SKKN Giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT xác định nhanh kiểu gen của cơ thể đem lai khi giải bài toán tích hợp giữa quy luật tương tác gen với liên kết gen và hoán vị gen nhằm tạo hứng thú, nâng cao hiệu quả thi THPT quốc gia môn Sinh học’’

SKKN Giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT xác định nhanh kiểu gen của cơ thể đem lai khi giải bài toán tích hợp giữa quy luật tương tác gen với liên kết gen và hoán vị gen nhằm tạo hứng thú, nâng cao hiệu quả thi THPT quốc gia môn Sinh học’’

Là một giáo viên liên tục được nhà trường giao giảng dạy các lớp có học sinh lựa chọn Sinh học thi THPT quốc gia, trong đó có một số em có nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học Y, Dược với điểm đầu vào khá cao. Tôi đã thực sự rất trăn trở và từ đó quyết định luôn dành ra một khoảng thời gian nhất định để nghiêm túc học tập, nghiên cứu đề thi THPT quốc gia, đề minh họa, đề thi thử của một số trường uy tín, các tài liệu chuyên môn và rút kinh nghiệm liên tục để hoàn thiện phương pháp dạy học trong từng chuyên đề, đặc biệt là các chuyên đề có nội dung câu hỏi ở mức độ khó cho phù hợp với đội tượng học sinh mình được giao giảng dạy, với mục tiêu có điểm 9, 10 bộ môn.

Quy luật di truyền là một phần kiến thức trọng tâm trong chương trình môn Sinh học 12. Để giúp học sinh nhận diện và giải thành thạo các dạng bài tập phần này thực sự không đơn giản. Đặc biệt do tính chất phân hóa của đề thi thì dạng toán tích hợp các quy luật di truyền là một dạng toán khó, chủ yếu được đưa ra ở mức độ vận dụng và vận dụng sáng tạo. Trong các dạng toán tích hợp thì dạng tích hợp giữa tương tác gen với quy luật liên kết gen hoàn toàn, hoán vị gen nữa thì dạng đề này được khai thác nhiều, các yêu cầu của bài toán chủ yếu là liên quan đến việc xác định đúng kiểu gen của các cơ thể đem lai. Để giải quyết cơ bản được các dạng toán này ta sử dụng phương pháp liên kết kiến thức giữa tương tác gen với liên kết gen hoàn toàn, giữa tương tác gen với hoán vị gen, đặc biệt là giáo viên phải chỉ ra được dấu hiệu cốt lõi, bản chất để nhấn mạnh, khắc sâu cho học sinh, giúp các em giải quyết nhanh, chính xác phù hợp với yêu cầu của hình thức thi trắc nghiệm khách quan.

Từ những lý do trên cùng với kinh nghiệm giảng dạy tôi đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT xác định nhanh kiểu gen của cơ thể đem lai khi giải bài toán tích hợp giữa quy luật tương tác gen với liên kết gen và hoán vị gen nhằm tạo hứng thú, nâng cao hiệu quả thi THPT quốc gia môn Sinh học’’ làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong năm học 2018 – 2019. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, nhận xét và đánh giá của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

 

doc 21 trang thuychi01 7005
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT xác định nhanh kiểu gen của cơ thể đem lai khi giải bài toán tích hợp giữa quy luật tương tác gen với liên kết gen và hoán vị gen nhằm tạo hứng thú, nâng cao hiệu quả thi THPT quốc gia môn Sinh học’’", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 THPT XÁC ĐỊNH NHANH KIỂU GEN CỦA CƠ THỂ ĐEM LAI KHI GIẢI BÀI TOÁN TÍCH HỢP GIỮA QUY LUẬT TƯƠNG TÁC GEN VỚI LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN NHẰM TẠO HỨNG THÚ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC.
