Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông

Tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đẹp nhất của đời người, chứa đựng rất nhiều kỉ niệm, hoài bão, ước mơ. Nhưng, đó cũng là lứa tuổi mà những kĩ năng sống được bồi đắp, rèn luyện ở mức cao hơn tuổi trung học cơ sở, để rồi từ đó làm cơ sở nền tảng cho việc sống, học tập và làm việc sau khi rời mái trường THPT, để trở thành một công dân trưởng thành thực thụ.

Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0 với nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho đất nước thì việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông cần thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta phải dạy cho học trò những kĩ năng thiết yếu, những kĩ năng mềm để tiếp cận nhanh với thời cuộc, để tự tin năng động trong cuộc sống. Vì vậy, bản thân mỗi giáo viên chúng ta phải làm thể nào để nâng cao được kĩ năng sống cho học sinh của mình?

Sau gần 20 năm làm công tác giảng dạy sinh học, tôi luôn tìm tòi nghiên cứu để làm sao thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của người Thầy – vừa dạy chữ vừa dạy người. Đã có nhiều thế hệ học trò đi qua, tôi thấy có sự thay đổi khá nhiều trong lối sống của học sinh trung học phổ thông. Đặc biệt, lối sống ấy ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của các em sau này. Vì thế, rất cần dạy kĩ năng sống cho các em trong trường học ở tất cả các lĩnh vực như kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng xử lí tình huống trong tình bạn tình yêu, kĩ năng làm việc, thực hành.

 

doc 23 trang thuychi01 5312
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài: 
Tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đẹp nhất của đời người, chứa đựng rất nhiều kỉ niệm, hoài bão, ước mơ. Nhưng, đó cũng là lứa tuổi mà những kĩ năng sống được bồi đắp, rèn luyện ở mức cao hơn tuổi trung học cơ sở, để rồi từ đó làm cơ sở nền tảng cho việc sống, học tập và làm việc sau khi rời mái trường THPT, để trở thành một công dân trưởng thành thực thụ. 
Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0 với nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho đất nước thì việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông cần thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta phải dạy cho học trò những kĩ năng thiết yếu, những kĩ năng mềm để tiếp cận nhanh với thời cuộc, để tự tin năng động trong cuộc sống. Vì vậy, bản thân mỗi giáo viên chúng ta phải làm thể nào để nâng cao được kĩ năng sống cho học sinh của mình? 
Sau gần 20 năm làm công tác giảng dạy sinh học, tôi luôn tìm tòi nghiên cứu để làm sao thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của người Thầy – vừa dạy chữ vừa dạy người. Đã có nhiều thế hệ học trò đi qua, tôi thấy có sự thay đổi khá nhiều trong lối sống của học sinh trung học phổ thông. Đặc biệt, lối sống ấy ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của các em sau này. Vì thế, rất cần dạy kĩ năng sống cho các em trong trường học ở tất cả các lĩnh vực như kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng xử lí tình huống trong tình bạn tình yêu, kĩ năng làm việc, thực hành....
 Mặc dù trong chương trình giáo dục phổ thông đã có rất nhiều nội dung được lồng ghép, tích hợp trong các môn học như sinh học, giáo dục công dân...Nhưng tất cả các nội dung được lồng ghép đó còn rời rạc, chỉ dừng lại ở các bài học, các khía cạnh khác nhau. Trong lĩnh vực tình yêu thì nhiều giáo viên ngại, không dám nói thẳng. Các lĩnh vực khác thì chỉ mang tính hàn lâm, tính lí thuyết, nói suông, học không đi đôi với hành. Theo thời gian, thói quen này vô cùng tai hại đã dẫn tới biết bao nhiêu học trò rời mái trường THPT vào học đại học mà không tiếp cận được hướng nghiên cứu, làm việc mới. Tốt nghiệp đại học mà năng lực làm việc rất kém, bằng cấp có nhưng kĩ năng làm việc lại rất hạn chế. Hậu quả tất yếu là thất nghiệp hoặc không đáp ứng được nhu cầu xã hội về vị trí việc làm.
 Với tất cả những lí do đó, tôi đã chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình là “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông”. Điều đó không những giúp học sinh có nhiều kĩ năng sống để bảo vệ mình trong cuộc sống nói chung, trong tình yêu nói riêng, không những tạo ra những con người tự tin, năng động mà còn giúp giáo viên gần gũi và hiểu học sinh hơn để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục của mình.
