Sáng kiến kinh nghiệm Mở đầu bài giảng môn Vật lý độc đáo và lôi cuốn

Sáng kiến kinh nghiệm Mở đầu bài giảng môn Vật lý độc đáo và lôi cuốn

Ấn tượng là cảm nhận ban đầu về một sự vật hiện tượng. Tuy thời gian để tạo ấn tượng là ngắn nhưng nó lại tồn tại lâu trong lòng mỗi người. Vì những cái gì đầu tiên cũng rất dễ nhớ. Ví dụ: ngày đầu tiên đi làm, tháng lương đầu tiên,cái nắm tay đầu tiên, cuộc tình đầu tiên hay giây phút đầu tiên khi ông thầy bước vào lớp, đó là những khoảnh khắc dễ tạo ấn tượng vì vậy ta phải tận dụng giai đoạn mở đầu này để thu hút sự chú ý của học sinh.

 Người ta nói rằng: “ đầu có xuôi thì đuôi mới lọt” cho nên mở đâu bài giảng hấp dẫn thì coi như tiết học đã thành công một nửa. Thật vậy, một mở đầu tốt sẽ tạo không khí sôi nổi, hào hứng, kích thích tính tích cực, sáng tạo cho học sinh, góp phần làm học sinh yêu thích môn học đồng thời mang lại sự tự tin, lòng nhiệt tình của giáo viên. Đó cũng là cách để giáo viên ghi điểm trong mắt học sinh. Một khi học sinh đã yêu thích môn học, thần tượng ông thầy của mình thì chỉ cần đến tiết học ấy, nhìn thấy ông thầy ấy là các em đã muốn học rồi. Ngược lại, nếu một mở đầu nhàm chán , kém thuyết phục sẽ làm học sinh thất vọng, không chú ý những hoạt động tiếp theo, không muốn hợp tác với giáo viên, khi đó thầy (cô) sẽ phải độc thoại, phải diễn một mình. Sự cố gắng của giáo viên nhưng không được học sinh đáp lại, bầu nhiệt huyết sẽ bị vơi đi, dần dần việc lên lớp trở thành trách nhiệm chứ không phải niềm đam mê của người làm nghề giáo nữa. Về phía học sinh, các em đang tuổi ham vui, hiếu động, giờ bắt các em ngồi yên một chỗ 45 phút, nghe những điều mình không thích, quả là một cực hình và sẽ dẫn đến hệ lụy đi kèm là ngủ gật, nói chuyện, làm việc riêng.

 Thêm nữa, đầu tiết học là lúc mà các em đang còn bị phân tán bởi những trò chơi trong giờ giải lao, việc mở đầu hấp dẫn sẽ gom được sự tập trung của các em vào bài giảng.

 Cho nên ”mở đầu bài giảng môn vật lý độc đáo và lôi cuốn” là việc làm quan trọng để thu hút sự chú ý, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của các em ngay từ những giây phút đầu tiên của tiết học.

 

docx 13 trang thuychi01 8595
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Mở đầu bài giảng môn Vật lý độc đáo và lôi cuốn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG MÔN VẬT LÝ 
ĐỘC ĐÁO VÀ LÔI CUỐN
 Người thực hiện: Đỗ Thị Cúc
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác:Trường THPT Mường Lát
 SKKN thuộc lĩnh vực: Vật lý
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
	 Trang
1. Mở đầu..2
 1.1. Lý do chọn đề tài...2
 1.2. Mục đích nghiên cứu 2
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.. .2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.. 2
2. Nội dung nghiên cứu.3
 2.1. Cơ sở lí luận...........................................................................................3 
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....3
 2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề. 
