SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh Lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Nhất là
đối với học sinh lớp 12, việc hướng dẫn cho các em cách học hay phương pháp học
hiệu quả là cách để giúp các em đạt kết quả cao trong các kỳ kiểm tra, thi cử là
việc vô cùng quan trọng đối với mỗi giáo viên. Giáo viên phải hướng dẫn cho các
em học như thế nào, ghi bài ra sao để có thể dễ nhớ, dễ viết, nắm được kiến thức
sâu hơn, lâu hơn và biết cách vận dụng các kiến thức đó để làm bài tập nhằm nâng
cao kết quả làm bài.
Do đó, để giúp học sinh có thể ghi nhớ kiến thức sâu hơn, hiểu bài kỹ hơn và
biết cách vận dụng kiến thức để làm bài tập hiệu quả hơn, giải pháp của tôi là sử
dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức. Nghiên cứu được tiến hành trên hai
lớp 12A5 và 12A10 của trường THPT Trần Đại Nghĩa. Kết quả cho thấy tác động
ảnh hưởng không đáng kể đến kết quả kiểm tra và thi cử của học sinh. Học sinh
lớp thực nghiệm có điểm trung bình kiểm tra sau tác động không chênh lệch nhiều
so với lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng chỉ sử dụng sơ đồ tư duy không thể
giúp học sinh nâng cao kết quả làm bài kiểm tra mà phải kèm theo nhiều phương
pháp, hình thức dạy học khác và còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tự học của học
sinh.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Lớp 12A5 làm đối
chứng và lớp 12A10 làm thực nghiệm. Lớp thực nghiệm được hướng dẫn học và
ôn bài, làm bài theo hệ thống từ khoá trong sơ đồ tư duy. Kết quả cho thấy, tác
động không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập của học sinh. Điểm trung bình
(giá trị trung bình) bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 7.5, của lớp
đối chứng là 7.4. Kết quả kiểm tra T- Test độc lập cho thấy giá trị p = 0.3>0.05 có
nghĩa là chênh lệch này có khả năng xảy ra ngẫu nhiên dù có tác động hay không.
Điều đó chứng minh rằng việc chỉ sử dụng sơ đồ tư duy chưa chắc đã làm nâng cao
được kết quả học tập, kiểm tra của học sinh.
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY GIÚP HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA LÀM BÀI KIỂM TRA ĐẠT HIỆU QUẢ CAO” Giáo viên: TRẦN THỊ MAI TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD Cần Thơ, năm 2021 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA MỤC LỤC I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI ............................................................................................... 1 II. GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 2 1. Hiện trạng ......................................................................................................... 2 2. Giải pháp thay thế ............................................................................................. 2 3. Một số đề tài gần đây ........................................................................................ 3 4. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 4 III. PHƯƠNG PHÁP ................................................................................................ 4 1. Khách thể nghiên cứu ....................................................................................... 4 2. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 4 3. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 5 4. Đo lường và thu thập dữ liệu ............................................................................ 8 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ ....................................... 