SKKN Sử dụng tư liệu lịch sử địa phương “vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954)”
Một trong những chủ trương lớn của ngành giáo dục hiện nay là thực hiện khẩu hiệu “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để thực hiện chủ trương lớn đó thì mỗi bộ môn, mỗi giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp, cách thức truyền thụ sao cho vẫn đảm bảo cung cấp kiến thức đồng thời làm cho học sinh hứng thú với môn học, tiết học của mình từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học. Đối với bộ môn Lịch Sử điều đó càng quan trọng. Do đặc thù bộ môn là môn học nhiều sự kiện với các mốc thời gian và số liệu khó nhớ đã gây ra những khó khăn trong việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức bộ môn dẫn tới tình trạng có một số học sinh ngại học và sợ môn Lịch Sử. Đặc biệt đối với các tiết lịch sử địa phương trong chương trình SGK lịch sử 12 ( Tiết 46– 47 ) theo khảo sát và trao đổi của tôi mỗi giáo viên có một cách xử lý khác nhau, có người biến tiết học lịch sử địa phương thành tiết dạy phụ cho chương trình chính hoặc cho học sinh làm bài tập. Vì vậy học sinh càng ít hứng thú với các tiết học này hơn. Là một giáo viên dạy Lịch Sử tôi đã thử nghiệm, tìm tòi các giải pháp nhằm giúp cho tiết học Lịch Sử địa phương lôi cuốn và tạo hứng thú đối với học sinh. Trong năm học 2010 – 2011 tôi đã thử nghiệm các tiết học lịch sử địa phương lớp 12 – THPT tại chiến khu du kích Ngọc Trạo và đã có những kết quả khả quan. Trong năm học 2016 – 2017 tôi tiếp tục thử nghiệm giải pháp sử dụng tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” trong dạy học phần Lịch Sử địa phương lớp 12 – THPT nhằm trao đổi phương pháp giảng dạy với đồng chí, đồng nghiệp góp phần nâng cao hứng thú và hiệu qủa học tập lịch sử đối với học sinh và cũng là thực hiện chủ trương, khẩu hiệu “trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động. Các tiết học được học sinh đón nhận với tâm trạng hào hứng và kết quả học tập bộ môn được nâng lên.
Dựa vào những cơ sở trên đây tôi quyết định chọn đề tài : Sử dụng tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh.
MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn đề tài. 2 2. Mục đích nghiên cứu. 2 3. Đối tượng nghiên cứu. 2 4. Phương pháp nghiên cứu. 3 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 3 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 3 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 4 3. Sử dụng tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh. 5 3.1. Nội dung kiến thức sử dụng. 5 Vai trò của Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954). 5 3.1.1. Thành lập Đảng bộ, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1946). 6 3.1.2. Xây dựng và củng cố hậu phương kháng chiến (1947-1950) 7 3.1.3. Củng cố và giữ vững hậu phương, tăng cường chi viện cho tiền tuyến. 10 3.2. Thiết kế bài giảng cho tiết lịch sử địa phương lớp 12 THPT. 14 3.3 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 19 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CẤP SỞ TRỞ LÊN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI 22 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Một trong những chủ trương lớn của ngành giáo dục hiện nay là thực hiện khẩu hiệu “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để thực hiện chủ trương lớn đó thì mỗi bộ môn, mỗi giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp, cách thức truyền thụ sao cho vẫn đảm bảo cung cấp kiến thức đồng thời làm cho học sinh hứng thú với môn học, tiết học của mình từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học. Đối với bộ môn Lịch Sử điều đó càng quan trọng. Do đặc thù bộ môn là môn học nhiều sự kiện với các mốc thời gian và số liệu khó nhớ đã gây ra những khó khăn trong việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức bộ môn dẫn tới tình trạng có một số học sinh ngại học và sợ môn Lịch Sử. Đặc biệt đối với các tiết lịch sử địa phương trong chương trình SGK lịch sử 12 ( Tiết 46– 47 ) theo khảo sát và trao đổi của tôi mỗi giáo viên có một cách xử lý khác nhau, có người biến tiết học lịch sử địa phương thành tiết dạy phụ cho chương trình chính hoặc cho học sinh làm bài tập. Vì vậy học sinh càng ít hứng thú với các tiết học này hơn. Là một giáo viên dạy Lịch Sử tôi