SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy, các tư liệu hình ảnh và trò chơi ô chữ bí mật vào dạy môn Lịch sử lớp 10

SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy, các tư liệu hình ảnh và trò chơi ô chữ bí mật vào dạy môn Lịch sử lớp 10

 Hiện nay trong toàn nghành giáo dục đang sôi nổi hưởng ứng phong trào

 “ Đổi mới phương pháp dạy học” với phương châm “ Phát huy tính chủ động tích cực học môn lịch sử cho học sinh”.

 Thực trạng: Trong những năm vừa qua học sinh THPT trên cả nước nói chung, và học sinh trường THPT Triệu Sơn I nói riêng, đều không hứng thú học môn lịch sử, đặc biệt càng lên lớp sát cuối cấp, do xu hướng chọn khối thi đại học chủ yếu là khối A, hoặc khối D. Còn một số học sinh lựa chọn học khối C rất ít có những năm cả khối chỉ có khoản hơn 25 em đăng ký học khối C, cho nên nhà trường phải ghép lớp học cùng với học sinh khối D và thêm một vài học sinh không học được khối nào thì đành theo khối C. Bộ giáo dục có đưa môn lịch sử vào các môn lựa chọn để thi tốt nghiệp thì vắng bóng học sinh đăng ký thi môn này, với lý do là khó học, khó thuộc. Trong các tiết dạy môn xã hội như Văn, Sử, Địa đặc biệt là môn Lịch sử học sinh thường rất ồn, không tập trung học, chán học. Những hiểu biết chung của học sinh về lịch sử thế giới, lịch sử quê hương đất nước, truyền thống dân tộc rất kém. Học sinh phần đông không biết gì về lịch sử quá khứ hào hùng của dân tộc mình đừng nói gì tới sự biến đổi của lịch sử thế giới. Thế hệ tương lai này đã vô cảm về truyền thống lịch sử của dân tộc, mà chỉ lo tới sức ép học theo khối để lấy kiến thức thi đậu đại học.

 

