SKKN Sử dụng tư liệu lịch sử trong giảng dạy văn học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường trung học phổ thông Cẩm Thủy 2

SKKN Sử dụng tư liệu lịch sử trong giảng dạy văn học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường trung học phổ thông Cẩm Thủy 2

Từ trước tới nay, môn Ngữ văn luôn được xác định là một môn học cơ bản có vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục của các nhà trường phổ thông nói chung, trường trung học phổ thông nói riêng. Trong đó phân môn văn học chiếm phần lớn thời lượng của bộ môn. Văn học không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về xã hội, phát triển cho học sinh năng lực sử dụng ngôn ngữ, rèn luyện khả năng tư duy mà còn bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ tốt đẹp cho học sinh, giúp các em tự hoàn thiện nhân cách [1] nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra cho giáo dục là: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” [2]. Tuy nhiên hiện nay, do xu thế chung của xã hội, cũng như nhiều môn học khoa hoc xã hội khác, tình trạng học văn trong nhà trường đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải:

Trước hết chính là tình trạng học sinh quay lưng với môn học, các tiết văn học trước kia vốn là niềm hào hứng nay học sinh hờ hững thậm chí ngán ngẩm. Dù là môn thi bắt buộc với tất cả các thí sinh trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia, nhưng tình trạng học văn ở các khối lớp nói chung, đặc biệt là khối lớp 12 vẫn thiếu sự hào hứng, tự giác.

 

doc 39 trang thuychi01 7190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng tư liệu lịch sử trong giảng dạy văn học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường trung học phổ thông Cẩm Thủy 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Số tt
Các nội dung chính
Trang
1
 Mục lục
1
2
Mở đầu
2
3
Lí do chọn đề tài
2
4
Mục đích nghiện cứu
3
5
Đối tượng nghiên cứu
3
6
Đối tượng khảo sát và thực nghiệm
3
7
Phương pháp nghiên cứu
3
8
Nội dung
4
9
Cơ sở lí luận
4
10
Thực trạng của vấn đề
5
11
Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
12
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục và với bản thân.
11
13
Kết luận, kiến nghị
12
14
Kết luận
12
15
Kiến nghị
13
16
Danh mục tài liệu tham khảo
14
17
 Danh mục các SKKN đã được Hội đồng SKKN ngành GD cấp tỉnh đánh giá đạt từ loại C trở lên.
15
18
Phụ lục
16
SỬ DỤNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ TRONG GIẢNG DẠY VĂN HỌC 
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẨM THỦY 2
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Từ trước tới nay, môn Ngữ văn luôn được xác định là một môn học cơ bản có vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục của các nhà trường phổ thông nói chung, trường trung học phổ thông nói riêng. Trong đó phân môn văn học chiếm phần lớn thời lượng của bộ môn. Văn học không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về xã hội, phát triển cho học sinh năng lực sử dụng ngôn ngữ, rèn luyện khả năng tư duy mà còn bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ tốt đẹp cho học sinh, giúp các em tự hoàn thiện nhân cách [1] nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra cho giáo dục là: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” [2]. Tuy nhiên hiện nay, do xu thế chung của xã hội, cũng như nhiều môn học khoa hoc xã hội khác, tình trạng học văn trong nhà trường đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải:
Trước hết chính là tình trạng học sinh quay lưng với môn học, các tiết văn học trước kia vốn là niềm hào hứng nay học sinh hờ hững thậm chí ngán ngẩm. Dù là môn thi bắt buộc với tất cả các thí sinh trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia, nhưng tình trạng học văn ở các khối lớp nói chung, đặc biệt là khối lớp 12 vẫn thiếu sự hào hứng, tự giác. 
Bên cạnh đó là tình trạng học sinh nắm kiến thức văn học một cách hời hợt, phân tích tác phẩm văn học chỉ như một sự cắt nghĩa câu từ một cách đơn thuần mà không hiểu ý nghĩa xã hội, các vấn đề mang tính thời đại được đặt ra trong tác phẩm Một trong những lí do của tình trạng trên là sự thiếu hụt kiến thức lịch sử liên quan đến tác phẩm văn học, giai đoạn văn học... của học sinh; tình trạng thiếu tư duy hệ thống mang tính liên môn để lí giải sự ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử đến văn học. 