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Quý
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Sinh học
THANH HOÁ NĂM 2019
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Là một giáo viên liên tục được nhà trường giao giảng dạy các lớp có học sinh lựa chọn Sinh học thi THPT quốc gia, trong đó có một số em có nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học Y, Dược với điểm đầu vào khá cao. Tôi đã thực sự rất trăn trở và từ đó quyết định luôn dành ra một khoảng thời gian nhất định để nghiêm túc học tập, nghiên cứu đề thi THPT quốc gia, đề minh họa, đề thi thử của một số trường uy tín, các tài liệu chuyên môn và rút kinh nghiệm liên tục để hoàn thiện phương pháp dạy học trong từng chuyên đề, đặc biệt là các chuyên đề có nội dung câu hỏi ở mức độ khó cho phù hợp với đội tượng học sinh mình được giao giảng dạy, với mục tiêu có điểm 9, 10 bộ môn.
Quy luật di truyền là một phần kiến thức trọng tâm trong chương trình môn Sinh học 12. Để giúp học sinh nhận diện và giải thành thạo các dạng bài tập phần này thực sự không đơn giản. Đặc biệt do tính chất phân hóa của đề thi thì dạng toán tích hợp các quy luật di truyền là một dạng toán khó, chủ yếu được đưa ra ở mức độ vận dụng và vận dụng sáng tạo. Trong các dạng toán tích hợp thì dạng tích hợp giữa tương tác gen với quy luật liên kết gen hoàn toàn, hoán vị gen nữa thì dạng đề này được khai thác nhiều, các yêu cầu của bài toán chủ yếu là liên quan đến việc xác định đúng kiểu gen của các cơ thể đem lai. Để giải quyết cơ bản được các dạng toán này ta sử dụng phương pháp liên kết kiến thức giữa tương tác gen với liên kết gen hoàn toàn, giữa tương tác gen với hoán vị gen, đặc biệt là giáo viên phải chỉ ra được dấu hiệu cốt lõi, bản chất để nhấn mạnh, khắc sâu cho học sinh, giúp các em giải quyết nhanh, chính xác phù hợp với yêu cầu của hình thức thi trắc nghiệm khách quan. 
Từ những lý do trên cùng với kinh nghiệm giảng dạy tôi đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT xác định nhanh kiểu gen của cơ thể đem lai khi giải bài toán tích hợp giữa quy luật tương tác gen với liên kết gen và hoán vị gen nhằm tạo hứng thú, nâng cao hiệu quả thi THPT quốc gia môn Sinh học’’ làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong năm học 2018 – 2019. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, nhận xét và đánh giá của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. 	
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Mục đích nghiên cứu của đề tài là hình thành cách tính nhanh, chính xác một số dạng toán tích hợp giữa quy luật tương tác gen với quy luật liên kết gen, hoán vị gen trong chương trình Sinh học 12 nhằm rèn luyện các kỹ năng giải toán Sinh học và định hướng phát triển cho học sinh những năng lực sau:
- Năng lực tư duy, năng lực tính toán, năng lực tự học và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng vận dụng kết hợp kiến thức về các phương pháp giải bài toán tương tác gen, liên kết gen, hoán vị gen để giải bài toán tích hợp giữa các quy luật này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp giải bài toán phổ biến dạng tích hợp giữa tương tác gen với liên kết gen hoàn toàn và giữa tương tác gen hoán vị gen để rèn luyện các kỹ năng giải nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu 
	Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài bao gồm
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra, khảo sát thực tế dạy học phần tương tác gen, liên kết gen, hoán vị gen và đặc biệt là dạng toán tích hợp giữa các quy luật này ở trường THPT Triệu Sơn 2 để từ đó thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng phương pháp kết hợp kiến thức bản chất giữa các quy luật di truyền trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
	 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Dựa vào sách giáo khoa Sinh học 12 - Nâng cao và Cơ bản, sách bài tập Sinh học 12 - Nâng cao và Cơ bản, các đề thi xét tuyển đại học, cao đẳng, đề thi THPT quốc gia môn sinh học của Bộ giáo dục và đào tạo, tài liệu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
	 - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê và xử lý số liệu trên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để qua đó thấy được hiệu quả của đề tài. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 2.1.1 Bản chất của dạng bài toán tích hợp giữa tương tác gen với liên kết gen hoàn toàn.
