SKKN Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 9 trường TH và THCS Đông Phú

SKKN Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 9 trường TH và THCS Đông Phú

 “Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ; Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay" [11].

 Trong nhà trường phổ thông, bộ môn Lịch sử có tầm quan trọng và có tính giáo dục rất lớn, nó cung cấp cho học sinh một bức tranh sinh động về lịch sử loài người trên thế giới và lịch sử dân tộc Việt Nam. Bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo.

 Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học. Người giáo viên trong dạy học lịch sử đa số chỉ làm nhiệm vụ nói lại nội dung sách giáo khoa, lại càng khó khăn hơn trong việc phát triển bài giảng được soạn trên cở sở sách giáo khoa. Như vậy, bài giảng không thể gây hứng thú cho học sinh học tập, gây nhàm chán trong tâm lý dạy - học của cả giáo viên lẫn học sinh.

 Đa số học sinh coi bộ môn lịch sử là “môn phụ”, dễ học. Vì vậy, các em ít chú ý nghe giảng. Các em ghi chép một cách máy móc những gì giáo viên ghi trên bảng và chỉ học thuộc lòng những gì đã được ghi trong vở - không biết kết hợp với sách giáo khoa và lại càng không biết tìm hiểu tại sao các môn học Văn - Sử - Địa lại liên quan với nhau. Các em lười suy nghĩ, không biết phân tích vấn đề, hay nhớ nhầm lẫn giữa nội dung này với nội dung khác, càng không biết nêu vấn đề để bàn bạc - thảo luận và tìm hiểu.

 

doc 19 trang thuychi01 16814
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 9 trường TH và THCS Đông Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
 “Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ; Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay" [11].
	Trong nhà trường phổ thông, bộ môn Lịch sử có tầm quan trọng và có tính giáo dục rất lớn, nó cung cấp cho học sinh một bức tranh sinh động về lịch sử loài người trên thế giới và lịch sử dân tộc Việt Nam. Bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo.
	Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học. Người giáo viên trong dạy học lịch sử đa số chỉ làm nhiệm vụ nói lại nội dung sách giáo khoa, lại càng khó khăn hơn trong việc phát triển bài giảng được soạn trên cở sở sách giáo khoa. Như vậy, bài giảng không thể gây hứng thú cho học sinh học tập, gây nhàm chán trong tâm lý dạy - học của cả giáo viên lẫn học sinh.
	Đa số học sinh coi bộ môn lịch sử là “môn phụ”, dễ học. Vì vậy, các em ít chú ý nghe giảng. Các em ghi chép một cách máy móc những gì giáo viên ghi trên bảng và chỉ học thuộc lòng những gì đã được ghi trong vở - không biết kết hợp với sách giáo khoa và lại càng không biết tìm hiểu tại sao các môn học Văn - Sử - Địa lại liên quan với nhau... Các em lười suy nghĩ, không biết phân tích vấn đề, hay nhớ nhầm lẫn giữa nội dung này với nội dung khác, càng không biết nêu vấn đề để bàn bạc - thảo luận và tìm hiểu.
	Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh; những năm gần đây các trường phổ thông đã chú ý đến việc đổi mới soạn - giảng ở giáo viên và tổ chức học tập ở học sinh, trong đó coi trọng vị trí, vai trò của người học - vừa là đối tượng - vừa là chủ thể. Thông qua quá trình học tập, dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải tích cực, chủ động cải biến chính mình. Phương pháp dạy học liên môn, gây hứng thú cho học sinh trong từng tiết học là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Dạy học liên môn Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử làm cho học sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục thống nhất, khắc phục tình trạng nắm kiến thức lịch sử một cách rời rạc. 
	Bản thân là một giáo viên dạy Lịch sử nhiều năm, cũng đi dạy nhiều nơi và được dự nhiều tiết dạy của các thầy cô có nhiều kinh nghiệm, tôi nhận ra những khó khăn cũng như những cái hay mà thầy cô áp dụng trong từng tiết dạy. Từ đó, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở LỚP 9 TRƯỜNG TH VÀ THCS ĐÔNG PHÚ"
1.2. Mục đích nghiên cứu
	 Mục đích của đề tài này là nghiên cứu, tìm tòi những cách thức, biện pháp sử dụng tài liệu văn học vào dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở lớp 9 nhằm tạo cho học sinh sự hứng thú, chủ động học tập bộ môn lịch sử đạt kết quả cao. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp, cách thức, biện pháp sử dụng tài liệu văn học vào dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở lớp 9B trường TH&THCS Đông Phú. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Thao giảng, dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử.
- Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lịch sử lớp 9
- Các tác phẩm văn học có liên quan
- Sử dụng các câu hỏi điều tra có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của việc đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh trong việc giảng dạy môn lịch sử lớp 9, để khắc phục nhược điểm trong phương pháp kiểm tra đánh giá cần phối hợp các phương pháp hiện đại, trong đó có phương pháp kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có điều chỉnh và bổ sung hợp lí.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Đặc trưng của bộ môn Lịch sử và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử. 
 	Đặc trưng của bộ môn lịch sử là nghiên cứu, nhận thức hiện thực lịch sử qua những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra và không lặp lại, nếu có lặp lại cũng không hoàn toàn như cũ. Như vậy, xét trên phương diện những nguyên tắc của phương pháp luận sử học, lịch sử được “lặp lại trên cơ sở không lặp lại”. Chính vì vậy, trong học tập lịch sử, do học sinh không thể trực tiếp quan sát, tri giác các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra nên việc lĩnh hội tri thức gặp nhiều khó khăn, nhất là với những tri thức lịch sử cách xa với đời sống hiện nay(“Chế độ chiếm hữu nô lệ”,”Chế độ chuyên chế”,v.v).Vì lẽ đó, việc hình thành tri thức lịch sử cho học sinh cần chú ý phương pháp thông tin- tái hiện nhằm khôi phục bức tranh lịch sử một cách sâu sắc [8]. 
	Đổi mới phương pháp dạy học thực chất là tạo ra sự chuyển biến trong phong cách dạy và học của thầy và trò. Muốn học sinh yêu thích bộ môn Lịch sử và học tập một cách tích cực, trước hết người thầy phải yêu nghề, có sự đầu tư thích đáng cho từng tiết dạy. Dạy học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Giáo viên xác định rõ đâu là chuẩn kỹ năng, kiến thức cơ bản rồi áp dụng phương pháp dạy học phù hợp theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.
2.1.2. Mối quan hệ giữa Lịch sử và Văn học
Với chức năng phản ánh cuộc sống, tài liệu văn học đã góp phần dựng lại bức tranh quá khứ lịch sử, trình bày các đặc trưng của các hiện tượng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những quy luật của đời sống ở từng thời đại một cách sinh động, hấp dẫn bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật. 
Giữa văn học và sử học có mối quan hệ khăng khít. Khoa học lịch sử dựa vào những nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử có thật chính xác, khách quan, còn văn học dựa trên chất liệu cuộc sống để xây dựng hình tượng, cốt truyện, mỗi tác phẩm văn học đều mang trong mình dấu ấn của thời đại. 
2.1.3. Những tác dụng của việc tích hợp tài liệu Văn học vào dạy học Lịch sử
Qua phân tích trên, chúng ta thấy rằng, việc học Lịch sử có đặc trưng riêng có cái khó riêng. Đó là người học không thể tri giác trực tiếp, không thể nhìn thấy," sờ” thấy hay làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm mà buộc phải tư duy, phải trừu tượng hóa, khái quát hóa để dựng lại những gì diễn ra trong quá khứ thông qua các sự kiện, niên đại, nhân vậtĐể làm được điều đó thì ngoài việc sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử như hiện vật, văn tự cổ thì việc sử dụng các tác phẩm văn học cũng có tác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử. Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh tránh được tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử. Sử dụng tài liệu văn học còn giúp học sinh củng cố và phát triển kiến thức lịch sử, phát huy tính tích cực, năng động của học sinh và gây hứng thú học tập. Do đó, chất lượng dạy học lịch sử được nâng lên.	
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thuận lợi: 
Giáo viên có nhiều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như: sử dụng dồ dùng trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm nhân vật . Giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau, thông qua hoạt động này những học sinh yếu kém sẽ được sự hướng dẫn của giáo viên và các học sinh khá giỏi, học sinh sẽ nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp và khai thác triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin
Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra, một số em có chuẩn bị bài mới ở nhà. Đa số học sinh tham gia tích cực trong việc thảo luận nhóm và đã đưa hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Học sinh yếu, kém đã và đang nắm bắt kiến thức trọng tâm cơ bản thông qua các hoạt động như thảo luận nhóm, đọc sách giáo khoa, vấn đáp các em đã mạnh dạn trả lời các câu hỏi ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, một quá trình cách mạng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình.