9 1. Phân tích dữ liệu ............................................................................................... 9 2. Bàn luận kết quả ............................................................................................. 12 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 12 1. Kết luận ........................................................................................................... 12 2. Khuyến nghị .................................................................................................... 13 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 14 VII. CÁC PHỤ LỤC ............................................................................................... 15 1 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY GIÚP HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA LÀM BÀI KIỂM TRA ĐẠT HIỆU QUẢ CAO I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Nhất là đối với học sinh lớp 12, việc hướng dẫn cho các em cách học hay phương pháp học hiệu quả là cách để giúp các em đạt kết quả cao trong các kỳ kiểm tra, thi cử là việc vô cùng quan trọng đối với mỗi giáo viên. Giáo viên phải hướng dẫn cho các em học như thế nào, ghi bài ra sao để có thể dễ nhớ, dễ viết, nắm được kiến thức sâu hơn, lâu hơn và biết cách vận dụng các kiến thức đó để làm bài tập nhằm nâng cao kết quả làm bài. Do đó, để giúp học sinh có thể ghi nhớ kiến thức sâu hơn, hiểu bài kỹ hơn và biết cách vận dụng kiến thức để làm bài tập hiệu quả hơn, giải pháp của tôi là sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức. Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp 12A5 và 12A10 của trường THPT Trần Đại Nghĩa. Kết quả cho thấy tác động ảnh hưởng không đáng kể đến kết quả kiểm tra và thi cử của học sinh. Học sinh lớp thực nghiệm có điểm trung bình kiểm tra sau tác động không chênh lệch nhiều so với lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng chỉ sử dụng sơ đồ tư duy không thể giúp học sinh nâng cao kết quả làm bài kiểm tra mà phải kèm theo nhiều phương pháp, hình thức dạy học khác và còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tự học của học sinh. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Lớp 12A5 làm đối chứng và lớp 12A10 làm thực nghiệm. Lớp thực nghiệm được hướng dẫn học và ôn bài, làm bài theo hệ thống từ khoá trong sơ đồ tư duy. Kết quả cho thấy, tác động không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập của học sinh. Điểm trung bình (giá trị trung bình) bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 7.5, của lớp đối chứng là 7.4. Kết quả kiểm tra T- Test độc lập cho thấy giá trị p = 0.3>0.05 có nghĩa là chênh lệch này có khả năng xảy ra ngẫu nhiên dù có tác động hay không. Điều đó chứng minh rằng việc chỉ sử dụng sơ đồ tư duy chưa chắc đã làm nâng cao được kết quả học tập, kiểm tra của học sinh. 2 II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng Từ năm học 2016-2017, môn GDCD trở thành một môn học bắt buộc trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội. Đề thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông với hình thức thi trắc nghiệm khách quan 100%, gồm bốn mức độ nhận thức như nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Trong đó, mức độ nhận biết và thông hiểu không những đòi hỏi học sinh phải nắm vững lý thuyết mà còn phải hiểu được vấn đề thì mới làm bài được, khi đã vững được lý thuyết mới có thể áp dụng để làm các bài tập ở mức độ nâng cao, nếu không học sinh sẽ không đạt điểm cao trong bài thi. Trong với tổ hợp Khoa học xã hội thì bài thi môn GDCD là bài thi tương đối dễ lấy điểm nhất so với môn Địa và môn Lịch sử. Tuy nhiên, thực tế qua quá trình giảng dạy môn GDCD lớp 12 nhiều năm liền bản thân tôi nhận thấy: Kết quả làm bài kiểm tra, thi cử của học sinh không được như mong muốn, số điểm 9, điểm 10 hàng năm vẫn còn khá thấp, trong toàn bộ đề thi thì phần nhận biết và phần thông hiểu là bị sai nhiều nhất. Có nhiều nguyên nhân: - Học sinh không nắm vững lý thuyết do không chăm chỉ học bài cũ; - Học sinh không có phương pháp học phù hợp; - Học sinh chưa có những kỹ năng cần thiết để giải bài tập trắc nghiệm; - Học sinh chưa xác định được những từ khoá quan trọng trong câu hỏi, trong bài; - Do chương trình học còn nặng về lý thuyết, không có nhiều tiết để làm bài tập, ôn luyện giúp học sinh làm quen với câu hỏi trắc nghiệm của môn học; - Do phương pháp dạy học của giáo viên chưa hấp dẫn học sinh, còn nặng nề về lý thuyết; - Học sinh chưa tự giải bài tập ở nhà, chưa tự giác tìm kiếm bài tập trên mạng, sách tham khảo mà còn trông chờ và giáo viên; - Giáo viên ít giao bài tập cho học sinh vì không có tiết sửa bài trên lớp, hoặc có giao học sinh cũng không tự giác làm; Như vậy, để khắc phục những khó khăn trước mắt và giúp học sinh có thể đạt hiệu quả cao trong các kỳ thi, tôi chọn nguyên nhân “ Chưa xác định được những từ khoá quan trọng trong câu hỏi, trong bài” để tìm cách khắc phục hiện trạng này. 2. Giải pháp thay thế Để khắc phục nguyên nhân đã nêu ở trên, tôi đã thực hiện rất nhiều giải pháp như: - Tăng cường trả bài cũ trên lớp bằng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm; - Sử dụng kỹ thuật tia chớp trong dạy học giúp học sinh nắm được từ khóa quan trọng trong bài; - Giao bài tập trắc nghiệm ở nhà cho học sinh để các em rèn luyện; - Hướng dẫn các em cách xác định từ khoá trong bài học, trong câu hỏi; 3 - Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức, ôn tập; Như vậy có rất nhiều giải pháp để khắc phục được hiện trạng trên, tuy nhiên mỗi giải pháp đều có những ưu điểm cũng như những hạn chế nhất định. Trong tất cả các giải pháp đó, tôi chọn giải pháp “ Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức, ôn tập” giúp học sinh tóm tắt nội dung bài học theo từ khoá, giúp bài học ngắn gọn hơn, dể học, dễ hiểu và nắm được bài lâu hơn, từ đó nâng cao được điểm số trong các lần kiểm tra. Cách thực hiện như sau: - Giáo viên tổ chức các hoạt động trên lớp như thường lệ, sau đó kết luận và yêu cầu tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy, với mỗi nội dung kiến thức, yêu cầu học sinh nêu được những từ khoá quan trọng. - Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh học bài theo sơ đồ tư duy bằng cách đặt các câu hỏi trắc nghiệm dựa trên các từ khoá trong sơ đồ tư duy và cho học sinh trả lời. - Đến giai đoạn luyện tập củng cố, giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trắc nghiệm, yêu cầu các em phải xác định được từ khoá trong câu hỏi và chọn đáp án đúng dựa trên từ khoá có trong sơ đồ tư duy. - Khi xây dựng các đề kiểm tra, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá dựa trên hệ thống từ khoá trong sơ đồ tư duy, hướng dẫn học sinh các phương pháp, mẹo làm bài tập. - Trên lớp, giáo viên tăng cường kiểm tra bài cũ bằng hình thức hỏi nhanh, đáp lẹ, với hình thức trả bài này, chỉ khi học sinh nằm kỹ bài, thuộc được từ khoá mới có thể trả lời nhanh theo yêu cầu. - Trong giai đoạn ôn tập thi tốt nghiệp, giáo viên tổ chức cho học sinh giải đề thi các năm trước và đối với mỗi câu hỏi, yêu cầu học sinh phải gạch dưới các từ khoá quan trọng và chọn ra đáp án, để khi các em tự giải bài tập ở nhà, có thể nhìn vào từ khoá đó và biết mình sẽ chọn đáp án nào. Với cách thực hành liên tục như thế, học sinh sẽ ghi nhớ rất lâu bài học của mình và quan trọng sẽ giúp học sinh tránh được tâm lý nhàm chán khi phải học quá nhiều lý thuyết. 