2. Mục đích nghiên cứu: 
Nghiên cứu đề tài nhằm thấy được sự cần thiết phải dạy kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông. Từ đó, cung cấp cho các em những kiến thức, những kĩ năng ứng xử trong tình bạn, tình yêu, những kĩ năng thực hành, trải nghiệm.... để hướng các em tới lối sống trong sáng lành mạnh, năng động, tự tin đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kì hội nhập.
3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trung học phổ thông (lớp 10, 11 và 12).
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- phương pháp vấn đáp gợi mở.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp thông kê, tổng hợp, so sánh.
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến kinh nghiệm cho chúng ta thấy được:
- sự cần thiết phải dạy kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông về nhiều lĩnh vực như kĩ năng sống trong tình yêu học trò, kĩ năng thực hành, kĩ năng đối mặt với khó khăn trong cuộc sống. Trong đó: 
+ dạy kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trò theo hình thức sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp là hiệu quả nhất.
+ học phải đi đôi với hành, rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh để rèn năng lực làm việc, năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm và điều chỉnh mình để thích nghi với mọi hoàn cảnh sống.
+ Rèn luyện cho học sinh tính can đảm, dám đối mặt với thử thách, khó khăn trong cuộc sống và tìm cách vượt qua nghịch cảnh.
- Đây là hướng đi mới trong nhà trường chưa có ai làm, các trường lân cận cũng chỉ làm mảng nhỏ riêng lẻ ( thường chỉ trong mảng tình bạn) mà ít trường gộp được giáo dục kĩ năng sống về nhiều lĩnh vực như trên.
6. Thời gian nghiên cứu. 
Đề tài thực hiện từ tháng 07 năm 2018 đến tháng 05 năm 2019.
PHẦN II: NỘI DUNG.
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong nhiều năm làm giáo dục, tôi thấy: 
- Thứ nhất, tuổi học sinh THPT là lứa tuổi dễ nảy sinh tình yêu. Lứa tuổi này các em thường chưa hiểu hết những thay đổi trong cơ thể, chưa có đủ kinh nghiệm và kĩ năng sống để xử lí các vấn đề nảy sinh trong tình cảm bạn bè và tình yêu, giới tính. Bố mẹ lại thường ít nói hoặc né tránh các vấn đề tế nhị. Nhưng nếu chúng ta càng giấu càng né tránh thì hậu quả khôn lường. Đã đến lúc chúng ta phải nói thẳng để bảo vệ con em, học trò mình.  
- Thứ hai, chúng ta thường ít tạo cơ hội cho học sinh thực hành ngay trên trường phổ thông với quy mô rộng ( nếu có chỉ là một số ít em học sinh tham gia các cuộc thi khoa học kĩ thuật...), không phải là số đông.Tất cả những điều đó đều là lí thuyết sáo rỗng, kĩ năng sống không được trải nghiệm và rèn luyện nhiều, thiếu đi sự năng động và tự tin trong cuộc sống.
Vì vậy, những Thầy Cô như chúng ta cần phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, dạy cho học sinh những kĩ năng cần thiết làm bước đệm cho lúc rời ghế nhà trường các em có thể tự tin, năng động tiếp thu những kiến thức cao hơn ở bậc Đại học hoặc đủ tự tin để đi làm. Vậy, hướng tiếp cận những đối tượng này như thế nào, hướng giải quyết ra sao? Đây là một vấn đề mà giáo viên cần quan tâm.
2. Cơ sở thực tiễn: 
Ngày nay, do sự thay đổi chóng vánh của xã hội, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao, yêu cầu của xã hội về năng lực làm việc đã thay đổi, nhiều bạn trẻ đã biết yêu và đang yêu quá sớm. Yêu sớm nhưng lại thiếu hiểu biết về giới tính và tình dục nên đã để lại hậu quả khôn lường. Tỉ lệ nạo phá thai tăng nhanh và tuổi người mẹ ngày càng trẻ hóa trong đó rất nhiều em đang ở tuổi vị thành niên. 