 2.3.1. Mở đầu bài giảng bằng thơ: ......................................................3
	 2.3.2.Mở đầu bài giảng bằng những thí nghiệm thú vị, trái với suy nghĩ thông thường của các em............................ ..... .. ....................5
 2.3.3 Mở đầu bài giảng bằng phát ngôn gây sốc:......6
 2.3.4. mở đầu bài giảng bằng liên hệ thực tế: ..................................6
 2.3.5. mở đầu bài giảng bằng việc chỉ ra những tồn tại mà kiến thức cũ chưa giải quyết được.......7
 2.3. 6. Mở đầu bài giảng bằng một câu truyện thú vị: .....8
 2.3.7. Mở đầu bài giảng bằng trò chơi...9
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm....10
3. Kết luận và kiến nghị..10
Tài liệu tham khảo..11
Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá xếp loại cấp phòng GD&ĐT, cấp sở GD&ĐT và các cấp cao hơn xếp loại từ C trở lên.12
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Ấn tượng là cảm nhận ban đầu về một sự vật hiện tượng. Tuy thời gian để tạo ấn tượng là ngắn nhưng nó lại tồn tại lâu trong lòng mỗi người. Vì những cái gì đầu tiên cũng rất dễ nhớ. Ví dụ: ngày đầu tiên đi làm, tháng lương đầu tiên,cái nắm tay đầu tiên, cuộc tình đầu tiênhay giây phút đầu tiên khi ông thầy bước vào lớp, đó là những khoảnh khắc dễ tạo ấn tượng vì vậy ta phải tận dụng giai đoạn mở đầu này để thu hút sự chú ý của học sinh.
	Người ta nói rằng: “ đầu có xuôi thì đuôi mới lọt” cho nên mở đâu bài giảng hấp dẫn thì coi như tiết học đã thành công một nửa. Thật vậy, một mở đầu tốt sẽ tạo không khí sôi nổi, hào hứng, kích thích tính tích cực, sáng tạo cho học sinh, góp phần làm học sinh yêu thích môn học đồng thời mang lại sự tự tin, lòng nhiệt tình của giáo viên. Đó cũng là cách để giáo viên ghi điểm trong mắt học sinh. Một khi học sinh đã yêu thích môn học, thần tượng ông thầy của mình thì chỉ cần đến tiết học ấy, nhìn thấy ông thầy ấy là các em đã muốn học rồi. Ngược lại, nếu một mở đầu nhàm chán , kém thuyết phục sẽ làm học sinh thất vọng, không chú ý những hoạt động tiếp theo, không muốn hợp tác với giáo viên, khi đó thầy (cô) sẽ phải độc thoại, phải diễn một mình. Sự cố gắng của giáo viên nhưng không được học sinh đáp lại, bầu nhiệt huyết sẽ bị vơi đi, dần dần việc lên lớp trở thành trách nhiệm chứ không phải niềm đam mê của người làm nghề giáo nữa. Về phía học sinh, các em đang tuổi ham vui, hiếu động, giờ bắt các em ngồi yên một chỗ 45 phút, nghe những điều mình không thích, quả là một cực hình và sẽ dẫn đến hệ lụy đi kèm là ngủ gật, nói chuyện, làm việc riêng...
	 Thêm nữa, đầu tiết học là lúc mà các em đang còn bị phân tán bởi những trò chơi trong giờ giải lao, việc mở đầu hấp dẫn sẽ gom được sự tập trung của các em vào bài giảng.
	Cho nên ”mở đầu bài giảng môn vật lý độc đáo và lôi cuốn” là việc làm quan trọng để thu hút sự chú ý, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của các em ngay từ những giây phút đầu tiên của tiết học.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
	Đề xuất một số cách mở đầu bài giảng môn vật lý một cách độc đáo nhằm tạo hứng thú cho học sinh trước khi tìm hiểu vấn đề mới. 
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Tôi tiến hành nghiên cứu các bài vật lý trong chương trình THPT để đưa ra những cách mở đầu hay nhất cho mỗi tiết học.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc tài liệu, lựa chọn các đơn vị kiến thức có liên quan.
	Khảo sát thực tế, thu thập thông tin liên quan đến mỗi bài học.
	Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông qua các tiết học trên lớp.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
	2.1. Cơ sở lí luận:
	Mở đầu bài giảng là công đoạn diễn ra sau phần kiểm tra bài cũ, nó phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
	 Chỉ dành 3-5 phút cho phần mở đầu, không nên lan man, quá dài sẽ làm tốn thời gian, mất tập trung vào phần nội dung chính của bài.