Một vấn đề nữa vô cùng quan trọng khiên tôi quan tâm tới đề tài này là hiện nay mục tiêu giáo dục đang hướng tới việc tích cực rèn luyện kĩ năng và năng lực vận dụng kiến thức liên môn để việc giải quyết các vấn đề trong học tập cho học sinh. Nhưng học sinh ở trường THPT Cẩm Thủy 2 trong tất cả các khối lớp đều khá hời hợt với việc này, khả năng liên kết kiến thức trong các môn học yếu lâu dài sẽ khiến học sinh không theo kịp xu hướng học tập chung. 
Vậy làm thế nào để kéo học sinh trở lại với bộ môn Ngữ văn nói chung, để học sinh hứng thú, say mê với mỗi tiết văn học nói riêng? Làm thế nào để tiết văn học trở nên phong phú và hấp dẫn để người học cảm nhận đang được tiếp cận và khám phá những điều mới mẻ, tìm hiểu chân lí khoa học để nâng cao chất lượng bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra?...Là những câu hỏi mà những người giảng dạy bộ môn chúng tôi luôn trăn trở. Và đó cũng chính là lí do khiến tôi tìm đến với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này - Đề tài “Sử dụng tư liệu Lịch sử trong giảng dạy văn học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Cẩm Thủy 2”. Bởi tôi nghĩ rằng: Sử dụng tư liệu dạy học phong phú, hợp lí sẽ tạo cho bài giảng sự sinh động, hấp dẫn, khơi gợi được sự hứng thú, tích cực, tự giác cho học sinh, giúp cung cấp thêm cho các em những kiến thức lịch sử quan trọng có liên quan đến tác phẩm văn học, giai đoạn văn học, tác giả văn học để các em có điều kiện hiểu sâu và thấu đáo hơn về bài học. Đặc biệt việc sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học văn học sẽ giúp học sinh thói quen tư duy hệ thống mang tính liên môn để học sinh có thể vận dụng kiến thức không chỉ của văn và lịch sử mà còn biết vận dụng kiến thức liên môn của tất cả các môn học để giải quyết các vấn đề trong học tập.
1.2 Mục đích nghiên cứu
	Việc nghiên cứu đề tài này, tôi hướng tới một số mục đích cơ bản sau:
Thứ nhất: Góp một phương pháp giảng dạy văn học vào hệ thống phương pháp dạy văn nói chung góp phần đổi mới phương pháp, giúp truyền tải hiệu quả kiến thức văn học để học sinh hiểu vấn đề nhanh hơn, sâu sắc hơn.
Thứ hai: Vận dụng vào giảng dạy giúp bài học sinh động, phong phú, tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh tích cực, tự giác trong các tiết học văn học từ đó nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung.
Thứ ba: Giúp học sinh hiểu được mối liên hệ mật thiết giữa các môn học đặc biệt là giữa văn học và lịch sử từ đó nâng cao năng lực vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong học tập- một trong những mục tiêu mà giáo dục đang hướng tới, góp phần giáo dục toàn diện học sinh.
Thứ tư: Qua nghiên cứu đề tài bản thân sẽ tự bồi dưỡng được thêm về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao kĩ năng sử dụng các phương pháp dạy học, nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học trong dạy học.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
	Với đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu cho phân môn văn học thuộc bộ môn Ngữ văn cấp Trung học phổ thông bao gồm kiểu bài bài đọc văn và bài văn học sử. Trong đề tài này tôi chọn nghiên cứu trên việc giảng dạy một tác phẩm văn học, tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân (Ngữ văn lớp 12 cơ bản)
1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: 
	Để nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành khảo sát thực nghiệm trên 2 đối tượng: Lớp 12C năm học 2014- 2015 và lớp lớp 12C năm học 2017-2018 trường THPT Cẩm Thủy 2.
	Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: Từ năm học 2014-2015 tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này trên đối tượng là lớp 12C, có thu thập thông tin và các số liệu nhất định. Tuy nhiên do điều kiện khách quan của bản thân nên quá trình nghiên cứu của tôi bị gián đoạn. Năm học 2017-2018, tôi lựa chọn lớp 12C là lớp đối chứng bởi cả hai lớp đều có đối tượng học sinh giống nhau, tập hợp những học sinh có nguyện vọng học và thi đại học khối C, đa số có khả năng tiếp thu tốt, một số có khả năng cảm thụ văn học khá tốt. 
