SKKN Sử dụng ứng dụng internet Padlet trong dạy đội tuyển học sinh giỏi Địa lí – Trường THCS Hàm Rồng

SKKN Sử dụng ứng dụng internet Padlet trong dạy đội tuyển học sinh giỏi Địa lí – Trường THCS Hàm Rồng

Sau nhiều năm trực tiếp đảm nhiệm việc dạy đội tuyển học sinh giỏi Địa lí của trường THCS Hàm Rồng và tham gia tập huấn các chuyên đề, có điều kiện giao lưu, học hỏi và chia xẻ kinh nghiệm trong công tác dạy học Địa lí nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng, tôi tự nhận thấy các vấn đề sau còn tồn tại, cản trở việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí:

- Học sinh thiếu đam mê với bộ môn Địa lí: Điều này được biểu hiện rõ ràng khi những học sinh có tố chất, năng lực thực sự ít khi lựa chọn theo đuổi Địa lí. Mà chỉ những học sinh không thi được vào các môn toán, văn, ngoại ngữ, vật lí, hóa học thì mới chuyển sang lựa chọn Địa lí. Trong suy nghĩ chung của học sinh và phụ huynh, vẫn coi Địa lí là môn phụ, ít có khả năng phát triển trong tương lai.

- Ở nhiều nhà trường, đội tuyển Địa lí chưa được quan tâm đúng mức, vị thế của giáo viên dạy Địa lí chưa được coi trọng, tạo nên tâm lí ngại cố gắng, ngại thay đổi, ngại trau dồi nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ giáo viên dạy Địa lí.

- Vẫn tồn tại nhiều quan điểm thiếu tích cực trong cả giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh về bộ môn Địa lí, như: Địa lí là môn học thuộc lòng, không cần tư duy, học sinh chỉ cần chăm chỉ học thuộc lòng tốt là sẽ có kết quả cao, không cần nhiều đến học liệu, phương tiện dạy học hiện đại. Dẫn đến Địa lí trở thành bộ môn thiếu hấp dẫn, học cho có, học cho xong

 

doc 14 trang thuychi01 56695
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng ứng dụng internet Padlet trong dạy đội tuyển học sinh giỏi Địa lí – Trường THCS Hàm Rồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Sau nhiều năm trực tiếp đảm nhiệm việc dạy đội tuyển học sinh giỏi Địa lí của trường THCS Hàm Rồng và tham gia tập huấn các chuyên đề, có điều kiện giao lưu, học hỏi và chia xẻ kinh nghiệm trong công tác dạy học Địa lí nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng, tôi tự nhận thấy các vấn đề sau còn tồn tại, cản trở việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí:
- Học sinh thiếu đam mê với bộ môn Địa lí: Điều này được biểu hiện rõ ràng khi những học sinh có tố chất, năng lực thực sự ít khi lựa chọn theo đuổi Địa lí. Mà chỉ những học sinh không thi được vào các môn toán, văn, ngoại ngữ, vật lí, hóa học thì mới chuyển sang lựa chọn Địa lí. Trong suy nghĩ chung của học sinh và phụ huynh, vẫn coi Địa lí là môn phụ, ít có khả năng phát triển trong tương lai.
- Ở nhiều nhà trường, đội tuyển Địa lí chưa được quan tâm đúng mức, vị thế của giáo viên dạy Địa lí chưa được coi trọng, tạo nên tâm lí ngại cố gắng, ngại thay đổi, ngại trau dồi nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ giáo viên dạy Địa lí.
- Vẫn tồn tại nhiều quan điểm thiếu tích cực trong cả giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh về bộ môn Địa lí, như: Địa lí là môn học thuộc lòng, không cần tư duy, học sinh chỉ cần chăm chỉ học thuộc lòng tốt là sẽ có kết quả cao, không cần nhiều đến học liệu, phương tiện dạy học hiện đại. Dẫn đến Địa lí trở thành bộ môn thiếu hấp dẫn, học cho có, học cho xong
Chính vì thế, chất lượng học sinh của đội tuyển Địa lí nhìn chung là thấp, nhất là ở môi trường thành phố, khi xu hướng lựa chọn của các em có học lực khá giỏi thường theo các môn thuộc nhóm ngành tự nhiên hoặc ngoại ngữ. Dẫn tới việc lựa chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí gặp rất nhiều vất vả. 
