Một số biện pháp và bài tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học điều lệnh đội ngũ ở trường THPT Thường Xuân 2

Một số biện pháp và bài tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học điều lệnh đội ngũ ở trường THPT Thường Xuân 2

Giáo dục quốc phòng - An ninh là một môn học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo con người mới XHCN. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực để sẵn sàng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của đất nước: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; góp phần nâng cao ý thức Quốc phòng - An ninh, củng cố nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân, xây dựng nền QPTD, ANND vững mạnh. Trải qua hơn 50 năm (1961 đến nay) hình thành và phát triển môn học GDQP-AN đã khẳng định vị thế của mình với sự nỗ lực của không chỉ riêng ngành Giáo dục mà còn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành qua từng giai đoạn[1].

Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới; Chỉ thị số 417/CT-TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ vế việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác GDQP-AN năm 2010 và những năm tiếp theo; Nghị định 116/2007-NĐ-CP về GDQP-AN cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác làm cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN trong các trường THPT. Từng bước tác động sâu sắc đến cả các cơ quan quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN, làm thay đổi tư duy của các cấp, các ngành cũng như toàn xã hội đối với môn học, góp phần khẳng định được vị thế của môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Xác định rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ đó, trong những năm qua Cấp Uỷ, Ban Giám hiệu Trường THPT Thường Xuân 2 luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác Giáo dục quốc phòng - An ninh cho học sinh. Đặc biệt chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hướng dẫn giáo viên chọn các hình thức tổ chức Dạy - Học tích cực; Các giáo viên cũng thường xuyên được tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, từ đó đã mạnh dạn thay đổi cách soạn giáo án, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với trình độ nhận thức lứa tuổi cũng như nội dung và kiến thức môn học. Việc đổi mới phương pháp Dạy - Học là một vấn đề đang được toàn xã hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục nói riêng rất quan tâm, nhằm tạo sự chuyển biến lớn trong quá trình Dạy - Học, điều đó càng đòi hỏi người Giáo viên phải tích cực tìm tòi, học hỏi và không ngừng sáng tạo để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra [2].

 

doc 11 trang thuychi01 5630
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp và bài tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học điều lệnh đội ngũ ở trường THPT Thường Xuân 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu: 
1.1. Lí do chọn đề tài: 
Giáo dục quốc phòng - An ninh là một môn học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo con người mới XHCN. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực để sẵn sàng thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của đất nước: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; góp phần nâng cao ý thức Quốc phòng - An ninh, củng cố nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân, xây dựng nền QPTD, ANND vững mạnh. Trải qua hơn 50 năm (1961 đến nay) hình thành và phát triển môn học GDQP-AN đã khẳng định vị thế của mình với sự nỗ lực của không chỉ riêng ngành Giáo dục mà còn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành qua từng giai đoạn[1]. 
Thực hiện Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới; Chỉ thị số 417/CT-TTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ vế việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác GDQP-AN năm 2010 và những năm tiếp theo; Nghị định 116/2007-NĐ-CP về GDQP-AN cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác làm cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN trong các trường THPT. Từng bước tác động sâu sắc đến cả các cơ quan quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN, làm thay đổi tư duy của các cấp, các ngành cũng như toàn xã hội đối với môn học, góp phần khẳng định được vị thế của môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Xác định rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ đó, trong những năm qua Cấp Uỷ, Ban Giám hiệu Trường THPT Thường Xuân 2 luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác Giáo dục quốc phòng - An ninh cho học sinh. Đặc biệt chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hướng dẫn giáo viên chọn các hình thức tổ chức Dạy - Học tích cực; Các giáo viên cũng thường xuyên được tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, từ đó đã mạnh dạn thay đổi cách soạn giáo án, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với trình độ nhận thức lứa tuổi cũng như nội dung và kiến thức môn học. Việc đổi mới phương pháp Dạy - Học là một vấn đề đang được toàn xã hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục nói riêng rất quan tâm, nhằm tạo sự chuyển biến lớn trong quá trình Dạy - Học, điều đó càng đòi hỏi người Giáo viên phải tích cực tìm tòi, học hỏi và không ngừng sáng tạo để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra [2]. 
