SKKN Tăng tính chủ động và khả năng lĩnh hội kiến thức bằng việc sử dụng Atlat trong học tập Địa lí lớp 12

SKKN Tăng tính chủ động và khả năng lĩnh hội kiến thức bằng việc sử dụng Atlat trong học tập Địa lí lớp 12

Các nhà phương pháp nổi tiếng khi nghiên cứu về những phương pháp dạy học tích cực đều có chung nhận định, phương pháp trực quan tích cực hơn phương pháp thuyết giảng truyền thống. Trong giảng dạy địa lí có thể sử dụng rất nhiều những thiết bị dạy học trực quan nhằm nâng cao hiệu quả bài học. Thiết bị dạy học có ý nghĩa rất lớn để hỗ trợ việc tiếp thu kiến thức của học sinh.

Kĩ năng sử dụng Atlat có một ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt s¬ư phạm, cả về mặt thực tiễn trong dạy học bộ môn Địa lí.

 Về mặt s¬ư phạm, nó giúp học sinh phát triển tư duy, tính độc lập sáng tạo và gây được hứng thú học tập cho các em. Ngoài ra thông qua việc đọc và phân tích Atlat, học sinh lĩnh hội một cách tích cực và trực quan các khái niệm Địa lí, do đó khắc sâu và củng cố kiến thức một cách vững chắc.

 Về mặt thực tiễn, nắm đ¬ược kĩ năng đọc và phân tích Atlat sẽ cho phép học sinh tiếp cận với tri thức, với thông tin một cách trực quan và nhanh nhất qua các phương tiện nghe nhìn hiện đại. Hình thành ở người học các kỹ năng quan trọng như khả năng tư duy logic, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổng hợp và liên hệ thực tế.

 Như¬ng thực tại học sinh lớp 12 nơi tôi đang công tác trong quá trình học môn Địa lý kĩ năng sử dụng Atlat còn hạn chế chưa biết cách khai thác kiến thức từ nguồn tư liệu dạy học này. Nguyên nhân chủ yếu do các em ít được trang bị kỹ năng khai thác kiến thức từ Atlat địa lý, mặt khác đội ngũ giáo viên cũng ít chú trọng đến việc hướng dẫn các em cách đọc và phân tích Atlat địa lý . Nhận thức đ¬ược ý nghĩa của vấn đề, nhằm nâng cao chất lư¬ợng bộ môn Địa lí trong trường phổ thông, bản thân tôi luôn tìm tòi nghiên cứu để có đư¬ợc biện pháp giúp các em biết cách khai thác kiến thức từ Atlat. Vì vậy, tôi chọn đề tài ‘‘ Tăng tính chủ động và khả năng lĩnh hội kiến thức bằng việc sử dụng Atlat trong học tập địa lí lớp 12’’.

 

doc 21 trang thuychi01 7665
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tăng tính chủ động và khả năng lĩnh hội kiến thức bằng việc sử dụng Atlat trong học tập Địa lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
1.5. Những điểm mới của SKKN
2
2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
3
2.1. Cơ sở lí luận
3
2.2. Thực trạng...
3
2.3. Giải pháp thực hiện.
4
2.3.1. Phương pháp chung trong sử dung Atlat Địa lí
4
2.3.1.1.Đọc và phân tích Atlat Địa lí Việt Nam theo yêu cầu có định hướng..
4
3.1.2. Đọc một bản đồ chung..
5
2.3.1.3. Đọc một số bản đồ cho trước.
5
2.3.2. Bài soạn mẫu
6
2.4. Kết quả thực nghiệm
17
3. KẾT LUẬN.
19
3.1. Ý nghĩa của đề tài
19
3.2. Kiến nghị.
19
Tài liệu tham khảo..
20
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Các nhà phương pháp nổi tiếng khi nghiên cứu về những phương pháp dạy học tích cực đều có chung nhận định, phương pháp trực quan tích cực hơn phương pháp thuyết giảng truyền thống. Trong giảng dạy địa lí có thể sử dụng rất nhiều những thiết bị dạy học trực quan nhằm nâng cao hiệu quả bài học. Thiết bị dạy học có ý nghĩa rất lớn để hỗ trợ việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
Kĩ năng sử dụng Atlat có một ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt sư phạm, cả về mặt thực tiễn trong dạy học bộ môn Địa lí.
