SKKN Suy nghĩ về một số hình thức của hoạt động khởi động theo mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học của học sinh trong chương trình Ngữ Văn 10 THPT
Chúng ta đang nói nhiều đến thời đại công nghiệp 4.0 và những tác động mạnh mẽ của nó tới mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Giáo dục cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng rõ nét ấy. Giáo dục 4.0 là nền giáo dục được sinh ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu thị trường nền công nghiệp 4.0 và đổi mới là một yêu cầu tất yếu. Trong lộ trình thay đổi sách giáo khoa để phục vụ cho mục tiêu giáo dục trong thời đại mới, đổi mới nội dung và đặc biệt và phương pháp dạy học, cách tiếp cận bài giảng cũng là một trong những viên gạch nhỏ đặt nền móng vững chãi cho sự đổi mới ấy.
Để đáp ứng được sự thay đổi của chương trình giáo dục mới, trong đó có môn Ngữ Văn, bản thân mỗi giáo viên phải tự trau dồi chuyên môn và tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Khác với việc dạy học theo định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học đòi hỏi các giáo viên phải khơi dậy sự hứng thú, say mê của mỗi học sinh trong từng tiết dạy để các em dần dần lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên nhất. Hoạt động khởi động trước khi vào bài là yếu tố đầu tiên dẫn các em vào “đường dây cảm xúc” của mỗi áng văn thơ để các em say mê khám phá. Đây là hoạt động tuy chiếm thời lượng không nhiều nhưng đóng vai trò quan trọng giúp các em phấn chấn, thích thú, tập trung tối đa cho bài học.
Trên thực tế hoạt động khởi động này nếu làm tốt sẽ cùng lúc thực hiện được nhiều mục đích khác nhau như ổn định lớp, kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài của học sinh Và quan trọng hơn cả là tạo một tâm thế hứng khởi nhất để thầy và trò cùng chinh phục những tri thức trong bài học. Tuy vậy vẫn còn không ít giáo viên chưa thực sự thấy được ý nghĩa của hoạt động này và do áp lực thời gian nên thường bỏ qua hoặc thực hiện sơ sài. Nhận thấy sự cần thiết của hoạt động này tôi mạnh dạn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề này qua đề tài “Suy nghĩ về một số hình thức của hoạt động khởi động theo mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học của học sinh trong chương trình Ngữ Văn 10 THPT”.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT LÊ LỢI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SUY NGHĨ VỀ MỘT SỐ HÌNH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG THEO MÔ HÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THPT Người thực hiện: Trịnh Thị Minh Hảo Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Ngữ Văn THANH HÓA NĂM 2018 Mục lục 1. Mở đầu...............................................................................................................1 1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................................... ........1 1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1 1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................1 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................1 2. Nội dung............................................................................................................3 2.1. Cơ sở lí luận...................................................................................................3 2.2. Thực trạng:.....................................................................................................4 2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện................................................................5 2.3.1. Các giải pháp chung....5 2.3.2.Các giải pháp cụ thể.................................................................................... 