SKKN Sưu tầm và sử dụng ca dao, tục ngữ để dạy kiến thức về kĩ thuật nông nghiệp trong chương 1 – Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương của chương trình Công nghệ 10 nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn cho học sinh và vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất

SKKN Sưu tầm và sử dụng ca dao, tục ngữ để dạy kiến thức về kĩ thuật nông nghiệp trong chương 1 – Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương của chương trình Công nghệ 10 nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn cho học sinh và vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất

 Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng các kĩ thuật dạy học vào các bài giảng nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng bộ môn đang là vấn đề được quan tâm của tất cả các cấp học, bậc học. Một thực tiễn hiện nay là thời gian trên lớp ít nhưng nhu cầu tìm hiểu sâu, tìm hiểu kĩ mọi vấn đề của học sinh ngày càng cao. Kiến thức học sinh cần có không chỉ bó hẹp ở kiến thức bộ môn mà còn là sự hiểu biết về mặt xã hội có liên quan, vì vậy người giáo viên làm sao vừa truyền tải được kiến thức của bài một cách súc tích lại vừa hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề đó. Qua đó ta nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề cấp bách.

 Việc đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng các kĩ thuật dạy học phải tùy vào nội dung kiến thức, vào đối tượng học sinh mà áp dụng cho phù hợp. Trong số nhiều các phương pháp như: sử dụng tranh ảnh, sơ đồ tư duy, phim tư liệu, sử dụng các tình huống thực tế để dạy học trong đó việc dạy học có vận dụng các kiến thức liên môn của nhiều môn học trong giảng dạy bộ môn là nhu cầu cần thiết và có tính thiết thực cao trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Trong giảng dạy bộ môn Công nghệ 10, Chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương như: kĩ thuật canh tác, xây dựng lịch thời vụ, dự báo thời tiết đây là những nội dung không mới nhưng lại không dễ truyền tải tới học sinh. Một thực tiễn hiện nay là, dù học sinh của chúng ta ở khu vực nào nông thôn hay thành phố thì việc tiếp nhận, hiểu đúng và vận dụng được những kiến thức về kĩ thuật nông nghiệp vào thực tiễn sản xuất là rất khó. Bởi các em thời nay dù ở nông thôn nhưng cũng ít phải lao động nông nghiệp nên vốn kiến thức và kĩ năng lao động nông nghiệp của các em rất ít, chưa nói đến học sinh ở các khu vực thành thị càng không có một chút hiểu biết gì về lĩnh vực này.

 

doc 21 trang thuychi01 7800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sưu tầm và sử dụng ca dao, tục ngữ để dạy kiến thức về kĩ thuật nông nghiệp trong chương 1 – Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương của chương trình Công nghệ 10 nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn cho học sinh và vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SƯU TẦM VÀ SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ ĐỂ DẠY PHẦN KIẾN THỨC KĨ THUẬT NÔNG NGHIỆP TRONG CHƯƠNG 1 – TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP BỘ MÔN CHO HỌC SINH VÀ VẬN DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VÀO THỰC TIỄN SẢN XUẤT.
Họ tên : Phạm Thị Huệ
	Chức vụ: Giáo viên
	SKKN thuộc môn: Công nghệ NN
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
	 Trang	
1.Mở đầu	1
Lí do chọn đề tài	1	
Mục đích nghiên cứu	2
Đối tượng nghiên cứu	2
Phương pháp nghiên cứu	2
Những điểm mới của SKKN	2
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm	3
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm	3
Lí luận chung	3
Một số khái niệm	3
Cơ sở thực tiễn	4
2.2.Thực trạng vấn đề.	5
2.2.1. Thực trạng chung	5
2.2.2. Thực trạng ở trương THPT Thường Xuân 2	5
2.3. Các giải pháp thực hiện	6
2.3.1. Nội dung kiến thức có sử dụng ca dao, tục ngữ	6
2.3.2. Hệ thống và ý nghĩa các câu ca dao, tục ngữ	6
2.3.3. Tổ chức thực hiện	9
Kết quả đạt được	10
Kết luận, kiến nghị	12
TÀI LIỆU THAM KHẢO	14
PHỤ LỤC	
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài:
	Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng các kĩ thuật dạy học vào các bài giảng nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng bộ môn đang là vấn đề được quan tâm của tất cả các cấp học, bậc học. Một thực tiễn hiện nay là thời gian trên lớp ít nhưng nhu cầu tìm hiểu sâu, tìm hiểu kĩ mọi vấn đề của học sinh ngày càng cao. Kiến thức học sinh cần có không chỉ bó hẹp ở kiến thức bộ môn mà còn là sự hiểu biết về mặt xã hội có liên quan, vì vậy người giáo viên làm sao vừa truyền tải được kiến thức của bài một cách súc tích lại vừa hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề đó. Qua đó ta nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề cấp bách.
