứa đựng nhiều âm thanh, hình ảnh hay gợi nhiều vấn đề khác nhau, kích thích sự tò mò tìm hiểu xem những phần tiếp theo sẽ có điều gì mới thì chắc chắn sự theo dõi sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Trong một giờ học cũng vậy, nếu ngay từ phần đặt vấn đề giáo viên đã tạo ra hứng thú, vui tươi cho học sinh thì chắc chắn trong những phút tiếp theo các em sẽ hào hứng, phấn chấn và nhiệt tình hơn với những hoạt động do giáo viên tổ chức. [2] Chính vì lý do đó, tôi xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Tạo hứng thú học tập môn Sinh học bằng cách liên hệ thực tế khi giới thiệu bài mới ở một số bài trong chương trình Sinh học 12” ở trường THPT nhằm góp phần thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học Sinh học theo hướng tăng cường hoạt động nhận thức tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, hoàn thành mục tiêu môn học. 1.2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng một hệ thống các hiện tượng sinh học thực tiễn có thể vận dụng vào bài giảng trong chương trình Sinh học 12. Vận dụng hệ thống các hiện tượng sinh học thực tiễn vào giới thiệu bài mới ở trường THPT Đặng Thai Mai nhằm phát huy tính tích cực, hứng thú học tập của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học Sinh học theo hướng tăng cường hoạt động nhận thức chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các hiện tượng sinh học thực tiễn tạo hứng thú học tập cho học sinh ở một số bài trong chương trình Sinh học 12. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung chương trình Sinh học 12 tại các lớp: 12A6, 12 A7, của trường THPT Đặng Thai Mai. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên việc sử dụng các phương pháp: Nghiên cứu tư liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm; Phương pháp quan sát thực tế: quan sát các thắc mắc của học sinh khi quan sát hiện tượng; Phương pháp hỏi đáp: trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh về những vấn đề liên quan đến nội dung đề tài; Phương pháp thống kê, phân tích số liệu. 2. Nội Dung 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Trong ngành giáo dục, chúng ta đều biết rằng tất cả các môn học trong nhà trường ít nhiều đều liên quan với nhau, cùng hỗ trợ nhau trong việc phát triển kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục đang hướng tới việc đào tạo ra những con người toàn diện, hiểu biết về nhiều mặt do đó việc khai thác mối liên hệ giữa các bộ môn càng cần phải được phát huy. Bộ môn sinh học không chỉ liên quan mật thiết với các bộ môn thuộc khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa... mà còn gắn bó với các bộ môn thuộc khoa học xã hội như Văn, Giáo dục công dân...Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác mối liên hệ đó như thế nào, đảm bảo tính tích hợp trong quá trình dạy học làm sao để nâng cao hiệu quả của từng tiết dạy. Mặt khác, ngoài hệ thống tri thức mang tính khoa học được thể hiện trong sách giáo khoa, các tài liệu khác, tri thức bộ môn còn được thể hiện rất nhiều ở hệ thống kinh nghiệm mà cha ông chúng ta qua các thế hệ đã đúc kết trong kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Đây là những kinh nghiệm được đúc kết trong đời sống và quá trình sản xuất, được truyền từ đời này sang đời khác giúp mọi người hiểu được thực tế của cuộc sống; các hiện tượng xảy ra liên quan đến kiến thức sinh học và thực tế sản xuất. Đó cũng là những câu truyền miệng rất dễ nhớ, dễ thuộc với hàm ý cô đọng và sâu sắc