7 2.3.2.1. Đối với các tiết Đọc hiểu văn bản....7 2.3.2.2. Đối với các tiết Tiếng Việt và Làm Văn12 2.3.2.3. Đối với các tiết Tác gia và văn học sử..14 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ................................................................15 3. Kết luận, kiến nghị..........................................................................................16 3.1. Kết luận........................................................................................................16 3.2. Kiến nghị......................................................................................................17 Tài liệu tham khảo...............................................................................................18 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đang nói nhiều đến thời đại công nghiệp 4.0 và những tác động mạnh mẽ của nó tới mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Giáo dục cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng rõ nét ấy. Giáo dục 4.0 là nền giáo dục được sinh ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu thị trường nền công nghiệp 4.0 và đổi mới là một yêu cầu tất yếu. Trong lộ trình thay đổi sách giáo khoa để phục vụ cho mục tiêu giáo dục trong thời đại mới, đổi mới nội dung và đặc biệt và phương pháp dạy học, cách tiếp cận bài giảng cũng là một trong những viên gạch nhỏ đặt nền móng vững chãi cho sự đổi mới ấy. Để đáp ứng được sự thay đổi của chương trình giáo dục mới, trong đó có môn Ngữ Văn, bản thân mỗi giáo viên phải tự trau dồi chuyên môn và tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Khác với việc dạy học theo định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học đòi hỏi các giáo viên phải khơi dậy sự hứng thú, say mê của mỗi học sinh trong từng tiết dạy để các em dần dần lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên nhất. Hoạt động khởi động trước khi vào bài là yếu tố đầu tiên dẫn các em vào “đường dây cảm xúc” của mỗi áng văn thơ để các em say mê khám phá. Đây là hoạt động tuy chiếm thời lượng không nhiều nhưng đóng vai trò quan trọng giúp các em phấn chấn, thích thú, tập trung tối đa cho bài học. Trên thực tế hoạt động khởi động này nếu làm tốt sẽ cùng lúc thực hiện được nhiều mục đích khác nhau như ổn định lớp, kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài của học sinhVà quan trọng hơn cả là tạo một tâm thế hứng khởi nhất để thầy và trò cùng chinh phục những tri thức trong bài học. Tuy vậy vẫn còn không ít giáo viên chưa thực sự thấy được ý nghĩa của hoạt động này và do áp lực thời gian nên thường bỏ qua hoặc thực hiện sơ sài. Nhận thấy sự cần thiết của hoạt động này tôi mạnh dạn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề này qua đề tài “Suy nghĩ về một số hình thức của hoạt động khởi động theo mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học của học sinh trong chương trình Ngữ Văn 10 THPT”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài này là đưa tới một cách tiếp cận để tổ chức hoạt động khởi động trong những giờ dạy Ngữ Văn ở lớp 10 THPT. Thông qua đó có thể đưa ra một số hình thức khởi động để giúp các em say mê hứng thú trong mỗi tiết học và mỗi giáo viên cũng tự tích lũy cho mình những hình thức khởi động phù hợp với đặc trưng của từng tiết dạy. Từ đó góp phần hoàn thành mục tiêu bài học một cách tốt nhất. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Trong khuôn khổ của đề tài này tôi sẽ tập trung vào hoạt động đầu tiên trước khi vào khai thác nội dung của tiết Ngữ Văn là hoạt động khởi động. Cụ thể là các hình thức khởi động phù hợp với đặc trưng của từng bài trong chương trình Ngữ Văn 10 THPT. 