 + Bài toán phổ biến là dạng di truyền của 2 cặp tính trạng, một cặp tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen, một cặp tính trạng do 1 gen quy định. Ba cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể, các gen liên kết hoàn toàn quy định.
 + Dấu hiệu nhận biết
 P. AaBb, Dd x AaBb, Dd -> F1 có 16 tổ hợp gen.
 P. AaBb, Dd x aabb, dd -> F1 có 4 tổ hợp gen.
 2.1.2 Bản chất của dạng bài toán tích hợp giữa tương tác gen với hoán vị gen.
 + Bài toán phổ biến là dạng di truyền của 2 cặp tính trạng, một cặp tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen, một cặp tính trạng do 1 gen quy định. Ba cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể, các gen liên kết không hoàn toàn quy định.
 + Dấu hiệu nhận biết
 P. AaBb, Dd x AaBb, Dd -> F1 có aabb, dd khác 1/64, khác 1/8
 P. AaBb, Dd x aabb, dd -> F1 có có aabb, dd khác 1/8, khác 1/4.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
VSố lượng học sinh lựa chọn môn Sinh để xét tuyển vào các trường đại học ít nên thời lượng mỗi lớp đăng ký ôn thi thấp hơn hẳn các môn học khác; nhiều em có tâm lý đây chỉ là môn điều kiện để xét tốt nghiệp quá trình học không tập trung ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần thái độ học tập của các học sinh xét tuyển đại học. Hầu hết các trường Y, dược điểm đầu vào khá cao, bên cạnh việc học tốt môn Toán, Hóa thì bộ môn Sinh học cũng phải đạt được ít nhất hơn 8 điểm trở lên. Để đạt được mốc điểm này thì đòi hỏi ở chương quy luật di truyền học sinh phải biết cách giải thành thạo dạng toán tích hợp các quy luật di truyền, trong đó có phần trọng tâm là tích hợp giữa tương tác gen với liên kết gen, hoán vị gen . Nếu phương pháp dạy học của giáo viên mà không phù hợp sẽ dẫn đến tâm lý chán, ngại làm các dạng bài tập này, ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả thi THPT quốc gia. Vì thế giải pháp giáo viên đưa ra thực sự quan trọng trong việc tạo hứng thú, thu hút sự tập trung và nâng cao kỹ năng làm bài cho học sinh.
	Trong bài: Quy luật tương tác gen, quy luật liên kết gen hoàn toàn, hoán vị gen, sách giáo khoa Sinh học 12 giáo viên đã định hướng cho học sinh cách nhận diện dấu hiệu bản chất của từng hiện tượng di truyền, phương pháp giải các dạng toán liên quan đến từng quy luật. Tuy nhiên trong dạng bài tập tích hợp giữa các quy luật này thì kinh nghiệm giải không phải dễ dàng đúc kết . Vì vậy, tôi nhận thấy mình cần bổ sung thêm phương pháp nhận diện và liên kết kiến thức các quy luật di truyền có liên quan nhằm giúp học sinh dễ dàng giải quyết dạng toán này. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
2.3.1. Ôn tập, củng cố phương pháp giải các dạng toán cơ bản của tương tác gen, liên kết gen hoàn toàn, hoán vị gen.
+) Phương pháp giải bài tập tương tác gen.
+) Phương pháp giải bài tập liên kết gen hoàn toàn, hoán vị gen.
2.3.2. Phân chia thành các dạng bài tập thường gặp thuộc kiểu bài	 toán tích hợp giữa quy luật tương tác gen với quy luật liên kết gen hoàn toàn, hoán vị gen và hướng dẫn học sinh rẽn luyện kỹ năng giải nhanh từng dạng, giúp học sinh có kinh nghiệm, năng lực phán đoán, nhận diện và làm trắc nghiệm nhanh gọn giảm bớt được tối đa thời gian. 