Chương trình THPT bộ môn GDQP - AN với thời lượng gồm 105 tiết ở ba khối lớp 10, 11, 12 đã truyền tải cho học sinh những kiến thức phổ thông về truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Quân đội - Công an Nhân dân Việt Nam và một số nội dung cơ bản về biển đảo, ma tuý, những kỹ năng thực hành động tác trong quân sự, đặc biệt là học phần “ điều lệnh đội ngũ từng người không có súng”. Rèn luyện tác phong nếp sống tập thể thống nhất, tập trung, có tổ chức, kỷ luật của Quân đội[3].
 Nhờ sự chỉ đạo kịp thời, thường xuyên từ phía nhà trường, sự nổ lực của đội ngũ thầy cô bộ môn; Môn học đã từng bước đi vào nề nếp có chất lượng, nhận thức của học sinh về kiến thức môn học được nâng lên đáng kể; Tuy nhiên kết quả đạt được chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của môn học, trong các tiết học thực hành còn mang nặng tính hình thức, khô khan, gò bó hoặc thực hiện các kỹ năng đọng tác còn nhiều thiếu sót, hạn chế so với mục đích và yêu cầu.
 Đặc biệt việc dạy và học học phần “ Điều lệnh đội ngũ” theo tinh thần, nội dung điều lệnh đội ngũ sửa đổi, bổ sung dẫn đến nhiều khó khăn cho thầy và trò trong quá trình tổ chức giảng dạy, học tập và luyện tập. Cả giáo viên cũng như học sinh bước đầu tiếp xúc với điều lệnh mới, dễ nhấm lẫn động tác giữa điều lệnh cũ và mới, có nhiều kỹ năng mang tính chất bản năng, cố hữu chưa được khắc phục một cách kịp thời.Trước thực trạng đó trong quá trình giảng dạy chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và vận dụng một số biện pháp cho thầy và trò nhằm nâng cao chất lượng các tiết học thực hành nội dung “ điều lệnh đội ngũ”. Kết quả sau khi vận dụng cho thấy chất lượng dạy và học được nâng lên toàn diện cụ thể, Học sinh hăng say tham gia, giờ học đảm bảo quân số đầy đủ hơn, tinh thần thái độ học tập nghiêm túc tự giác cao, trang phục mang mặc đúng quy định chỉnh tề, em nào cũng cảm thấy thích thú hăng say kiên trì, chịu khó luyện tập. Đặc biệt qua thống kê so sánh kết quả học tập nội dung “điều lệnh đội ngũ ” trong chương trình GDQP - AN 10, tỷ lệ loại khá, giỏi được nâng lên cách biệt, loại trung bình, yếu giảm xuống một cách rõ rệt. Giờ dạy của giáo viên trở nên phong phú, sinh động và nhẹ nhàng. Thiết nghĩ đây là môn học được nhiều học sinh yêu thích và có hứng thú khi học, bản thân chúng tôi cũng luôn trăn trở muốn bằng cách nào đó giúp cho tất cả các em đều được tham gia học tâp sôi nổi nhiệt tình, tạo cho các em biết hoà mình trong tập thể, một tâm thế sẵn sàng, mạnh dạn tự tin, ham học và đây cũng là một điều kiện thuận lợi giúp cho các em học tốt những môn học khác. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, từ những yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra của môn học cũng như hiệu quả của việc áp dụng một số biện pháp, bài tập cụ thể vào trong quá trình giảng dạy, học tập và tập luyện điều lệnh đội ngũ. Tôi đề xuất sáng kiến kinh nghiệm với đề tài:
“ Một số biện pháp và bài tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học điều lệnh đội ngũ ở trường THPT Thường Xuân 2”
Nhằm giúp người dạy cũng như người học chủ động xây dựng được kế hoạch giảng dạy và học tập cho bản thân, có những biện pháp tối ưu để nâng cao chất lượng dạy, học và luyện tập nội dung “ Điều lệnh đội ngũ” sữa đổi, bổ sung trong chương trình giáo dục Quốc Phòng – An ninh lớp 10 ở trường THPH Thường Xuân 2[4].
