SKKN Sử dụng trò chơi dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học lịch sử đặc biệt trong các tiết ôn tập

SKKN Sử dụng trò chơi dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học lịch sử đặc biệt trong các tiết ôn tập

Hiện nay đổi mới giáo dục là một vấn đề không còn xa lạ nữa. Nó đã được khởi động từ rất nhiều năm trước đây, từ cấp mầm non đến cấp đaị học và sau đại học. Mục tiêu của cải cách là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đòi hỏi đất nước có nguồn nhân lực có trình độ học vấn rộng, có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hóa nhằm đảm bảo chất lượng công việc với hiệu quả cao.

 Vấn đề trên đặt ra cho ngành giáo dục phải không ngừng đổi mới, trong đó đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là việc làm cần thiết và được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong toàn bộ quá trình .

Phong cách dạy thầy đọc, trò chép trong thời gian dài trước đây giờ không còn phù hợp nữa trong các trường học.

Sự bùng nổ internet kéo dài sự chia sẽ thông tin mạnh mẽ từ cộng đồng mạng khiến những kiến thức mà người thầy tích lũy không còn là độc tôn nữa. Nên đòi hỏi thầy cô giáo luôn phải tự học, rèn luyện, tự bổ xung kiến thức, không ngừng nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm, sáng tạo ra những ý tưởng hay, những phương pháp dạy học mới, từ đó tạo ra một giờ giảng sinh động, để lại ấn tượng sâu sắc, khó quên trong lòng học sinh.

 Trò chơi học tập là một trong những phương pháp được nhiều thầy cô lựa chọn nhằm giải quyết những thực trạng giáo giục. Giúp khắc phục tình trạng học thuộc lòng, học vẹt, thầy đọc, trò chép.

Trò chơi học tập đem lại hiệu quả cao trong dạy học, gây sự hứng thú trong giờ học.

 

doc 20 trang thuychi01 9703
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng trò chơi dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học lịch sử đặc biệt trong các tiết ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay đổi mới giáo dục là một vấn đề không còn xa lạ nữa. Nó đã được khởi động từ rất nhiều năm trước đây, từ cấp mầm non đến cấp đaị học và sau đại học. Mục tiêu của cải cách là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đòi hỏi đất nước có nguồn nhân lực có trình độ học vấn rộng, có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hóa nhằm đảm bảo chất lượng công việc với hiệu quả cao.
 Vấn đề trên đặt ra cho ngành giáo dục phải không ngừng đổi mới, trong đó đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là việc làm cần thiết và được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong toàn bộ quá trình . 
Phong cách dạy thầy đọc, trò chép trong thời gian dài trước đây giờ không còn phù hợp nữa trong các trường học.
Sự bùng nổ internet kéo dài sự chia sẽ thông tin mạnh mẽ từ cộng đồng mạng khiến những kiến thức mà người thầy tích lũy không còn là độc tôn nữa. Nên đòi hỏi thầy cô giáo luôn phải tự học, rèn luyện, tự bổ xung kiến thức, không ngừng nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm, sáng tạo ra những ý tưởng hay, những phương pháp dạy học mới, từ đó tạo ra một giờ giảng sinh động, để lại ấn tượng sâu sắc, khó quên trong lòng học sinh.
	Trò chơi học tập là một trong những phương pháp được nhiều thầy cô lựa chọn nhằm giải quyết những thực trạng giáo giục. Giúp khắc phục tình trạng học thuộc lòng, học vẹt, thầy đọc, trò chép.
Trò chơi học tập đem lại hiệu quả cao trong dạy học, gây sự hứng thú trong giờ học.
Thông qua trò chơi lịch sử, nội dung của bài học được truyền tải đến học sinh một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sâu sắc và dễ hiểu. Thông thường trong con người ta các cách tiếp thu kiến thức: đọc, nghe thấy, nói và tự khám phá kiến thức thì đều tiếp thu ở mức độ khác nhau, con người chỉ nhớ: 10% những gì họ đọc, 20% những gì học nghe, 30% những gì họ thấy, 80% những gì họ nói và 90% những gì họ nói và làm ( tự khám phá).
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức học tập, làm cho hình thức học tập trở nên đa dạng, phong phú hơn.