Vậy làm cách nào để thu hút, để học sinh có chất lượng tốt thực sự đam mê với bộ môn Địa lí luôn là một bài toán không dễ giải với nhiều giáo viên dạy địa lí. Với bản thân tôi, để học sinh có chất lượng học tốt thực sự đam mê và tâm huyết với bộ môn Địa lí, cần sự nỗ lực nhiều từ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, biến Địa lí thành môn học hấp dẫn, đòi hỏi khả năng tư duy cao và đề cao tính tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh trong quá trình hình thành kiến thức, kỹ năng của bộ môn.
Vì vậy, tôi đã thử áp dụng nhiều biện pháp, trong đó, thấy nổi lên hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các công cụ mạng trong dạy học, đưa việc dạy học đội tuyển từ chỉ thuần túy là dạy học trực tiếp thành kết hợp giữa cả trực tiếp và trực tuyến. Cách làm này giúp tôi cũng như tận dụng được mọi khoảng thời gian có thể cho công việc học tập của đội tuyển, làm quá trình dạy học diễn ra liên tục, khắc phục được hạn chế về không gian và thời gian. Nên, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là “Sử dụng ứng dụng internet Padlet trong dạy đội tuyển học sinh giỏi Địa lí – Trường THCS Hàm Rồng”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	- Tìm phương pháp, biện pháp đổi mới quá trình dạy học đội tuyển học sinh giỏi địa lí, trường THCS Hàm Rồng để nâng cao chất lượng học sinh giỏi 1.
	- Tìm cách thức tiếp cận học sinh phù hợp nhất để tạo đam mê, hứng thú, khơi gợi tiềm năng còn ẩn chứa trong các học sinh, tạo nguồn đội tuyển cho nhiều năm.
	- Xác định được phương pháp, công cụ phù hợp nhất với đặc điểm tâm sinh lí cũng như hoàn cảnh thực tế, khả năng học tập của học sinh THCS Hàm Rồng, nâng cao chất lượng học sinh đội tuyển 1:
+ Về kiến thức: Thông qua sử dụng ứng dụng Padlet, học sinh tương tác trực tiếp với giáo viên trong mọi thời điểm, làm bài tập, thực hiện nhiệm vụ học tập được giao trực tiếp trên ứng dụng nhằm đảm bảo kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của việc thi học sinh giỏi các cấp.
+ Về kỹ năng: Ngoài các kỹ năng Địa lý, học sinh có thêm nhiều kỹ năng trong sử dụng internet như download, upload các file dữ liệu có nội dung và định dạng khác nhau như file văn bản, file âm thanh, file video, file power poin...và nâng cao khả năng sử dụng office cho học sinh.
+ Về thái độ: Học sinh có thêm tinh thần hứng thú khi tham gia ôn luyện học sinh giỏi. Thấy rõ nhiều tiện ích của internet và các ứng dụng giáo dục. Hướng học sinh vào việc sử dụng internet theo hướng tích cực.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Nghiên cứu các ứng dụng Internet để tìm công cụ phù hợp nhất với quá trình bồi dưỡng đội tuyển và phù hợp nhất với điều kiện hoàn cảnh cũng như năng lực sẵn có của học sinh trường THCS Hàm Rồng.
	- Nghiên cứu trực tiếp trên học sinh đội tuyển học sinh giỏi Địa lí của trường THCS Hàm Rồng thông qua quá trình học tập, mức độ tiến bộ, mức độ hứng thú, tinh thần học tập và kết quả đạt được thông qua các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh và thi chuyên Lam Sơn:
+ Bước đầu, trong năm học 2015 – 2016, tôi mới triển khai thực hiện mô hình này trong việc ôn luyện cho đội tuyển học sinh giỏi địa lí khối 8 và khối 9 của trường. Từ năm học này (2016 – 2017), đã triển khai cho các em học sinh khối 6 và 7 có năng khiểu và yêu thích bộ môn, tạo nguồn học sinh giỏi bền vững cho các năm sau.