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trong những năm qua, những thay đổi trong cách dạy học môn GDQP – AN của giáo viên còn chậm, gặp nhiều khó khăn do đội ngũ giáo viên đa số còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm. Giáo viên mới chỉ biết chú trọng đầu tư trong việc biên soạn giáo án, "thục luyện" giáo án theo đúng nội dung chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài học, tiết học. Chưa có biện pháp để phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, chịu khó để khắc phục khó khăn của học sinh trong các tiết học thực hành nói chung và các tiết học nội dung điều lệnh đội ngũ nói riêng.
Học sinh chưa nắm bắt kịp thời một các chính xác các nội dung sữa đổi, bổ sung trong điều lệnh đội ngũ để thống nhất từ ý chí đến hành động. Chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của môn học nói chung, điều lệnh nói riêng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn cách mạng hiện nay của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân[5].
Hơn nữa trong quá trình hướng dẫn học sinh trong ôn luyện học sinh giỏi cấp tỉnh, cần phải hướng dẫn cho học sinh cần độ chính xác cao.
Vì vậy mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là ghi nhận, đúc kết những kinh nghiệm trong việc nghiên cứu đưa ra các biện pháp vào trong quá trình giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp, áp dụng vào trong quá trình học tập, lĩnh hội tri thức, kỹ năng quân sự và tập luyện của học sinh. Tìm ra được những giải pháp tối ưu nhất , có hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập điều lệnh đội ngũ sửa đổi, bổ sung trong môn học GDQP - AN ở trường THPT Thường Xuân 2[6].
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 10 trường THPT Thường Xuân 2, Thường Xuân, Thanh Hóa, học tập “Điều lệnh đội ngũ” chương trình GDQP – AN lớp 10. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết mục đích, vấn đề nêu trên, trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng một số các phương pháp sau:
	* Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.
	* Phương pháp quan sát sư phạm.
	* Phương pháp phỏng vấn toạ đàm.
	* Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
	* Phương pháp toán học thống kê.
1.5. Những điểm mới của SKKN:
Bổ sung thêm một số biện pháp và bài tập điều lệnh mới vào trong giáo án của mỗi tiết học thực hành điều lệnh, giúp học sinh tập luyện các động tác nhỏ lẽ, đơn giản đến phức tạp trong mỗi giờ học.
 	Việc áp dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực, một số bài tập phân đoạn và tích hợp toàn diện nhằm phát huy tính tự giác, tích cực trong học tập của học sinh.
 	Phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong tập luyện thông qua việc học sinh tham gia quá trình tập luyện, sửa sai và hoàn thiện động tác một cách chủ động.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN:
 Giáo dục phổ thông nói chung và môn học GDQP - AN nói riêng là góp phần “giáo dục học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực khả năng, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đã nêu : “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Điều lệnh đội ngũ từng người không có súng là nội dung thực hành nằm trong chương trình GDQP -AN 10. Gồm các động tác nghỉ, nghiêm, quay tại chỗ, động tác chào, thôi chào, động tác đi đều, đứng lại đổi chân khi đang đi đều, động tác giậm chân, đứng lại đổi chân khi đang giậm, động tác giậm chân chuyển thành đi đều, đi đều chuyển thành giậm chân, đứng lại, động tác tiến lùi, qua phải, qua trái, động tác chạy đều , đứng lại nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ bản về quốc phòng an ninh, làm cơ sở, tiền đề để học sinh tham gia tốt các hoạt động quân sự tại nhà trường và địa phương. Tuy nhiên việc giảng dạy và học tập theo “ Điều lệnh đội ngũ sửa đổi, bổ sung” bước đầu gây cho đội ngũ giáo viên và học sinh một số khó khăn nhất định. Đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 10, lần đầu tiên được tiếp xúc và học tập môn học, tập luyện các kĩ năng về quân sự, nội dung điều lệnh đội ngũ sửa đổi, bổ sung có nhiều điểm mới so với điều lệnh cũ. 