Trò chơi học tập biến quá trình học tập của học sinh, trở thành hình thức học tập vui chơi, hấp dẫn. Ngoài tác dụng truyền thụ kiến thức cho học sinh nó còn giúp các em hình thành nhân cách, khiến cho các em vui vẻ, nhanh nhẹn, cởi mở hơn, tiếp thu bài học một cách tự nhiên, tự giác, tích cực hơn.
Trong những năm gần đây, đặc biệt ở trường trung học cơ sở, học sinh không còn chú trọng học môn lịch sử, vì các em cho rằng đây là môn phụ nên học tập lơ là, học đối phó, chất lượng môn lịch sử rất thấp. Vậy để giúp các em học tốt môn học này, trước hết người thầy phải tạo cho các em niềm say mê và hứng thú đối với môn học, trên quan điểm đó giáo viên cần phải lựa chọn phương pháp nào phù hợp với từng tiết dạy, để đáp ứng yêu cầu đổi mới trương trình môn lịch sử theo hướng tích cực, và giúp các em củng cố kiến thức cho kỳ thi cuối năm, bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài: kinh nghiệm sử dụng trò chơi học tập trong tiết làm bài tập cuối năm môn Lịch sử lớp 6 để đồng nghiệp cùng tham khảo. 
2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng trò chơi dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học lịch sử đặc biệt trong các tiết ôn tập. Giúp các em yêu thích môn lịch sử.
3. Đối tượng, phạm vi, kế hoạch, thời gian nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh khối lớp 6
- Tiết 34: Làm bài tập lịch sử
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Lớp 6A Trường THCS Yên Giang.
3.3. Thời gian nghiên cứu: 
- Năm học 2017- 2018
4. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Nghiên cứu tài liệu có liên quan, phương pháp dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo.
Dạy học theo phương pháp đổi mới, theo phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
Cần trang bị cho học sinh hệ thống các kiến thức cần thiết để làm bài tập chương I, II, III.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Thường xuyên dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm trong giảng dạy.
Giáo viên thường xuyên kiểm tra việc học lý thuyết và làm bài tập của học sinh, để phát huy tính sáng tạo của học sinh.
 Qua thực tế giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của học sinh để tích luỹ kinh nghiệm dạy học cho bản thân.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
II.1. Cơ sở lí luận 
 Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động của học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi là truyền tải mục tiêu của bài học. Cách chơi thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự đánh giá.
Trò chơi học tập là một hoạt động của con người nhằm mục đích chủ yếu là tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả nhất, ngoài ra còn giúp các em vui chơi, giải trí và thư giãn. Giúp các em yêu thích môn học hơn.
Thông qua trò chơi học tập, giúp học sinh có thể rèn luyện được thể lực, rèn luyện về giác quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm tổ đây là một hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí, thư giản. Nhưng thông qua hoạt động này học sinh có điều kiện học mà chơi, chơi mà học. Khi tham gia các trò chơi học tập học sinh sẽ có điều kiện thể hiện khả năng của mình, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, giao tiếp cũng tốt hơn, sống hòa nhã với bạn bè hơn, được suy ngẫm, thử nghiệm các tình huống, các lập luận để đạt kết quả cao.
Đặc thù của bộ môn lịch sử là dài, rất nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến các mốc thời gian khác nhau, đặc biệt đây là một tiết ôn tập cuối năm nên lượng kiến thức rất nhiều học sinh rất khó nhớ, dẫn đến tình trạng chán học, lười biếng, Vì vậy thông qua hoạt động trò chơi học tập sẽ giúp các em khắc phục được mặt hạn chế trên.
Trò chơi học tập còn tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, nhẹ nhàng, sinh động trong giờ học. Giúp cho đặc thù bộ môn lịch sử bớt đi sự khô khan, trầm buồn. Giúp các em ghi nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử, thấu hiểu bài học một cách nhanh nhất, giúp các em tiếp thu tri thức một cách tích cực và tự giác.Từ đó bồi dưỡng cho các em lòng say mê, yêu thích môn lịch sử.
II.2. Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu:
II.2.a. Thực trạng chung:
 Sử dụng trò chơi học tập ở các môn học nói chung, trong đó môn lịch sử nói riêng, là một trong những phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập mang lại hiệu quả to lớn trong giáo dục.Tuy nhiên trong thực tế trường tôi việc sử dụng trò chơi học tập chưa được áp dụng trong các môn học, đặc biệt chưa sử dụng trong các tiết ôn tập. Nếu có sử dụng chỉ dành cho những bài tập củng cố cuối bài khoảng năm phút. 