Câu truyện, hình ảnh đưa ra phải thật đắt để đủ sức thu hút sự chú ý, kích thích được tính tò mò của học sinh.
Mở đầu bài giảng phải có tác dụng định hướng học tập cho học sinh, nghĩa là bài này nghiên cứu vấn đề gì, trả lời được câu hỏi gì.
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Với mỗi buổi giao ban cuối tuấn tôi thường được nghe giáo viên trực ban thông báo: em A ngủ trong giờ, em B làm việc riêng....vẫn biết học sinh ở vùng núi cao như trường THPT Mường Lát là yếu, kém nhưng để xảy ra tình trạng trên thì cần phải xem xét lại cách dạy của giáo viên.
	” Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài...” hay ” bài học hôm nay là...”. Cách mở đầu như vậy cộng thêm giọng nói đều đều, không có điểm nhấn của giáo viên thì học sinh cảm thấy tẻ nhạt, nhàm chán, dẫn đến buồn ngủ là điều không tránh khỏi. Với đặc điểm của học sinh mường lát là yếu về kiến thức nền tảng, thiếu về tính chăm chỉ và sẵn sàng bỏ học bất kỳ lúc nào thì việc giáo viên cần phải sáng tạo để tiết dạy của mình trở nên hấp dẫn các em là điều rất quan trọng.
	2.3. Các giải pháp thực hiện
	Dưới đây tôi xin trình bày một số kinh nghiệm nhỏ của mình về việc mở đầu bài học để thu hút các em ngay từ giây phút đầu tiên của tiết học.
	2.3.1. Mở đầu bài giảng bằng bài thơ, bài hát:
	Đã 17 năm trôi qua nhưng tôi vẫn còn nhớ như in tiết học vật lý lớp 8 tại trường THCS Lộc Sơn – Hậu Lộc – Thanh – Hóa với cô giáo Bùi Thị Hường. Hôm ấy vào lớp thay bằng những câu hỏi bài cũ là cô đọc bài “ sóng” của Xuân Quỳnh:
	“ .
	Trước muôn trùng sóng bể
	Em nghĩ về anh,em
	Em nghĩ về biển lớn.
	Từ nơi nào sóng lên?
	Sóng bắt đầu từ gió
	Gió bắt đầu từ đâu
	Em cũng không biết nữa..
Vậy gió bắt đầu từ đâu? Để trả lời câu hỏi này ta đi tìm hiểu bài áp suất khí quyển”. 
	Hay gần đây trên mạng xã hội chúng ta thấy những video thầy giáo đọc ráp để giảng bài cũng được lan truyền với tốc độ chóng mặt cùng với hàng nghìn lượt like và bình luận thể hiện sự thích thú của các bạn học sinh, sinh viên. 
	Hai mẩu chuyện nhỏ trên đây cho thấy tác động mạnh mẽ, lâu dài và tích cực của cách mở bài, giảng bài phá cách này lên não bộ của người học. vì vậy giáo viên nên vận dụng vào những bài dạy phù hợp.
Ví dụ: Bài “Tia X” vật lý 12: Giáo viên đọc thơ với chất giọng truyền cảm.
Anh yêu em trong tình yêu vật lý
Cái nhìn đầu hai ý nghĩ giao thoa
Lực hấp dẫn nên hai ta yêu mến
Từ mỗi người nay đã trở thành đôi.
Quá yêu em nên anh nghĩ xa xôi.
Từ xa tít về tận dương vô cực.
Dẫu cuộc đời trải qua nhiều thách thức
Thì anh đây xin hứa sẽ bảo toàn.
Trái tim anh nếu em lấy đạo hàm,
Chắc chắn rằng kết quả sẽ bằng không.
Nếu như em vẫn chưa đủ lòng tin
Thì em hãy nhìn anh bằng tia X.
Anh yêu em hơn mọi lời giải thích.
Thực nghiệm rồi minh chứng trái tim anh.