Các động tác gây khó khăn cho thầy và trò trong quá trình giảng dạy và tập luyện như: động tác đánh mặt trong động tác chào, động tác đánh tay trong động tác đi đều đứng lại, giậm chân đứng lại, động tác đổi chân khi đang đi đều và đổi chân khi đang giậm[7].
 Chính vì vậy, việc áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập là việc làm cần thiết, thiết thực hiện nay trong giảng dạy “Điều lệnh đội ngũ” ở trường THPH Thường Xuân 2. 
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN:
Tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh trước khi áp dụng các biện pháp và một số bài tập vào giảng dạy, tập luyện "Điều lệnh đội ngũ"
Bảng 1:
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC ĐIỀU LỆNH 
KHI CHƯA ÁP DỤNG SKKN
 (Chỉ so sánh kết quả nội dung điều lệnh của học sinh khối 10 hai năm học trước)
NĂM HỌC
TS
HS
KẾT QUẢ HỌC LỰC ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ KHỐI 10
GIỎI
%
KH Á
%
TB
%
YẾU
%
2014 - 2015
325
38
11,7
240
73,8
40
12,3
7
2,2
2015 - 2016
318
43
13,5
235
73,9
35
11
5
1,6
 (Trước khi áp dụng sang kiến)
 	Từ kết quả trên và thông qua quá trình thực nghiệm giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh trong hai năm qua tôi có thể kết luận rằng: Việc dạy và học điều lệnh đội ngũ của môn GDQP - AN trong trường THPT Thường Xuân 2 cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi chưa nhiều, số lượng học sinh đạt điểm trung bình và yếu vẫn còn nhiều. Chưa thực sự tương xứng với những điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực người thầy và chất lượng chung của môn học.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
 	Do giáo viên chưa áp dụng các biện pháp dạy học phù hợp để phát huy hết tính độc lập, sáng tạo, tự giác, tích cực của học sinh trong tập luyện. Việc sửa sai của giáo viên cho học sinh chưa kịp thời hoặc chưa tìm ra được phương pháp hiệu quả nhất.
 	 Học sinh chưa có phương pháp tập luyện tối ưu trong luyện tập và sửa sai động tác, ý thức tự tập luyện chưa tốt, chưa thật sự chịu khó, chịu khổ trong tập luyện, thời gian tự tập luyện ở nhà chưa nhiều.
Đa số học sinh là người dân tộc thiểu số, việc tiếp cận với môn học còn lạ và nhiều bở ngỡ, e ngại, nhút nhát khi tự tập.
 	Học sinh đa số thực hiện sai những cử động cơ bản của đông tác giậm chân, đi đều và đứng lại như động tác đánh tay, động tác chân và động tác đổi chân.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy và tập luyện điều lệnh đội ngũ trong nhà trường cũng như phản ánh chất lượng dạy và học điều lệnh thông qua kết quả học tập nội dung điều lệnh của những năm học trước, chúng tôi đưa ra một số giải pháp và phương thức tổ chức thực hiện nhằm nâng cao chất lương dạy và học điều lệnh đội ngũ cụ thể như sau:
a. Đối với học sinh:
 	 Nhận thức đầy đủ về mục đích, nội dung, ý nghĩa và yêu cầu của điều lệnh đội ngũ, xây dựng cho bản thân kế hoạch học tập, luyện tập khoa học và phù hợp với nội dung.
 	Có ý thức cao trong học tập kể cả khi giáo viên duy trì tập luyện cũng như trong thời gian cá nhân và tiểu đội tự tập luyện.
 	Không nên có tư tưởng học tập đối phó, tham gia học tập, tập luyện chỉ cho có mặt, đủ quân số, tránh hạ điểm thi đua của lớp.
 	Tự nghiên cứu kỹ các nội dung, kỹ thuật động tác để tập luyện một cách nghiêm túc, chính xác. Khi thấy động tác chưa đúng phải tự nghiên cứu và đưa ra các biện pháp khắc phục tối ưu.
 	 Trong quá trình tập luyện của tiểu đôi (tổ) hoặc trung đội (lớp) từng học sinh phải tích cực, tự giác, chủ động, miệt mài trong luyện tập.