Mặt khác, nhiều bạn trẻ không chú ý rèn luyện kĩ năng sống đặc biệt là kĩ năng thực hành, dẫn đến khi ra trường thiếu kĩ năng mềm, kĩ năng làm việc. Vì thế, tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi, học thạc sĩ....nhưng vẫn thất nghiệp hoặc làm việc không hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các em chưa rèn luyện kĩ năng thực hành, chưa được cung cấp kiến thức về giới tính, tình dục. Cha mẹ ngại nói về chủ đề nhạy cảm này với con cái, thậm chí tránh nhắc đến vì sợ “vẽ đường cho hươu chạy”. Trong trường học, việc dạy sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính mới chỉ được lồng ghép vào các môn học nhưng còn hình thức, theo “kiểu cưỡi ngựa xem hoa”[4]. Vì vậy, học đi đôi với hành, áp dụng kiến thức vào thực tiễn, hoặc bổ trợ các kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản cho các em là hết sức cần thiết và cần tiến hành ngay. Các em cần được trang bị nhiều kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử, kĩ năng thực hành, kĩ năng sống trong tình yêu học trò....... sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng làm việc và chất lượng dân số trong tương lai. 
Trước tình hình thực tế đó, với bản thân là giáo viên sinh, tôi cảm thấy nếu chỉ dừng lại dạy học theo lí thuyết, không gắn trực tiếp lí thuyết với thực hành, hoặc chỉ dừng lại dạy học ở quy mô từng giờ dạy riêng lẻ, từng lớp học thì tôi thấy phạm vi giáo dục là quá nhỏ và không thể dạy học sinh có cái nhìn tổng thể và đa chiều cuộc sống, về cách làm việc, về tình bạn, tình yêu và giới tính. Sau khi nghiên cứu cùng với sự nhiệt huyết trong nghề, tôi cảm thấy cần phải dạy kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng thực hành, kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trò cho học sinh trung học phổ thông. Chỉ có thế mới có thể tạo ra những công dân tự tin và năng động, thích ứng được với mọi hoàn cảnh sống và bảo vệ được các em, bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên để bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. 
3. Giải pháp tổ chức thực hiện: 
	Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài làm rõ được sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trò, giáo dục kĩ năng thực hành, trải nghiệm vận dụng kiến thức vào thực tiễn của đa số học sinh. Qua đó để định hướng, uốn nắn và bảo vệ các em, giúp các em tự tin, năng động và thích nghi được với mọi hoàn cảnh sống để có cuộc sống tươi đẹp và an toàn nhất.
3.1 Kĩ năng sống là gì.
Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và khả năng ứng phó tích cực [1] Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày
3.2 Những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh THPT: 
3.2.1 Kĩ năng sống trong tình yêu:
3.2.2.1 Tình yêu tuổi học trò là gì:
Tình yêu tuổi học trò là những rung động đầu đời rất đỗi đáng yêu mà mỗi người ai cũng phải trải qua khi cắp sách đến trường [1]. Tình yêu ở lứa tuổi học trò có lẽ là đẹp nhất, bởi đây là lúc chỉ có ăn, học và yêu thôi . Tuy nhiên, nếu không tỉnh táo khi yêu chắc chắn tình yêu tuổi học trò sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Vậy nên hay không nên yêu ở tuổi học trò là câu hỏi không chỉ học sinh quan tâm mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng muốn tìm kiếm câu trả lời.Nếu không được giáo dục và định hướng đúng cách, rất có thể khi yêu ở tuổi học trò sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường mà người chịu thiệt thòi vẫn là các em. 
3.2.2.2 Tình yêu tuổi học trò được gì và mất gì? Nên hay không ? 
* Những cái được:
- Tiến bộ hơn trong học tập
Nếu như biết định hướng rõ ràng và thông minh khi yêu thì tình yêu ở thời điểm tuổi học trò có động lực rất lớn trong việc giúp cả hai bạn tiến bộ hơn trong học tập. Vì yêu nên bạn sẽ luôn có cảm giác cần cố gắng, hoặc có chút gì đó cạnh tranh để không muốn thua kém người ấy. Lúc này tình yêu thời học trò có tác dụng rất lớn giúp bạn và người ấy luôn trong trạng thái cùng cố gắng.