	Về mặt sư phạm, nó giúp học sinh phát triển tư duy, tính độc lập sáng tạo và gây được hứng thú học tập cho các em. Ngoài ra thông qua việc đọc và phân tích Atlat, học sinh lĩnh hội một cách tích cực và trực quan các khái niệm Địa lí, do đó khắc sâu và củng cố kiến thức một cách vững chắc.
	Về mặt thực tiễn, nắm được kĩ năng đọc và phân tích Atlat sẽ cho phép học sinh tiếp cận với tri thức, với thông tin một cách trực quan và nhanh nhất qua các phương tiện nghe nhìn hiện đại. Hình thành ở người học các kỹ năng quan trọng như khả năng tư duy logic, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổng hợp và liên hệ thực tế...
	Nhưng thực tại học sinh lớp 12 nơi tôi đang công tác trong quá trình học môn Địa lý kĩ năng sử dụng Atlat còn hạn chế chưa biết cách khai thác kiến thức từ nguồn tư liệu dạy học này. Nguyên nhân chủ yếu do các em ít được trang bị kỹ năng khai thác kiến thức từ Atlat địa lý, mặt khác đội ngũ giáo viên cũng ít chú trọng đến việc hướng dẫn các em cách đọc và phân tích Atlat địa lý . Nhận thức được ý nghĩa của vấn đề, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Địa lí trong trường phổ thông, bản thân tôi luôn tìm tòi nghiên cứu để có được biện pháp giúp các em biết cách khai thác kiến thức từ Atlat. Vì vậy, tôi chọn đề tài ‘‘ Tăng tính chủ động và khả năng lĩnh hội kiến thức bằng việc sử dụng Atlat trong học tập địa lí lớp 12’’.
Tuy nhiên kĩ năng sử dụng Atlat là một phạm trù rộng lớn được nhiều đồng nghiệp quan tâm, tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở đây ngoài những vấn đề chung, tôi chỉ muốn đề cập đến các vấn đề cụ thể trong hai bài dạy:
- Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp( SGK Địa lí 12): Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu tình hình phân tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta.
-Bài 30 Vấn đề phát triển ngành Giao thông vân tải- thông tin liên lạc (SGK Địa lí 12): Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu sự phân bố mạng lưới giao thông vận tải nước ta.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Mục đích của đề tài này là hướng dẫn học sinh biết cách đọc, khai thác và sử dụng Atlat địa lý để xác định các nội dung kiến thức thông qua học các bài cụ thể trong phần địa lý các ngành kinh tế lớp 12 chương trình cơ bản.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp một số lớp 12 của trường THPT sử dụng Atlat trong quá trình học bộ môn Địa lý phần ngành kinh tế. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Nghiên cứu qua cơ sở lý luận dạy học địa lý. 
- Phương pháp khái quát hóa kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm và phù hợp với sự thay đổi cách kiểm tra đánh giá học sinh, phương pháp này còn thực hiện thông qua các tiết dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm : Thực hiện giảng dạy ở các lớp 12A3, 12 A4, 12A5.
- Phương pháp điều tra đánh giá : Sau khi thực hiện giáo án thực nghiệm ở các lớp trên.
- Phương pháp phân tích và thống kê các đối tượng.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
	Đề tài này tôi chỉ áp dụng ở hai bài trong chương trình địa lí lớp 12- cơ bản.
	+ Bài 26 : Cơ cấu ngành công nghiệp.
	+ Bài 30 : Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận.
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, vấn đề chất lượng dạy - học nói chung và dạy học Địa lý nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và xã hội. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Điều đó đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Trung ương.