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu, tìm tòi, tổng hợp các tư liệu từ nhiều nguồn làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.Tìm hiểu, nghiên cứu các nội dung kiến thức của bộ môn Ngữ Văn phục vụ cho đề tài. - Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Khảo sát trong phạm vi nhỏ sự hứng thú/ không hứng thú với các tiết dạy Ngữ Văn để có sự điều chỉnh phương pháp phù hợp. Trò chuyện, tìm hiểu học sinh, tích cực dự giờ thăm lớp, thu thập trực tiếp những thông tin dạy và học ở nhà trường để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài. - Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh ở hai lớp với cách khởi động khác nhau để đánh giá, rút kinh nghiệm. 2 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận Đổi mới chương trình giáo dục cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học là một trong những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân nhằm đem lại những thay đổi mang tính chất bền vững về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Muốn vậy mỗi giáo viên phải tự mình hoàn thiện những kiến thức và kĩ năng cần thiết để đáp ứng với những sự thay đổi mang tính chất đột phá của nền giáo dục trong thời gian tới. Trong lộ trình đổi mới ấy, đổi mới bộ sách giáo khoa dành cho các cấp học được cả xã hội quan tâm, trong đó có sách giáo khoa Ngữ Văn THPT. Cùng với các môn học khác chương trình môn Ngữ Văn sẽ “bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học"(Bộ GD-ĐT, Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể, 2017). Để phát triển năng lực của học sinh trong giờ học Ngữ Văn THPT, cần đổi mới mạnh mẽ mô hình tổ chức dạy học trong việc thiết kế bài học từ phía giáo viên. Nghĩa là trong giáo án của mình giáo viên cần phải thể hiện rõ các hoạt động của học sinh, đây là những nội dung chiếm vị trí chủ yếu tiến trình tổ chức dạy học. Theo đó mô hình dạy học mới này sẽ được thiết kế theo định hướng hình thành và phát triển năng lực của học sinh gồm 5 bước: Khởi động/trải nghiệm/tạo tình huống xuất phát Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động luyện tập Hoạt động ứng dụng/vận dụng (Có thể làm trên lớp hoặc ở nhà) Hoạt động mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Có thể làm ở nhà) Trong đó khởi động là bước đầu tiên nhưng có vai trò rất lớn đối với các hoạt động tiếp theo. Hoạt động này chiếm thời lượng không nhiều (khoảng 5 -7 phút) trong toàn bộ tiết dạy nhưng nó vẫn có khả năng quyết định sự thành bại của giờ dạy. Hoạt động này giúp: Giáo viên ổn định lớp học, tạo một khoảng thời gian nhất định để học sinh thích nghi và tiếp cận bài học mới. Học sinh huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị cho sự tiếp nhận những kiến thức và kĩ năng mới. Giáo viên sẽ phần nào nắm được những hiểu biết của học sinh về những vấn đề xã hội có liên quan đến nội dung bài học. Học sinh liên kết những điều đã học với những kiến thức mới. Tạo tình huống, tạo ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo. Đồng thời hoạt động đầu tiên này sẽ tạo nên sự hứng khởi và chuẩn bị cho học sinh một tâm thế tích cực để các em bước vào bài học mới. Đây có thể nói là một mục đích rất quan trọng, đặc biệt đối với môn Ngữ Văn – môn học của “cảm xúc và tâm hồn”. 3 Lí luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to lớn không chỉ trong quá trình dạy học mà cả đối với sự phát triển toàn diện, sự hình thành nhân cách của trẻ. Hứng thú là yếu tố dẫn tới tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lí đảm bảo tính tích cực, độc lập sáng tạo trong học tập. Ngược lại phong cách học tập tích cực, độc lập sáng tạo có ảnh hưởng đến sự phát triển hứng thú và tự giác. Akônenski xem tạo hứng thú là một trong các con đường chủ yếu để “Làm cho học tập trong nhà trường trở thành niềm vui” K.