đã thử nghiệm, tìm tòi các giải pháp nhằm giúp cho tiết học Lịch Sử địa phương lôi cuốn và tạo hứng thú đối với học sinh. Trong năm học 2010 – 2011 tôi đã thử nghiệm các tiết học lịch sử địa phương lớp 12 – THPT tại chiến khu du kích Ngọc Trạo và đã có những kết quả khả quan. Trong năm học 2016 – 2017 tôi tiếp tục thử nghiệm giải pháp sử dụng tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” trong dạy học phần Lịch Sử địa phương lớp 12 – THPT nhằm trao đổi phương pháp giảng dạy với đồng chí, đồng nghiệp góp phần nâng cao hứng thú và hiệu qủa học tập lịch sử đối với học sinh và cũng là thực hiện chủ trương, khẩu hiệu “trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động. Các tiết học được học sinh đón nhận với tâm trạng hào hứng và kết quả học tập bộ môn được nâng lên. Dựa vào những cơ sở trên đây tôi quyết định chọn đề tài : Sử dụng tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu. Vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Sử dụng tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” trong dạy học có tác động như thế nào đến hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh. Đơn vị nghiên cứu: Trường THPT Thạch Thành 2 gồm: Học sinh khối 12 gồm 2 lớp 12A3 và 12A6. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp những kinh nghiệm của đồng nghiệp và của bản thân. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, Phương pháp thực nghiệm sư phạm II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ được chú trọng. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi bàn về công tác giáo dục đã chỉ rõ, phải “lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại. Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc; ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ đất nước.” Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc, bất cứ một sự kiện nào của lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không gian nhất định. Tùy quy mô, tính chất phản ánh mà sự kiện ảnh hưởng đến phạm vi của từng địa phương, cả nước. Tri thức LSĐP là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể và phong phú của tri thức LSDT. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Do đó, việc dạy học LSVN và LSĐP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xuất phát từ những nhận thức đó, có thể khẳng định rằng việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN là cần thiết ở nhà trường phổ thông, có ý nghĩa lớn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn “Những chất liệu lịch sử địa phương sẽ làm cho bài học về lịch sử dân tộc thêm sống động, cụ thể và thực hơn, tạo nên những xúc cảm thật của HS hoặc thầy giáo trong mỗi bài học lịch sử” . Bởi vì, sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN giúp HS có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát. Mặt khác, nó còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho HS. Mỗi sự kiện LSĐP đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, qua đó mà gợi ở các em niềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Trong dạy học LSVN, việc sử dụng các nguồn tài liệu lịch sử dịa phương còn giúp HS thấy được mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng; cái phổ biến, cái đặc thù. Qua đó góp phần phát triển tư duy cho HS. Việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN ở các trường phổ thông hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng, vẫn còn nhiều hạn chế, ví như: tài liệu LSĐP sưu tầm, lưu giữ trong các trường phổ thông nghèo nàn; GV chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng. Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng ở mức độ minh họa, làm rõ thêm các sự kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức cần phải có trong mỗi bài giảng. ở một số nơi, các tiết LSĐP được quy định trong chương trình còn bị xem nhẹ, thiếu sự đầu tư nên giờ học đôi khi mang tính chất hình thức; có GV còn sử dụng các giờ học LSĐP để dạy bù, ôn tập. Vì vậy, chưa nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử, chưa tạo ra mối gắn kết tình cảm, xác định trách nhiệm của HS đối với quê hương. Nguyên nhân của tình hình đó có nhiều; song chủ yếu là do GV chưa xem việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT là cần thiết, còn lúng túng trong xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, thời lượng và mức độ vận dụng vào việc dạy học từng bài cụ thể. Vì vậy, khi dạy học LSDT sẽ khó tận dụng được sự phong phú, tính đa dạng của các nguồn tài liệu LSĐP để hiểu rõ hơn LSDT. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để HS có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về LSDT, lịch sử của mảnh đất, con người nơi các em sinh ra, lớn lên? Làm sao để khi tiến hành bài giảng, GV có thể kết hợp một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo giữa tri thức LSĐP với LSDT. Đây là một yêu cầu cần chú ý trong dạy học LSDT hiện nay. Nghiên cứu đề tài sử dụng tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh có một ý nghĩa thực tiễn và khoa học sâu sắc. Giúp chúng ta hiểu được tinh thần đoàn kết, không khí hào hứng, tất cả vì độc lập, tự do của tổ quốc trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Qua đó giúp học sinh hiểu rõ hơn nữa vai trò của nhân dân Thạch Thành trong cuộc kháng chiến thần kỳ này. Đồng thời, làm sáng tỏ truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta. Trong thời đại ngày nay khi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quốc tế hoá đang diễn ra nhanh chóng, những chứng tích lịch sử đang đứng trước nguy cơ bị mai một giảng dạy lịch sử địa phương vừa góp phần làm sống lại một thời kỳ lịch sử hào hùng, vừa nhằm giáo dục thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước về truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc kiên cường bất khuất của ông cha ta. Từ đó giáo dục tình yêu, lòng tự hào đối với quê hương, tinh thần trách nhiệm học tập, lao động góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Các tiết học về lịch sử địa phương ở trường THPT có ý nghĩa quan trọng đối với việc cung cấp, bổ sung những kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội của quê hương trên mọi lĩnh vực.Tiếc rằng, trong nhiều năm qua những tiết học về địa phương chưa được chú trọng, thậm chí có trường còn xem là giờ phụ có thể dạy, hoặc bỏ qua.Và do quan niệm khác nhau nên nhiều người chưa coi trọng lịch sử địa phương mặc dù trong chương trình dạy môn lịch sử không thể thiếu mảng kiến thức này. Đây không chỉ là thiếu sót của người dạy mà còn là một thiệt thòi cho HS khi muốn tìm hiểu về lịch sử của dân tộc, quê hương. Nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử địa phương đang là đề tài lớn thu hút được rất nhiều người. Và nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử huyện Thạch Thành đã thu hút được nhiều tác giả có tên tuổi, đặc biệt đối với một huyện có truyền thống lich sử như Thạch Thành thì vấn đề nghiên cứu về lịch sử của huyện càng được đẩy mạnh. Cho tới nay, đã có nhiều công trình, tác phẩm lớn nghiên cứu về lịch sử của huyện. Như tác phẩm “Dư địa chí Thạch Thành” – Nxb thông tin Hà Nội [2004] Hay tác phẩm “Thạch Thành một chặng đường cách mạng”[1996] đề cập về tinh thần cách mạng của Thach Thành giai đoạn 1945-1975. Hoặc tác phẩm “ lịch sử Đảng bộ huyện Thạch Thành” [1996]. Hàng loạt các tác phẩm “ lịch sử Thanh Hoá tâp 1+2” –Nxb Hà Nội, tác phẩm “ danh sĩ Thạch Thành” – Nxb Thạch Thành [1995], lịch sử biên niên tâp1 Nhưng chưa có một công trình nào đề cập đến việc sử dụng tư liệu trên vào dạy các tiết học lịch sử địa phương trong chương trình THPT. Cũng chính vì vậy mà hiểu biết của học sinh về lịch sử địa phương mình còn hạn chế. Sau đây là kết quả khảo sát 85 học sinh 2 lớp 12A3 và 12A6 trường THPT Thạch |Thành 2 về lịch sử địa phương đầu năm học 2016 – 2017. Nội dung khảo sát Số lượng/ Tỉ lệ Hứng thú với tiết học lịch sử địa phương. 10/85 (11,7%) Hiểu biết về lịch sử cách mạng huyện Thạch Thành 6/85(7,1%) Ý thức về tinh thần và trách nhiệm đối với quê hương 21/85(24,7%) Vì vậy việc tìm hiểu và giảng dạy lịch sử địa phương là quan trọng và cần thiết, đặc biệt là lịch sử cách mạng của địa phương. 3. Sử dụng tư liệu lịch sử địa phương “ vai trò của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh THPT Thạch Thành 2. 3.1. Nội dung kiến thức sử dụng. Vai trò của Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954). 3.1.1. Thành lập Đảng bộ, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1946). Thắng lợi to lớn của cách mạng tháng Tám đã tạo ra động lực mạnh mẽ đối với cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc Thạch Thành. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của huyện là giải tán chính quyền cũ, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân.Ngày 21-8-1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Thạch Thành được thành lập do đồng chí Nguyễn Trí Đạo làm chủ tịch.Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính quyền mặt trận Việt Minh và các tổ chức quần chúng cũng được xắp xếp và tổ chức lại từ huyện xuống cơ sở. Đến tháng 10-1945, mặt trận Việt Minh, hội phụ nữ cứu quốc, hội thanh niên cứu quốc, hội nông dân cứu quốc đã được kiện toàn trong tất cả các địa phương của huyện. Đây là thắng lợi quan trọng bước đầu tạo đà cho sự phát triển của phong trào cách mạng của huyện trong thời gian tiếp theo.Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Nam Bộ nước ta. Hưởng ứng phong trào hướng vào Miền Nam, mặt trận Việt Minhvà uỷ ban nhân dân cách mạng huyện Thạch Thành đã kêu gọi nhân dân ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Miền Nam với tinh thần “tất cả vì Miền Nam ruột thịt”, kêu gọi nhân dân Thạch Thành hãy tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu. Lúc này yêu cầu đặt ra phải có tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo đẩy lùi những khó khăn, thử thách trước mắt, phát huy những thành quả cách mạng mà nhân dân Thạch Thành đã đạt được. Xuất phát từ yêu cầu đó ngày 10-11-1945, đồng chí Đặng Văn Hỷ tỉnh uỷ viên đã về Thạch Thành tổ chức hội nghị kết nạp đảng viên và thành lập huyện uỷ lâm thời. Đồng chí Phạm Văn Giản được chỉ định làm Bí thư huyện uỷ lâm thời.Việc vừa kết nạp những đảng viên mới, lại vừa có một tổ chức đảng hoàn chỉnh từ huyện uỷ xuống cơ sở, thể hiện sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ cũng như sự lớn mạnh của phong trào cách mạng Thạch Thành. Từ đây, phong trào cách mạng của huyện được triển khai nhanh chóng, mạnh mẽ, hiệu quả hơn.Thực hiện chủ trương của huyện uỷ và đường lối kháng chiến kiến quốc của trung ương, từ đầu năm 1946, các tổ chức đảng và hệ thống chính quyền đoàn thể được tăng cường và củng cố vững chắc. Ngày 6-1-1946, trong không khí sôi nổi của các phong trào cách mạng, cùng với đồng bào cả nước, tất cả cử tri Thạch Thành nô nức tham gia bầu cử, lần đầu tiên được cầm là phiếu bầu ra cơ quan quyền lực cao nhất của mình, nhân dân Thạch Thành vô cùng phấn khởi. Mọi người nhận thức được đây là quyền lợi thiêng liêng và cũng là trách nhiệm của một người dân một nước độc lập. Toàn huyện có 97% cử tri tham gia bỏ phiếu bầu. Những đại biểu do mặt trận Việt Minh giới thiệu đều trúng cử với số phiếu cao. Ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến “thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Tiếp đến ngày 22-12-1946, ban thường vụ trung ương Đảng ra chỉ thị về kháng chiền toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh chống lại thực dân Pháp, bảo vệ độc lập của dân tộc.Thực hiện chủ trương của trung ương Đảng, dưới sự chỉ đạo của tỉnh uỷ Thanh Hoá, huyện uỷ Thạch Thành đã phát động tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng và lòng căm thù thực dân Pháp của nhân dân, động viên toàn dân tham gia kháng chiến, đẩy mạnh tham gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, bồi dưỡng sức dân để kháng chiến lâu dài. Tuy mới được hưởng thành quả của cách mạng trong một thời gian ngắn, nhưng nhân dân Thạch Thành đều thấy rõ tính ưu việt của chế độ dân chủ nhân dân. Đáp lại lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trăm người như một nhân dân Thạch Thành nâng cao ý chí sắt đá “ thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước không chịu làm nô lệ.” Cùng với ý chí đó và sự trưởng thành đó đảng bộ và nhân dân Thạch Thành bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp với niềm tin tất thắng. 