SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học theo chủ đề. Chủ đề: Hợp chất của Lưu huỳnh hóa học lớp 10 cơ bản
Hóa học là một môn học thực nghiệm, mang tính khoa học rất cao. Hóa học đòi hỏi ở học sinh rất nhiều về năng lực tư duy, phân tích và khả năng tìm tòi sáng tạo để nắm vững kiến thức, từ đó rèn luyện thành kỹ năng và phát triển mềm dẻo thành kỹ xảo. Vì vậy việc thiết kế và tổ chức dạy học của giáo viên là một nghệ thuật. Thực hiện kế hoạch năm học của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT Thanh Hóa về việc tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học. Việc người dạy chọn cho mình một phương pháp truyền thụ kiến thức để học sinh dễ tiếp nhận nhất. Mặt khác, một phương pháp mà đòi hỏi học sinh phải có tính tự giác, tự tìm tòi kiến thức, sáng tạo và có khả năng vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế, dạy học theo chủ đề là phương pháp mà ngành Giáo dục đã đưa vào nhiệm vụ của năm học 2014 – 2015 đến nay. Với kiến thức trong chương trình sách giáo khoa hiện hành việc dạy học theo bài đã phân định và thời gian của mỗi tiết học không còn là bắt buộc theo thứ tự thay vào đó dạy học theo chủ đề vẫn đảm bảo nội dung kiến thức của chương trình, mặt khác nó còn khơi dạy được tính chủ động, tự giác, tính tự tìm tòi, sáng tạo và vận dụng của người học. Việc logic lại nội dung kiến thức đã học hay đưa ra một sơ đồ để tóm tắt hệ thống các kiến thức của bài học là nội dung đã được áp dụng từ nhiều năm nay bằng sơ đồ tư. Việc kết hợp sơ đồ tư dạy vào dạy hóa học theo chủ đề lại càng nâng cao kỹ năng cho người học, bắt buộc người học phải vận dụng nhiều kỉ năng như : sưu tầm, tìm tòi, vận dụng, hệ thống lại các kiến thức, từ đó xây dựng thành sơ đồ tư duy để vận dụng vào bài học. Để đáp ứng được yêu cầu trên tôi chọn đề tài “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học theo chủ đề. Chủ đề : Hợp chất của Lưu huỳnh hóa học lớp 10 cơ bản”.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ. I. PHẦN MỞ ĐẦU. I.1. Lí do chọn đề tài. Hóa học là một môn học thực nghiệm, mang tính khoa học rất cao. Hóa học đòi hỏi ở học sinh rất nhiều về năng lực tư duy, phân tích và khả năng tìm tòi sáng tạo để nắm vững kiến thức, từ đó rèn luyện thành kỹ năng và phát triển mềm dẻo thành kỹ xảo. Vì vậy việc thiết kế và tổ chức dạy học của giáo viên là một nghệ thuật. Thực hiện kế hoạch năm học của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT Thanh Hóa về việc tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học. Việc người dạy chọn cho mình một phương pháp truyền thụ kiến thức để học sinh dễ tiếp nhận nhất. Mặt khác, một phương pháp mà đòi hỏi học sinh phải có tính tự giác, tự tìm tòi kiến thức, sáng tạo và có khả năng vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế, dạy học theo chủ đề là phương pháp mà ngành Giáo dục đã đưa vào nhiệm vụ của năm học 2014 – 2015 đến nay. Với kiến thức trong chương trình sách giáo khoa hiện hành việc dạy học theo bài đã phân định và thời gian của mỗi tiết học không còn là bắt buộc theo thứ tự thay vào đó dạy học theo chủ đề vẫn đảm bảo nội dung kiến thức của chương trình, mặt khác nó còn khơi dạy được tính chủ động, tự giác, tính tự tìm tòi, sáng tạo và vận dụng của người học. Việc logic lại nội dung kiến thức đã học hay đưa ra một sơ đồ để tóm tắt hệ thống các kiến thức của bài học là nội dung đã được áp dụng từ nhiều năm nay bằng sơ đồ tư. Việc kết hợp sơ đồ tư dạy vào dạy hóa học theo chủ đề lại càng nâng cao kỹ năng cho người học, bắt buộc người học phải vận dụng nhiều kỉ năng như : sưu tầm, tìm tòi, vận dụng, hệ thống lại các kiến thức, từ đó xây dựng thành sơ đồ tư duy để vận