 Bản chất: Bài toán xét sự di truyền của 2 cặp tính trạng. Trong đó có một tính trạng do 2 cặp gen không alen (Aa, Bb) phân li độc lập cùng quy định, một tính trạng do một gen khác (Dd) quy định, trội lặn hoàn toàn. Một trong 2 cặp gen quy định tính trạng tương tác nằm trên cùng cặp nhiễm sắc thể với tính trạng còn lại, di truyền theo kiểu liên kết gen hoàn toàn hoặc hoán vị gen.
Qua việc nghiên cứu các đề thi xét tuyển đại học, đề thi THPT quốc gia môn Sinh học trong những năm gần đây của Bộ Giáo dục tôi nhận thấy dạng toán này có các dạng thường gặp sau:
2.3.2.1. Toán tích hợp giữa tương tác gen với liên kết gen hoàn trong trường hợp cả 2 cá thể đem lai đều dị hợp về tất cả các cặp gen. Tính trạng chịu sự chi phối của kiểu tương tác gen mà vai trò của các alen trội là như nhau như 15:1, 9:7, 9:6:1.
Định hướng học sinh rút ra lưu ý sau: 
Ta có P dị hợp 3 cặp gen: AaBb, Dd
Bước 1. Xác định quy luật di truyền.
Xác định số tổ hợp kiểu hình ở đời con 16 = 4 x 4 giao tử => P dị hợp 3 cặp gen giảm phân cho 4 loại giao tử => 3 cặp gen thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể thường, các gen liên kết hoàn toàn. Có thể Aa hoặc Bb liên kết với Dd
Bước 2: Xác định nhanh kiểu gen.
+ Nếu tương tác gen theo kiểu 9:6:1, 15:1 thì quan sát nếu xuất hiện đồng hợp lặn aabbdd ở đời con thì một trong 2 cặp gen quy định tính trạng tương tác gen liên kết hoàn toàn với cặp gen quy định tính trạng khác, dị hợp tử đều, không xuất hiện aabbdd thì dị hợp tử chéo.
+ Nếu tương tác gen theo kiểu 9:7 thì lựa chọn kiểu hình ở đời con có kiểu gen đơn giản nhất. Ở đời con mà xuất hiện kiểu hình có kiểu gen A-B- dd thì dị hợp tử chéo, không xuất hiện thì dị hợp tử đều.
Dạng này là dạng toán đầu tiên tôi hướng dẫn học sinh, do đó tôi cho các em rèn kỹ năng này ở nhiều ví dụ để thành thạo hơn.
 Ví dụ 1. ( Trích đề thi đại học 2010)
 Ở một loài thực vật nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì cho kiểu hình thân cao, nếu thiếu một hoặc cả hai alen trội nói trên thì cho kiểu hình thân thấp. Alen D qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d qui định hoa trắng. Cho giao phấn giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen trên thu được đời con phân li theo tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 4 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các gen qui định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Phép lai nào sau đây là phù hợp với kết quả trên?
	 B. 	
C. 	 D. 
Hướng dẫn học sinh phân tích.
Theo đề ra ta có: Ta có P AaBb, Dd
 Xét tỉ lệ chung: Ở F1 có 9+3+4 = 16 tổ hợp gen = 4 x 4 giao tử
Như vậy P dị hợp 3 cặp gen, giảm phân cho 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau nên 3 cặp gen này thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể thường, liên kết gen hoàn toàn.( vì vai trò của A và B như nhau nên A hoặc B liên kết hoàn toàn với Dd)
Mặt khác ở F1 không xuất hiện cây cao, trắng A-B- dd nên kiểu gen dị hợp tử đều.