	Việc đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng các kĩ thuật dạy học phải tùy vào nội dung kiến thức, vào đối tượng học sinh mà áp dụng cho phù hợp. Trong số nhiều các phương pháp như: sử dụng tranh ảnh, sơ đồ tư duy, phim tư liệu, sử dụng các tình huống thực tế để dạy học trong đó việc dạy học có vận dụng các kiến thức liên môn của nhiều môn học trong giảng dạy bộ môn là nhu cầu cần thiết và có tính thiết thực cao trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 
Trong giảng dạy bộ môn Công nghệ 10, Chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương như: kĩ thuật canh tác, xây dựng lịch thời vụ, dự báo thời tiếtđây là những nội dung không mới nhưng lại không dễ truyền tải tới học sinh. Một thực tiễn hiện nay là, dù học sinh của chúng ta ở khu vực nào nông thôn hay thành phố thì việc tiếp nhận, hiểu đúng và vận dụng được những kiến thức về kĩ thuật nông nghiệp vào thực tiễn sản xuất là rất khó. Bởi các em thời nay dù ở nông thôn nhưng cũng ít phải lao động nông nghiệp nên vốn kiến thức và kĩ năng lao động nông nghiệp của các em rất ít, chưa nói đến học sinh ở các khu vực thành thị càng không có một chút hiểu biết gì về lĩnh vực này. 
	Những nội dung kiến thức về lịch thời vụ, kĩ thuật canh tác, dự báo thời tiếttrong nội dung chương 1 của chương trình công nghệ 10 là những nội dung kiến thức cơ bản và qua trọng. Đây là những kiến thức có khả năng mang tính hướng nghệp, giáo dục tình yêu lao động và quí trọng thành quả lao động của người Nông dân. Tuy nhiên, với những nội dung kiến thức này học sinh rất khó tiếp thu bằng các hình thức dạy học truyền thống, quen thuộc nên việc thay đổi hình thức biểu thị nội dung kiến thức bằng cách sưu tầm và sử dụng các câu ca dao, tục ngữ có chứa đựng những nội dung kiến thức về kĩ thuật nông nghiệp để dạy học càng trở nên cấp thiết đối với học sinh THPT hiện nay.
Thực tế đã có nhiều đề tài của các giáo viên trường THPT đề cập đến vấn đề tạo hứng thú học tập môn Công nghệ qua tranh ảnh, phim tư liệu, sơ đồ tư duy, tình huống thực tế tuy nhiên vẫn còn ít đề tài khai thác vấn đề sử dụng câu ca dao tục ngữ trong dạy học kĩ thuật sản xuất nông nghiệp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có cũng chưa được nghiên cứu một các đầy đủ chính vì vậy bản thân tôi mạnh dạn sưu tầm hệ thống các câu ca dao, tục ngữ để phục vụ cho quá trình giảng dạy thông qua đề tài: Sưu tầm và sử dụng ca dao, tục ngữ để dạy kiến thức về kĩ thuật nông nghiệp trong chương 1 – Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương của chương trình Công nghệ 10 nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn cho học sinh và vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất.
Mục đích nghiên cứu
- Giúp giáo viên nhận thấy việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học môn Công nghệ 10 là hợp lí, có hiệu quả.
- Giúp học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức thông qua các câu ca dao, tục ngữ và ngược lại từ những câu ca dao, tục ngữ học sinh hiểu biết thêm nhiều kiến thức thực tế sản xuất nông nghiệp nhờ giáo viến cung cấp và gợi mở.
- Giúp giáo viên và học sinh trau dồi thêm vốn ca dao tục ngữ, cũng từ đó giáo dục ý thức bảo tồn những nét đẹp truyền thống dân tộc trong đó có ca dao, tục ngữ.