mà trong quá trình giảng dạy bộ môn Sinh học có thể lồng ghép một số câu tục ngữ, thành ngữ vào trong một số nội dung của bài học trong chương trình Sinh học THPT rất hợp lí và thuận lợi. Thế nhưng trên thực tế việc vận dụng hệ thống kinh nghiệm này trong dạy và học bộ môn còn ít được quan tâm. Có rất nhiều câu tục ngữ, thành ngữ khi đọc lên đã giúp học sinh hiểu ngay giá trị thực tiễn nên giáo viên có thể sử dụng để đặt vấn đề hay để minh họa cho kiến thức cần giải quyết trong bài học. Nhiều câu chỉ nêu lên những hiện tượng mà việc giải thích cần phải có tài liệu hỗ trợ và sự hướng dẫn tổ chức học tập của giáo viên thì học sinh mới hiểu một cách sâu sắc. [2] 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1 Thực trạng dạy và học môn Sinh học tại trường THPT Đặng Thai Mai 2.2.1.1 Thuận lợi Những năm gần đây, chủ trương đổi mới phương pháp giáo dục đã được triển khai sâu rộng, bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Giáo viên đã có ý thức đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, phần nào hạn chế cách giảng dạy thụ động, theo lối tiếp nhận một chiều. Chất lượng học tập môn Sinh học của học sinh đang có chiều hướng đi lên. Đặc biệt, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh rất được nhà trường quan tâm, chú trọng phần nào giúp giáo viên những điều kiện thuận lợi trong giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy thực tế môn Sinh học, giáo viên đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp như : phương pháp trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp, phương pháp liên hệ thực tế trong bài giảng. Giáo viên đã có sử dụng các đồ dùng và phương tiện dạy học như thí nghiệm, mô hình, tranh ảnh và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sinh học. Học sinh trường THPT Đặng Thai Mai đa số các em đều ngoan, được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập và có thư viện với các đầu sách để các em tham khảo. Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung quan sát, giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống và suy nghĩ trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra, tích cực thảo luận nhóm và đã đem lại hiệu quả trong quá trình lĩnh hội kiến thức. 2.2.1.2 Khó khăn Mặc dù giáo viên đã có nhiều cố gắng trong đổi mới phương pháp dạy học, chất lượng học tập bộ môn có chiều hướng đi lên nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao. Chương trình Sinh học 12 còn khá dài, nặng về lí thuyết. Thực tế giảng dạy cho thấy vẫn tồn tại phương pháp truyền thụ kiến thức có sẵn, giáo viên lên chỉ giảng giải, thuyết trình. Trong từng tiết học, học sinh còn thụ động nhiều, chỉ ngồi nghe – chép là chính, không khí lớp học trôi qua nặng nề và nhàm chán. Đối tượng các em là học sinh cuối cấp nên thường các em chú trọng vào những môn chính để thi theo nguyện vọng như Toán,Văn, Ngoại ngữ Vì vậy, nhiều em xem nhẹ bộ môn, không đi sâu vào học tập hoặc học lấy lệ. Mặt khác, do đầu vào ban đầu thấp, cho nên khả năng vận dụng kiến thức để lý giải các tượng liên quan đến đối với học sinh còn khó khăn. Do đó, để khắc phục các nhược điểm trên và để nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, để tạo hứng thú trong việc học môn Sinh học thì việc liên hệ thực tế trong quá trình giảng dạy là cần thiết. Tuy nhiên, để vận dụng tốt đề tài này vào dạy học môn Sinh học lớp 12 đòi hỏi người giáo viên phải am hiểu kho tàng ca dao tục ngữ, biết cách kể chuyện hài và chịu khó tìm tòi, sưu tầm thêm các kinh nghiệm dân gian cũng như việc lồng ghép các kiến thức có liên quan vào bài giảng một cách thật tự nhiên. 