=> KG của P là hoặc P 
 Ví dụ 2. ( Trích đề thi đại học 2011)
Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong 2 alen trội thì cho quả tròn và khi không có alen trội nào thì cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với d hoa trắng. Cho cây quả dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ: 5 cây quả tròn, hoa đỏ: 3 cây quả dẹt, hoa trắng: 1 cây quả tròn, hoa trắng: 1 cây quả dài, hoa đỏ. Kiểu gen của cây P là
A. B. . C. . D. 
Hướng dẫn học sinh phân tích.
Theo đề ra ta có: Ta có P AaBb, Dd
 Xét tỉ lệ chung: Ở F1 có 6+5+3+1+1 = 16 tổ hợp gen = 4 x 4 giao tử
Như vậy F1 dị hợp 3 cặp gen, giảm phân cho 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau nên 3 cặp gen này thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể thường, liên kết gen hoàn toàn (vì vai trò của A và B như nhau nên A hoặc B liên kết hoàn toàn với Dd).
Mặt khác ở F1 không xuất hiện dài, trắng aabbdd nên kiểu gen dị hợp tử chéo => KG của P là hoặc P 
2.3.2.2.Toán tích hợp giữa tương tác gen với liên kết gen hoàn trong trường hợp cả 2 cá thể đem lai đều dị hợp về tất cả các cặp gen. Tính trạng chịu sự chi phối của kiểu tương tác gen mà vai trò của các alen trội là khác nhau như 9:3:3:1.
Định hướng học sinh rút ra lưu ý sau: 
Ta có P dị hợp 3 cặp gen: AaBb, Dd
Bước 1. Xác định quy luật di truyền.
Xác định số tổ hợp kiểu hình ở đời con 16 = 4 x 4 giao tử => P dị hợp 3 cặp gen giảm phân cho 4 loại giao tử => 3 cặp gen thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể thường, các gen liên kết hoàn toàn. Chỉ Aa hoặc Bb liên kết với Dd
Bước 2: Xác định nhanh kiểu gen.
+ Do tương tác gen theo kiểu 9:3:3:1 thì quan sát nếu xuất hiện đồng hợp lặn aabbdd dị hợp tử đều, không xuất hiện aabbdd thì dị hợp tử chéo.
Vì vai trò của A và B khác nhau nên lựa chọn thêm kiểu hình có kiểu gen đơn giản khác như A-bbdd hoặc aaB-dd để tìm ra mâu thuẫn nhằm xác định đúng A hay B liên kết với D.
Ví dụ 1. ( Đề biên soạn)
 Ở một loài thực vật nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ, nếu có mặt mình A quy định hoa vàng, có mặt mình B quy định hoa tím, đồng hợp lặn quy định hoa trắng. Alen D qui định hoa kép trội hoàn toàn so với alen d qui định hoa đơn. Cho cây dị hợp về 3 cặp gen trên tự thụ phấn thu được đời con phân li theo tỉ lệ 9 hoa đỏ, kép: 3 hoa vàng, kép, 3 hoa tím, đơn: 1 hoa trắng, đơn. Biết các gen qui định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Kiểu gen của cây đem tự thụ phấn là
 B. . C. . D. .
Hướng dẫn học sinh phân tích.
Theo đề ra ta có: Ta có P AaBb, Dd
 Xét tỉ lệ chung: Ở F1 có 9+3+3+1 = 16 tổ hợp gen = 4 x 4 giao tử
Như vậy P dị hợp 3 cặp gen, giảm phân cho 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau nên 3 cặp gen này thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể thường, liên kết gen hoàn toàn.