- Luôn duy trì cảm giác hạnh phúc, lâng lâng
Tình yêu tuổi học trò là thứ tình yêu trong sáng, lung linh và không toan tính nhất. Thời điểm này, cả hai đang ngập tràn trong cảm giác lâng lâng, chút ngọt ngào của tình yêu đầu đời. Chính cảm giác này giúp cả hai luôn cảm thấy phấn chấn hơn. Nếu xét ở góc độ tích cực thì điều này sẽ giúp bạn và người ấy luôn yêu đời, không dễ để tình yêu làm sao nhãng đến việc học.
- Có thể giúp đỡ nhau trong cuộc sống
Khi còn là học sinh, chắc hẳn ai cũng muốn có một người quan tâm giúp đỡ mình mỗi khi gặp khó khăn. Tình yêu tuổi học trò rất đẹp, không toan tính, không vụ lợi. Khi yêu cả hai có thể giúp đỡ nhau mọi thứ trong cuộc sống, từ việc học hành đến những vấn đề nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Ở thời điểm này, mọi sự quan tâm của đối phương đều giúp người còn lại cảm thấy hạnh phúc và tự tin hơn trong cuộc sống.
* Những cái mất:
- Sao nhãng việc học hành.
Khi yêu ở tuổi học sinh, nếu cả hai biết đặt việc học lên hàng đầu, thì tình yêu sẽ là chất xúc tác giúp cả hai tiến bộ hơn. Tuy nhiên, trường hợp ấy khá ít, đa số tình yêu tuổi học trò sẽ khiến các bạn sao nhãng việc học tập. Bởi khi ấy mọi thời gian bạn đã dành cho người kia, luôn suy nghĩ, nhớ nhung, nhắn tin, chat mạng rồi trao nhau những stt nhớ nhung... thì còn lấy đâu thời gian dành cho việc học tập. 
- Thiếu kinh nghiệm cuộc sống.
Tình yêu ở tuổi học trò, chỉ dùng cảm xúc, không dùng lí trí, khi yêu chẳng nghĩ ngợi, chẳng cân nhắc là đúng hay sai. Chính sự thiếu kinh nghiệm này đã dẫn đến nhiều trường hợp tình yêu không được bền lâu, dễ dàng chia tay sau một thời gian ngắn.
- Dễ để lại hậu quả về tình dục.
Tuổi học trò là giai đoạn cơ thể bắt đầu thay đổi ở cả nam và nữ. Lúc này sự tò mò, muốn biết nhiều về chuyện ấy là nguyên do dẫn đến những hậu quả khó lường, mà người cuối cùng phải chịu tổn thương chính là các bạn nữ. Vì vậy nếu không tỉnh táo khi yêu ở tuổi học trò rất dễ khiến xảy ra những câu chuyện đáng buồn.
- Nông nổi, bồng bột, dễ làm chuyện mà không suy nghĩ
Sự nông nổi của tuổi mới lớn, sự tò mò về mọi thứ xung quanh, cộng với sự thiếu tâm lý của các bậc phụ huynh đã dẫn đến nhiều câu chuyện thương tâm ở các em học sinh. Yêu nhau thề nguyền sống chết, song bố mẹ không đồng ý, cấm đoán, dẫn đến nhiều cặp đôi rủ nhau tự tử hoặc bỏ đi. Có thể nói tình yêu tuổi học trò có quá nhiều hệ lụy nếu không cân nhắc kỹ và có đủ thông minh khi yêu.
Như vậy, tình yêu tuổi học trò có cả cái được và cái mất, được rất ít nhưng mất lại rất nhiều. Tuy nhiên, tuổi trẻ giống như một cơn mưa rào. Cho dù bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, nhưng bạn vẫn muốn được đắm mình trong cơn mưa ấy lần nữa. Chỉ cần tỉnh táo khi yêu, biết đặt việc học hành lên hàng đầu, chia sẻ những điều khó nói với bố mẹ, bổ sung kiến thức, hiểu biết về tình yêu, cuộc sống... thì chắc chắn bạn sẽ có một tình yêu ở tuổi học trò thật đẹp.
3.2.2.3 Những kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trò cần được rèn luyện: 
- Kĩ năng từ chối lời yêu, không tạo cơ hội cho bạn khác giới tỏ tình:
 Tuổi học trò THPT là lứa tuổi thường từ 16 – 18 tuổi. Lứa tuổi này nhiều em đã biết yêu nên tình yêu tuổi học trò không phải là hiếm. Thế nhưng, có những em học trò chưa muốn yêu vì muốn dành toàn tâm toàn ý cho việc học tập. trong những trường hợp này, làm thế nào để từ chối được lời yêu một cách có văn hóa nhất thì không phải em học sinh nào cũng làm được. Vì thế, cần dạy cho các em sự khéo léo, tế nhị trong vấn đề này.