3. Một số đề tài gần đây Về vấn đề sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học cho học sinh trung học phổ thông, đã có rất nhiều bài viết, sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện. Ví dụ như: - Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT” của tác giả Trần Thị Vân Anh, trường trung học phổ thông Nam Khoái Châu; - Sáng kiến kinh nghiệm “ Vận dụng sơ đồ tư duy cho học sinh trong hoạt động củng cố bài học môn GDCD khối 10” của trường trung học phổ thông Nam Hà, Đồng Nai; 4 - Sáng kiến kinh nghiệm “ Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học giáo dục pháp luật ở môn GDCD” ở trường THPT Kiệm Tân, Đồng Nai. Các đề tài sáng kiến kinh nghiệm này đều đề cấp đến tính hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học môn GDCD. Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và có thể đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học giúp học sinh nâng cao được điểm số khi làm bài kiểm tra bằng những số liệu thực tế, không mang tính chủ quan, qua đó có thể giúp cho các giáo viên trường THPT Trần Đại Nghĩa trong quá trình giảng dạy bộ môn GDCD. 4. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu a. Vấn đề nghiên cứu Việc sử dụng sơ đồ tư duy có thật sự giúp cho học sinh làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao hơn không? b. Giải thuyết nghiên cứu Có. Việc sử dụng sơ đồ tư duy có thể giúp cho học sinh làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao hơn. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 12A5 và 12A10 được chọn tham gia nghiên cứu vì hai lớp này tôi mới nhận lớp vào đầu năm học 2020-2021, chưa từng áp dụng việc dạy học bằng sơ đồ tư duy đối với các em, học sinh hai lớp cũng có nhiều điểm tương đồng về xếp loại hai mặt hạnh kiểm, học lực. Cụ thể như sau: Lớp Tổng số HS Xếp loại học tập HKI Xếp loại hạnh kiểm HKI Giỏi Khá Tb Yếu Kém Tốt Khá Tb Yếu 12A5 40 1 7 28 4 0 29 7 4 0 12A10 38 1 4 30 3 0 33 2 1 2 Kết quả thống kê trung bình môn học GDCD năm học 2029-2021 của hai lớp như sau: Lớp Tổng số HS 8.0-10 6.5-7.9 5.0-6.4 3.5-4.9 0-3.4 12A5 38 1 25 12 0 0 12A10 39 1 22 16 0 0 2. Thiết kế nghiên cứu Tôi chọn nhóm học sinh lớp 12A10 làm nhóm thực nghiệm và nhóm học sinh lớp 12A5 làm nhóm đối chứng. Tôi cho học sinh làm một bài kiểm tra sau tác động 5 (thời gian kiểm tra 50 phút) để kiểm tra kết quả học tập và khả năng tiếp thu bài của các em sau thời gian thực hiện các tác động là hai tháng. Lớp Tác động Bài kiểm tra sau tác động Lớp thực nghiệm 12A10 Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, ôn tập O1 Lớp đối chứng 12A5 Không sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học O2 Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập 3. Quy trình nghiên cứu Trong quá trình dạy bài mới, sau khi tổ chức các hoạt động giúp cho học sinh tìm hiểu nội dung bài, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh phát biểu, rút ra nội dung bài học bằng cách tóm tắt ý chính, xác định những từ ngữ quan trọng trong câu, tuyệt đối không cho học sinh đọc nguyên văn câu bài trong sách giáo khoa, mục dích giúp các em có thể tìm ra được những từ khoá quan trọng trong bài