- Tăng tính sinh động cho các tiết học và tạo hứng thú học tập cho học sinh trong học bộ môn Công nghệ 10.
Đối tượng nghiên cứu:
Các câu ca dao, tục ngữ có chứa đựng kiến thức về kĩ thuật nông nghiệp.
Phương pháp ngiên cứu
Phương pháp thử nghiệm.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
Phương pháp thu thập thông tin, thống kê số liệu và xử lí số liệu.
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Ngoài các phương tiện dạy học như tranh ảnh, phim ngắn, sơ đồ, tình huống thực tế ...thì đề tài bổ sung thêm một phương tiện dạy học nữa là ca dao, tục ngữ.
Đề tài không chỉ đơn thuần là dùng ca dao, tục ngữ để dạy học môn Công nghệ 10 mà còn có thể sử dụng để dạy học liên môn với môn Ngữ văn phần Ca dao, tục ngữ Việt Nam.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Lí luận chung
Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi ‘‘Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS’’(1)
Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nên GV cần vận dụng các phương pháp soạn giảng cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh.
Việc dạy học Công nghệ 10 cũng cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là các luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc sử dụng, áp dụng các câu ca dao tục ngữ phù hợp với từng phần nội dung kiến thức đã căn cứ vào các nguyên tắc giáo dục (môn Công nghệ).
Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc sử dụng lồng ghép ca dao, tục ngữ để hình thành kiến thức về kĩ thuật nông nghiệp đều đảm bảo các nguyên tắc trên, nhất là các nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với học sinh và nguyên tắc bảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh nhưng không kém phần thú vị, hấp dẫn thu hút học sinh với phần kiến thức mới.
2.1.2. Một số khái niệm
Ca dao là gì? 
	Ca dao là bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, có vần điệu, theo thể thơ lục bát, lục bát biến thức hay thơ bốn chữ, thơ năm chữ. (2)
Ca dao là thi ca truyền miệng mô tả phong tục tập quán, về thời tiết, khí hậu, những kinh nghiệm thiên văn học của người xưa.
	Dân ca của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có âm điệu, phong cánh riêng biệt. Từ bao đời nay, ca dao gắn bó với đời sống văn hóa và tinh thần cộng đồng các dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam.
Tục ngữ là gì?
Tục ngữ là “câu nói có ý nghĩa, dễ nhớ vì có vần điệu, lưu hành bằng cách truyền miệng từ người này sang người khác từ nơi này đi nơi khác” (2)
Nói chung tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, là những nhận xét giải thích của nhân dân về các hiện tượng của tự nhiên liên quan đến thời tiết, khí hậu. 
Với đặc điểm ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh những câu tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp.
Tạo hứng thú học tập cho học sinh là như thế nào?
Các nhà nghiên cứu tâm lí học cho rằng hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm cá nhân trong quá trình hoạt động.
Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của người học sinh. Trong bất cứ lúc nào nếu có hứng thú học tập học sinh sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động học của mình, làm nẩy sinh sự mong muốn hoạt động một cách sáng tạo. Ngược lại nếu không có hứng thú dù có “ Dắt con Ngựa tới hồ nước thì cũng không thể bắt nó uống nước”. Đối với hoạt động nhận thức sáng tạo, hoạt động học tập khi không có hứng thú kết quả sẽ không có gì cả, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực (chán học, không muốn học, sợ học)
Việc hình thành hứng thú học tập cho học sinh đặc biệt là hứng thú học tập môn Công nghệ là yêu cầu quan trọng của giáo viên Công nghệ. Khi hỏi các em nhân tố quan trọng chủ yếu tạo nên hứng thú học tập cho học sinh phụ thuộc vào người dạy hay người học, đa số các em cho rằng do người dạy (chiếm 88,5% ý kiến). Khi các em có nhận thức đúng thì các em có những mong đợi đối với giáo viên thật hợp lí để bài học được phong phú, lôi cuốn.
Có nhiều phương tiện để giáo viên sử dụng nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh như: dùng đồ dùng trực quan, tổ chức thăm quan dã ngoại, tổ chức chương trình ngoại khóa, tổ chức trò chơi, tuy nhiên ngoài những cách trên ra còn một cách cũng không kém phần hữu hiệu đó là dùng ca dao tục ngữ sao cho phù hợp với bài học cũng tạo sự mới lạ và thích thú đối với học sinh.
Vì sao sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy – học Công nghệ tạo hứng thú trong học tập?