dụng vào bài học. Để đáp ứng được yêu cầu trên tôi chọn đề tài “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học theo chủ đề. Chủ đề : Hợp chất của Lưu huỳnh hóa học lớp 10 cơ bản”. I.2. Phạm vi của đề tài. Chương Oxi – Lưu huỳnh: phần hợp chất của Lưu huỳnh hóa học lớp 10 cơ bản. I.3. Lịch sử của đề tài. Xuất phát từ việc dạy học theo sơ đồ tư duy và theo chủ đề nội dung của môn học và việc đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề chính của ngành giáo dục. Việc sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp dạy học để có hiệu quả cao đòi hỏi mỗi người giáo viên cần phải tự tìm ra những phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh để vận dụng vào giảng dạy. I.4. Mục đích của đề tài. Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên và học của học sinh. I.5. Tính mới mẻ của đề tài. Việc kết hợp sơ đồ tư dạy vào dạy hóa học theo chủ đề nhằm nâng cao kỹ năng cho người học, bắt buộc người học phải vận dụng nhiều kỉ năng như : sưu tầm, tìm tòi, vận dụng, hệ thống lại các kiến thức, từ đó xây dựng thành sơ đồ tư duy để vận dụng vào bài học. Việc dạy học theo chủ đề không bắt buộc theo thứ tự bài đã phân định mà theo chủ quan của người dạy, người triên khai bài học nhưng vẫn phải đảm bảo nội dung như trong SKG, vận dụng kiến thức thực tiễn nhiều hơn, học sinh chủ động tự tìm tòi nghiên cứu. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. II.1. Thực trạng. Trong quá trình giảng dạy môn Hóa học lớp 10 cơ bản ở các lớp đại trà của nhà trường bản thân tôi nhận thấy phần lớn các em ở các lớp này thì kiến thức và khả năng tư duy cũng như tính tự giác học tập của các em kém hơn nhiều so với các lớp mũi nhọn của nhà trường, các em vẫn còn mang tính thụ động, tính ỉ lại và phụ thuộc vào giáo viên nhiều hơn, khả năng tự tìm tòi, tính tự giác chưa cao. Mặt khác theo kiến thức sách giáo khoa thì thiên về lí thuyết, tính thực tiễn ngoài cuốc sống chưa đề cập nhiều, chính vì vậy để kích thích sự hứng thú và khả năng tự vận động tìm tòi, của mỗi học sinh đối với môn học và bài học thì bản thân tôi thấy chương “ Oxi – Lưu huỳnh ” có nội dung liên quan đến thực tiễn cuộc sống kiến thức về hợp chất của lưu huỳnh có nhiều tác động tích cực cũng như tiêu cực đến cuộc sống môi trường sống xung quang ta. Giảng dạy theo sơ đồ tư duy tăng cường tính tích cực của học sinh Năm học 2011-2012 là năm đầu tiên ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai giảng dạy theo sơ đồ tư duy ở bậc học THPT. Qua thực tế cho thấy việc giảng dạy này đã tạo hứng thú cho học sinh. Mỗi học sinh có thể tự lập sơ đồ tư duy cho mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên để bài học trở nên dễ thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Cùng một nội dung nhưng các em có thể thêm nhánh, thêm chú thích dưới dạng hình vẽ nhiều màu sắc tùy vào cách hiểu, cách lĩnh hội kiến thức trong bài học của mình. Nếu không sử dụng phần mềm, giáo viên có thể linh động sử dụng hình vẽ tay với những màu sắc, hình ảnh, từ ngữ diễn đạt khác nhau nhằm giúp học sinh có thể nắm bắt và nhớ được phần cốt lõi của bài giảng ngay tại lớp học. Sơ đồ tư duy đặc biệt chú trọng về màu sắc, hình ảnh với từ ngữ ngắn gọn thể hiện qua mạng liên tưởng (các nhánh trong bài giảng). Từ phần nội dung chính, giáo viên vẽ ra từng nhánh nhỏ theo từng tiểu mục chính của bài giảng và chú thích, giảng giải theo một ngôn ngữ dễ hiểu và gần gũi với học sinh. Như vậy, thay vì phải học thuộc lòng các khái niệm, định nghĩa hay cả bài giảng đọc chép như lúc trước, giờ đây học sinh có thể hiểu và nắm được khái niệm qua hình vẽ. Chính sự liên tưởng theo hướng dẫn của giáo viên cũng giúp các em nhớ được phần trọng tâm của bài giảng. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ, vẽ, viết gì trên sơ đồ tư duy, hệ thống hóa kiến thức chọn lọc những phần nào trong bài để ghi, thể hiện dưới hình thức kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc, vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống. Để giảng dạy theo sơ đồ tư duy, giáo viên có thể chủ động vẽ hình trên bảng rồi cho học sinh tiếp tục lên phân nhánh sơ đồ hay để học sinh chia thành từng nhóm nhỏ rồi tự vẽ sơ đồ theo cách hiểu của mình sau đó giáo viên định hướng lại từng nội dung cho học sinh. Sơ đồ tư duy thực chất là một sơ đồ mở không theo một khuôn mẫu hay tỷ lệ nhất định mà là cách hệ thống kiến thức tạo ra một tiết học sinh động, đầy màu sắc và thực sự hiệu quả. Giảng dạy theo sơ đồ tư duy phát huy tính tích cực nhiều nhất trong các giờ ôn tập. Khi học sinh trở thành chủ thể thành nhân vật trung tâm trong mỗi tiết học, các em sẽ trở nên hào hứng và hăng say hơn trong học tập. II.2. Kết quả. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế dạy học cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa phương pháp dạy học kết hợp sơ đồ tư duy theo chủ đề và phương pháp truyền thống, phương pháp dạy học kết hợp sơ đồ tư duy theo chủ đề làm tăng tính chủ động, sáng tạo,tính tự giác và khả năng hệ thống hóa vấn đề, khả năng hoạt động theo nhóm của học sinh có hiệu quả hơn khi mà các em học sinh có thời gian chuẩn bị thu thập các hình ảnh, thông tin từ thực tiễn để vận dụng vào bài học và từ bài học vào thực tiễn. Giáo viên trở thành người hướng dẫn, hỗ trợ Trước đây, giáo viên vẫn thường sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức cho học sinh nhưng học sinh vẫn là người tiếp thu một cách thụ động. Với việc giảng dạy bằng sơ đồ tư duy, nhất là cho học sinh tự phát huy khả năng sáng tạo của mình bằng cách tự vẽ, tự phân bố và thể hiện nội dung bài học qua sơ đồ sau đó yêu cầu các bạn khác bổ sung những phần còn thiếu. Kết thúc bài giảng, thay vì phải ghi chép theo cách truyền thống, học sinh có thể tự “vẽ” bài học theo cách hiểu của mình với nhiều màu sắc và hình ảnh khác nhau. Đến tiết học sau, chỉ cần nhìn vào sơ đồ, các em có thể nhớ được những phần trọng tâm của bài học. Giảng dạy theo sơ đồ tư duy mang tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kỳ điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường, có thiết kế trên giấy, bìa, bảng bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn màu hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm sơ đồ tư duy đã được triển khai đến từng trường. Việc vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới. Tony Buzan sinh năm 1942, chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu hoạt động của bộ não và là cha đẻ của Mind Map. Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới; hơn 250 triệu người sử dụng phương pháp Mind Map của Tony Buzan; khoảng hơn 3 tỷ người đã từng xem và nghe chương trình của ông (ông đã từng sang Việt Nam năm 2007 để nói chuyện về lĩnh vực nghiên cứu của mình). Trong dạy học: Việc sử dụng sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học. Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc – đã học, theo cách hiểu của học sinh với dạng sơ đồ tư duy. Sau khi cho học sinh làm quen với một số sơ đồ tư duy có sẵn, giáo viên đưa ra một chủ đề chính, đặt chủ đề này ở vị trí trung tâm bảng (hoặc vào trang vở, tờ giấy/ bìa) rồi đặt câu hỏi gợi ý để học sinh vẽ tiếp các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3... Mỗi bài học được tự vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy, giúp học sinh dễ ôn tập, dễ xem lại kiến thức khi cần. Đối với học sinh: Học sinh thường xuyên tự lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích Và đó chính là để học sinh “Học cách học”: Học sinh được học để tích lũy kiến thức, nhưng từ trước đến nay học sinh chưa biêt cách học cách để lĩnh hội những kiến thức bộ môn hóa học một cách hiệu quả. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. - Nghiên cứu tổng quan về chủ đề hợp chất của Lưu huỳnh trong chương trình hóa học lớp 10 cơ bản. - Các bước thực hiện thiết kế bài dạy kết hợp sơ đồ tư duy và phương pháp dạy học theo Chủ đề. - Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tiễn liên quan đến hợp chất của Lưu huỳnh. - Ứng dụng thực tiễn vào dạy học ở nhà trường. II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN. II.1. Tổng quan. II.1.1. Xác định vấn đề cần giải quyết trong chuyên đề cần xây dựng. Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, hệ thống hóa và ứng dụng kiến thức mới vào việc thiết kế sơ đồ tư duy chủ đề nội dung bài học. II.1.2. Lựa chọn nội dung, xây dựng chuyên đề dạy học. CHỦ ĐỀ : HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH lớp 10 cơ bản. II.1.3. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực. II.1.3.1. Kiến thức: HS biết : - Tính chất vật lí của H2S, SO2, SO3 và H2SO4. - Tính chất hóa học của H2S, SO2, SO3 và H2SO4. - Các phương pháp điều chế và ứng dụng của chúng. HS hiểu : Nguyên nhân tính chất hóa học của của H2S, SO2, SO3 và H2SO4. II.1.3.2. Kỹ năng: - Viết pthh của phản ứng oxi hóa - khử trong đó có sự tham gia của các chất trên. - Hình thành thói quen làm việc có kế hoạch, kỹ năng tự tìm kiếm, chắt lọc thông tin qua các nguồn: sách, báo, đặc biệt qua mạng internet - Rèn luyện kỹ năng tự lập sơ đồ tư duy theo chủ đề bài học II.1.3.3. Năng lực cần phát triển. - Khả năng tự nghiên cứu SGK, hệ thống được kiến thức và xây dựng được sơ đồ tư duy áp dụng vào bài học. - Giải thích được nguyên nhân vì sao các chất lại có tính chất hóa học như vậy. - Viết được các pthh thể hiện tính chất hóa học của chúng. - Giải thích một số hiện tượng liên quan đến thực tiễn. II.1.4. Bảng mô tả các năng lực cần phát triển. Nội dung chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Hiđro sunfua. 1. Biết tính chất vật lí và tính chất hóa học của H2S. 2. Biết được trạng thái tự nhiên và cách điều chế H2S. 1. Hiểu được nguyên nhân tính khử mạnh của H2S. 1.Viết pthh phản ứng oxi hóa –khử có sự tham gia của H2S dựa trên cơ sở sự thay đổi số oxi hóa cảu các nguyên tố. 2. Viết pthh thể hiện tính axit yếu của H2S. 1.Vận dụng kiến thức giải thích các vấn đề liên quan trong thực tiễn của H2S. 2. Giải các bài tập của H2S khi tác dụng với dd Bazơ tạo muối. Xét tỉ lệ để biết tạo muối nào. Lưu huỳnh đioxit. 1. Biết tính chất vật lí và tính chất hóa học của SO2. 2. Biết được ứng dụng và cách điều chế SO2. 1. Hiểu được nguyên nhân vì sao SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. 1.Viết pthh phản ứng oxi hóa –khử có sự tham gia của SO2 dựa trên cơ sở sự thay đổi số oxi hóa cảu các nguyên tố. 2. Viết pthh thể hiện tính axit yếu của SO2. 1.Vận dụng kiến thức giải thích các vấn đề liên quan trong thực tiễn của SO2. 2. Giải các bài tập của SO2 khi tác dụng với dd Bazơ tạo muối. Xét tỉ lệ để biết tạo muối nào. Lưu huỳnh Trioxit. 1. Biết tính chất vật lí và tính chất hóa học của SO3. 2. Biết ứng dụng và điều chế SO3. 1. Hiểu được nguyên nhân vì sao SO3 lại có tính oxi hóa. 1.Viết pthh phản ứng oxi hóa –khử có sự tham gia của SO3 dựa trên cơ sở sự thay đổi số oxi hóa cảu các nguyên tố. 2. Viết pthh thể hiện tính axit yếu của SO3. 1. Giải các bài tập của SO3 khi tác dụng với dd Bazơ tạo muối. Xét tỉ lệ để biết tạo muối nào. Axit sunfuric. 