học. Sau đó giáo viên sẽ hệ thống bằng sơ đồ tư duy theo những từ khoá mà học sinh vừa nêu. Sau khi đã hệ thống được bằng sơ đồ tư duy, tôi sẽ hướng dẫn học sinh cách học bài theo sơ đồ đó bằng cách phát biểu khái niệm dựa trên các từ khoá, sau đó đặt các câu hỏi dựa trên các từ khoá đó và hướng dẫn học sinh cách trả lời dựa trên từ khoá. Mỗi từ khoá có thể đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau. Điều này giúp cho các em quen với cách đặt câu hỏi và cũng giúp các em xác định được cách trả lời khi đã xác định đúng từ khoá trong câu. Ví dụ: Sau khi tổ chức các hoạt động tìm hiểu khái niệm pháp luật trong bài 1: Pháp luật và đời sống, tôi hệ thống khái niệm pháp luật bằng sơ đồ như sau: Tôi hướng dẫn học sinh cách phát biểu khái niệm dựa trên từ khoá đó, cách này sẽ giúp cho học sinh ghi nhớ bài được lâu hơn và rèn luyện được kỹ năng lập luận, diễn dạt, sau đó đặt câu hỏi cho các em trả lời, đáp án chính là những từ khoá có trong sơ đồ: - Câu 1. Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước gọi là gì? (Đáp án là pháp luật). - Câu 2. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của ai? (Đáp án là quyền lực nhà nước). 6 - Câu 3. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do ai ban hành? (Đáp án là nhà nước ban hành). Như vậy, hoc sinh vừa nhớ được bài, vừa rèn luyện được kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm nhờ vào việc ghi nhớ các từ khoá có trong sơ đồ. Tương tự những đơn vị kiến thức sau tôi cũng tiến hành các bước như thế. Kết thúc tiết học, bài học, học sinh có được sơ đồ tư duy cả bài như sau: Đến phần luyện tập và củng cố, tôi xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, chủ yếu là câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, trong phần này, tôi yêu cầu học sinh phải chỉ ra được từ khoá quan trọng trong câu hỏi, và với từ khoá này thì 7 các em sẽ chọn đáp án nào thì đúng, đồng thời hướng dẫn các em kỹ năng loại suy, phân tích các phương án trả lời để có thể chọn ra đáp án đúng nhất và nhanh nhất, tránh trường hợp các em chọn đáp án mà không biết tại sao mình chọn như thế. Cụ thể như sau: Chọn đáp án đúng nhất trong các câu dưới đây: Câu hỏi 1: Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính chặt chẽ về hình thức. D. Tính kỉ luật nghiêm minh. Trong câu hỏi này, học sinh phải xác định được từ khoá đó chính là cụm từ “áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người” và phải hiểu được chỉ có pháp luật mới áp dụng cho tất cả mọi người, mọi lúc, mọi nơi, và điều này nói lên tính phổ biến của pháp luật. Do đó, đáp án là A. Tính quy phạm phổ biến. Câu 2. Việc phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội đã thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật? A. Giai cấp. B. Xã hội. C. Dân tộc. D. Tôn giáo. Trong câu hỏi này, học sinh phải xác định được từ khoá là “ lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội”, pháp luật không chỉ phản ánh lợi ích của các giai cấp mà còn phản ánh lợi ích của các tầng lớp khác nhau trong xã hội, do đó, không chọn bản chất giai cấp mà chọn bản chất xã hội. Câu 3. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. Điều này thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật? A. Giai cấp. B. Xã hội. C. Tiến bộ. D. Nhân đạo. Bất cứ nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp cầm quyền, do giai cấp cầm quyền lập ra và bảo vệ cho giai cấp đó. Do đó, pháp luật do nhà nước ban hành thì cũng mang bản chất giai cấp. Đáp án là A. Giai cấp. Trong các tiết học sau, đầu mỗi buổi học, thỉnh thoảng tôi sẽ kiểm tra kiến thức bài cũ của các em theo hình thức cuốn chiếu (đã được thống nhất giữa giáo viên và học sinh ngay từ tiết đầu tiên của năm học), có nghĩa là học đến tiết 2 trả bài tiết 1, học đến tiết 3 thì trả bài tiết 1,2, học bài 4 thì trả bài 1,2, 3. Tôi thường tổ chức trò chơi “ Đấu trường 100”. Tất cả học sinh cả lớp sẽ được chơi trò chơi này trong thời gian khoảng 5 đến 10 phút. Tôi có thể chọn một tổ, hai tổ hoặc cả lớp để thực hiện trò chơi tuỳ mục đích mình muốn kiêm tra như thế nào, đối tượng nào. Tất cả học sinh khi tham gia trò chơi này sẽ đứng lên, giáo viên sẽ đọc câu hỏi, học sinh nào giờ tay trước sẽ được quyền ưu tiên trả lời, trả lời đúng sẽ được ngồi xuống, không đúng sẽ đứng tiếp cho đến khi trả lời được câu hỏi, mỗi câu hỏi tôi 8 chỉ cho học sinh thời gian vài giây để suy nghĩ và trả lời. Các câu hỏi tôi đặt ra dựa trên các từ khoá trong sơ đồ tư duy, nếu học sinh nào học theo sơ đồ tư duy sẽ trả lời được, còn nếu em nào học theo kiểu học thuộc lòng trước đây sẽ không thể trả lời một cách nhanh và chính xác được. Từ từ, các em cũng quen với cách làm việc trên và chuyển dần sang sơ đồ tư duy để học bài. Tuy nhiên, chúng ta không nên áp dụng thường xuyên phương pháp này vì nó sẽ tốn rất nhiều thời gian. Thời gian dạy thực nghiệm như sau: Thời gian thực hiện Môn Tiết theo PPCT Tên bài dạy 8 tuần thực học GDCD 12 1-2 Pháp luật và đời sống 3-4-5 Thực hiện pháp luật 6-7-8 Chủ đề: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội Sau đó hai tháng thực nghiệm, tôi đã cho học sinh làm một bài kiểm tra sau tác động để đánh giá kết quả học tập của học sinh. 4. Đo lường và thu thập dữ liệu Sau hai tháng thực hiện tác động, tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra sau tác động. Bài kiểm tra là bài 1 tiết. Thời gian làm bài 50 phút, gồm 40 câu trắc nghiệm khách quan, với bốn mức độ nhận thức gồm nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao (Nội dung đề kiểm tra được trình bày ở phần phụ lục) Bài kiểm tra được chấm trên phần mềm chấm trắc nghiệm do bộ phận khảo thí của trường chấm. Kết qủa khảo sát: LỚP ĐỐI CHỨNG 12A5 LỚP THỰC NGHIỆM 12A10 STT Họ và tên Điểm STT Họ và tên Điểm 1 Nguyễn Thị Huỳnh An 6.8 1 Nguyễn Thị Trúc Anh 7.3 2 Nguyễn Ngọc Kiều Anh 7.5 2 Nguyễn Ngọc Ánh 8.5 3 Nguyễn Thị Tuyết Anh 8.3 3 Nguyễn Thái Ngọc Châu 8.0 4 Trương Thế Anh 8.0 4 Huỳnh Thị Bé Duyên 7.8 5 Nguyễn Hữu Cảnh 7.3 5 Lý Thanh Dương 8.8 6 Nguyễn Hoàng Duy 8.8 6 Lê Thanh Đà 9.5 7 Nguyễn Tấn Đạt 8.5 7 Ngô Trần Tấn Đạt 7.0 8 Nguyễn Nhật Đăng 6.5 8 Võ Tấn Đạt 7.8 9 Trần Quốc Đặng 8.0 9 Trần Minh Hậu 6.5 10 Huỳnh Ngọc Hiếu 7.8 10 Trần Trung Hiếu 6.0 11 Nguyễn Thị Kim Hoài 7.8 11 Trần Huy Hoàng 6.3 12 Nguyễn Hoàng Kha 7.5 12 Nguyễn Thái Hòa 7.5 13 Nguyễn Ngọc Tuyết Lan 6.3 13 Nguyễn Hưng 8.0 9 14 Phạm Thị Yến Linh 7.3 14 Trần Tuấn Kiệt 8.0 15 Phan Minh Lộc 6.8 15 Đinh Võ Huỳnh Kim 8.5 16 Nguyễn Thị Thùy Mỵ 6.3 16 Đinh Thị Kim Ngân 7.5 17 Nguyễn Thị Thanh Ngân 8.8 17 Lữ Triệu Kim Ngân 5.5 18 La Trọng Nghĩa 8.5 18 Nguyễn Trọng Nhân 6.3 19 Trần Thiên Nhi 5.8 19 Nguyễn Văn Nhi 9.0 20 Phạm Minh Nhựt 7.3 20 Dương Thanh Phú 8.3 21 Lê Quang Phúc 6.5 21 Nguyễn Trần Phương Quỳnh 7.8 22 Nguyễn Duy Phương 6.8 22 Nguyễn Ngọc Sang 8.3 23 Lê Minh Quân 8.0 23 Nguyễn Thị Phương Thanh 8.0 24 Trần Như Quỳnh 7.3 24 Nguyễn Thanh Thảo 5.5 25 Lâm Quang Sang 7.0 25 Phạm Đức Thắng 7.5 26 Nguyễn Tha
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_so_do_tu_duy_giup_hoc_sinh_lop_12_truong_thpt_t.pdf