3.1.2. Xây dựng và củng cố hậu phương kháng chiến (1947-1950) Thực hiện chỉ thị của ban thường vụ trung ương Đảng. Thạch Thành là vùng tự do không có quân Pháp đóng giữ theo hiệp định sơ bộ 6-3-1946. Nhiệm vụ dặt ra đối với toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân Thạch Thành là phải đề cao cảnh giác, nhanh chóng chuyển các hoạt động kinh tế, xã hội sang thời chiến. Phải nhanh chóng củng cố, phát triển lực lượng vũ trang, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương, bảo vệ vùng tự do cho cuộc kháng chiến. Đồng thời phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kháng chiến kiến quốc, bồi dưỡng sức dân, chi viện sức người, sức của cho chiến trường đánh Pháp.Thực hiện các nhiệm vụ trên, đầu năm 1947, huyện uỷ mở lớp bồi dưỡng cho cán bộ về tình hình, nhiệm vụ mới nhằm đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng. Để tăng cường cho công tác chỉ đạo kháng chiến, Thạch Thành đã lập uỷ ban kháng chiến từ huyện tới cơ sở. Đồng chí Phạm Văn Tuynh được bầu làm Chủ tịch uỷ ban huyện. Trong không khí sôi nổi khẩn trương của những ngày đầu cuộc kháng chiến, tháng 2-1947, Thạch Thành đã tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ nhất, nhằm đánh giá kết quả đạt được sau hơn một năm chỉ đạo cuộc kháng chiến phong trào cách mạng ở địa phương,đề ra nhiệm vụ mới và bầu ra ban chấp hành chính thức. Đại hội đánh giá cao những kết quả của đảng bộ trong việc chỉ đạo nhân dân chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm đồng thời nhấn mạnh những kết quả trong công tác xây dựng Đảng và bồi dưỡng cán bộ. Tiếp tục củng cố cơ sở đảng và hệ thống chính quyền, đoàn thể, xây dựng lực lượng vũ trang và dân quân tự vệ, đảm bảo tác chiến tại chỗ và bổ sung lực lượng tại chỗ. Tiếp tục phát triển sản xuất tự túc về lương thực, về thực phẩm và đóng góp cho các chiến trường. Đại hội bầu Ban chấp hành đảng uỷ, đồng chí PhạmVăn Dởn được bầu làm bí thư huyện uỷ. Từ tháng 3-1947, Đảng bộ và nhân dân huyện đã tập trung triển khai thực hiện nghị quyết lần thứ nhất đề ra, cùng đồng bào trong tỉnh thực hiện lời dạy của Bác: Xây dựng Thanh Hoá tỉnh kiểu mẫu của cả nước. Đựơc sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh uỷ Thanh Hoá, Thạch Thành đã phát động phong trào xây dựng lực lượng dân quân, du kích. Các đội dân quân, du kích được huấn luyện thường xuyên và trở thành lực lượng xung kích trong các phong trào cách mạng, đặc biệt là việc canh phòng giữ gìn an ninh trật tự ở các địa phương. Để tăng cường sức mạnh cho cuộc kháng chiến, tháng 4-1947, trung ương Đảng đã ra nghị quyết “cấp tốc xúc tiến việc huấn luyện vũ trang và lãnh đạo nhân dân”. Thực hiện chủ trương này, ngày 10-4-1947, Huyện đội Thạch Thành đã được thành lập, đồng chí Tạ Quang Đông được chỉ định làm huyện đội trưởng. Thực hiện chủ trương thống nhất uỷ ban kháng chiến với uỷ ban hành chính thành uỷ ban kháng chiến hành chính. Thạch Thành đã nhanh chóng triển khai chủ trương từ huyện xuống cơ sở. Đồng chí Nguyễn Trí Đạo được bầu làm chủ tịch uỷ ban kháng chiến. Để tăng nhanh năng lực sản xuất phục vụ cho cuộc kháng chiến, huyện đã đẩy mạnh việc vận động nhân dân thành lập các tổ đổi công. Cuộc vận động đã thu hút phần lớn hộ nông dân tham gia, khắc phục các khó khăn do thiên nhiên gây ra, nhân dân đã chủ động nguồn giống, đắp đê, làm thuỷ lợi nhỏ đảm bảo gieo trồng hết diện tích, với những nỗ lực đó, sản lượng lương thực Thạch Thành đã được nâng lên từng bước đảm bảo tự cấp tự túc và đóng góp ngày càng nhiều cho tiền tuyến. Thực hiện chủ trương tăng cường xây dựng lực lượng bộ đội chủ lực ở cấp tỉnh và huyện, tháng 10-1947, huyện tổ chức đợt tuyển quân đầu tiên bổ sung cho quân chủ lực tỉnh. Toàn huyện được giao chỉ tiêu tuyển 25 người nhưng hàng trăm thanh niên các xã đã nô nức tình nguyện xin được tham gia quân đội đi kháng chiến. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng ở địa phương, từ cuối năm 1947, huyên uỷ chủ trương thành lập trường Việt Thành. Đây là lớp bồi dưỡng kiến thức văn hoá, chính trị, xã hội cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong huyện. Nhờ đó đội ngủ cán bộ huyện đã trưởng thành vượt bậc về mọi mặt. Tháng 2-1948, Đại hội Đại biểu toàn tỉnh Thanh Hoá đã đề ra chủ trương xây dựng Thanh Hoá thành hậu phương vững mạnh, kịp thời cung cấp cho tiền tuyến, đồng thời tổ chức chiến đấu tốt nhằm bảo vệ hậu phương trong mọi tình huống. Thực hiện chủ trương đó, tháng 3-1948, Ban chấp hành Đảng bộ huyện uỷ triệu tập đại hội đảng bộ huyện lần thứ 2. Đại hội đề ra chủ trương tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh sản xuất, phát triển lực lượng vũ trang gồm bộ đội tập trung của huyện và dân quân du kích. Đ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_tu_lieu_lich_su_dia_phuong_vai_tro_cua_dang_bo.doc