Nghị quyết TW 4 khoá VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
Trong các bộ môn khoa học đang dạy ở nhà trường môn nào cũng có một vai trò nhất định, giúp học sinh nâng cao nhận thức về tự nhiên và xã hội. Môn Địa lí giữ một vị trí hết sức quan trọng, nó mở mang cho học sinh hiểu biết về thiên nhiên trên Trái Đất và cả ngoài Vũ trụ, hoạt động văn hoá, xã hội kinh tế của con người. Giúp các em đi sâu nghiên cứu khoa học, tìm hiểu khám phá cấu trúc của Trái Đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên, xã hội để phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Riêng ở trường THPT, mỗi môn học đều yêu cầu những đặc điểm riêng, cần các phương pháp giảng dạy thích hợp. Môn Địa lí đã xác định phương pháp đặc trưng là sử dụng kênh hình và kênh chữ trong việc dạy và học. Song việc giảng dạy kênh chữ đã quen thuộc trong nhà trường, nhưng kênh hình mới được chú trọng trong những năm đổi mới phương pháp dạy học, nên việc vận dụng nó còn nhiều khó khăn bỡ ngỡ. Nhất là đối với học sinh lớp 12, việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để đọc và phân tích các dữ liệu, rồi đi đến nhận biết kiến thức qua các trang bản đồ trong Atlat là rất cần thiết, giúp cho học sinh nhận thức đầy đủ kiến thức, tiếp thu nhanh, dễ hiểu. Đồng thời tránh được phương pháp diễn giải dài dòng, từng bước gây hứng thú và ham mê học tập môn Địa lí cho học sinh, đạt kết quả cao trong các kỳ kiểm tra đánh giá.
2.2. Thực trạng.
Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay, các giáo viên đã rất chú trọng đến việc sử dụng kênh hình để hướng dẫn học sinh học tập môn Địa lí, bao gồm : bản đồ treo tường, mô hình, lược đồ, các tranh ảnh, bảng biểu, số liệu thống kê trong sách giáo khoa và trong Atlat 
Trong giảng dạy bộ môn Địa lí, việc khai thác sử dụng kênh hình là phương pháp giảng dạy mới. Những năm gần đây do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã cung cấp cho ngành Giáo dục nhiều phương tiện tiên tiến khoa học như : Máy vi tính, máy chiếu đa năng, băng - đĩa hìnhgiúp cho việc giảng dạy nâng cao hiệu quả. Việc sử dụng Atlat để dạy kênh hình là vấn đề tuy không mới lạ nhưng cũng không ít khó khăn, song lại rất hấp dẫn học sinh và đem lại hiệu quả cao. Giúp cho học sinh chủ động tiếp thu những kiến thức theo nội dung bài học, ít phải ghi nhớ máy móc mà hiệu quả cao.
Hiện tại còn một số giáo viên chưa chú trọng sử dụng Atlat trong việc giảng dạy Địa lí, chưa chú trọng hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat nên học sinh thường bị động và không khai thác được kiến thức từ Atlat nên hiệu quả thấp. 
Đối với học sinh lớp 12 việc hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat một cách thành thạo là việc làm rất quan trọng và cần thiết, tạo thói quen làm việc độc lập, sáng tạo cho các em. Hiện nay trong các kỳ thi xu hướng các câu hỏi chủ yếu phân hóa theo các mức độ tư duy khác nhau, sử dụng nhiều dạng câu hỏi và bài tập gắn với Atlat hay bảng số liệu.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài “ Tăng tính chủ động và khả năng lĩnh hội kiến thức bằng việc sử dụng Atlat trong học tập địa lí lớp 12’’ để nghiên cứu và thực nghiệm trong quá trình giảng dạy, đến nay đã thu được những kết quả khả quan, đồng thời rút ra được một số kinh nghiệm xin mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra phương pháp dạy học môn Địa lí đạt kết quả cao hơn.
2.3. Giải pháp thực hiện.
2.3.1. Phương pháp chung trong sử dụng Atlat Địa lí.
2.3.1.1. Đọc và phân tích Atlat Việt Nam theo yêu cầu có định hướng:
	Atlat địa lí Việt Nam là một cuốn sách giáo khoa thứ hai đối với học sinh khi học địa lí. Tuy nhiên cuốn Atlat này sử dụng cho nhiều đối tượng học sinh (Từ THCS đến THPT), nên trong khi khai thác Atlat, học sinh cần bổ sung bằng những kiến thức rút ra từ sách giáo khoa để có thể cập nhật kiến thức và phân tích sâu hơn, tổng hợp tốt hơn. Muốn đọc và phân tích Atlat tốt cần phải:
	- Nắm được các phương pháp thể hiện bản đồ sử dụng trong Atlat.