1. Biết tính chất vật lí, tính chất hóa học của H2SO4 loãng và đặc. 2. Biết ứng dụng và điều chế H2SO4. 3. Vai trò của H2SO4 đối với nền kinh tế quốc dân. 4. Biết cách nhận biết gốc sunfat. 1. H2SO4 loãng có tính chất của axit mạnh, H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh. 2. Nguyên nhân gây ra tính oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc là gốc SO42-. 1. Viết pthh thể hiện tính chất của H2SO4 loãng 2. Viết pthh thể hiện tính chất của H2SO4 đặc. Tính oxi hóa mạnh, tính háo nước. 3. Viết được các pthh nhận biết gốc sunfat. 1. Vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập nhận biết các chất. 2. Sử dụng các phương pháp để giải các bài tập liên quan đến H2SO4 loãng, H2SO4 đặc. Tích hợp giáo dục môi trường - Khi xác động vật chết hay khí SO2 thải ra ngoài môi trường thì có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường. - Ý thức của chúng ta như thế nào để bảo vệ môi trường. II.1.5. Hệ thống câu hỏi và bài tập. II.1.5.1. Mức độ biết: - Nêu tính chất vật lí và hóa học của H2S, SO2, SO3 và H2SO4 ? - Nêu các ứng dụng của H2S, SO2, SO3 và H2SO4 ? - Nêu phương pháp điều chế H2S, SO2, SO3 và H2SO4 ? II.1.5.2. Mức độ hiểu: - Cho biết tại sao Hiđro sunfua lại có tính khử mạnh ? - Cho biết tại sao Lưu huỳnh đioxit vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa ? - Cho biết tại sao Lưu huỳnh Trioxit có tính oxi hóa mạnh ? - Cho biết tại sao axit sunfuric đặc, nóng lại có tính oxi hóa rất mạnh ? II.1.5.3. Mức độ vận dụng thấp: - Lấy ví dụ chứng minh H2S thể hiện tính khử mạnh ? - Lấy ví dụ chứng minh SO2 vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa ? - Lấy ví dụ chứng minh SO3 thể hiện tính oxi hóa ? II.1.5.4. Mức độ vận dụng cao: - Giải thích tại sao khi ta cho H2SO4 đặc vào tờ giấy thì tờ giấy hóa than ? - Làm thế nào ta có thể đọc được chữ viết bằng dung dịch H2SO4 loãng lên tờ giấy trắng ? Hãy giải thích ? - Tại sao khi xác chết động vật bị phân hủy lại có mùi hôi thối khó chịu ? Cho biết mùi đó chủ yếu là hóa chất nào gây ra ? - Mưa axit gây thiệt hại mùa màng và phá hỏng những công trình bằng đá, kim loại ? Em hãy giải thích nguyên nhân mưa axit và sự phá hủy đó ? - Trong quá trình nuôi trồng thủy sản ( tôm, cá.. ) công nghiệp ta thường thấy hiện tượng cá tôm chết hàng loạt nguyên nhân là do bị nhiễm độc H2S. Sau mỗi vụ nuôi người ta phải vệ sinh ao nuôi sạch sẽ ? Hãy giải thích ? II.1.6. Tiến trình dạy học. Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh theo mẫu giáo án đã chuẩn bị. II.2. Tổ chức thực hiện. II.2.1. Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị bài học. Các lớp được chia thành 4 nhóm ( mỗi nhóm có nhóm trưởng, nhóm phó ) Giao nhiện vụ cho các nhóm. ( Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên). Nhóm 1. - Nghiên cứu tài liệu, SGK trình bày tính chất vật lí, tính chất hóa học, trạng thái tụ nhiên và điều chế Hiđro sunfua. - Thu thập các hình ảnh về H2S qua các loại tài liệu. - Hệ thống nội dung kiến thức của bài học bằng sơ đồ tư duy. Nhóm 2. - Nghiên cứu tài liệu, SGK trình bày tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng và điều chế lưu huỳnh đioxit. - Thu thập các hình ảnh về SO2 qua các loại tài liệu. - Hệ thống nội dung kiến thức của bài học bằng sơ đồ tư duy. Nhóm 3. - Nghiên cứu tài liệu, SGK trình bày tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng và điều chế lưu huỳnh trioxit. - Thu thập các hình ảnh về SO3 qua các loại tài liệu. - Hệ thống nội dung kiến thức của bài học bằng sơ đồ tư duy. Nhóm 4. - Nghiên cứu tài liệu, SGK trình bày tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng và điều chế axit sunfuric. - Trình