Đ. Usinski xem hứng thú là một cơ chế bên trong đảm bảo học tập có hiệu quả . J Diuây cho rằng việc giảng dạy phải kích thích được hứng thú. Muốn vậy phải để cho trẻ em độc lập tìm tòi, thầy giáo chỉ là người tổ chức, thiết kế,cố vấn. Như vậy có thể thấy tạo hứng thú cho học sinh ngay từ đầu giờ học là một nhiệm vụ mà giáo viên phải thực hiện để kích thích niềm say mê hứng thú của học sinh, tạo cho các em tâm lí tốt nhất cùng niềm khát khao chinh phục những chân trời kiến thức. Hoạt động khởi động phong phú, phù hợp với từng đối tượng, từng bài học cụ thể sẽ giúp giáo viên giải bài toán không hề đơn giản ấy. Hoạt động khởi động rất cần thiết trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu để giải quyết vấn đề. Hoạt động này cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải quyết. Như vậy, hoạt động “khởi động” nêu vấn đề là một hoạt động học tập, nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải được bày tỏ ý kiến riêng của mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình bày báo cáo kết quả. 2.2. Thực trạng vấn đề Khác với việc dạy học theo định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, việc phân tích thực trạng có vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt và xây dựng giải pháp tổ chức thực hiện. - Về phía giáo viên: Có thể nói đội ngũ giáo viên trong tổ bộ môn của chúng tôi đều là những người có chuyên môn và tâm huyết nhưng không phải ai cũng có thời gian và điều kiện để đầu tư những bài dạy thực sự đổi mới. Hơn nữa hoạt động khởi động nằm trong sự đổi mới phương pháp của giờ dạy từ trước tới nay đang bị coi nhẹ. Phần lớn giáo viên sợ mất thời gian, cháy giáo án nên phần đầu thường giới thiệu ngắn gọn để vào bài mới một cách nhanh chóng. Vì vậy hầu hết hoạt động này đều chỉ dừng lại ở việc giáo viên dẫn lời vào bài. Có những giáo viên có những lời vào bài rất hay nhưng đó là hình thức duy nhất để khởi động. Một điều đáng lưu ý là hoạt động này đều do giáo viên thực hiện mà không có sự tham gia của học sinh. 4 Hơn nữa đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động của học sinh gồm 5 hoạt động cũng chỉ mới được áp dụng nên các tiết dạy theo phương pháp đổi mới này cũng chưa nhiều và cũng chưa bài bản. Hầu hết các giáo viên chỉ đổi mới trong các giờ thao giảng ở trường hoặc trong các kì thi giáo viên giỏi các cấp mà chưa đổi mới thường xuyên và xuất phát từ yêu cầu tự thân. - Về phía học sinh: Mặc dù trong thời gian gần đây số lượng học sinh đăng kí học khối D đã tăng lên một cách đáng kể nhưng phần đa các em đang còn thụ động tiếp thu kiến thức, chưa có phương pháp tự học đúng đắn, chưa tích cực tương tác với giáo viên để đạt hiệu quả cao trong giờ học. Các em chưa có sự say mê thực sự, học chỉ để có kiến thức phục vụ trong các kì thi chứ chưa ý thức việc học là tự thân, là niềm vui mỗi ngày. - Về cơ sở vật chất và các tài liệu tham khảo: Cơ sở vật chất của nhà trường đã được đầu tư đáng kể với mỗi phòng học đều có hệ thống máy chiếu để phục vụ cho việc dạy và học. Nhưng thời gian gần đây cơ sở vật chất của một số phòng học đã xuống cấp nên phần nào gây khó khăn cho giáo viên và học sinh. Hơn nữa nguồn tài liệu phục vụ cho việc học tập cũng không nhiều, gây khó khăn không ít cho bản thân giáo viên và học sinh. 2.3. Các giải pháp 2.3.1. Các giải pháp chung: Việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế tiến trình dạy học các bài học hoặc chủ đề dạy học đảm bảo các yêu cầu về phương pháp dạy học, cách xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá chuỗi các hoạt động học theo sự định hướng phát triển năng lực người học là rất cần thiết đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Trong