	- Nắm được các kí hiệu trong bảng chú giải bản đồ.
	- Nắm được mục đích yêu cầu khi đọc Atlat để tìm kiếm và rút ra thông tin cần thiết.
	- Biết huy động kết hợp các kiến thức đã học trong sách giáo khoa vào việc cắt nghĩa sự phát triển và phân bố của các hiện tượng địa lí cần tìm hiểu qua Atlat.
	- Biết đọc Atlat theo một trình tự khoa học.
2.3.1.2. Đọc một bản đồ chung.
Trước hết phải đọc bảng chú giải. Khi đó, học sinh sẽ nắm được cái chìa khóa để hiểu nội dung thể hiện trên bản đồ. Không những thế, còn rút ra được các kiến thức nhất định có tính tổng quát.
	Ví dụ: Đọc bản đồ khoáng sản, chú giải các loại khoáng sản sẽ thấy rõ đặc điểm của khoáng sản nước ta là phong phú về chủng loại, phân bố rộng khắp tuy nhiên chỉ có một số ít loại khoáng sản có trữ lượng lớn, giá trị cao như Than, Dầu khí, Bôxit..
	Về đọc bản đồ cũng cần lưu ý đi từ nhận định tổng quát đến chi tiết. Chẳng hạn đọc bản đồ khí hậu thì sau khi phát hiện các vùng khí hậu, sẽ đọc các đặc trưng về nhiệt độ, lượng mưa...của các trạm khí hậu trong vùng. Đọc bản đồ công nghiệp trước hết cần phát hiện quy luật chung trong phân bố công nghiệp ở nước ta đó là: 
Thứ nhất :Các trung tâm công nghiệp rất lớn và lớn tập trung ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng...
Thứ hai: Các trung tâm công nghiệp rất lớn và lớn có cơ cấu đa ngành, các trung tâm công nghiệp nhỏ có cơ cấu ngành đơn giản hơn.
Sau đó hướng dẫn học sinh đi sâu vào tìm hiểu một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu, xác định cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp này...
2.3.1.3. Đọc một số bản đồ theo chủ đề cho trước.
	Khi phải phân tích một vấn đề kinh tế-xã hội của một ngành hay một vùng trên cơ sở đọc và phân tích Atlat, thì trước hết học sinh phải căn cứ vào các kiến thức đã học trong sách giáo khoa về vấn đề liên quan để định hướng phân tích Atlat và biết chọn ra bản đồ chính và những bản đồ bổ sung.
	Trước hết phải biết phân tích vị trí địa lí. Vị trí địa lí toán học thể hiện ở tọa độ địa lí của đối tượng địa lí trong không gian. Đối với một vùng cũng như nước ta nói chung, vị trí này thường được xác định bằng các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây. Còn đối với một số đối tượng theo điểm, ví dụ như một thành phố thì bên cạnh vĩ độ, kinh độ cần xác định cả độ cao. Vị trí địa lí tự nhiên thể hiện ở quan hệ không gian giữa các đối tượng địa lí tự nhiên. Cần chú ý điều này khi phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa khí hậu. Cần học cách phân tích sâu vị trí địa lí kinh tế. Khi đó cần lưu ý thêm ảnh hưởng của điều kiện địa hình đến cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
	Sau đó, để phân tích các nguồn lực phát triển cần sử dụng bản đồ tự nhiên tương ứng như địa hình, địa chất - khoáng sản...và các bản đồ về các ngành kinh tế như giao thông, công nghiệp... Chú ý quan hệ không gian giữa các yếu tố đọc được từ những bản đồ riêng lẻ.
	Cuối cùng, các bản đồ kinh tế tương ứng sẽ cho biết hiện trạng phân bố của ngành kinh tế. Còn các biểu đồ có thể cho biết về cơ cấu hay động thái phát triển của toàn ngành.
2.3.2. Bài soạn mẫu.
Tiết 28 BÀI 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được sự đa dạng của cơ cấu ngành công nghiệp, một số ngành công nghiệp trọng điểm, sự chuyển dịch cơ cấu trong từng giai đoạn và các hướng hoàn thiện.
- Nắm vững được sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp và giải thích được sự phân hóa đó.
- Phân tích được cơ cấu CN theo thành phần kinh tế cũng như sự thay đổi của nó và vai trò của mỗi thành phần.