docx 15 trang thuychi01 8012
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy, các tư liệu hình ảnh và trò chơi ô chữ bí mật vào dạy môn Lịch sử lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
1.Mở đầu. Trang
1.1. Lí do chọn đề tài. 2-3
1.2. Mục đích nghiên cứu. 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 3-4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Cơ sở lý luận. 4
2.2. Thực trạng vấn đề. 4
2.3 Tổ chức thực hiện. 5-10
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 11-12
3. Kết luận, kiến nghị. 13-14
4. Tài liệu tham khảo. 15
 1.Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Hiện nay trong toàn nghành giáo dục đang sôi nổi hưởng ứng phong trào
 “ Đổi mới phương pháp dạy học” với phương châm “ Phát huy tính chủ động tích cực học môn lịch sử cho học sinh”.
 Thực trạng: Trong những năm vừa qua học sinh THPT trên cả nước nói chung, và học sinh trường THPT Triệu Sơn I nói riêng, đều không hứng thú học môn lịch sử, đặc biệt càng lên lớp sát cuối cấp, do xu hướng chọn khối thi đại học chủ yếu là khối A, hoặc khối D. Còn một số học sinh lựa chọn học khối C rất ít có những năm cả khối chỉ có khoản hơn 25 em đăng ký học khối C, cho nên nhà trường phải ghép lớp học cùng với học sinh khối D và thêm một vài học sinh không học được khối nào thì đành theo khối C. Bộ giáo dục có đưa môn lịch sử vào các môn lựa chọn để thi tốt nghiệp thì vắng bóng học sinh đăng ký thi môn này, với lý do là khó học, khó thuộc. Trong các tiết dạy môn xã hội như Văn, Sử, Địa đặc biệt là môn Lịch sử học sinh thường rất ồn, không tập trung học, chán học. Những hiểu biết chung của học sinh về lịch sử thế giới, lịch sử quê hương đất nước, truyền thống dân tộc rất kém. Học sinh phần đông không biết gì về lịch sử quá khứ hào hùng của dân tộc mình đừng nói gì tới sự biến đổi của lịch sử thế giới. Thế hệ tương lai này đã vô cảm về truyền thống lịch sử của dân tộc, mà chỉ lo tới sức ép học theo khối để lấy kiến thức thi đậu đại học.
 Trong bất kỳ hoạt động học tập nào, tạo được hứng thú cho học sinh là điều cực kỳ quan trọng, làm cho các em hăng say với công việc của mình, đặc biệt là việc học tập. Đối với môn lịch sử có hướng thú học tập các em sẽ có tinh thần học bài, tìm thấy cái hay, cái lý thú trong môn học không còn cảm giác nhàm chán, từ đó tạo niềm tin, say mê học tập đồng thời làm cho học sinh có nhận thức đúng đắn hơn về môn học, biết coi trọng tất cả các môn học không coi nhẹ môn phụ hay môn chính, tự nhiên hay xã hội. Chính vì vậy, để tạo ra sự hứng thú cho học sinh học môn lịch sử ở trường THPT, đã thôi thúc tôi nghiên cứu tìm tòi để tìm ra các phương pháp dạy học phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo học sinh, tạo nên sự hứng thú cho học sinh khi tham gia học môn lịch sử. Qua thực tế trong giảng dạy nhiều năm tôi đã đúc rút ra được một số kinh nghiệm và quyết định chọn đề tài “Sử dụng sơ đồ tư duy, các tư liệu hình ảnh và trò chơi ô chữ bí mật vào dạy môn lịch sử lớp 10” .
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Tạo nhu cầu hứng thú cho học sinh học môn lịch sử ở trường THPT là một nhu cầu bức thiết, đặc biệt là phải tạo cho các em cách học mới ngay từ khi mới bước chân vào đầu cấp lớp 10 thì mới dễ uốn nắn.
 Đối với giáo viên học sinh có hứng thú học môn lịch sử giúp cho giáo viên càng yêu nghề và đầu tư nhiều thời gian vào chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học.
 Đối với học sinh, có được hứng thú học môn lịch sử giúp các em có thể phát huy được tính sáng tạo trong quá trình học để nắm bắt được nhiều kiến thức về lịch sử Việt Nam và thế giới giúp các em định hướng được sự phát triển của tương lai tốt hơn, các em có nhiều kiến thức về môn lịch sử để phục vụ cho công việc trong cuộc sống tốt hơn, hiểu biết về đất nước con người Việt Nam. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
 Đề tài được áp dụng trong phạm vi ở trường THPT dùng cho dạy học môn lịch sử lớp 10. Tạo ra hứng thú cho học sinh yêu thích môn lịch sử vì đã được học qua phương pháp mới, dễ học, dễ thuộc sinh động, vui nhộn phát huy tính sáng tạo của học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, sử lý số liệu.