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
	Đề tài được nghiên cứu bằng sự kết hợp các phương pháp: 
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
Phương pháp quan sát đối tượng
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận: 
2.1.1. Khái niệm tư liệu lịch sử
	Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá trình phát triển của xã hội loài người, đồng thời nó tồn tại khách quan với chúng ta. Do lịch sử là cái đã trải qua nên con người không thể trực tiếp quan sát vì vậy việc nhận thức phải dựa vào nguồn tư liệu lịch sử. Vậy tư liệu lịch sử là gì? Hiện nay khái niệm tư liệu lịch sử vẫn còn có nhiều cách phát biểu: Theo Chi- khơ- mi-rốp, nhà sử học Nga: “Tư liệu lịch sử là tất cả những gì còn sót lại của cuộc sống đã quatư liệu lịch sử là một phương tiện để bảo tồn, lưu giữ và truyền bá”. Còn Rê- ban lại cho rằng: “ Tư liệu lịch sử là tổng hợp thành quả từ hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng phương diện xã hội”. Trong cuốn “Bách khoa toàn thư” cũng nêu khái niệm: “Tư liệu lịch sử là những gì phản ánh trực tiếp của quá khứ” [3]. Dù có nhiều cách phát biểu khác nhau, nhưng tựu chung lại đều giúp ta nhận thức được rằng: Tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhất định [3].
2.1.2 Các loại tư liệu lịch sử
	Khoa học lịch sử có nguồn tư liệu hết sức phong phú và đa dạng, người ta có nhiều cách để phân loại tư liệu lịch sử. Dựa vào nội dung phản ánh và tính chất, tư liệu lịch sử được chia thành 7 nhóm sau:
Nhóm tư liệu thành văn
Nhóm tư liệu vật chất
Nhóm tư liệu truyền miệng dân gian
Nhóm tư liệu ngôn ngữ
Nhóm tư liệu dân tộc học.
Nhóm tư liệu phim ảnh, băng ghi hình.
Nhóm tư liệu băng ghi âm.[4]
2.1.3. Mối quan hệ giữa lịch sử và văn học
	Văn học và lịch sử có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, từ xưa đã có quan niệm “Văn sử bất phân” xem lịch sử và văn học là một môn khoa học không thể tách rời. Thực tế có thể thấy, văn học ra đời, tồn tại và phát triển trong một điều kiện hoàn cảnh xã hội nhất định, văn học chịu sự chi phối của điều kiện xã hội ấy. Có thể nói điều kiện xã hội ảnh hưởng đến mọi mặt của văn học: Từ tiến trình vận động, phát triển đến nội dung phản ánh, thậm chí ảnh hưởng đến cả hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Nói về sự ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử- xã hội đến văn học, giáo sư Phan Trọng Luận đã cho rằng: “Văn học cũng như tác phẩm văn chương luôn được ra đời trong những bối cảnh lịch sử xã hội văn hóa cụ thể; những yếu tố đó được thẩm thấu, chắt lọc thông qua lăng kính của nhà văn để đi vào tác phẩm” [5]. Xét trên chức năng của văn học, có ý kiến đã khẳng định: “Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội” (Standa). Vì vậy khi nói về vai trò của nhà văn Banlzac đã cho rằng: “Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại”, người có chức năng phản ánh trung thực hiện thực của xã hội theo lăng kính chủ quan của mình bằng tài năng và tâm hồn, trái tim của người nghệ sĩ. Mà hiện thực xã hội ấy chính là lịch sử.