2. Kĩ năng: 
- Phân tích biểu đồ, sơ đồ và bảng biểu trong bài học.
- Xác định được trên bản đồ các khu vực tập trung công nghiệp chủ yếu của nước ta và các trung tâm CN chính cùng với cơ cấu ngành của chúng trong mỗi khu vực
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Bản đồ công nghiệp VN
Atlat địa lí VN
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: (cá nhân)
GV cho HS quan sát sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp, yêu cầu các em hãy:
Nêu khái niệm cơ cấu ngành công nghiệp?
Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng?
+ HS quan sát biểu đồ 26.1, rút ra nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta?
+ Nêu các định hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp?
Quan sát bản đồ trả lời.
1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành:
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọng thuộc 3 nhóm chính:
+ CN khai thác
+ CN chế biến
+ CN sản xuất, phân phối điện, dược liệu, khí đốt, nước.
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới:
+ Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến.
+ Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
- Các hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp: 
+ Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp vói điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới
+ Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm
+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ
Hoạt động 2.
Hoạt động 2: tìm hiểu cơ cấu CN theo lãnh thổ (cặp)
HS quan sát bản đồ công nghiệp: 
+ Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta?
+ Tại sao lại có sự phân hóa đó?
+Khai thác kiến thức trên lược đồ, biểu đồ thấy rõ đặc điểm phân hoá công nghiệp nước ta như thế nào?
Quan sát hình 26.1, Atlat Địa lí lớp 12 trang 21. Trả lời câu hỏi.
2. Cơ cấu CN theo lãnh thổ:
- Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
+ ĐBSH và phụ cận
+ ĐNB
+ Duyên hải miền Trung
+ Vùng núi, vùng sâu, vùng xa
CN chậm phát triển: phân bố phân tán, rời rạc.
 - Sự phân hóa lãnh thổ Cn chịu tác động của nhiều nhân tố:
+ Vị trí địa lí
+ Tài nguyên và môi trường
+ Dân cư và nguồn LĐ
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật
+ Vốn
- Những vùng có giá trị CN lớn: 
+ ĐNB
+ ĐBSH
+ ĐBSCL
Hoạt động 3.
Hoạt động 3:Tìm hiểu cơ cấu CN theo thành phần kinh tế (cá nhân)
HS căn cứ vào sơ đồ CN theo thành phần KT trong bài học: 
+ Nhận xét về cơ cấu ngành công nghiệp phân theo thành phần KT ở nước ta
+ Xu hướng chuyển dịch của các thành phần?
Quan sát hình 26.2 và Atlat trang 21, 2 em cùng thảo luận sau đó lên bảng chỉ trên bản đồ.
Công nghiệp nước ta phân bố không đều trên khắp lãnh thổ mà tập trung theo từng khu vực, từng vùng như: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền trung, ĐBSCL.( Dựa trên sự xuất hiện nhiều của các ký hiệu trung tâm công nghiệp ở các vùng này.
Quan sát sơ đồ hình 26.3
3.Cơ cấu CN theo thành phần KT:
- Cơ cấu CN theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc
- Các thành phần KT tham gia vào hoạt động CN ngày càng được mở rộng.
- Xu hướng chung:
+ Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước
+ Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 
IV.ĐÁNH GIÁ
HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Dựa vào Atlat trang 21 và hình 26.2, hãy chỉ ra từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với hướng chuyên môn hóa theo những hướng nào?
+ Vùng ĐBSH và phụ cận công nghiệp tập trung cao nhất. Có các trung tâm công nghiệp tiêu biểu như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Bắc Giang, Nam Định Hoạt động công nghiệp được phân bố theo 6 hướng với các ngành chuyên môn hóa khác nhau. 
2. Dựa vào Atlat trang 21 và hình 26.2, xác định quy mô giá trị sản xuất khác nhau của các trung tâm công nghiệp?
+ Quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng có trung tâm công nghiệp TP.HCM, Hà Nội.
+ Quy mô từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng có trung tâm công nghiệp Hải Phòng, Thủ Dầu một, Biên Hòa, Vũng Tàu
+ Quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng có trung tâm công nghiệp Hạ Long, Bắc Giang, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Cà Mau
+ Quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng gồm các trung tâm công nghiệp còn lại như Cẩm Phả, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Quy Nhơn.