Vậy tia X là gì? Có tính chất như thế nào mà tác giả lại ví von rằng “hãy nhìn anh bằng tia X” để thấy được tấm chân tình của mình?
Ví dụ: bài “lăng kính” vật lý 11:
Giáo viên hát một đoạn của bài hát “ cầu vồng khuyết”: “ Đã khuya rồi vẫn ngồi đếm sao, sương rơi lạnh ướt đôi bờ vai. Chỉ còn chiếc cầu vồng khuyết, để mình tôi đơn côi”
Giáo viên: 
- Bài hát có hay không các em? 
Học sinh tranh nhau trả lời: 
- Hay , hay ạ.
- Các em có thích bài hát này không?
- Có ạ.
Giáo viên:
- Giai điệu bài hát rất hay nhưng lời bài hát không đúng thực tế!
Học sinh sẽ nhốn nháo lên thắc mắc.
- Muốn biết lý do các em hãy đi tìm hiểu bài lăng kính.
Với cách vào bài mới mẻ, độc đáo như vậy thì thầy (cô) vật lý khô khan ngày nào, giờ đây trong mắt học sinh trở thành thi sỹ, ca sỹ. Những vần thơ, điệu nhạc sẽ xóa tan không khí căng thẳng, tạo tâm lý thoải mái cho học sinh ngay từ đầu tiết,đồng thời thu hút được sự chú ý của các em vào bài học. 
2.3.2.Mở đầu bài giảng bằng những thí nghiệm thú vị, trái với suy nghĩ thông thường của các em.
“Trăm nghe không bằng mắt thấy”. Những thí nghiệm giúp các em trực tiếp nhìn thấy hiện tượng sẽ có sức thuyết phục hơn là những lời nói suông của giáo viên, đặc biệt là những thí nghiệm trái với suy nghĩ thông thường sẽ kích thích trí tò mò và xuất hiện nhu cầu cần tìm hiểu nguyên nhân.
Ví dụ : Bài “các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” vật lý 10:
Giáo viên: “thả một chiếc ghim bằng sắt vào nước nó sẽ nổi hay chìm?”
Học sinh : “chìm.”
Sau đó giáo viên thả nhẹ nhàng chiếc kim trên mặt nước sao cho nó vẫn nổi. 
Vậy tại sao ghim làm bằng sắt nặng hơn nước lại nổi trên mặt nước? ta sẽ đi nghiên cứu tính chất bề mặt của chất lỏng để giải thích điều này.
Ví dụ: Bài “ phản xạ toàn phần” vật lý 11:
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất truyền thẳng của ánh sáng: “trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng”. Sau đó giáo viên thực hiện thí nghiệm ánh sáng bị bẻ cong:
Vậy tại sao lại có sự mâu thuẫn giữa tính chất truyền thẳng của ánh sáng và thí nghiệm này? Để trả lời câu hỏi đó,ta cùng nhau nghiên cứu bài “ hiện tượng phản xạ toàn phần”.
2.3.3 Mở đầu bài giảng bằng phát ngôn gây sốc:
Phát ngôn gây sốc ở đầu bài giảng có vai trò như dòng “tít” trên báo. Nó có tác dụng thu hút sự chú ý của người khác.
Ví dụ: Bài “mô men lực” vật lý 10:
Giáo viên:
- “Hãy cho tôi một điểm tựa , tôi sẽ nâng bổng trái đất lên”. Đây là câu nói của Acsimet.
Giáo viên mời một học sinh lên nâng bổng chiếc bàn. (Học sinh thực hiện rất khó khăn).
Giáo viên hỏi tiếp:
-Trái đất có nặng không?
Học sinh sẽ trả lời: “nặng, rất nặng”.
- Vậy dựa vào đâu mà Acsinet có thể phát biểu như vậy?
 2.3.4. mở đầu bài giảng bằng liên hệ thực tế:	
Giáo viên có thể dùng những hiện tượng thú vị xung quanh cuộc sống để kích thích tính tò mò và lôi cuốn các em vào bài học.