	Hơn nữa giữa bộ môn văn học và lịch sử cũng có nhiều mối tương đồng nhất định, tất nhiên bên cạnh đó là những khác biệt do đặc trưng bộ môn quy định. Văn chương và lịch sử đều tuân thủ một cách thú vị hai trục thời gian đồng đại và lịch đại. Trước hết dù nói gì đi nữa thì văn chương và lịch sử đều là câu chuyện của thời điểm hiện tại, tại thời điểm đó mọi sự được mã hoá bằng văn bản. Đối với tác phẩm văn chương dưới sự tác động của tâm lí học về sáng tạo và xã hội học về các thiết chế đã làm cho nó trong thời điểm hiện tại phải là nó, nghĩa là nó được tồn lưu. Giá trị tồn lưu ấy là giá trị một thời và mãi mãi, giá trị bị quy định bởi lịch sử và có quyết định tới lịch sử. Như vậy bản thân văn chương trong sự sống động đã là vấn đề của lịch sử nếu ta xem lịch sử là một quá trình tiếp biến. Cả văn chương và lịch sử đều tồn tại trên cơ sở tính kế thừa. Thế nhưng lịch sử là sự kế thừa đơn thuần nếu lịch sử ấy được các sử gia xem xét một cách nghiêm ngặt, nghĩa là các sử gia đồng tình với quá khứ, còn văn chương là sự kế thừa có tính xét lại, nghĩa là vừa tiếp thu quá khứ vừa phải đối thoại với quá khứ, nếu không đối thoại với quá khứ văn chương mãi mãi nằm trong chết cứng, trong một trạng thái tĩnh ngột ngạt. Văn chương và lịch sử còn có mối tương đồng trong bản chất, trong sự “viết”. Lịch sử là sự tiếp nối của những biến động, những biến động ấy được lưu lại bằng văn bản, dù rằng văn chương là sân chơi của hư cấu còn lịch sử là khoa học của kỹ thuật ghi chép khách quan (văn chương thuộc về vấn đề chủ quan, lịch sử thuộc về khách quan). Trên cơ sở này có thể nói rằng: lịch sử là tiểu thuyết đã được hiện thực hoá, còn tiểu thuyết là một lịch sử đáng lẽ xảy ra.[6]
2.1.4. Tầm quan trọng của việc sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học.
	Trong giảng dạy môn lịch sử, tư liệu lịch sử được xem là điều kiện cơ bản nhất để tái tạo hình ảnh quá khứ, giúp bài học sinh động, thuyết phục [4]. Trong dạy học văn, tư liệu lịch sử sẽ là nguồn minh họa chân thực cho một đơn vị kiến thức có liên quan của một giai đoạn văn học, một tác phẩm văn học  giúp bài học sinh động, hấp dẫn, thuyết phục, góp phần giúp học sinh hiểu kiến thức nhanh và sâu hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề
	 Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ đã góp phần rất lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên thông qua việc cung cấp các trang thiết bị phục vụ dạy học theo phương pháp mới (Máy tính, máy chiếu, hệ thống loa đài...), sự phát triển rộng khắp của mạng lưới internet, sự phong phú của các loại tài liệu, sách, báo tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên và học sinh tiếp cận, tìm kiến thông tin, tài liệu ở nhiều dạng thức khác nhau phục vụ cho việc dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 
Trong khi đó, vấn đề về trang thiết bị và sử dụng, khai thác trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn văn ở nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Qua khảo sát sách giáo khoa và hệ thống thiết bị, đồ dùng dạy học của bộ môn Ngữ văn trong trường THPT Cẩm Thủy 2 tôi nhận thấy: Các bài văn học từ văn học sử đến bài đọc văn trong chương trình đều có ít nhiều kiến thức liên quan đến lịch sử, nhưng thiết bị, đồ dùng dạy học được cấp để làm nổi bật nội dung này thì vô cùng hạn chế và hầu như là không có (Dưới đây là bảng tổng hợp thiết bị dạy học môn Ngữ văn của trường THPT Cẩm Thủy 2):
Danh mục thiết bị dạy học Ngữ văn lớp 10
TT
Tên bài dạy
Tiết (ppct)
Nội dung sử dụng thiết bị
Tên thiết bị
1
Nhàn
38
 Minh hoạ khi dạy phần Tiểu dẫn
Một số hình ảnh tư liệu về Nguyễn Bỉnh Khiêm
2
Tại lầu Hoàng Hạc tiến Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.
43
 Minh hoạ khi dạy phần Tiểu dẫn
Một số hình ảnh tư liệu về Lý Bạch
3
Cảm xúc mùa thu
46
 Minh hoạ khi dạy phần Tiểu dẫn
Một số hình ảnh tư liệu về Đỗ Phủ
4
Đại Cáo Bình Ngô
58
 Minh hoạ khi dạy phần Tiểu dẫn
Một số hình ảnh tư liệu về Nguyễn Trãi
5
Truyện Kiều
80
 Minh hoạ khi dạy phần Tiểu dẫn
Một số hình ảnh tư liệu về Nguyễn Du
Danh mục thiết bị dạy học môn Ngữ văn lớp 12
TT
Tên bài dạy
Tiết (ppct)
Nội dung sử dụng thiết bị
Tên thiết bị
1
Tây Tiến
19-20
 Minh hoạ khi giảng dạy phần 1 của bài thơ 
Tranh
Phong cảnh Tây Bắc
2
Việt Bắc
25-26 
 Minh hoạ khi dạy phần khái quát về tác phẩm
Tranh
Chiến khu Việt Bắc
3
Ai đã đặt tên 
cho dòng sông?