mỗi bài học, theo logic của quá trình nhận thức, thông thường người học phải trải qua các hoạt động: khởi động nêu vấn đề, hình thành kiến thức bài học, luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tìm tòi mở rộng. Qua các buổi sinh hoạt ở tổ chuyên môn, chúng tôi đều thấy rõ vai trò quan trọng của khởi động – hoạt động đầu tiên trong chuỗi các hoạt động của bài học. Đặc biệt sau khi được đồng nghiệp đi tiếp thu chuyên đề “Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” năm 2017 do Sở GD – ĐT Thanh Hóa tổ chức và truyền đạt lại, chúng tôi đã có cái nhìn sáng rõ hơn và tự tin hơn trong thực hiện. Theo đó trong phần khởi động, giáo viên phải tạo được những tình huống có vấn đề hay những câu hỏi tạo mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh để kích thích sự khám phá và giải quyết vấn đề của các em. 5 Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với học sinh. Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề. Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ. Khi dẫn dắt tới bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập 1), giáo viên có thể đưa tới hai bức tranh: bức tranh thứ nhất là cảnh hai người bạn đang trò chuyện trực tiếp với nhau, bức tranh thứ 2 là cảnh một bạn học sinh đang đọc tác phẩm Những người khốn khổ của Victor Hugo. Bức tranh thứ 3 là cảnh hai người bạn đang vẫy tay chào tạm biệt ở sân ga. Câu hỏi đặt ra cho các bức tranh là: Các đối tượng đã giao tiếp với nhau như thế nào trong từng bức tranh cụ thể? Câu hỏi này không dễ, đòi hỏi học sinh phải có sự liên tưởng, tư duy. Bức tranh thứ nhất, hai người trực tiếp giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ nói. Bức tranh thứ 2, tác giả đang giao tiếp với độc giả (bạn học sinh) bằng ngôn ngữ viết, đây là cách giao tiếp đặc biệt, xuyên không gian và thời gian. Bức tranh 3, hai bạn đang giao tiếp với nhau bằng hành động (cái vẫy tay). Từ đó giáo viên chốt lại để dẫn tới bài học mới: Trong cuộc sống có nhiều cách để con người giao tiếp với nhau, bằng cử chỉ, hành động, nụ cười, ánh mắtNhưng hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (nói và viết) là cách giao tiếp phổ biến và ưu việt nhất. Hôm nay cô cùng các em sẽ khám phá hoạt động giao tiếp này. Tuy nhiên có những trường hợp không nhất thiết phải có tình huống xuất phát mới đề xuất được câu hỏi nêu vấn đề (tùy vào từng kiến thức và từng trường hợp cụ thể). Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học. Câu hỏi nêu vấn đề cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi của học sinh nhằm chuẩn bị tâm thế cho các em trước khi khám phá, lĩnh hội kiến thức. Giáo viên phải dùng câu hỏi mở, không được dùng câu hỏi đóng (trả lời có hoặc không) đối với câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề càng đảm bảo các yêu cầu nêu ra ở trên thì ý đồ dạy học của giáo viên càng dễ thực hiện thành công. Để tổ chức hiệu quả hoạt động khởi động, có rất nhiều hình thức, giáo viên cần lưu ý: - Không tổ chức cho học sinh hoạt động trò chơi, múa hát không ăn nhập với bài học - Lựa chọn các tình huống không đắt giá dẫn đến các em có thể trả lời các câu hỏi được một cách dễ dàng. Cần chọn những câu hỏi có khả năng kích thích sự tư duy của học sinh như đã nói ở trên. - Thời gian cho hoạt động này quá ít vì chưa coi đó là một hoạt động học tập, chưa cho các em suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của mình. - Cố gắng giảng giải, chốt kiến thức ở ngay hoạt động này! Giáo viên cần: - Coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt động và sản phẩm hoạt động. - Chuyển giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh, lựa chọn các tình huống, những câu hỏi đắt giá để giúp