bày cách nhận biết gốc sunfat (SO42-) - Thu thập các hình ảnh liên quan đến H2SO4 qua các loại tài liệu. - Hệ thống nội dung kiến thức của bài học bằng sơ đồ tư duy. II.2.2. Các giáo án cụ thể. Tiết . HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH HIĐRO SUNFUA I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu của H2S. - Hiểu được tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) 2.Kĩ năng: - Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S - Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất của H2S - Phân biệt H2S - Tính thể tích khí H2S. 3.Thái độ: Ý thức được sự độc hại của H2S. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên : Gợi ý cho từng nhóm học sinh cách làm việc. thu thập thông tin, trình bày sản phẩm. Học sinh : Nhóm 1. - Nghiên cứu tài liệu, SGK cho biết tính chất vật lí, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên và điều chế hiđro sunsua. - Thu thập các hình ảnh của hiđro sunsua qua các loại tài liệu. - Hệ thống nội dung kiến thức của bài học bằng sơ đồ tư duy. III. PHƯƠNG PHÁP. - Làm việc theo nhóm. - Phương pháp tự nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tế. - Phương pháp thu thập thông tin và xử lí thông tin. - Phương pháp trình bày. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Nhóm 1: - Nghiên cứu tài liệu, SGK cho biết: Tính chất vật lí, Tính chất hóa học của trạng thái tự nhiên và điều chế hiđro sunfua. - Thu thập các hình ảnh của hiđro sunfua qua các loại tài liệu. Các nhóm còn lại chuẩn bị đặt câu hỏi cho nhóm 1 và yêu cầu trả lời. HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA HIĐRO SUNFUA (3 phút) Mục tiêu: Biết tính chất vật lí của H2S v GV yêu cầu hs trình bày. vHọc sinh : Nhóm 2. Cử đại diện trình bày. - Trạng thái ? Mùi đặc trưng ? - Tỷ khối so với KK? - Tính tan trong nước? vHọc sinh : Các nhóm khác nhận xét bổ sung. vGV : Bổ sung nếu có. - Lưu ý :Về tính độc hại của H2S có ở khí ga, xác động vật, thực vật, nước thải nhà máy. I. Hiđro sunfua H2S 1. Tính chất vật lí: - Chất khí, có mùi trứng thối đặc trưng - Rất độc và ít tan trong nước - Nặng hơn KK ( d = 34/29≈1.17) HOẠT ĐỘNG 2: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA H2S (20 phút) Mục tiêu: Biết về tính axit yếu của dung dịch H2S, hiểu tính khử của H2S v GV yêu cầu hs trình bày. vHọc sinh : Nhóm 2. Cử đại diện trình bày. - Tên gọi của axít H2S ? HS:Axít H2S: axít sunfuhiđric - So sánh mức độ axít H2S với axít cacbonic(H2CO3) HS:Độ axít :H2S < H2CO3 - H2S là axít mấy lần axít ? Có thể tạo ra những muối nào? =>Viết ptpư của H2S tạo nên muối trung hòa và muối axít. HS: trả lời *H2S có số oxi hoá thay đổi như thế nào? vHọc sinh : Các nhóm khác nhận xét bổ sung. vGV : Bổ sung nếu có. - Gv cho một số phản ứng, hs xác định vai trò các chất 2. Tính chất hoá học: a. Tính axít yếu: *Dung dịch axít sunfuhiđric : Tính axít rất yếu (yếu hơn axít cacbonic) - Có thể tạo ra 2 loại muối: + Muối trung hòa: Na2S; CaS; FeS + Muối axít: NaHS, Ba(HS)2. Vd: H2S + NaOH " NaHS + H2O H2S + 2NaOH " Na2S + 2H2O b. Tính khử mạnh: - Nguyên tố S trong H2S có số oxi hóa thấp nhất (-2) → H2S có tính khử mạnh. S-2 " S0 + 2e S-2 " S+4 + 6e 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O H2S + Cl2 → 2HCl + S H2S + 4Cl2+4H2O → 8HCl + H2SO4 HOẠT ĐỘNG 3: TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU CHẾ HIĐRO SUNFUA (5 phút) Mục tiêu: Biết trạng thái tự nhiên của H2S và cách điều chế Nhóm 2. Cử đại diện trình bày. Trạng thái tự nhiên và pp điều chế hiđro sunfua. Tại sao trong CN không điều chế hiđro sunfua. 3.Trạng thái tự
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_hoa_hoc_theo_chu_de.doc
- Bia 1.doc
- MỤC LỤC.doc