II.2.b. Đối với giáo viên:
Qua thực tế giảng dạy tiết ôn tập cuối năm môn lịch sử lớp 6 nói riêng ở trường trung học cơ sở, bản thân tôi nhận thấy còn tồn tại những vấn đề sau: 
Dạy tiết ôn tập cuối năm, chủ yếu giáo viên ôn lại những kiến thức mà các em đã được học một cách sơ sài, lướt qua vì lượng kiến thức cả năm rất nhiều, giáo viên cũng lúng túng không biết nên đưa kiến thức nào vào dạy là phù hợp.
Thường thì trong các tiết ôn tập cuối năm, giáo viên chỉ cho học sinh làm một số câu hỏi trong các chương đã học và yêu cầu học sinh làm. Với phương pháp này giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Chưa tạo được cho các em niềm đam mê hứng thú trong học tập, các em học chưa sôi nỗi, tiếp thu bài một cách máy móc, thụ động, học trước quên sau nên chất lượng môn lịch sử chưa cao.
II.2.c Đối với học sinh
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS nơi tôi công tác tôi nhận thấy:
Phụ huynh ở đây chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc tập của con cái, đa số còn phó mặc cho nhà trường.
	Đa số các em còn lơ là, chưa chú trọng học môn lịch sử, vì các em suy nghĩ rằng đây là môn phụ nên chỉ mang tính chất đối phó. Nên các em chưa chủ động kiến thức trong các tiết ôn tập. 
	Trong các tiết ôn tập học sinh còn ngại làm việc, còn phụ thuộc vào bạn, chờ đợi vào giáo viên, học tập mang tính chất thụ động.
Do sự tồn tại những thực trạng trên nên dẫn đến chất lượng môn lịch sử
ở các khối lớp 6, 8, 9 nói chung, khối lớp 6 nói riêng còn thấp.
II.3. Kết quả thực trạng
Kết quả của bài kiểm tra trước khi áp dụng:
Lớp
Sĩ số
 Gỏi
khá
 TB
 yếu
 kém
 SL
%
 SL
%
SL l
%
 SL
%
 SL
%
6A
40
 2
5
7
18
 17
42
 14
35
0
0
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
 Để tiết ôn tập cuối năm môn lịch sử lớp 6 đạt hiệu quả cao, tôi tiến hành các giải pháp sau:
III.1Các giải pháp
III.1.a. Đối với giáo viên 
 Phải chủ động nắm chắc kiến thức bộ môn, xác định được kiến thức trọng tâm của bài.
Nắm chắc và phổ biến luật các trò chơi cho các em thấu hiểu.
 Hiểu được vị trí và tầm quan trọng của tiết ôn tập cuối năm, vì nó có liên quan đến kiến thức bài thi cuối năm của học sinh.
Giáo viên chuẩn bị đầy đủ kỹ năng của tiết dạy và tổ chức sinh hoạt các trò chơi theo tinh thần chủ động. Như chuẩn bị máy chiếu, bảng phụ, bút dạ
Biết làm chủ thời gian, kiểm soát được tiến trình hoạt động.
Trò chơi được lựa chọn tốt, phù hợp với bài giảng.
Trò chơi khởi động lúc bắt đầu tiết học giáo viên phải tạo được bầu không khí thân thiện, mới mẻ, sôi động và bình đẳng giữa học sinh và giáo viên. 
III.1.b. Đối với học sinh
Phải yêu thích môn học, xác định được vị trí và tầm quan trọng của môn lịch sử.
Học sinh phải chủ động kiến thức, đặc biệt phải ôn tập tốt các kiến thức đã học.
Học sinh phải chủ động tìm hiểu luật chơi và chơi nhiệt tình trung thực
Chuẩn bị chu đáo các đồ dùng mà thầy cô yêu cầu như giấy rô ky, máy chiếu, bút dạ
III.2. Tổ chức thực hiện:
2.1. Xác định mục đích trò chơi:
Giúp các em cũng cố lại kiến thức lịch sử mà các em đã được học trong sách giáo khoa lớp 6. Qua đó học sinh nhớ lâu hơn, hiểu sâu sắc hơn về các triều đại phong kiến Việt Nam, về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, các bài học lịch sử và ý nghĩa các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.
Qua đó giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, niềm tự hào dân tộc, sự tôn kính và biết ơn những anh hùng dân tộc đã hi sinh vì đất nước.