Ví dụ: Bài” hiện tượng quang điện “ vật lý 12:
 Giáo viên nêu hiện tượng: Một hành khách đang đi về phía cửa của siêu thị, thấy hai tấm cửa kính đang khép lại. Nhưng thật lạ,khi anh ta lại gần thì hai tấm cửa tự động tách ra xa nhau và khép lại khi anh ta đã vào trong. Vậy hiện tượng đóng-mở của tự động ở đây hoạt động dựa trên hiện tượng vật lý nào? 
Ví dụ: Bài “sự nở vì nhiệt của vật rắn” vật lý 10:
Tại sao tấm tôn lợp nhà người ta không làm phẳng mà là hình gợn sóng?
Tại sao đường ray xe lửa có khe hở
2.3.5. mở đầu bài giảng bằng việc chỉ ra những tồn tại mà kiến thức cũ chưa giải quyết được.
 	VÍ dụ: bài “phản xạ toàn phần” vật lý 11:
	Ngoài cách mở đầu như phần 2.3.2 ta còn có thể mở đầu như sau: 
Kiểm tra bài cũ dưới dạng bài tâp: Chiếu một tia sáng từ thủy tinh chiết suất ra không khí. Xác định tia khúc xạ trong 2 trường hợp sau:
a) Góc tới bằng 30o. b) Góc tới bằng 60o.
Giải:
tt
ADCT: n1 sin i =n2 sin r sin r = 
kk
a) sin r = r = 45o
b) sin r = vô lý
Với góc tới bằng 60okhông tìm được góc khúc xạ, vậy tia sáng đến mặt phân cách nó đi đâu? Ta sẽ tìm được câu trả lời sau khi học bài “ phản xạ toàn phần”.
Ví dụ: bài “ lực hấp dẫn” vật lý 10: 
Giáo viên: “Trái đất của chúng ta hình gì?”
Học sinh: “hình tròn.”
Giáo viên: “vậy tại sao người phía bên kia không bị rơi ra khỏi mặt đất?”
2.3. 6. Mở đầu bài giảng bằng một câu truyện thú vị:
Ví dụ: khi dạy tiết 2 bài dòng điện trong chất khí tôi sẽ kể câu truyện:
Vào ngày 20/8/975 một nhóm người đi chơi trong công viên quốc gia ở California. Khi lên đến đỉnh núi, nhóm người này thấy thời tiết đang xấu dần, đồng thời tóc của họ cũng dựng đứng bất thường. Thấy tức cười, một người trong nhóm đã chụp lại ảnh của các bạn trong tiếng cười đùa của cả nhóm. Không ai hay biết điều nguy hiểm đang đến với họ do đó họ vẫn mải mê vui chơi, cho đến lúc xuất hiện những hạt mưa và tiếng sét đinh tai vang lên khiến họ ngã quỵ và ngất lịm. 
Vậy tại sao tóc họ dựng đứng? điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? nếu là các em thì có thích thú và đứng lại chụp ảnh kỷ niệm không?
	Ví dụ : bài “thấu kính mỏng vật lý 11”:
Giáo viên kể một câu truyện: một nhóm nhà thám hiểm đến bắc cực nhưng họ quên mang bật lửa. Họ đã dùng Băng để lấy lửa. vậy họ có lấy được lửa từ những tảng băng lạnh giá đó không?
	Học sinh sẽ bỡ ngỡ: băng lạnh như thế làm sao mà lấy được lửa?
2.3.7. Mở đầu bài giảng bằng trò chơi.
Chắc chắn rằng em học sinh nào cũng thích chơi trò chơi, mở đầu bài giảng bằng hình thức này sẽ mang lại cho học sinh tâm lý thoải mái, không khí tiết học sôi nổi.
Ví dụ: bài “ba định luật niu tơn” vật lý `10:
Giáo viên đặt cốc nước trên tờ giấy, yêu cầu học sinh không được đụng vào cốc nước, lấy tờ giấy ra mà nước không bị đổ.