Bản thân của ca dao tục ngữ có đặc điểm là câu nói ngắn, có ý nghĩa, có vần điệu nên khi nghe học sinh dễ nhớ. Khi dạy phần nội dung kiến thức mà giáo viên lồng ghép, liên kết với kiến thức kĩ thuật nông nghiệp thì trong quá trình tư duy học sinh sẽ có sự gắn kết các kiến thức với ngôn ngữ của ca dao tục ngữ như vậy sẽ vừa dễ hiểu và vừa dễ nhớ, tăng thêm phần thuyết phục cho bài học. Tùy từng bài, từng phần nội dung bài học mà tôi sử dụng những câu ca dao tục ngữ có liên quan.
2.1.3. Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế lao động sản xuất nông nghiệp đã có trong những câu tục ngữ, ca dao. Từ xa xưa, trải qua hàng nghìn năm những câu ca dao tục ngữ đã được cha ông ta đúc kết lại từ những kinh nghiệm thực tế: các mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa thiên nhiên - con người, thiên nhiên - sản xuất, các quy luật thời tiết khí hậu, các quy luật tự nhiên...mặc dù trình độ nhận thức chưa được sâu sắc lắm. 
Chính ý nghĩa phong phú và rộng rãi của ca dao, tục ngữ mà nó trở thành một phần trong kho tàng kiến thức kĩ thuật sản xuất nông nghiệp. Tận dụng điều này giáo viên có thể làm mới bài giảng của mình giúp bài học trở nên sáng tạo, mới lạ, phong phú hơn và giảm bớt tính khô khan như nhiều người thường nhận xét. 
Để rèn luyện kĩ năng học đi đôi với hành vốn là một kĩ năng còn yếu đối với học sinh khi học môn Công nghệ thì việc khai thác ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ này giúp học sinh cảm thấy dễ dàng liên hệ kiến thức sách vở với thực tế sản xuất nông nghiệp.
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thực trạng chung:
	Công nghệ 10 là môn học có tính hướng nghiệp rất cao, giáo dục tình yêu lao động sản xuất. Tuy nhiên, một hiện trạng đang diễn ra đó là: Giáo viên dạy bộ môn này ở nhiều nhà trường phổ thông không phải là giáo viên được đào tạo chuyên ngành. Vì thế, giáo viên và cả học sinh vẫn xem đây là môn học phụ nên quá trình lên lớp của giáo viên chưa được đầu tư đúng mức. Nội dung bài giảng chưa có chiều sâu, phương pháp còn nặng lí thuyết, hỏi - đáp thông thường. Việc sử dụng các câu ca da, tục ngữ với học sinh để khai thác kiến thức trong các bài học là phương pháp làm gia tăng khối lượng công việc cho giáo viên, đòi hỏi những kĩ năng phức tạp hơn của giáo viên trong việc tổ chức dạy học vì vậy rất ít giáo viên đầu tư để sưu tầm, tìm hiểu ý nghĩa cũng như sử dụng ca dao, tục ngữ để thiết kế bài giảng để giúp học sinh tiếp thu được kiến thức có hệ thống và phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú học bộ môn.
2.2.2. Thực trạng ở trường THPT Thường Xuân 2
	Vốn dĩ đã bị xác định là môn học phụ nên sự quan tâm đến nội dung chương trình của môn học đã bị học sinh xem nhẹ. Và do đặc điểm vùng miền các em chủ yếu tiếp xúc với cây trồng lâm nghiệp khu vực kém phát triển về chăn nuôi nên vốn kĩ năng kiến thức của các em về kĩ thuật nông nghiệp rất hạn chế. Đặc biệt là ở độ tuổi học sinh THPT nói chung hiện nay các em ít phải tham gia lao động sản xuất nông nghiệp mặc dù các em sống ở khu vực nông thôn, cá biệt là học sinh gia đình có điều kiện kinh tế và khu vực thị trấn, thĩ xã, thành phố các em không có một chút hiểu biết gì về vấn đề này. Với thực tế như vậy, để học sinh tiếp cận được những nội dung kiến thức về kĩ thuật nông nghiệp là một điều khó. Để hiểu được những kiến thức đó với học sinh là một vấn đề khó, để các em có thể vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất còn là điều khó hơn. Với việc sử dụng phương pháp dạy học Hỏi – đáp thông thường đang được áp dụng phổ biến hiện nay khó có thể đạt được mục tiêu.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
2.3.1.Nội dung kiến thức có thể sử dụng ca dao, tục ngữ để dạy – học trong chương 1 Công nghệ 10.