+ Mỗi đội tuyển có 4 đến 5 học sinh, thuận lợi để phát huy cao nhất tiện ích của ứng dụng, giáo viên dễ quản lí và nâng cao hiệu quả giáo dục.
	+ Do đối tượng là các em học sinh giỏi của bộ môn, nên được gia đình quan tâm, chăm chút. Phụ huynh cũng được giáo viên hướng dẫn để hiểu về ứng dụng và cùng với giáo viên quản lí, đôn đốc việc học của học sinh thông ua ứng dụng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, thống kê, đàm thoại, khảo sát, quan sát, xin ý kiến cố vấnvà quan trọng nhất là thực nghiệm thực tế trong hoạt động dạy học đội tuyển.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Thực tiễn của việc áp dụng các phương pháp dạy học ứng dụng CNTT - bổ trợ và làm phong phú thêm tính trực quan, hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học có hiệu quả môn Địa lý, được đánh giá là phương pháp dạy học mới, chiếm ưu thế và trở thành phương pháp dạy học có tác dụng cao, góp phần mở rộng các nguồn tri thức Địa lí cho học sinh, giúp cho việc lĩnh hội tri thức của các em được nhanh chónh hơn, đặc biệt là đối tượng học sinh giỏi. Với khối lượng kiến thức đa diện và to lớn, làm phong phú thêm tính trực quan, góp phần quan trọng, hỗ trợ dắc lực cho khả năng tạo biểu tượng cho học sinh, làm cụ thể hóa sự kiện, khắc phục tình trạng trừu tượng hóa kiến thức Địa lí trong quá trình nhận thức của học sinh.
 	Một khi học sinh có khả năng nhanh chóng thu thập được kiến thức từ các nguồn khác nhau được cung cấp ngôn ngữ kiến thức từ màn hình khi trình chiếu, thì việc thuyết giảng của giáo viên trở nên ít cần thiết. Phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin phải dẫn đến việc tổ chức cho học sinh khai thác tri thức từ các nguồn khác nhau, thông qua việc chọn lọc, hệ thống hóa và sử dụng chúng, đồng thời, việc áp dụng kết hợp các kĩ thuật dạy học mới sẽ làm tăng tính sinh động, trực quan, kích thích trực tiếp vào việc hình thành khái niệm, biểu tượng Đia lí cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Tại trường THCS Hàm Rồng, tôi không quá khó khăn trong việc tìm nguồn và lựa chọn học sinh vào đội tuyển, vì hằng năm, luôn có một số lượng học sinh ổn định yêu thích và khao khát đạt được thành công trong môn Địa lí. Nhưng với một trường nhỏ, số lượng học sinh ít, chất lượng học sinh có học lực khá thật sự trở lên không nhiều, thì nhìn chung, tố chất học sinh đội tuyển học sinh giỏi Địa lí là không cao. Từ đó, việc bồi dưỡng đội tuyển gặp nhiều khó khăn, khi khả năng tiếp cận và sử dụng, sử lí các kiến thức nâng cao của các em rất hạn chế.
	Khi chưa áp dụng biện pháp này, ở những năm học trước (Từ 2009 – 2010 đến 2013 – 2014), hàng năm đội tuyển học sinh giỏi của trường vẫn có giải, nhưng không thật sự cao. Và thực tế, mỗi năm trung bình có khoảng 4 đến 5 em quyết tâm theo học đội tuyển học sinh giỏi Địa lí nhưng chỉ có 1 học sinh đủ khả năng để dự thi học sinh giỏi cấp thành phố đạt giải. 