48 - 49 
 Dạy phần khái quát về Hình ảnh Sông Hương
Tranh
Phong cảnh Sông Hương
4
Vợ nhặt
60 - 61 
 Minh hoạ khi dạy phần khái quát về nạn đói năm 1945
Tranh
Cảnh nạn đói năm 1945 ở Bắc Bộ
 Nhìn vào bảng danh mục thiết bị dạy học ta có thể thấy, chương trình lớp 11 không có một thiết bị nào, thiết bị dạy học của lớp 10 và 12 cũng khá nghèo nàn và đơn điệu, tư liệu lịch sử liên quan đến bài học hầu như không có. Tình trạng thiết bị dạy học như trên rõ ràng sẽ không đáp ứng được nhu cầu dạy và học hiện nay. Đây không chỉ là thực trạng riêng của trường THPT Cẩm Thủy 2 mà còn là thực trạng chung của nhiều trường THPT hiện nay, đặc biệt là các trường ở các địa bàn miền núi, vùng khó khăn. 
 Cùng với đó là thực trạng một bộ phận giáo viên chưa quan tâm đến việc sưu tầm và sử dụng, tư liệu lịch sử nói riêng, tư liệu dạy học có liên quan đến bài giảng nói chung nhằm làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn. Tình trạng này là do nhiều nguyên nhân có cả chủ quan và khách quan: Do giáo viên hiện nay phải làm quá nhiều việc nên thiếu thời gian đầu tư cho chuyên môn; Do giáo viên chưa thực sự tâm huyết với công việc; Do áp lực về thời gian phân phối cho mỗi tiết dạy khiến người giáo viên sợ “Cháy giáo án”, đầu tư nhiều mà sử dụng không bao nhiêu...
 Qua khảo sát các tài liệu in ấn và thông tin trên internet tôi cũng nhận thấy, đây là một đề tài còn chưa được nhiều người quan tâm, đầu tư nghiên cứu bài bản. Dù có thể người dạy văn ai cũng thấy sự ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử xã hội đến văn học, trong giảng dạy đã có vận dụng ở một mức độ nhất định. 
2.3. Giải pháp đã thực hiện
Để giải quyết các thực trạng, vấn đề thực tiễn trong dạy học bộ môn đã được phân tích ở trên, trong các tiết dạy văn học, tôi đã tích cực sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu lịch sử vào việc tổ chức các hoạt động học cho học sinh. Việc sử dụng tư liệu lịch sử vào giảng dạy tiết văn học là một công việc tỉ mỉ, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc về thời gian và tâm huyết của người giáo viên, công việc phải được tiên hành lần lượt theo các bước nhất định của quá trình dạy học. Trong khuôn khổ đề tài này, tôi chỉ tập trung vào việc sử dụng ba loại tư liệu lịch sử phổ biến, dễ tiếp cận đó là: tư liệu thành văn, tư liệu phim ảnh và tư liệu truyền miệng dân gian. Phương pháp được tôi được tiến hành theo các bước sau: 
2.3.1. Bước 1: Xác định, chọn lựa kiến thức lịch sử có liên quan.
 Mỗi một bài học thuộc phân môn văn học dù là văn học sử hay đọc văn đều gắn liền với một số kiến thức lịch sử có liên quan. Trong bài văn học sử, kiến thức lịch sử thường xuất hiện nhiều ở hoàn cảnh lịch sử của mỗi giai đoạn văn học, ở thời đại sống của mỗi tác gia văn học. Trong bài đọc văn, kiến thức lịch sử lại xuất hiện nhiều ở hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, ở lĩnh vực nội dung mà tác phẩm văn học phản ánh. Trước khi tìm kiếm tư liệu lịch sử cho bài giảng, giáo viên cần xác định bài học có những đơn vị kiến thức nào có liên quan đến kiến thức lịch sử. Tuy nhiên, không phải đơn vị kiến thức lịch sử nào có liên quan giáo viên cũng phải tập trung khai thác, sử dụng tư liệu lịch sử để minh họa. Sau khi xác định kiến thức lịch sử có liên quan trong bài học, giáo viên cần chọn lựa những đơn vị kiến thức quan trọng, kiến thức lịch sử có liên quan phải là những thông tin đặc sắc, hấp dẫn, có tác dụng làm nổi bật nội dung của bài học Đặc biệt, kiến thức lịch sử phải có liên quan mật thiết đến nội dung bài học.