Mặt khác ở F1 x
=> KG của P là hoặc P 
Ví dụ 2. ( Đề biên soạn)
 Ở một loài gà nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì cho kiểu hình mào hình hồ đào, nếu có mặt mình A quy định mào hình hoa hồng, có mặt mình B quy định mào hình hạt đậu, đồng hợp lặn quy định mào hình lá. Alen D qui định mào to trội hoàn toàn so với alen d qui định mào nhỏ. Cho giao phối giữa 2 cơ thể đều 3 cặp gen trên thu được đời con phân li theo tỉ lệ 6 mào hồ đào, to: 3 mào hồ đào, nhỏ: 3 mào hình hạt đậu, to: 2 mào hình hoa hồng, to: 1 gà mào hình hoa hồng, nhỏ: 1 mào hình lá, to. Biết các gen qui định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Kiểu gen của P là
 B. . C. . D. .
Hướng dẫn học sinh phân tích.
Theo đề ra ta có: Ta có P AaBb, Dd
 Xét tỉ lệ chung: Ở F1 có 9+3+4 = 16 tổ hợp gen = 4 x 4 giao tử
Như vậy P dị hợp 3 cặp gen, giảm phân cho 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau nên 3 cặp gen này thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể thường, liên kết gen hoàn toàn.( vì vai trò của A và B như nhau nên A hoặc B liên kết hoàn toàn với Dd)
Mặt khác ở F1 không xuất hiện cây cao, trắng A-B- dd nên kiểu gen dị hợp tử đều.
=> KG của P là hoặc P 
2.3.2.3. Toán tích hợp giữa tương tác gen với liên kết gen hoàn toàn trong trường hợp phép lai phân tích. Tính trạng chịu sự chi phối của kiểu tương tác gen mà vai trò của các alen trội là như nhau như 15:1, 9:7, 9:6:1.
Định hướng học sinh rút ra lưu ý sau: 
Bước 1. Xét tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng => xác định quy luật chi phối từng tính trạng => Quy ước gen. => Lai phân tích cơ thể dị hợp 3 cặp gen.
Bước 2. Xác định số tổ hợp kiểu hình ở đời con 4 = 4 x 1 giao tử => Cơ thể dị hợp 3 cặp gen giảm phân cho 4 loại giao tử => 3 cặp gen thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể thường, các gen liên kết hoàn toàn.
Bước 3. Xác định kiểu gen chung.
+ Nếu tương tác gen theo kiểu 9:6:1, 15:1 thì quan sát nếu xuất hiện đồng hợp lặn ở đời con thì một trong 2 cặp gen quy định tính trạng tương tác gen liên kết hoàn toàn với cặp gen quy định tính trạng khác, dị hợp tử đều, không xuất hiện thì dị hợp tử chéo.
+ Nếu tương tác gen theo kiểu 9:7 thì lựa chọn kiểu hình ở đời con có kiểu gen đơn giản nhất. Ở đời con mà xuất hiện kiểu hình có kiểu gen A-B- dd thì dị hợp tử chéo; không xuất hiện thì dị hợp tử đều.
Ví dụ 1. ( Bài tập biên soạn)
Ở một loài thực vật nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì cho kiểu hình thân cao, nếu thiếu một hoặc cả hai alen trội nói trên thì cho kiểu hình thân thấp. Alen D qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d qui định hoa trắng. Cho cây (A) thân cao, hoa đỏ lai phân tích thu được Fa có tỉ lệ kiểu hình là 25% thân cao, hoa trắng: 50% thân thấp, hoa đỏ: 25% thân thấp, hoa trắng. Kiểu gen của cây A là
A. B. . C. AaBbDd. D. 
Hướng dẫn học sinh phân tích
Qui ước A-B- : thân cao; A-bb, aaB-, aabb: thân thấp.
 D: hoa đỏ, d: hoa trắng
Ở Fa.