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
- Việc thiết lập một trang Padlet riêng cho giáo viên rất đơn giản. Chỉ cần vào địa chỉ https://padlet.com, sử dụng Email cá nhân để đăng ký, đăng nhập và sử dụng các công cụ sẵn có của ứng dụng để đặt hình dại diện, hình nền, tiêu đề...để thiết lập trang cá nhân. 
- Sau đó, giáo viên đưa các nội dung kiến thức hoặc nhiệm vụ học tập lên Padlet bằng cách kích đúp vào bất kỳ điểm nào trên màn hình và upload lên các dữ liệu cần thiết. 
(Các bước thực hiện cụ thể được trình bày trong clip thuyết trình kèm theo bản in giấy của sáng kiến kinh nghiệm này).
- Cung cấp đường link cho các thành viên trong nhóm (ví dụ như trang minh họa trên ảnh sẽ có đường link là  ), hướng dẫn sử dụng và nêu rõ nguyên tắc sử dụng, chỉ giới hạn trong các thành viên đội tuyển. Học sinh chỉ cần gõ đường link trực tiếp vào trình duyệt là có thể vào nhận kiến thức và tương tác trực tiếp với giáo viên. 
- Như vậy, học sinh dễ dàng download toàn bộ nội dung, yêu cầu mà giáo viên đưa lên, thực thiện theo hứơng dẫn và có thể trả bài trực tiếp trên ứng dụng hoặc vào buổi học tiếp theo. 
- Tiện ích lớn nhất là giáo viên có thể chia xẻ mọi tư liệu mình có, giao nhiệm vụ liên tục, học sinh không cần trực tiếp gặp giáo viên cũng vẫn nhận được đầy đủ học liệu để thực hiện việc học một cách tốt nhất. 
- Kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa việc dạy tập trung, làm bài kiểm tra trên lớp với hình thức tương tác này sẽ nâng cao hứng thú, hiệu quả học, và đặc biệt là khắc phục được hạn chế của yếu tố thời gian khi bản thân người dạy còn bận nhiều công tác khác. Việc dạy và học sẽ diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng dù người dạy ko có nhiều thời gian gặp gỡ trực tiếp học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
- Với mỗi nhóm lớp, mỗi đội tuyển, giáo viên lập một trang Padlet riêng, coi đó là không gian sinh hoạt, học tập riêng. Vì nhược điểm lớn nhất của ứng dụng này là không phù hợp với giáo dục đại trà, đòi hỏi kỹ năng sử dụng CNTT của học sinh cũng như ý thức ham học hỏi và luôn cần sự quán xuyến chặt chẽ của gáo viên.
- Do đặc điểm của ứng dụng Padlet là một ứng dụng trực tuyến, giống một mạng xã hội thu nhỏ trong một nhóm, không công khai và thuận lợi cho làm việc trực tiếp trên ứng dụng hoặc upload tất cả các dạng dữ liệu lên ứng dụng, nên chỉ cần có mạng, máy tính hoặc các thiết bị di động thông minh, người học dễ dàng nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Ưu điểm lớn nhất của ứng dụng là việc dạy học không bị giới hạn về không gian lớp học, thời gian buổi học, mà linh hoạt theo thời gian của cá nhân học sinh và giáo viên. Như vậy, thông qua việc triển khai kiến thức, giao nhiệm vụ học tập trên ứng dụng, học sinh có thể thực hiện nhiệm vụ học kế tiếp, liên tục ngoài thời gian học tập trung trên lớp theo thời khóa biểu. 
- Bên cạnh đó, ứng dụng góp phần quan trọng trong định hướng khai thác tối đa hiệu quả của mạng internet theo hướng tích cực, nâng cao hiệu quả giáo dục cho cả giáo viên và học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Trong điều kiện là một cán bộ quản lí, phải phụ trách rất nhiều công việc khác nhau, nên thời gian thực sự của tác giả cho việc dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi là rất hạn chế. Nhưng nhờ ứng dụng này, tác giả đã phần nào khắc phục được hạn chế đó để giữ ổn định và nâng cao chất lượng cho đội tuyển.