 	* Ở bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đấy xám bạc màu và đất xói mòn trơ sỏi đá. Mục các biện pháp cải tạo có nêu:
- Cày sâu dần, kết hợp với bón phân hữa cơ để cải thiện tầng đất mặt. (Cày sâu có tác dụng gì?)(3)
- Bón phân hóa học hợp lí, bón phân vi sinh để nâng cao độ phì nhiêu cho đất. (Vì sao phải bón phân? Bón như thế nào là hợp lí?) (3)
 * Ở bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn và đất phèn. Trong mục các biện pháp cải tạo đất có đưa ra một số biện pháp cải tạo:
- Cày sâu, phơi ải để cho quá trình chua hóa diễn ra mạnh, sau đó nhờ nước mưa, nước tưới để rửa phèn. ( Thế nào là phơi ải, tác dụng của phơi ải?)
- Bón phân hữa cơ, phân đạm, lân và phân vi lượng để nâng cao độ phì nhiêu cho đất.(3)
*Ở bài 12: đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thường. ở nội dung bài này cung cấp cho học sinh vai trò và kĩ thuật sử dụng các loại phân bón thông thường.
*Ở bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng.
- Mục nguồn sâu, bệnh hại có nêu một số biện pháp kĩ thuật nhằm tiêu diệt mầm mống sâu, bệnh hại: cày, bừa, phơi đất, ngâm đất. (Tác dụng của từng biện pháp?) (3)
- Mục tìm hiểu của yếu tố khí hậu tới sự phát sinh, phát triển sâu, bệnh hại. Để có thể hạn chế sự hình thành và phát triển sâu, bệnh hại dựa trên sự ảnh của yếu tố nhiệt độ và độ ẩm không khí đó là phải gieo trồng đúng thời vụ.( Thời vụ là gì? Tác dụng của việc gieo trồng đúng thời vụ?) (3)
* Ở bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Mục biện pháp kĩ thuật trong phòng trừ sâu, bệnh có nêu: cày bừa, bón phân hợp lí, gieo trồng đúng thời vụ. (tác dụng của từng biện pháp trong phòng trừ sâu, bệnh?) (3)
2.3.2. Hệ thống và ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ có thể sử dụng trong dạy học các nội dung kiến thức được liệt kê trên.
2.3.2.1. Kĩ thuật cày, bừa
Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa(2)
Muốn cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, một trong những điều quan trọng là cần phải chuẩn bị đất thật kĩ. Độ sâu của đường cày trung bình là 20 – 30 cm. Tác dụng của cày sâu là:
+ Tăng độ dày tầng dày tầng đất mặt, giúp cây trồng hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng.
+ Tăng độ ẩm, điều hòa nhiệt độ cho đất đồng thời cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng.
+ Giúp cho rễ cây trồng phát triển tốt hơn.
Cày ải hơn vãi phân
Cày ải, ngâm dầm
Thứ nhất cày nỏ, thứ nhì bỏ phân(2)
Quá trình phơi ải là quá trình làm cho đất khô nỏ. Việc làm này có ý nghĩa rất lớn đên cây trồng vụ sau. Cụ thể:
+ Phơi ải đất giúp tiêu diệt một số mầm bệnh từ vụ trước.
+ Đặc biệt quá trình phơi ải làm tăng các cation và muối khoáng. Lượng phân dễ tiêu tăng lên do quá trình khử các muối phôtphat. Lượng NH4+ tăng lên nhờ hoạt đông mạnh của các vi sinh vật amon hoá. Quá trình phơi ải ở gia đoạn đầu làm giảm lượng ẩm trong đất tạo thoáng khí giúp hệ sinh vật phát triển mạnh. Nhờ vậy thúc đẩy quá trình phân giải các chất hữu cơ giải phóng dinh dưỡng vao đất. thoáng khí là điều kiện thuận lợi cho quá trình khoáng hoá chất hữu cơ...
+ Đồng thời quá trình đổ ải cho nước vào chân ruộng đang khô nỏ sẽ làm cho các viên đất vỡ ra, giảm thiểu công làm đất, tạo điều kiên thuận lợi cho hệ rễ cây trồng phát triển.