học sinh động não. - Bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm của hoạt động. Trên cơ sở đó giáo viên có thể tổ chức hoạt động khởi động với một số nội dung và hình thức sau: - Sử dụng các công cụ trực quan: hệ thống tranh ảnh, các thước phim tài liệu - Các hình thức sân khấu hóa: Học sinh diễn lại một vở kịch ngắn, hát, đọc phân vai, đọc diễn cảm, ngâm thơ, kể lại một câu chuyện 6 - Các trò chơi, cuộc thi: Giáo viên và học sinh cùng thiết kế các trò chơi ngắn nhưng phong phú và phù hợp với đặc điểm từng bài: trò chơi ô chữ, trò chơi truyền hộp quà, trò chơi bịt mắt đoán tác phẩm, đoán nhân vật, đoán tác giả - Các câu hỏi và bài tập: Các câu hỏi được thiết kế trong phần khởi động khoảng từ 1 – 3 câu. Các câu hỏi và bài tập này thường xuất phát từ các tranh ảnh để đi tới những nội dung bài học. Cũng có một số bài tập không sử dụng tranh ảnh mà trực tiếp ôn lại những kiến thức đã học nhưng được thiết kế dưới dạng nhiệm vụ kết nối hoặc những câu hỏi. Các câu hỏi không nên quá khó hay nặng tính lý thuyết, khó tạo nên sự hứng thú và suy nghĩ tích cực cho các em. - Sử dụng các ngữ liệu bên ngoài sách giáo khoa để kết nối với một hay nhiều vấn đề có liên quan trong bài. Ngữ liệu có thể là một bài thơ, một bài hát, một câu chuyệnđể tạo không khí cho bài học. Trong hoạt động khởi động của một bài học có thể kết hợp đan xen các hình thức trên nhưng không nên quá nhiều vừa gây mất thời gian, vừa làm cho sự liên kết với bài học chính trở nên lỏng lẻo. 2.3.2.Các giải pháp cụ thể: 2.3.2.1. Đối với các tiết học Đọc hiểu văn bản Đối với các tiết học này, tùy vào đặc điểm nội dung của từng bài giáo viên có thể sử dụng một số hình thức sau: Sử dụng các công cụ trực quan như tranh ảnh, các thước phim tư liệukết hợp với các trò chơi. Đối với hình thức này theo kinh nghiệm của tôi nên sử dụng vào các tiết đọc văn về sử thi. Trong chương trình Ngữ Văn 10 có 3 đoạn được trích từ những bộ sử thi nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Đó là sử thi Đăm Săn của đồng bào dân tộc Tây Nguyên (Đoạn trích Chiến thắng Mtao – Mxây), sử thi Ô – đi – xê của nhà thơ mù Hô – me – rơ (Đoạn trích Uy – lít – xơ trở về) và sử thi Ra – ma – y – a – na của Ấn Độ (Đoạn trích Ra – ma buộc tội). Sử thi là một thể loại đặc biệt của văn học dân gian, nó ra đời từ rất xa xưa và trên một khía cạnh nào đó, sử thi được coi như cuốn biên niên sử về quá trình hình thành và phát triển kinh tế, xã hội và cuộc sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại. Vì vậy giáo viên có thể trình chiếu một số hình ảnh về những vùng đất đậm chất văn hóa này để tạo không khí sử thi cho bài giảng. Với đoạn trích Chiến thắng Mtao – Mxây, có thể lựa chọn những hình ảnh về mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ với những thác nước trắng xóa, những rừng già đại ngàn, những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu đặc sắcNhững hình ảnh ấy được trình chiếu trên nền của những đoạn nhạc về Tây Nguyên như Tháng 3 Tây Nguyên hay Sông Đắc Rông mùa xuân vềSau đó dừng lại ở những bộ sử thi của đồng bào Ê đê, Mơ – nông, Gia – rai như Đăm Săn, Xinh Nhã, Khinh Dú, Đăm Diđể dẫn dắt vào bài học. 7 Tương tự như vậy với đoạn trích đọc thêm Ra – ma buộc tội, giáo viên giao cho học sinh sưu tầm những hình ảnh đặc trưng nhất về đất nước Ấn Độ trên nền một bài hát tiếng Ấn. Học sinh sẽ giới thiệu và dẫn dắt đến tác phẩm Ra – ma – y – a - na và đoạn trích tiêu biểu Ra - ma buộc tội. Sử dụng cách vào bài bằng những câu văn đặc biệt. Việc tạo ra các hình thức khởi động cho những tiết học này một cách hợp lý sẽ tạo nên một tâm thế nhập cuộc rất tốt cho học sinh để
Tài liệu đính kèm:
- skkn_suy_nghi_ve_mot_so_hinh_thuc_cua_hoat_dong_khoi_dong_th.doc