- Kết quả thực tế khi kết hợp phương pháp dạy học truyền thống với ứng dụng Internet Padlet này của tác giả đã được kiểm chứng qua kết quả thi học sinh giỏi các cấp những năm học gần đây:
+ Năm học 2014 – 2015: Có 1 em dự thi học sinh giỏi môn Địa lí và đạt giải Nhì cấp thành phố, giải KK cấp tỉnh.
+ Năm học 2015 – 2016: Đội tuyển học sinh giỏi môn địa lý trường THCS Hàm Rồng có 2 em dự thi học sinh giỏi cấp thành phố và đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì. Cả 2 em đều được chọn vào đội tuyển của thành phố dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh và đều đạt giải khuyến khích.
+ Năm học 2016 – 2017: Đội tuyển học sinh giỏi môn địa lý trường THCS Hàm Rồng có 3 em dự thi học sinh giỏi cấp thành phố và đạt 3 giải nhất. Cả 3 em đều được chọn vào đội tuyển của thành phố dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh và 2 em đạt giải nhì, 1 em đạt giải KK.
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
- Với một trường nhỏ, số lượng học sinh ít và năng lực cá nhân của học sinh còn nhiều hạn chế, thì kết quả này đã phản ánh sự nỗ lực lớn của cả thầy và trò. Đồng thời cho thấy hiệu quả của việc mạnh dạn vận dụng các ứng dụng CNTT vào dạy học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa sự chủ động của học sinh, tạo sự hứng thú, đam mê cho học sinh.
- Trên cơ sở thành công bước đầu này, trong những năm học tiếp theo, tác giả tiếp tục hoàn thiện phương pháp dạy học này, tăng cường tìm hiểu, khai thác nhiều ứng dụng mới và triển khai đến tất cả các giáo viên, các bộ môn trong nhà trường, để dần từng bước, nâng cao chất lượng dạy học toàn diện của trường THCS Hàm Rồng.
- Tuy nhiên, sản phẩm này chỉ là cách làm chủ quan của tác giả, phù hợp với năng lực, trình độ sử dụng CNTT còn nhiều hạn chế của tác giả và phù hợp với điều kiện thực tế tại trường THCS Hàm Rồng. Tác giả rất mong được sự nhận xét, góp ý của hội đồng giám khảo, của các chuyên gia để hoàn thiện hơn sản phẩm, để nâng cao khả năng dạy học của bản thân, đáp ứng yêu cầu tất yếu của Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng sự phát triển xã hội trong giai đoạn mới.
3.2. Kiến nghị.
	- Bản thân tôi luôn mong muốn sau mỗi năm học, được tìm hiểu, tiếp cận với những sáng kiến kinh nghiệm hay của các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm để có thể học hỏi thêm, nâng cao năng lực bản thân.
	- Mong muốn được tập huấn thêm nhiều chuyên đề, nhất là các chuyên đề về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào dạy học, để tiếp tục có thể tìm ra phương pháp, cách thức dạy học mới đem lại hiệu quả cao, phù hợp với năng lực bản thân và điều kiện thực tế của nhà trường.
Xác nhận của hội đồng khoa học trường THCS Hàm Rồng
Thanh Hóa, ngày 27 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, không sao chép của người khác và chưa từng được công bố.
	Tác giả
Vũ Quang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://education.microsoft.com/
2. https://padlet.com/
3. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền trông trong đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí ở trường phổ thông – Nguyễn Thị Luyến – Viện khoa học giáo dục Việt Nam.
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Vũ Quang
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng – trường THCS Hàm Rồng
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
Tổ chức trò chơi trong tiết ôn tập cuối học kỳ I – Môn Địa lí, khối 9.
Sở GD&ĐT
C
2011 - 2012
Thiết kế Slide và hoạt động dạy học hợp lí trong tiết 36, bài 32 – Địa lí 8.
Sở GD&ĐT
C
2014 - 2015

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_ung_dung_internet_padlet_trong_day_doi_tuyen_ho.doc