Rèn cho các em kỹ năng tư duy, tổng hợp, giao tiếp 
2.2. Phân loại trò chơi
	Trò chơi học tập trong môn Lịch sử rất phong phú và đa dạng, có nhiều hình thức chơi khác nhau: như trò chơi ai là triệu phú, ai nhanh hơn ai,xá định nhân vật lịch sử, giải ô chữ, đoán ý đồng đội, ghi nhớ sự kiệnNên khi tổ chức giáo viên phải lựa chọn trò chơi nào phù hợp với mục đích, yêu cầu của bài học mà mang lại hiệu quả giáo dục cao.
2.3. Thiết kế câu hỏi trò chơi:
	Để giúp các em ôn tập đạt hiệu quả cao thông qua trò chơi học tập thì giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi trọng tâm, nhưng câu hỏi phải vừa sức đối với học sinh, câu hỏi không quá khó mà cũng không quá dể. Kiến thức câu hỏi không nên thách đố học sinh. vì nếu ra câu hỏi quá khó học sinh không trả lời được, sẽ tốn nhiều thời gian, làm cho không khí lớp học trở nên căng thẳng. kém phần hiệu quả.
	Đối với trò chơi đóng vai thì giáo viên phải có sự chuẩn bị trước, giao câu hỏi cho học sinh về nhà học sinh soạn và chuẩn bị trước, nếu trò chơi này mà học sinh không chuẩn bị trước thì lên lớp sẽ không thực hiện được.
	Câu hỏi phải hỏi về những lĩnh vực kiến thức khác nhau, không nên hỏi một chủ đề, nếu hỏi một chủ đề học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán, lớp học sẽ giảm đi sự sôi nỗi, hào hứng. 
2.4. Phổ biến luật chơi
	 Giáo viên phải phổ biến chi tiết, tỉ mỉ luật chơi để học sinh hiểu và thực hiện không vi phạm nội quy: (Ví dụ: Có mấy đội thi, mỗi đội có mấy thành viên tham gia thi, chọn trọng tài, thời gian thi của mỗi trò chơi)
	Phổ biến cách xác nhận kết quả và cách tính điểm, trao giải.
	Chuẩn bị các đồ dùng học tập để chơi: Như máy chiếu, bút dạ, giấy khổ to, lá cờ tay
2.5. Thực hiện trò chơi:
	Giáo viên sử dụng máy chiếu trình chiếu các câu hỏi, tranh ảnh, những vấn đề có liên quan đến cuộc thi, sau khi học sinh trả lời song thì giáo viên trình chiếu đáp án. 
2.6. Tổng kết cuộc chơi
Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những ưu điểm đạt được cần phát huy, những mặt hạn chế cần phải rút kinh nghiệm trong các trò chơi khác.
Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải
 Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
CỤ THỂ: 
1.TRÒ CHƠI HÁI HOA DÂN CHỦ
Bước 1 : 
- Giáo viên đặt chậu cây có gắn hoa ở giữa lớp khi bắt đầu trò chơi.
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên hai em lên thực hiện trò chơi. 
Bước 2 : 
- Hai em bốc thăm giành quyền ưu tiên :
+ Tự chọn một bông hoa rồi đọc cho cả lớp nghe câu hỏi. 
+ Suy nghĩ và trả lời trước lớp yêu cầu của câu hỏi, điểm tối đa của mỗi em là 10 điểm. 
- Hai em có thể bổ sung cho nhau nếu đúng thì được thưởng thêm 1 điểm. 
- Thang điểm cho mỗi bông hoa là 2.5 điểm.
 Nội dung câu hỏi trên bông hoa là: (Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau đây)
Câu1 : Sự phân công xã hội ra đời trên cơ sở nào? 
a. Kĩ thuật đúc đồng phát triển cao.
 b. Kĩ thuật ghè đá phát triển cao. 
c. Nghề trồng lúa nước phát triển cao.	 
 d. Câu a và c đúng.
ð Em chọn câu d là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 2: Tại sao chế độ mẫu hệ chuyển dần sang chế độ phụ hệ ? 
 a. Kinh tế phát triển làm xuất hiện sự phân công lao động trong xã hội, vị trí người đàn ông ngày càng quan trọng.
b. Số lượng phụ nữ ngày càng giảm. 
c. Nghề dệt vải và làm đồ gốm ngày càng phát triển. 
d. Nghề buôn bán phát triển. 