3. Dựa vào bản đồ công nghiệp vùng Đồng băng sông Hồng hãy cho biết cơ cấu ngành công nghiệp của ĐBSH?
Ở trung tâm CN Hà Nội có các ngành hóa chất, điện tử, cơ khí, chế biến LTTP, dệt may, sản xuất ô tô.
4. Dựa vào bản đồ công nghiệp vùng Đông Nam Bộ hãy cho biết cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp TP. Hồ Chí Minh?
Trung tâm công nghiệp TP Hồ Chí Minh có các chuyên môn hóa là cơ khí, sản xuất ô tô, luyện kim đen, luyện kim màu, hóa chất, dệt may, chế biến LTTP, sản xuất VLXD, điện tử, đóng tàu
- Phân tích bản đồ trang 21, Atlat Địa lí Việt Nam học sinh có thể nhận biết được một số ngành công nghiệp trọng điểm như : Công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến LTTP, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Nhận biết được sự phân bố các nhà máy điện ( nhiệt điện, thủy điện); quy mô và sự phân bố các trung tâm CN chế biến LTTP, CN sản xuất hàng tiêu dùng .
V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Về nhà làm bài tập trong SGK
Tiết 33. Bài 30. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
I. Mục tiêu bài học.
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức:
-Trình bày được sự phát triển và các tuyến đường chính của các loại hình vận tải ở nước ta.
-Nêu được đặc điểm phát trển của các ngành Bưu chính và Viễn thông.
2. Kĩ năng:
- Đọc bản đồ GTVT việt nam
- Phân tích bảng số liệu về phân bố máy điện thoại theo các vùng.
II. Phương tiện dạy học.
- Bản đồ GTVT việt nam.
- Atlat địa lí việt nam
III. Hoạt động dạy và học
- GV mở bài:
Hoạt động của
Hoạt động của HS
Nội dung chính
GV: Vai trò của GTVT:
- Đảm nhận việc chuyên chở người và ...
- Thúc đẩy phát triển KT-XH ở vùng sâu vùng xa
- Tạo nên mối giao luuw KT...
- Củng cố an ninh quốc phòng
HĐ1: Tìm hiểu ngành GTVT (nhóm)
Bước1. GV đặt câu hỏi: Nước ta có những loại hình GTVT nào? 
+Dựa vào SGK và bản đồ GTVT việt nam và sự hiểu biếtmỗi nhóm tìm hiểu hai loại hình GTVT theo PHT.
+Nhóm1,2 tìm hiểu ngành GTVT đường bộ và GTVT đường sắt; 
hoàn thành PHT số1.
+ Nhóm 3,4 tìm hiểu ngành GTVT đường sông và GTVT đường biển; 
hoàn thành PHT số 2. 
+ Nhóm 5,6 tìm hiểu ngành GTVT đường hàng không và GTVT đường ống; hoàn thành PHT số 3.
Bước2. Đại diện các nhóm trình bày (HS phải chỉ được tên bản đồ), các nhóm còn lại góp ý kiến, bổ sung, sau đó GV đưa ra thông tin phản hồi.
HĐ2. Tìm hiểu ngành bưu chính (cá nhân)
Bước1. HS đọc SGK, 
-Bước 2. HS trả lời
-GV giúp HS chuẩn kiến thức.
HĐ3. Tìm hiểu ngành viễn thông
 GV chuẩn kiến thức.
HS quan sát hình 30 và Atlat trang 23.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, trang 23. Xác định hệ thống mạng lưới giao thông vận tải và các đầu mối giao thông vận tải chính ở nước ta, xác định mối quan hệ giữa ngành giao thông vận tải với các ngành kinh tế khác
Đọc SGK. cho biết hiện trạng phát triển ngành bưu chính nước ta và những giải pháp trong giai đoạn 
HS đọc SGK cho biết tình hình phát triển ngành viễn thông nước ta?
1.Giao thông vận tải
Mạng lưới GTVT nước ta phát triển toàn diện.
a. Đường bộ
- Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hóa

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tang_tinh_chu_dong_va_kha_nang_linh_hoi_kien_thuc_bang.doc