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1 Bài tập thực tiễn - Việc lồng ghép các kiến thức thực tiễn vào trong quá trình dạy và học, trước hết tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh sự hứng thú, hăng say trong học tập. - Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - Giúp cho học sinh có được những hiểu biết về hệ tự nhiên và hoạt động của nó, tác động của nó đối với cuộc sống của con người. - Học sinh nắm được ảnh hưởng của những hoạt động của con người lên hệ tự nhiên. Từ đó, học sinh ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc sống, Đặc biệt là đối với vấn đề môi trường. - Xây dựng cho học sinh những kĩ năng quan sát, thu nhập thông tin và phân tích thông tin, dần hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học. - Phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để giải thích các hiện tượng thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống. - Nuôi dưỡng nhận thức và các quan niệm đúng đắn về các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống. - Phát triển sự đánh giá thẫm mĩ. - Bài tập về các hiện tượng tự nhiên làm cho học sinh thấy các quá trình sinh học luôn xảy ra xung quanh ta. Giải thích được các hiện tượng tự nhiên, học sinh sẽ yêu thích môn Sinh học hơn. 2.3.2 Sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy Với đặc điểm đa dạng và phong phú của kiến thức liên môn, việc truyền đạt cho học sinh những kiến thức thực tiễn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, thông qua nhiều hình thức khác nhau, có thể đưa vào khi giảng bài mới thông qua các bài hát, câu thơ, câu chuyện hài, các hình ảnh thực tế. Đặc biệt là tổ chức các hoạt động ngoại khóa như các cuộc thi, các câu lạc bộ Sinh học,. 2.3.3 Quy trình thiết kế hệ thống các bài hát, câu thơ, câu chuyện hài, các hình ảnh thực tế theo hướng gắn với đời sống thực tiễn 2.3.3.1 Lựa chọn đơn vị kiến thức Với những định hướng đổi mới trong kiểm tra đánh giá môn Sinh học ở trường THPT, khi xây dựng hệ thống bài tập Sinh học theo hướng gắn với đời sống thực tiễn, cần lựa chọn những đơn vị kiến thức không chỉ có ý nghĩa về đơn thuần về mặt sinh học mà còn gắn liền với thực tiễn, với đời sống của cá nhân và cộng đồng, phát huy được năng lực khoa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh nhưng không quá khó, quá trừu tượng, làm mất đi bản chất sinh học. 2.3.3.2 Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức Đơn vị kiến thức lựa chọn khi thiết kế bài tập theo hướng gắn với đời sống thực tiễn cần thực hiện được mục tiêu giáo dục là định hướng phát triển năng lực bao gồm (kiến thức, kĩ năng, thái độ - tình cảm) của môn Sinh học nói riêng và mục tiêu giáo dục ở trường THPT nói chung. 2.3.3.3 Kiểm tra thử Thử nghiệm áp dụng kiến thức liên môn Sinh học đã thiết kế trên đối tượng học sinh thực nghiệm để kiểm tra hệ về tính chính xác, khoa học, thực tế của kiến thức Sinh học cũng như độ khó, độ phân biệt, tính khả thi, khả năng áp dụng của bài tập. 2.3.3.4 Chỉnh sửa Thay đổi, chỉnh sửa nội dung, số liệu, tình huống ... trong bài tập sau khi đã cho kiểm tra thử sao cho hệ thống bài tập có tính chính xác, khoa học về mặt kiến thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tế và phù hợp với đối tượng học sinh, với mục tiêu kiểm tra - đánh giá, mục tiêu giáo dục của môn Sinh học ở trường THPT. 2.3.3.5 Hoàn thiện hệ thống câu hỏi Sắp xếp, hoàn thiện hệ thống câu hỏi một cách khoa học. 2.3.4 Vận dụng cách thức “Liên hệ thực tế khi giới thiệu bài mới ở một số bài trong chương trình Sinh học 12 ở trường THPT” “Liên hệ thực tế khi giới thiệu bài giảng mới” - Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ. Đó có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập. Nếu chúng ta được đọc những câu mở đầu chứa đựng nhiều âm thanh, hình ảnh hay gợi nhiều vấn đề khác nhau, kích thích sự tò mò tìm hiểu xem những phần tiếp theo sẽ có điều gì mới thì chắc chắn sự theo dõi sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Trong một giờ học cũng vậy, nếu ngay từ phần đặt vấn đề giáo viên đã tạo ra hứng thú, vui tươi cho học sinh thì chắc chắn trong nhữngphút tiếp theo các em sẽ hào hứng, phấn chấn và nhiệt tình hơn với những hoạt động do giáo viên tổ chức. Sau đây là một số biện pháp để tạo hứng thú học tập môn Sinh học bằng cách liên hệ thực tế khi giới thiệu bài mới: 2.3.4.1 Mở đầu bằng một bài hát Ví dụ: Khi mở đầu bài 8 “QUY LUẬT PHÂN LY CỦA MENĐEN”, giáo viên có thể bắt nhịp cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau: Ba thương con vì con giống mẹ, mẹ thương con vì con giống ba. Cả nhà ta cùng yêu thương nhau. Xa là nhớ, gần nhau là cười. Sau đó, giáo viên đặt vấn đề “Tại sao con lại mang những đặc điểm giống ba và giống mẹ? Di truyền học gọi hiện tượng đó là gì? Chúng ta có thể tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay”. [1] 2.3.4.2 Mở đầu bằng một câu chuyện vui Ví dụ 1: Khi mở đầu bài 9 “QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP CỦA MENĐEN”, giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện vui: Hai chàng sinh viên nói chuyện với nhau [2] Sinh viên 1: Đố cậu, Bao Công mà lấy Bạch Tuyết thì sinh ra con như thế nào? Sinh viên 2: Tớ chịu thôi! Khó quá! Sinh viên 1: Dễ thế mà cậu không biết, nếu Bao Công mà lấy Bạch Tuyết thì sẽ sinh ra Lọ Lem. Giao viên dẫn dắt tiếp: “Về mặt di truyền học thì câu trả lời của cậu sinh viên 1 có đúng không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung của bài hôm nay” Ví dụ 2: Khi dạy bài “ĐỘT BIẾN GEN”, giáo viên có thể kể câu chuyện hài hước: Giáo viên: Có một người đàn ông da trắng đến truyền đạo ở một đảo nhỏ châu Phi. Sau một thời gian, vợ người thủ lĩnh da đen sinh ra một đứa con da trắng. Viên thủ lĩnh tức giận chạy tới lều của người da trắng, hét lên: - Ở đây chỉ có mi là người da trắng, ta sẽ trừng trị ngươi! Nhà truyền giáo thanh minh: - Ngay trên đảo này, có một bầy cừu trắng, vậy mà lại có duy nhất một con cừu đen. Ông nghĩ sao? Người thủ lĩnh suy nghĩ rồi dịu giọng: - Vậy thì ta sẽ bỏ qua chuyện đứa trẻ da trắng, còn anh không được nói với ai về con cừu đen kia nhé! [2] Giáo viên dẫn dắt tiếp: “Vậy tại sao lại có hiện tượng trên. Để hiểu được hiện tượng trong câu chuyện trên, chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung của bài hôm nay”. 2.3.4.3 Mở đầu bằng một đoạn thơ Ví dụ 1: Khi dạy về bài “NGUỒN GỐC CỦA SỰ SỐNG”, giáo viên có thể liên hệ thực tế khi sử dụng đoạn thơ “Lập lòe ngọn lửa ma trơi Tiếng oan văng vẳng tối trời còn thương” (Trích Văn tế thập loại chúng sinh của thi hào Nguyễn Du) Giáo viên đặt vấn đề : “Thế “ma trơi” là gì vậy? Các nhà văn tưởng tượng ra chăng? Không phải, “ma trơi” quả là có thật. Nếu các em có dịp đi qua các nghĩa trang vào ban đêm thì các em sẽ thấy tại một số ngôi mộ tỏa ra những ngọn lửa màu xanh lãng đãng lập lòe mà dân gian thường gọi là “ma trơi”. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu được hiện tượng này”. Điều trùng lặp ngẫu nhiên là: Người ta thường gặp “Ma trơi” ở các nghĩa địa càng tăng thêm sự mê tính dị đoan. Ví dụ 2: Khi giới thiệu bài “CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA”, giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ: “Giải phẫu xương tới nội quan Thể thức cấu tạo hoàn toàn giống nhau "Lông mao - có vú - thai rau Cơ quan thoái hoá từ lâu hao mòn Phổi sinh: đến độ vuông tròn Lặp lại chủng loại Phôi còn khe mang Có đuôi - nhiều vú xếp hàng Hiện tượng lại giống, rõ ràng mười mươi. Phân biệt động vật với người Động vật bẻ-cắn cành tươi để dùng Công cụ sẵn có chung chung Con người chế tạp giáo-cung-vại-bình Tạo điều kiện sống cho mình Giảm bớt lệ thuộc khi tình thế nguy. Tiếng nói - trừu tượng - tư duy Nâng dần khái niệm, Phát huy giống nòi”.[2] (“Chứng minh người có nguồn gốc động vật” – Thơ vui Sinh học) Giáo viên dẫn dắt tiếp: “Vậy để chứng minh con người có nguồn gốc từ động vật phải dựa trên những bằng chứng nào? Để trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung của bài hôm nay”. Ví dụ 3: Khi giới thiệu bài 13 “ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ BIỂU HIỆN GEN”, giáo viên liên hệ thực tế khi mở bài như sau: “GEN cùng tương tác Với MÔI TRƯỜNG bình thường Thành KIỂU HÌNH dễ thương Trái đất thêm tươi đẹp. TẬP HỢP CÁC KIỂU HÌNH Của cùng một kiểu gen Tuỳ môi trường thân quen Gọi là MỨC PHẢN ỨNG. KIỂU HÌNH cũng có thể Thay đổi theo môi trường MỀM DẺO thật thân thương Ta gọi là THƯỜNG BIẾN. Kiểu gen không thay đổi Chỉ THAY ĐỔI KIỂU HÌNH Giúp THÍCH NGHI thật nhanh. Gián tiếp cho TIẾN HÓA”.[2] Giáo viên dẫn dắt tiếp: “Qua bài thơ em hãy cho biết sự biểu hiện của kiểu gen chịu ảnh hưởng của yếu tố nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung của bài hôm nay”. 2.3.4.4 Mở đầu bằng một số hình ảnh Ví dụ 1 : Khi mở đầu bài 6 – ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ, giáo viên có thể cho học sinh xem 1 số hình ảnh thực tế như sau: [2] [2] [2] Giáo viên dẫn dắt: “Vậy nguyên nhân nào gây ra hiện tượng trên. Để biết được nguyên nhân gây ra hiện tượng trên, chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung của bài hôm nay”. Ví dụ 2 : Khi mở đầu bài 4– ĐỘT BIẾN GEN, giáo viên có thể cho học sinh xem 1 số hình ảnh thực tế như sau: [2] Giáo viên dẫn dắt: “Qua hình ảnh các em vừa quan sát, em hãy cho biết nguyên nhân gây ra những hiện tượng trên”.[1] Giáo viên dẫn dắt tiếp: “Đó là hiện tượng đột biến gen - Nội dung của bài học hôm nay”. Ví dụ 3 : Khi giới thiệu bài “SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHIỀU GEN VÀ TÍNH ĐA HIỆU CỦA GEN”, giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh thực tế như sau: [2] [2] Giáo viên dẫn dắt: “Qua hình ảnh các em vừa quan sát, em hãy cho biết nguyên nhân gây ra những hiện tượng trên”. Giáo viên dẫn dắt tiếp: “Để giải thích được hiện tượng trên , chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay”. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Sau khi áp dụng một số biện pháp để tạo hứng thú học tập môn Sinh học bằng cách liên hệ thực tế khi giới thiệu bài mới vào các tiết dạy, tôi thấy đã đạt được kết quả khả quan: + Lớp học sinh động, sôi nổi, giúp nâng cao hứng thú học tập của các em. + Chất lượng bài giảng được nâng lên rõ rệt: học sinh dễ tiếp thu và n
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tao_hung_thu_hoc_tap_mon_sinh_hoc_bang_cach_lien_he_thu.doc