ð Em chọn câu a là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 3: Nền văn hoá Đông Sơn phát triển ở khu vực nào? 
a.Tây Nam Bộ .	 b. Nam Trung Bộ.
c. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.	 d. Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ.
ðEm chọn câu c là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 4: Người đứng đầu một thị tộc gọi là gì ?	
 a.Già làng.	 b.Thị trưởng.	 c.Tù trưởng.	 d.Vua. 
ð Em chọn câu a là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 5: Sự phân công lao động có tác dụng như thế nào đối với đời sống xã hội?
a. Nguyên nhân thúc đẩy sản xuất phát triển. 
b. Làm cho con người ngày càng sống rời rạc nhau.
c. Làm cho xã hội phát triển lệch về nghề nông.
d. Làm cho chế độ mẫu hệ phát triển. 
ð Em chọn câu a là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của chế độ phụ hệ ?
a. Người cha làm chủ gia đình. 
b. Người phụ nữ có vị trí thấp trong gia đình .
c. Con cái phải theo cha .
d. Người phụ nữ có quyền hành trong gia đình .
ð Em chọn câu d là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 7: Từ thế kỉ VIII TCN, trên đất nước ta đã hình thành những nền văn hoá nào ?
a.Sơn Vi-Phùng Nguyên - Hoà Bình .	
b. Hoà Bình-Bắc Sơn-Quỳnh Văn 
c .Óc Eo-SaHuỳnh – Đông Sơn. 
d. Bắc Sơn – Quỳnh Văn-Núi Đọ.
ð Em chọn câu c là câu trả lời cuối cùng của em.
Câu 8: Vào thời Đông Sơn, nguyên liệu chủ yếu để chế tạo công cụ đồ dùng là nguyên liệu gì ?
a. Đất sét .	b. Đá .	c. Đồng .	d. Gỗ.	
ð Em chọn câu c là câu trả lời cuối cùng của em.
2. TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI
Bước 1:
 Giáo viên chọn 4 em thể hiện và phân vai cho từng em.
 Giáo viên quy định : 
Các em phải thể hiện chính xác lời thoại của nhân vật và diễn xuất phù hợp với tính cách từng nhân vật. 
 Giáo viên làm người dẫn chương trình.
Em nào thể hiện hay nhất sẽ được giáo viên thưởng điểm.
Bước 2: Giáo viên điều khiển trò chơi theo thứ tự sau :
Người dẫn chương trình “Do không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi làm cho vua Ngô hết sức lo lắng nên đã hỏi Thái Thú Giao Chỉ là Tiết Tổng”.
Vua Ngô “ Ngươi hãy cho ta biết vùng đất Giao Chỉ là vùng đất như thế nào ?”.
Tiết Tổng “ Muôn tâu bệ hạ, Giao Chỉđất rộng , người nhiều, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị”. Người dẫn chương trình “ Năm mười chín tuổi, Bà Triệu cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa. Lúc đó có người khuyên Bà”.
Người dân Âu Lạc “ Bà là nữ nhi, không nên đánh giặc làm gì mà hãy lấy chồng cho hợp đạo”.
Người dẫn chương trình “ Bà Triệu khẳng khái đáp”.
Bà Triệu “ Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.
Bước 3: Sau khi 4 bạn hoàn thành phần thi các cổ động viên nhận xét, đánh giá kết quả.
Bước 4: Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm về diễn xuất, mức độ chính xác của lời thoại, công bố kết quả chung cuộc. 
3. TRÒ CHƠI AI NHANH HƠN
Bước 1:
Giáo viên gọi ngẫu nhiên 4 em thực hiện trò chơi. 
Giáo viên qui định :
Các em dựa vào kiến thức đã học để thiết lập sơ đồ phân hoá xã hội thời kì bị đô hộ.
Các em vẽ sơ đồ lên phiếu học tập mà giáo viên đã phát cho từng em . Sau khi hoàn thành đem dán kết quả lên bảng. Thời gian tối đa là 3 phút. 
Vẽ sơ đồ phải chính xác, đẹp, khoa học, đúng chính tả. 
Trong lúc thi phải trung thực và trật tự nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm tuỳ theo mức độ. 
Điểm tối đa của mỗi em là 10 điểm. 
Bước 2 : Giáo viên phát phiếu học tập cho từng em, với câu hỏi sau : “Em hãy vẽ sơ đồ phân hóa xã hội thời kì bị đô hộ?” 