 	Tự mình nghiên cứu tập luyện ở nhà hoặc tập các cử động của động tác với bạn bè trong lớp để cùng nhau sữa sai hoàn thiện động tác. Đặc biệt là động tác tay và động tác chân trong đi đều, giậm chân, đổi chân khi đang đi đều và khi đang giậm, động tác đứng lại, động tác giậm chân chuyển thành đi đều và di đều chuyển thành giâm chân đứng lại.
 	 Giấy bút để ghi chép cách tổ chức tập luyện, sửa sai động tác giáo viên đưa ra và vận dụng có hiệu quả.
b. Đối với giáo viên:
 	Nghiên cứu kỹ, chính xác và đầy đủ các nội dung điều lệnh đội ngũ sữa đổi, bổ sung. Xây dựng kế hoạch giảng dạy cụ thể, chi tiết và tổ chức luyện tập một cách khoa học, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và tập luyện, duy trì nghiêm chế độ học tập cho học sinh. Đây là một nội dung quan trọng quyết định đến kết quả học tập điều lệnh đội ngũ. Xây dựng kế hoạch luyện tập nhằm điều hành, duy trì học tập của học sinh có kết quả cao trong môn học cũng như đạt kết quả cao trong các môn học khác.
 	 Giáo dục cho học sinh nhận thức một cách đầy đủ về nội dung, ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của điều lệnh đội ngũ. Làm chho học sinh có chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động, có kết quả học tập tốt. Kết quả học tập điều lệnh đội ngũ là sản phẩm của quá trình giáo dục ý thức, trách nhiệm và tổ chức tập luyện điều lệnh ở các trượng THPT.
 	Giáo dục cho học sinh có ý thức, trách nhiệm trong quá trình tập luyện, thấy được vị trí, tầm quan trọng của môn học GDQP - AN nói chung và nội dung điều lệnh nói riêng nhằm thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng, cũng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.
 	Xây dựng kế hoạch giảng dạy, tập luyện phù hợp với khả năng của giáo viên, phù hợp với đặc điểm của học sinh, phù hợp với phong tục tập quán vùng miền, văn hóa địa phương, điều kiện thực tế phục vụ cho giảng dạy và học tập của nhà trường nhưng vẫn giữ được tính tổ chức, kỹ luật nghiêm minh, khí thế hùng hồn, phong thái nhanh nhẹn, tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ theo điều lệnh đôi ngũ trong quân đội.
c. Một số biện pháp và bài tập vận dụng trong giảng dạy, tập luyện điều lệnh:
+ Các biện pháp được sử dụng: 
 	 Biện pháp 1: Luyện tập và sửa tập phải thực hiện đúng quy trình, từ luyện tập cơ bản đến luyện tập tổng hợp, học sinh phải tự nghiên cứu kỹ thuật động tác ở nhà, theo dõi động tác mẫu của giáo viên, tập luyện động tác dễ thành thục mới chuyển sang luyện tập động tác khó, các động tác phải mang tính chất liên hoàn, bổ trợ lẫn nhau.
 	Biện pháp 2: Luyện tập từng cử động đến liên kết các cử động của kỹ thuật động tác, cụ thể:
 	Động tác đi điều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều, động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm phải luyện tập động tác đánh tay thuần thục sau đó chuyển sang động tác chân và kết hợp cử động của tay và chân thành động tác hoàn chỉnh.
 	Biện pháp 3: Luyện tập kỹ năng động tác phải đi từ cá nhân đến tập thể, từ đơn giản đến phức tạp, từ phân đoạn đến tổng hợp. Từng cá nhân tự nghiên cứu, chia động tác thành nhiều cử động, động tác nhỏ lẽ, đơn giản để tập luyện sau đó mới kết hợp thành động tác hoàn chỉnh thống nhất với tiểu đội và trung đội.
 	 Biện pháp 4: Quá trình luyện tập giáo viên không nôn nóng cắt giảm các bước luyện tập, tổ chức luyện tập dứt điểm, thành thạo động tác này mới chuyển sang động tác khác.