2.2.2. Khó khăn
Vẫn còn một số ít giáo viên chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, nắm vững kiến thức, vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe’, “thầy đọc, trò chép”. Nhiều học sinh chưa nắm kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn sách giáo khoa. Một số câu hỏi giáo viên đặt ra khó, học sinh không trả lời được nhưng lại không có câu hỏi gợi ý nên nhiều khi phải trả lời thay cho học sinh. Một số tiết giáo viên chỉ nêu vài câu hỏi và chỉ gọi một số học sinh khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi dành cho đối tượng học sinh yếu, kém, làm cho đối tượng này ít được chú ý và không được tham gia hoạt động đều này làm cho các em tự ti về năng lực của mình, các em cảm thấy chán nản và không yêu thích môn học.
Học sinh chưa có tinh thần học tập, chưa xác định được động cơ học tập, học như thế nào? học cho ai? học để làm gì? Vì thế các em chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm của người học sinh. Chưa xác định nội dung của bài học, tiếp thu bài một cách máy móc, các em luôn có tư tưởng lịch sử là môn phụ nên không cần thiết.
Học sinh và giáo viên ít được đi thực tế các địa danh lịch sử.
Qua điều tra, đa số học sinh chỉ trả lời những câu hỏi mang tính chất trình bày, còn những câu hỏi giải thích tại sao, so sánh, đánh giá nhận thức thì trả lời chưa được tốt, chưa biết vận dụng và liên hệ kiến thức giữa các bài các chương, chưa nắm rõ các sự kiện lịch sử qua các giai đoạn hay lẫn lộn giữa sự kiện này với sự kiện khác. Cụ thể kết quả của tiết kiểm tra 15 phút HK II năm học 2015 – 2016 ở hai lớp 9: 
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
22
0
2
9%
17
77%
2
9%
1
5%
9B
24
3
13%
5
21%
15
63%
1
3%
0
2.3. Các giải pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở chương trình lớp 9.
2.3.1. Một số phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
a. Kể chuyện lịch sử 
	Những mẩu chuyện lịch sử luôn cuốn hút học sinh, với ngữ điệu và các thao tác sư phạm phù hợp, giáo viên khi kể một câu chuyện lịch sử không những khiến học sinh dễ nhớ và nhớ lâu sự kiện mà tâm hồn, trái tim các em cũng sẽ thực sự rung cảm. 
	Khi dạy bài 29: Cả nước trực tiếp chống Mỹ cứu nước (1965 - 1973) (SGK lớp 9). ở mục I.2. Chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Sau khi miêu tả hai cuộc phản công mùa khô (đông- xuân 1965 – 1966, đông- xuân 1966 – 1967) để tạo biểu tượng sâu sắc cho học sinh về sự trả thù tàn bạo của Mĩ – Nguỵ, giáo viên có thể kể về Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành:
	“ Bị giặc phục kích bắt được, Tnú nuốt thư vào bụng: Cộng sản ở đây nè! bị  giặc đốt mười ngón tay, Tnú không kêu. Anh căm giặc đến mất cảm giác đau đớn’.  Cùng với đó là sự tàn phá ghê gớm của bom đạn kẻ thù đối với thiên 
nhiên: “ Cả rừng Xà Nu hàng vạn cây, không cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão...nhựa ứa ra tràn trề rồi dần dần đặc quyện lại thành từng cục máu lớn...”
 ( Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành)
	Qua hình tượng nhân vật Tnú học sinh có biểu tượng chân thực về cuộc 
sống, chiến đấu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược. Giáo viên phân tích nội dung hiện thực của tài liệu văn học để tìm thấy giá trị thật phục vụ cho nhận thức lịch sử khách quan. 
	Thông qua hình ảnh bà Đặng Thị Xơ và bức thư của anh hùng Lê Văn Huỳnh, giáo viên kể về mùa hè đỏ lửa năm 1972. Bức thư của liệt sỹ Lê Văn Huỳnh viết ngày 11/9/1972, trước lúc anh hy sinh 3 tháng 20 ngày (ngày hy sinh 2/1/1973). Hồi đó, Liệt sĩ Lê Văn Huỳnh đang là sinh viên năm 4 (khóa 13), Khoa Cầu hầm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, gác bút nghiên lên đường nhập ngũ vào Nam chiến đấu trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ. Bức thư có đoạn viết " Trước khi đi “nghiên cứu bí mật trong lòng đất”, liệt sĩ Lê Văn Huỳnh đã viết vội bức thư gửi về cho người mẹ già yếu, cho người vợ mới cưới, cho anh chị và người cháu yêu thương với những gửi gắm, dặn dò tha thiết. Anh đã viết cho vợ là chị Đặng Thị Xơ (người phụ nữ mới chỉ có 6 ngày làm vợ và hơn 30 năm đằng đẵng thờ chồng) với một dự cảm về nơi sẽ ngã xuống: “Khi hòa bình có điều kiện vào Nam lấy hài cốt anh về. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị qua sông Thạch Hãn là nơi anh hy sinhNếu tính xuôi theo dòng nước thì mộ anh ở cuối làng”.