+ Cao: thấp = 1: 3 => P. AaBb x aabb
+ Đỏ: trắng = 1: 1 => P Dd x dd
Xét tỉ lệ chung: Ta có P. AaBb, Dd x aabb, dd
 Ở Fa có 1+2+1= 4 tổ hợp gen = 4 x 1 giao tử
Như vậy F1 dị hợp 3 cặp gen, giảm phân cho 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau nên 3 cặp gen này thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể thường, liên kết gen hoàn toàn.( vì vai trò của A và B như nhau nên A hoặc B liên kết hoàn toàn với Dd)
Ta nhận thấy ở Fa xuất hiện kiểu hình thân cao, hoa trắng A-B-dd => dị hợp tử chéo nên kiểu gen của cây đem lai phân tích là 
Mặt khác ở Fa không xuất hiện cây hoa đỏ, chín muộn A-B- dd nên kiểu gen dị hợp tử đều => KG của F1 là hoặc .
Ví dụ 2. ( Bài tập biên soạn)
Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen trội cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây (M) quả dẹt, hoa đỏ lai phân tích thu được Fa có tỉ lệ kiểu hình là 25% dẹt, đỏ: 25% tròn, đỏ: 25% tròn, trắng: 25% dài, trắng. Kiểu gen của cây M là
A. B. . C. AaBbDd. D. 
Hướng dẫn học sinh phân tích
Qui ước A-B- : quả dẹt; A-bb, aaB-: quả tròn; aabb: quả dài.
 D: hoa đỏ, d: hoa trắng
Ở Fa.
+ Dẹt: Tròn: Dài = 1: 2: 1 => P. AaBb x aabb
+ Đỏ: trắng = 1: 1 => P Dd x dd
Xét tỉ lệ chung: Ta có P. AaBb, Dd x aabb, dd
 Ở Fa có 1+1+1+1= 4 tổ hợp gen = 4 x 1 giao tử
Như vậy F1 dị hợp 3 cặp gen, giảm phân cho 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau nên 3 cặp gen này thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể thường, liên kết gen hoàn toàn.( vì vai trò của A và B như nhau nên A hoặc B liên kết hoàn toàn với Dd)
Ta nhận thấy ở Fa xuất hiện kiểu hình quả dài, hoa trắng aabbdd => dị hợp tử đều nên kiểu gen của cây đem lai phân tích là hoặc 
Ví dụ 3. ( Bài tập biên soạn)
Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen trội cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây (X) quả dẹt, hoa đỏ lai phân tích thu được Fa có tỉ lệ kiểu hình là 25% dẹt, trắng: 25% tròn, đỏ: 25% tròn, trắng: 25% dài, đỏ. Kiểu gen của cây X là
A. B. . C. AaBbDd. D. .
Hướng dẫn học sinh phân tích
Qui ước A-B- : quả dẹt; A-bb, aaB-: quả tròn; aabb: quả dài.
 D: hoa đỏ, d: hoa trắng
Ở Fa.
+ Dẹt: Tròn: Dài = 1: 2: 1 => P. AaBb x aabb
+ Đỏ: trắng = 1: 1 => P Dd x dd
Xét tỉ lệ chung: Ta có P. AaBb, Dd x aabb, dd
 Ở Fa có 1+1+1+1= 4 tổ hợp gen = 4 x 1 giao tử
Như vậy F1 dị hợp 3 cặp gen, giảm phân cho 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau nên 3 cặp gen này thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể thường, liên kết gen hoàn toàn.( vì vai trò của A và B như nhau nên A hoặc B liên kết hoàn toàn với Dd)
Ta nhận thấy ở Fa không xuất hiện kiểu hình quả dài, hoa trắng aabbdd => dị hợp tử chéo => nên kiểu gen của cây đem lai phân tích là hoặc 
2.3.2.4 Toán tích hợp giữa tương tác gen với liên kết gen hoàn toàn trong trường hợp phép lai phân tích. Tính trạng chịu sự chi phối của kiểu tương tác gen mà vai trò của các alen trội là khác nhau như 9:3:3:1.
Định hướng học sinh rút ra lưu ý sau: 
Bước 1. Xác định quy luật di truyền.
Xác định số tổ hợp kiểu hình ở đời con 4 = 4 x 1 giao tử =>

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_thpt_xac_dinh_nhanh.doc