	Cày sâu, bừa kĩ (4)
	Tác dụng của bừa kĩ:
+ Làm cho đất sau cày vỡ vụn, tơi nhỏ, san bằng được mặt đất.
+ Diệt được cỏ dại, trộn đều phân bón vào trong đất.
2.3.2.2. Kĩ thuật cấy lúa:
Mạ chiêm đào sâu trôn chặt
Mạ mùa vừa đặt vừa đi. 
Lúa chiêm thì cấy cho sâu,
Lúa mùa thì gãy cành dây mới vừa.
Chiêm cấy to rẽ, mùa cấy nhỏ con.(2)
Lúa chiêm cấy vào tháng chạp thời tiết lạnh giá nên phải cấy to rẽ và sâu thì rễ mới phát triển được, lúa mùa cấy vào lúc nóng nên không cần cấy sâu.
Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn(2)
Cấy thưa khóm lúa sẽ có không gian dinh dưỡng tốt nhất nên phát triển và đẻ nhánh nhiều nên cho nhiều bông, còn cấy dày khóm lúa thiếu không gian dinh dưỡng, ánh sáng đẻ ít nhánh cho ít bông.
2.3.2.3. Kĩ thuật bón phân.
Không nước , không phân chuyên cần vô ích.
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
Ruộng không phân như thân không của.(4)
	 Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng thông qua bộ rễ của cây, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây trồng..
 	Nếu bón phân cân đối, hợp lý thì sẽ giúp năng suất của cây tăng cao, phát triển vượt trội không có hiện tượng mất mùa, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao chất lượng nông sản. Nhưng nếu bón phân không hợp lý thì cây sẽ phát triển không cân đối, cho năng suất thấp, chất lượng nông sản kém, sâu bệnh hại nhiều.
Phân bón cung cấp dinh dưỡng, chất hữu cơ, các vi sinh vật có lợi cho đất, cải tạo đất hiệu quả, tăng độ phì nhiêu của đất.
2.3.2.4.Kĩ thuật chọn thời vụ: 
Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng. Để xác định thời vụ gieo trồng căn cứ vào 3 yếu tố sau:
+ Khí hậu
+ Loại cây trồng
+ Thời kì sâu, bệnh
Trồng đúng thời vụ giúp cây trồng có điều kiện thuận lợi để sinh trưởng, phát triển và từ đó cho năng suất tối đa so với tiềm năng của nó. Mặt khác, trồng đúng thời vụ còn giúp cho cây khỏe, tạo cho nó có tính chống chịu tốt nhất với các đối tượng sâu bệnh hại trên đồng ruộng.
Người xưa đã xây dựng lịch thời vụ căn cứ theo kinh nghiệm, vào điều kiện tự nhiên của từng vùng và quy luật diễn biến khí hậu theo năm để xác định thời vụ cho hợp lý. Thời vụ cũng đi vào ca dao, tục ngữ một cách tự nhiên để lại kinh nghiệm dân gian và cho tới tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.
Gió Đông là trồng lúa chiêm
Gió Bấc là duyên lúa mùa(4)
Gió đông là gió thổi từ biển vào mang theo hơi nước tạo mưa giúp cho cây lúa phát triển (vụ chiêm vào mùa hè). Gió Bấc (bắc) thổi dịp lúa đang phơi màu, đặc điểm của gió này thổi nhẹ sẽ giúp cho lúa có thể thụ phấn tốt đạt năng suất cao (vụ mùa vào muà đông).
	Lập Thu mới cấy lúa chiêm
	Khác nào hương khói lên chùa cầu con(4)
Mùa Thu thường hay có hiện tượng sương sa, nắng gắt và hay xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan nên cây lúa khó sinh trưởng, hay nhiễm sâu bệnh.
	Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng cà 
Tháng ba tra đỗ(2)
2.3.2 5. Dự báo thời tiết:
Ngày xưa khi chưa hề có một phương tiện kỹ thuật nào tham gia vào quá trình dự báo về thời tiết thì nhân dân ta chỉ còn một cách ứng xử với những thay đổi của đất trời là dựa vào những kinh nghiệm dân gian. Những kinh nghiệm ấy phần nhiều được tổng kết thông qua việc quan sá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_suu_tam_va_su_dung_ca_dao_tuc_ngu_de_day_kien_thuc_ve_k.doc