Trò chơi đoán hình. Một hình nền được che bởi nhiều mảnh ghép, mỗi mảnh ghép là một câu hỏi. mỗi câu hỏi được trả lời thì phần hình nền phía dưới xuất hiện. Ai trả lời được hình nền phía dưới người đó sẽ thắng. chú ý là hình nền phía dưới phải liên quan đến nội dung kiến thức bài học.
Ví dụ: bài” Mẫu nguyên tử Bo” vật lý 12.
Giáo viên đưa ra hình nền bị che bởi 4 mảnh ghép. Mỗi mảnh ghép là một câu hỏi, lần lượt cho học sinh lật mở và trả lời các câu hỏi. 
khi trả lời xong các câu hỏi thì hiện ra chân dung nhà bác học. 
- Đây là ai? ( Nin-xơ Bo).
Giáo viên giới thiệu: Nin-xơ Bo là nhà bác học người đan mạch, ông là người đầu tiên xây dựng lý thuyết về cấu tạo nguyên tử theo tinh thần của thuyết lượng tử. Vậy mẫu nguyên tử mà Bo đưa ra là gì? Ta nghiên cứu bài 33 : Mẫu nguyên tử Bo.
	2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
	Tôi đã áp dụng các cách mở đầu bài giảng như trên vào quá trình dạy học. Kết quả cho thấy các em không còn tâm lý né tránh môn học này nữa, thay vào đó là sự thích thú, tò mò, mong muốn tìm hiểu kiến thức mới để giải quyết vấn đề còn tồn tại. Các em không còn cảm thấy căng thẳng, sợ sệt mỗi khi cô giáo gọi trả lời câu hỏi, không khí tiết học trở nên thoải mái, sôi nổi, khoảng cách cô – trò được rút ngắn lại. Giờ đây các em chính là người chủ động đặt ra vấn đề và tự tìm cách giải quyết vấn đề. Qua đó các em vận dụng được kiến thức vật lý vào thực tế cuộc sống, thấy được vẻ đẹp, cái hồn của môn học này chứ không phải chỉ đơn giản là các định luật, các công thức rời rạc.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
	3.1. Kết luận 
	Muốn đạt được kết quả tốt cho môn học nào đó, yếu tố quan trọng là học sinh phải có hứng thú học tập. Với đặc thù là môn khoa học thực nghiệm, hầu hết mọi sự vật hiện tượng diễn ra quanh ta đều liên quan đến vật lý, giáo viên chỉ cần khéo léo một chút đánh vào tâm lý tò mò của các em là sẽ lôi cuốn được học sinh vào bài dạy của mình. 
	Để có một tiết học trọn vẹn thì sau việc mở bài độc đáo như trên, giáo viên cần tiếp tục duy trì không khí tích cực của tiết học bằng lối giảng bài dễ hiểu, thuyết phục trong phần xây dựng liến thức mới và ứng dụng thiết thực trong phần củng cố, vận dụng.
	3.2.Kiến nghị
	Trong những lần đổi mới sách giáo khoa, các soạn giả cần đưa thêm nhiều bài tập, ví dụ thực tế để học sinh thấy rõ hơn vai trò của môn học đối với cuộc sống.
	Các đồng nghiệp nên trao đổi kinh nghiệm với nhau nhiều hơn để rút ra cho mình cách dạy hay nhất.
	Hàng năm các sáng kiến có chất lượng, đạt giải đề nghị Sở Giáo dục chuyển đến các đơn vị hoặc công bố rộng rãi trên mạng để giáo viên tham khảo, học hỏi.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Đỗ Thị Cúc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 : Mạng internet. 
 : Vật lý 12 nâng cao - Lương Duyên Bình.
DANH MỤC
 CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: ĐỖ THỊ CÚC
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Mường Lát.
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
Hướng dẫn học sinh thiết kế, chế tạo thí nghiệm phần giao thoa sóng nước, giao thoa ánh sáng trong chương trình vật lý 12 THPT
Sở
C
2015-2016
2
Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông trong dạy học vật lý.
Sở
C
2017-2018

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mo_dau_bai_giang_mon_vat_ly_doc_dao_va.docx