Bước 3 : Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm cả hai mặt nội dung và hình thức, công bố kết quả như sơ đồ sau :
THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ
Quan lại đô hộ
Hào trưởng Việt
Địa chủ Hán
Nông dân công xã
Nông dân lệ thuộc
Nô tì
4. TRÒ CHOI GIẢI Ô CHỮ
Giáo viên chuẩn bị hai bảng ô chữ có điền sẵn ( vẽ trên 2 tờ giấy Crôki ) như sơ đồ minh họa sau : 
Giáo viên sử dụng giấy dán từng hàng chữ lại.
b. Tiến hành trên lớp :
Bước 1 :
Giáo viên gọi 2 em lên thực hiện trò chơi. 
Giáo viên quy định:
Sau khi giáo viên gợi ý cho từng hàng chữ, hai em sẽ đưa tay giành quyền trả lời. Em nào đưa tay trước khi giáo viên nói 15 giây bắt đầu sẽ mất quyền ưu tiên. Em còn lại được quyền trả lời. 
Mỗi hàng chữ chỉ một em trả lời và trả lời một lần, nếu đúng giáo viên sẽ mở hàng chữ đó ra. 
Sau khi giáo viên đọc câu hỏi mật mã hai em đưa tay giành quyền trả lời. Nếu trả lời sai em còn lại sẽ được quyền trả lời. Mỗi em trả lời tối đa hai lần. Thời gian suy nghĩ là 30 giây.
Nếu học sinh không giải được mật mã thì giáo viên giải. 
Mỗi em phải giải được ít nhất 5 hàng chữ hoặc 4 hàng chữ và một mật mã.
Em nào hoàn thành trò chơi xuất sắc nhất sẽ được thưởng điểm.
Bước 2: 
Giáo viên treo hai bảng sơ đồ ô chữ có dán keo như sơ đồ trên lên bảng rồi cho tiến hành trò chơi bằng cách đưa ra các gợi ý sau :
Hàng chữ thứ nhất có 12 chữ cái “Ai mắc mưu Triệu Đà để nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Triệu ?”.
Hàng chữ thứ hai có 6 chữ cái “Con gái của An Dương Vương là ai ?”.
Hàng chữ thứ ba có 8 chữ cái “An Dương Vương đống đô ở đâu ?”.
Hàng chữ thứ tư có 7 chữ cái “Đứng đầu làng, chạ thời An Dương Vương là chức quan nào ?”.
Hàng chữ thứ năm có10 chữ cái “Công trình văn hoá tiêu biểu của thời Âu Lạc là gì ?”.
Hàng chữ thứ sáu có 7 chữ cái “Ai đã đánh bại An Dương Vương vào năm 179 TCN ?”.
Hàng chữ thứ bảy có 8 chữ cái “Thành Cổ Loa còn được gọi là gì ?”.
Hàng chữ thứ tám có 8 chữ cái “Tên thật của vua An Dương Vương là gì ?”.
Hàng chữ thứ chín có 13 chữ cái “Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì ?”.
Bước 3 : Giáo viên nhận xét, công bố kết quả.
ñoà minh hoïa sau : 
A
N
D
Ư
Ơ
N
G
V
Ư
Ơ
N
G
M
Ỵ
C
H
Â
U
P
H
O
N
G
K
H
Ê
B
Ồ
C
H
Í
N
H
T
H
À
N
H
C
Ổ
L
O
A
T
R
I
Ệ
U
Đ
À
L
O
A
T
H
À
N
H
T
H
Ụ
C
P
H
Á
N
Đ
Ề
C
A
O
C
Ả
N
H
G
I
Á
C
5. TRÒ CHƠI KHÁM PHÁ
Giáo viên sử dụng giấy Crôki để ghi câu hỏi thảo luận. 
b. Tiến hành trên lớp :
 Bước 1:
Giáo viên chia lớp làm 6 đội(mỗi dãy 3 đội) và đặt tên cho mỗi đội : 
Đội I : Con Rồng.	
Đội II : Thăng Long. 
Đội III : Cháu Tiên. 	
Đội IV : Hoa Lư. 
Đội V : Cố Đô. 	 
Đội VI : Phú Xuân. 
Giáo viên quy định:
Mỗi nhóm cử một thư kí để ghi đáp án. Đáp án ghi thẳng lên giấy Crôki mà Giáo viên phát. Chữ viết phải rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả. 
Các nhóm vừa qu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_tro_choi_day_hoc_nham_nang_cao_chat_luong_va_hi.doc