	Sau câu chuyện giáo viên đặt câu hỏi: Trận chiến về mùa hè năm 1972 có ảnh hưởng như thế nào tới việc kí kết hiệp định Pari năm 1973?
Bà Đặng Thị Xơ và bức thư thiêng tại Thành cổ Quảng Trị
b. Xây dựng các bài miêu tả, tường thuật 
	Khi dạy về Chiến dịch Việt Bắc Thu đông 1947 giáo viên kết hợp tường thuật trận đánh trên bản đồ và kể chuyện về những người dân trong trận đánh.
          Đây là chiến dịch có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Pháp thực hiện âm mưu và kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh với lực lượng lớn tấn công Việt Bắc. Trung ương Đảng ra Chỉ thị "Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp " (15/10/1947). Với quyết tâm đó cùng chiến thuật đúng đắn, ta đã làm nên thắng lợi Việt Bắc phá tan kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, giữ vững căn cứ Việt Bắc.
   Ngoài lược đồ, bài tường thuật để giảng dạy để nhấn mạnh khắc sâu kiến thức cho học sinh, giáo viên có thể trích dẫn một đoạn hồi ký của Hoàng Quốc Việt và bài thơ của Hồ Chí Minh vào giảng dạy góp phần làm sinh động, gây hứng thú cho học sinh, nâng cao chất lượng.
          "Tổng Tư lệnh Pháp được tin rằng Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đóng ở Bắc Cạn. Ngày 7/9/1947 chúng cho quân nhảy dù xuống Bắc Cạn để "Chụp được trung tâm điểm của Hồ Chí Minh" cuộc chiến tranh sẽ chấm dứt. Chính phủ bù nhìn sẽ thành lập. Nước Pháp sẽ cai trị Việt Nam như trước".[9 ]
          Thế nhưng khi địch nhảy dù xuống Bắc Cạn, Bác còn ở Định Hoá.Trong quá trình chiến dịch, Bác chuyển đến làng Vang (Vũ Nhai) rồi đến Khuôn Giáp. Những ngày chiến dịch Bác ở bên cạnh Bộ Tổng Tư lệnh theo dõi sát tình hình các mặt trận, chỉ đạo kịp thời.
          Trong lúc quân ta đang chiến đấu anh dũng ngoài mặt trận, một đoàn các cụ phụ lão, râu tóc bạc phơ đến yết kiến Bác, xin Bác cho thành lập đội đầu "Bạch quân" đánh giặc. Có cụ cầm gậy múa trước Bác với những động tác khoẻ, uyển chuyển, tỏ rõ sức mạnh của mình. Bác hoan nghênh các cụ và nói: Đời Trần có Hội nghị Diên Hồng, đời nay có các cụ, đời nào cũng có những cụ tóc bạc yêu nước. Nghĩa khí ấy do núi sông tụ lại. Rồi Bác làm thơ ca ngợi
                              "Tuổi cao chí khí càng cao
                             Múa gươm diệt giặc ào ào gió thu
                              Sẵn sàng tiêu diệt quân thù
                             Tiếng thơm Việt Bắc ngàn thu lẫy lừng"[6]
c. Dùng tài liệu văn học để khắc sâu kiến thức
	 Để giúp học sinh nắm được ý nghĩa lịch sử to lớn sự ra đời của Đảng đối với dân tộc Việt Nam- Là bước ngoặt lịch sử vĩ đại, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam về sau trong bài 18 Tiết 21 học kì II.
          Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã thực hiện liên minh công nông, có đường lối đúng đắn, sáng tạo đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng bế tắc về đường lối, giai cấp lãnh đạo, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử Việt Nam. Thời kỳ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
    Để góp phần làm sinh động giờ học, ghi nhớ cho học sinh tránh sự nhàm chán khô khan có tính chính trị, giáo viên phác hoạ sinh động bằng hình ảnh của đoạn thơ sau, trích : Ba mươi năm đời ta có Đảng (Tố Hữu)
          - Trước khi Đảng ra đời:
                             "Thưở nô lệ, thân ta mất nước
                             Cảnh cơ hàn trời đất tối tăm
                             Một đời đau suốt trăm năm
                             Chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao
                             Giặc cướp hết non cao biển rộng
                             Cướp cả tên nòi giống tổ tiên
                             Lưỡi gươm cắt đất ngăn miền
                             Núi sông một khúc ruột liền chia ba
            - Đảng ra đời:
Đảng ta sinh ở trên đời
Một hòn máu đỏ nên Người hôm nay
Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây xương sắt da đồng
Đảng ta muôn vạn công nông
Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin
Đảng ta Mác - Lênin vĩ đại
Lại hồi sinh trả lại cho ta
Trời cao đất rộng bao la
Bát cơm, tấm áo, hương hoa hồn người [8]
  Như thế học sinh sẽ dễ dàng nắm được: Đảng ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên, tất yếu quyết định mọi thắng lợi về sau cho cách mạng Việt Nam
d. Tài liệu văn học kết hợp với tài liệu khác 
	Tài liệu văn học chỉ là một trong nhiều nguồn tài liệu sử dụng trong dạy học lịch sử. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, cần phải kết hợp tài liệu văn học với nhiều loại tài liệu khác một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn. Cụ thể như sau:
 - Thứ nhất, kết hợp với tài liệu của Hồ Chí Minh. 
Tài liệu Hồ Chí Minh là nguồn tài liệu rất phong phú, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lịch sử. Tài liệu Hồ Chí Minh kết hợp với tài liệu văn học sẽ làm cho bài học sinh động, cụ thể, học sinh nắm kiến thức một cách sâu sắc. Văn kiện Đảng là nguồn tư liệu đáng tin cậy trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, góp phần nhận thức đầy đủ, đúng đắn về quan diểm, đường lối cách mạng của Đảng, về sự phát triển của lịch sử dân tộc qua mỗi thời kì đấu tranh cách mạng. Sử dụng tài liệu văn học kết hợp với văn kiện Đảng sẽ làm cho học sinh hứng thú học tập, củng cố, khắc sâu kiến thức lịch sử. Khi dạy bài “Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước”, giáo viên sử dụng tài liệu văn học kết hợp với tài liệu của Hồ Chí minh và Văn kiện Đảng như sau. Trình bày thời cơ cách mạng chín muồi và Lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc, giáo viên dẫn chứng các tài liệu: “12 giờ trưa ngày 18/3/1945, phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh, quân đội Nhật đã bị tan rã ở khắp các mặt trận. Kẻ thù chúng ta đã ngã gục. Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh..."[8]
Để làm sáng rõ thời cơ “ngàn năm có một”, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc “Bản quân lệnh số 1” của Ủy ban khởi nghĩa, đặc biệt nhấn mạnh đoạn: “Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh! Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!”[1]. Giọng đọc trang trọng, dõng dạc, dứt khoát thể hiện sự quyết tâm hành động khi thời cơ cách mạng đến. Tiếp đó, một học sinh đọc thư của Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân vùng đậy khởi nghĩa giành chính quyền: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho taTiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!” [1]
 - Thứ hai, kết hợp với tài liệu trực quan trong dạy học lịch sử. Việc sử dụng TLVH kết hợp với tài liệu trực quan giúp cho học sinh củng cố khắc sâu kiến thức, hiểu bản chất sự kiện lịch sử. 
Dạy bài “ Mặt trận Việt Minh ra đời và lãnh đạo đấu tranh”, giáo viên cho học sinh quan sát bức ảnh “ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” và hướng dẫn các em tìm hiểu hoàn cảnh ra đời cũng như vì sao lại có tên “ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” qua đoạn trích: “Bây giờ thời kì cách mạng phát triển hòa bình đã qua, nhưng thời kì khởi nghĩa toàn dân chưa tới! Nếu bây giờ vẫn chỉ hoạt động bằng hình thức chính trị thì không đủ để đẩy mạnh phong trào đi tới. Nhưng phát động phong trào vũ trang khởi nghĩa ngay thì quân địch sẽ tập trung đối phó. Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Phải tìm ra một hình thức thích hợp thì mới có thể đẩy phong trào tiến lên." Sau khi phân tích tình hình lúc bấy giờ, giáo viên nhấn mạnh: “Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” đã ra đời. Hôm đó là ngày 22-12-1944, lúc 5 g

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_tai_lieu_van_hoc_trong_day_hoc_lich_su_viet_nam.doc
  • docBÌA skkn.doc