Sự nhạy bén trong suy nghĩ giúp chúng ta nhận diện ra bạn khác giới đang có ý định tán tỉnh mình. Nếu không muốn đón nhận tình yêu này thì tuyệt nhiên không cho bạn cơ hội thể hiện. Muốn vậy, không nên đi chơi riêng với nhau, không học nhóm khi chỉ có hai người. Tất cả những điều đó giúp các em có thể hạn chế được những tình huống khó xử cho mình.
- Kĩ năng giữ mình trong tình yêu:
	Tình cảm là tự nhiên, nếu nó đến mà các em không biết bảo vệ mình thì sẽ có nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. Vậy nên, cần phải dạy các em ít nhất những vấn đề tối thiểu như sau:
Thứ nhất: không nên yêu ở tuổi học trò, nếu yêu thì không nên quan hệ tình dục và nếu quan hệ tình dục thì phải biết cách phòng tránh thai an toàn.
Thứ hai: Hiểu biết về sự lây bệnh qua quan hệ tình dục để biết cách phòng tránh nó. Các bệnh lây qua đường tình dục như: lậu, giangmai, HIV –AIDS.[5]
Thứ ba: hiểu biết về giới tính và các phương pháp phòng tránh thai. Phải biết được các biện pháp phòng tránh thai, những biện pháp nào là an toàn, những biện pháp nào dễ gây hệ lụy không nên sử dụng. Những biện pháp như uống thuốc tránh thai hay triệt sản không nên sử dụng. Uống thuốc tránh thai nhiều có thể dẫn tới vô sinh. Triệt sản thì triệt vĩnh viễn sẽ không bao giờ sinh con được nữa.[6] 
Thứ tư: có quan niệm sống đúng đắn. Không nên quan niệm rằng đã yêu thì phải quan hệ tình dục. Quan niệm này dễ dẫn đến lối sống sai lệch cho các em. Các em có thể yêu nhưng không nên cho rằng đã yêu thì phải quan hệ tình dục. Sự thiếu hiểu biết về giới tính đặc biệt là thiếu hiểu biết trong quan hệ tình dục sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho các em. 
Thứ năm: biết đề phòng để bảo vệ mình. Phải biết được các biện pháp phòng các tình huống xấu khi đi học về, đặc biệt là đi về buổi tối, nơi vắng người có thể dẫn đến quan hệ tình dục. Vì thế, khi đi học về những nơi vắng người nên đi theo nhóm để bảo vệ lẫn nhau. Hoặc có thể hạn chế đi đường vắng người, chọn hướng đi an toàn.
3.2.2 Kĩ năng thực hành: 
- là kĩ năng biết vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn, từ đó thực hành những quy trình, kiến thức mình học, tạo ra những sản phẩm mà quá trình dạy học muốn tạo ra.
- khi thực hành, học sinh sẽ được trải nghiệm, phát huy óc sáng tạo, độc lập và tự chủ, kĩ năng xử lí tình huống, giải quyết vấn đề và tự chịu trách nhiệm trước công việc của mình.
- kĩ năng thực hành giúp học sinh tự tin, sáng tạo, ứng phó với cuộc sống, dám nghĩ dám làm, dám làm dám chịu. Có được kĩ năng này, học sinh chúng ta sẽ có cách giải quyết các tình huống khi gặp phải, đương đầu với những khó khăn, đối mặt với những thách thức trong cuộc sống, chứ không phải như những con rùa rụt cổ trước cạm bẫy của cuộc sống.
- Tùy theo kiến thức của từng môn học, bài học cụ thể mà giáo viên cho học sinh vận dụng kiến thức trên lớp để thực hành. 
Ví dụ: Các kĩ năng thực hành có thể rèn luyện cho học sinh như:
+ kĩ năng làm sữa chua: sữa chua giàu dinh dưỡng, thích hợp cho ngày hè, vừa ngon, bổ và rẻ.
+ kĩ năng muối chua hoa quả để phục vụ cuộc sống ( dưa, cà...).