2.3.2. Bước 2: Tìm kiến tư liệu lịch sử
 Trước tiên, dựa vào đơn vị kiến thức cần làm rõ, kiến thức lịch sử có liên quan đã được xác định, giáo viên sẽ quyết định dạng tư liệu lịch sử cần tìm kiếm: Tư liệu phim ảnh, tư liệu thành văn, tư liệu ghi âm... Trong thực tế có thể thấy có ba loại tư liệu lịch sử phổ biến đó là tư liệu phim ảnh và tư liệu thành văn và tư liệu truyền miệng dân gian, các loại tư liệu còn lại học sinh thường không có điều kiện tiếp cận. Ví dụ như: tư liệu vật chất, đây là loại tư liệu rất quý hiếm, loại tư liệu này chỉ có thể được trưng bày ở các viện bảo tàng, các di tích lịch sử .. Bởi vậy giáo viên chỉ nên tập trung khai thác các loại tư liệu phổ biến trên. Thực tế giảng dạy hiện nay giáo viên thường mới chỉ quan tâm sử dụng loại tư liệu hình ảnh bởi đây là dạng tư liệu dễ tìm kiếm, tư liệu lại mang tính trực quan tác động trực tiếp đến người học nên hiệu quả tương đối cao, các loại tư liệu như tư liệu thành văn, tư liệu truyền miệng dù cũng rất phong phú, dễ sử dụng nhưng hầu như vẫn chưa được quan tâm.
 Sau khi xác định dạng tư liệu sẽ tìm kiếm, giáo viên có thể tiến hành tìm kiếm theo hai cách: Giáo viên tự tìm kiếm và giáo viên giao cho học sinh tìm kiếm như một dạng giao nhiệm vụ chuẩn bị trước cho bài học.
 Đối với cách giáo viên tự tìm kiếm: Cách này dành cho việc tìm kiếm những tư liệu khó tìm, những tư liệu mà giáo viên xác định sẽ sử dụng để giảng giải cho học sinh hiểu, những tư liệu cần có sự xử lí kĩ thuật và ứng dụng phức tạp như: Tranh ảnh, các đoạn phim chèn trong các bài giảng điện tử
 Đối với cách giao cho học sinh tìm kiếm: Giáo viên nên giao cho học sinh tìm kiếm những tư liệu phổ biến, dễ tìm. Với dạng tư liệu thành văn, giáo viên nên cung cấp cho học sinh địa chỉ tìm kiếm như ở tài liệu nào, của ai, nhà xuất bảnVới tư liệu truyền miệng dân gian, giáo viên nên khuyến khích học sinh tìm kiếm những bản kể khác nhau về cùng một sự kiện để thấy được cái nhìn đa chiều của dân gian về sự kiện đó. Với dạng tư liệu tranh ảnh, ngoài việc sưu tầm, giáo viên có thể khuyến khích học sinh vẽ đối với một số hình ảnh có tính chất minh họa, tái hiện lại lịch sử như: Minh họa về chiến thắng Bạch Đằng để giảng dạy bài “Phú sông Bạch Đằng”của Trương Hán Siêu (Ngữ văn 10- tập II), minh họa về chiếc nỏ thần trong truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”, hoặc đối với tư liệu thuộc dạng sơ đồ như: Sơ đồ 9 vòng thành ở Cổ Loa để dạy bài “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” (Ngữ văn 10 tập I), sơ đồ các nhà lao nơi chính quyền Tưởng Giới Thạch giải tới giải lui Hồ Chí Minh khi người bị bắt giam để dạy bài “Chiều tối” thuộc tập “Nhật kí trong tù” (Ngữ văn 11- tập II)Để việc tìm kiếm thông tin có chất lượng cũng như qua đó rèn luyện kĩ năng hợp tác cho học sinh, giá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_tu_lieu_lich_su_trong_giang_day_van_hoc_nham_na.doc