 	 Biện pháp 5: Trước buổi dạy, giáo viên nêu rõ nội dung và phương pháp tổ chức tập luyên, trong qua trình tập luyện giáo viên dùng khẩu lệnh và động tác mẫu để sửa chữa, thực hiện sai đâu sửa đó. Sửa tập không nóng vội nhưng phải làm kiên quyết, học sinh nào thực hiện chưa đúng phải kiên quyết bắt tập lại, học thêm giờ, giao nhiệm vụ về nhà tập luyện hoặc cử người theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ tập luyện.
 	Biện pháp 6: Kết thúc buổi tập phải tổ chức kiểm tra, hội thao giữa các tiểu đội (tổ) để nhận xét, đánh giá kết quả kịp thời, chỉ ra được những sai sót, ưu điểm, nhược điểm và biện pháp khắc phục để học sinh vận dụng.
+ Các bài tập vận dụng trong giảng dạy, tập luyện:
 	Bài tập 1: Đứng tại chỗ hô khẩu lệnh và thực hiện động tác đánh tay (không thực hiện động tác chân). Học sinh tự hô khẩu lệnh “một”, “hai” để thự hiện động tác đánh tay theo nội dung điều lệnh sửa đổi, “một” tay phải đánh về trước, tay trái đánh ra phía sau, “hai” tay trái đánh về tước, tay phải đánh ra sau theo quy đinh của điều lệnh, không thực hiện động tác chân.
 	 Bài tập 2: Đứng tại chỗ hô khẩu lệnh và thực hiện động tác chân (không thực hiện động tác đánh tay). Từng học sinh hô khẩu lệnh và thực hiện, “một” chân trái nâng lên cách mặt đất 20cm và đặt xuống, “hai” chân phải nâng lên cách mặt đất 20 cm rồi đặt xuống, không đánh tay.
 	Bài tập 3: Đi đều thực hiện động tác chân theo khẩu lệnh (không kết hợp động tác đánh tay). “Một” chân trái bước lên trước một bước rồi đặt xuống đất, khoảng cách từ gót chân này đến mũi chân kia là 70 cm, “hai” chân phải bước lên, không thực hiện động tác đánh tay.
 	 Bài tập 4: Tại chỗ thực hiện động tác giậm chân, đổi chân khi đang giậm (không kết hợp động tác đánh tay).
 	Bài tập 5: Đi đều theo khẩu lệnh, thực hiện động tác đổi chân khi đang đi đều (không kết hợp động tác đánh tay).
 	Bài tập 6: Thực hiện động tác giậm chân chuyển thành đi đều theo khẩu lệnh (không kết hợp động tác đánh tay).
 	Bài tập 7: Kết hợp động tác đánh tay và động tác chân cho từng động tác theo nội dung điêu lệnh đội ngũ sưa đổi, bổ sung [8].
 	Lưu ý: Các bài tập phải sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo. Trong mỗi tiết dạy tùy thuộc vào nội dung giảng dạy, đặc điểm, trình độ của học sinh các lớp cụ thể khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn để vận dụng các bài tập một cách khoa học, phù hợp và đạt hiệu quả cao.
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân đồng nghiệp và nhà trường:
 	Sau khi khảo sát, thống kê chất lượng học sinh nội dung điều lênh qua 2 năm học một cách chính xác, khách quan. Chúng tôi đã tiến hành áp dụng một số biện pháp và bài tập vào giảng dạy và tập luyện điều lệnh đội ngũ trong chương trình GDQP - AN của toàn khối 10.
 	Trong từng tiết học, tùy thuộc vào nội dung của tiết học, đặc điểm, trình độ của từng lớp và từng nhóm học sinh, căn cứ vào thực tiễn việc dạy và học của nhà trường, chúng tôi sử dụng các biện pháp khác nhau, các nhóm bài tập khác nhau cho từn

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_va_bai_tap_nham_nang_cao_chat_luong_day_va.doc
  • docBìa chính SKKN 2017.doc
  • docMỘT SỐ GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM.doc
  • docMỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG.doc
  • docMỤC LỤC.doc