+ kĩ năng làm si rô từ quả ( mơ, mận...) phục vụ giải khát trong ngày hè.
+ kĩ năng giâm, chiết, ghép trong nông nghiệp và lâm nghiệp.
+ kĩ năng làm bánh, kĩ năng kinh doanh....
3.2.3 Kĩ năng đối mặt với khó khăn trong cuộc sống:
	Trong cuộc sống, nhiều học sinh khi gặp khó khăn trong cuộc sống thì bế tắc, không tìm được hướng giải quyết, sinh ra nghĩ quẩn và làm liều. Điều này thực sự nguy hiểm vì tuổi các em còn bồng bột và nông nổi. Đôi khi các em không ý thức được hậu quả của việc mình làm. Chỉ cần bị Cha mẹ hay Thầy cô trách mắng, các em cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống hay suy nghĩ nông cạn rồi làm liều. Chính chúng ta phải dạy cho học sinh kĩ năng đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, tạo ra những học trò can đảm, dũng cảm, dám chịu trách nhiệm về những gì mình làm. 
	Vì thế, giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi nhất với các em, hãy truyền cho các em hiểu rằng sự sống là vô giá, bằng bất cứ giá nào phải giữ lại sự sống cho mình và cho những người xung quanh.
3.3 Cách dạy kĩ năng sống cho học sinh THPT: 
	Trong nhà trường, kĩ năng sống được dạy bằng nhiều cách và nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, ai dạy và dạy như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất thì không phải dễ. Sau nhiều năm làm công tác giáo dục và hơn một năm nghiên cứu về đề tài này tôi nhận thấy: 
Những người đảm nhận dạy:
- Giáo viên chủ nhiệm: giáo viên chủ nhiệm thực hiện việc dạy kĩ năng sống thông qua các tiết sinh hoạt lớp hay xử lí các tình huống xảy ra trong lớp mình chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi và hiểu rõ lớp mình nhất nên sẽ định hướng rõ nhất trong vấn đề tình yêu. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục kĩ năng sống từ giáo viên chủ nhiệm chỉ nằm trong phạm vi nhỏ, phạm vi lớp mình chủ nhiệm.
- Giáo viên bộ môn ( đặc biệt là giáo viên sinh): Các giáo viên bộ môn có thể dạy kĩ năng sống cho các em trong tiết học và môn học mình phụ trách.	Trong đội ngũ giáo viên bộ môn thì giáo viên sinh là lực lượng nòng cốt và chủ yếu để dạy kĩ năng thực hành, kĩ năng sống trong tình yêu của các em. Bởi vì, dựa vào chuyên môn, giáo viên sinh dễ dàng cho học sinh thực hành các kiến thức như lên men, muối chua hoa quả...dễ chỉ ra được những cái được cái mất của tình yêu tuổi học trò kể cả vấn đề nhạy cảm tế nhị mà các giáo viên khác không tự tin nhắc tới. Vì thế, trong nhà trường giáo viên sinh nên chủ động cho học sinh hực hành, chủ động nói chuyện, tư vấn và định hướng cho các em trong tình yêu, giúp các em hiểu rõ về giới tính để bảo vệ mình trong cuộc sống.
- Đoàn trường: Trong dịp các ngày lễ hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp, đoàn trường tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề. Đặc biệt, nếu dạy kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trò cho học sinh trung học phổ thông dưới hình thức sinh hoạt ngoại khóa thì cực kì hiệu quả. Các em sẽ có dịp giao lưu, rút kinh nghiệm và học tập lẫn nhau. Tôi đã thành công mĩ mẵn trong buổi sinh hoạt ngoại khóa này khi buổi nói chuyện của mình được các đồng nghiệp, học sinh và nhân dân đồng tình ủng hộ. Buổi nói chuyện đã thu hút vài chục ngàn người xem và chia sẻ đi khắp nơi trên các trang mạng xã hội[7].
- Các chuyên gia tâm lí tư vấn : Nhà trường có thể mời các chuyên gia tâm lí tư vấn đến để tư vấn, giải thích cho các em về kĩ năng sống nói chung và kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trò nói riêng. Ưu điểm của hình thức này là chuyên gia tâm lí có thể nói khoa học, giải thích bà

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_tru.doc
  • docBia SKKN- Sinh - THPT - Dinh Thi Huyen - THPT Hoang Hoa 2.doc