- Phương pháp sử dụng công nghệ tin học vào dạy học môn lịch sử.
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Cơ sở lý luận. 
 Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi thấy hiện nay học sinh ngày càng lười học môn lịch sử vì có quá nhiều kiến thức, số liệu, ngày tháng không thể nhớ được, cộng với tâm lý không muốn học các môn phụ để giành thời gian vào các môn thi theo khối, lại làm cho các em ngày càng không quan tâm đến môn lịch sử. Ngoài học trên lớp thì các bài tập thầy giáo giao về nhà phần lớn các em không chịu làm, một số ít trên lớp còn không chịu ghi bài, có những giáo viên còn phải ra biện pháp là thu vở chấm lấy điểm vào 15 phút. Chính vì lý do ngại học môn lịch sử của học sinh cho nên trong giờ dạy giáo viên buộc phải dạy theo phương pháp truyền thống để cho hết bài. Chính vì thế số học sinh nắm bắt được kiến thức môn lich sử không nhiều, cho nên đến lúc làm bài kiểm tra phần lớn là các em đi nhìn bài của bạn, và tìm cách giở tài liệu để có được điểm tổng kết. Chính vì thực trạng như vậy cho nên tôi quyết định thay đổi phương pháp dạy học tạo hứng thú cho học sinh thông qua “Sử dụng sơ đồ tư duy, các tư liệu hình ảnh và trò chơi ô chữ bí mật vào dạy môn lịch sử lớp 10”.
 2.2. Thực trạng vấn đề.
 Theo kết quả kiểm tra thực tế học sinh, học ở các lớp đại trà và các lớp theo khối A, rất nhiều học sinh khi lên bảng kiểm tra bài cũ, năm bạn thì chỉ có một bạn thuộc bài, hoặc ra đề kiểm tra viết thì cả lớp chỉ khoảng 20 % làm được bài còn lại 80% lo ngồi đợi bạn làm bài để mình nhìn theo. 
 Khó khăn của giáo viên là không thể ép các em học, vì đa số các em học theo khối, cho nên các môn phụ không được quan tâm, thậm chí giáo viên đe dọa học sinh không thuộc bài củ thì cho không điểm, nhìn bài của bạn cho không điểm nhưng nhiều học sinh vẫn không sợ, và giáo viên cuối kỳ cũng không giám tổng kết thiếu điểm cho nhiều học sinh vì vi phạm vào chỉ tiêu thi đua đầu năm của nhà trường.
 Khó khăn thứ hai là hiện nay các phương tiện dạy học ở trường còn thiếu thốn, nhiều phòng học vẫn chưa được trang bị máy chiếu và âm thanh gây khó khăn cho giáo viên khi dạy môn lịch sử cần trình chiếu một đoạn phim lịch sử, hoặc các hình ảnh minh họa, làm cho học sinh giảm đi hứng thú học môn lịch sử rất nhiều.
2.3 Tổ chức thực hiện.
 Muốn học sinh hứng thú say mê học môn lịch sử phải thay đổi phương pháp truyền tải, sách giáo khoa cũng phải tinh giảm, đổi mới cả về thi cử, cách ra đề thi cũng phải đổi mới.
 Thứ nhất; Thông thường thước khi vào lớp các thầy, cô thường kiểm tra bài cũ khoảng năm, bảy phút rồi mới vào bài mới. Cách thức này thường gây lên tâm lý lo sợ cho một số học sinh phải bị lên bảng, còn số lớn không phải lên bảng thì ngồi nói chuyện, không tạo được tâm lý thỏa mái cho học sinh bước vào bài học mới. Theo phương pháp mới trước khi giáo viên bước vào lớp, phải tạo ngay được sự chú ý của cả lớp bằng cách. Ví dụ trước khi bước vào giờ dạy môn lịch sử lớp 10 “Bài 2: xã nội nguyên thủy”, giáo viên đưa ra một bức tranh và hỏi cả lớp. Đố các em đây là bức tranh nói về cái gì? Có nhiều em quan sát xong sẽ nói đây là xã hội nguyên thủy, bây giời giáo viên mới đưa ra câu hỏi, bạn nào lên trình bày về xã hội nguyên thủy.
 Thứ Hai: Không tạo áp lực mà phải tạo ra được tâm lý thoải mái cho học sinh.
 Thứ ba: Trong quá trình dạy phải tạo ra sự tương tác hai hiều với học sinh. Thứ tư: Giáo viên phải kích thích được trí tò mò đối với học sinh, ham học hỏi của học sinh, kích thích tư duy lô gích của học sinh, người thầy cô là người định hướng và truyền cảm hứng cho học sinh.
 Ở đây tôi mô phỏng một bài học trong lịch sủ lớp 10 vào đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
 BÀI 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy, 
 Bước 1: Sau khi vào lớp ổn định nề nếp giáo viên đưa ra một bức tranh và hỏi cả lớp. Đố các em đây là bức tranh nói về cái gì? Có nhiều em quan sát xong sẽ nói đây là xã hội nguyên thủy, bây giờ giáo viên mới đưa ra câu hỏi. Bạn nào lên trình bày về xã hội nguyên thủy? Sau khi học sinh trình bày xong cho điểm và trở về chỗ ngồi.
 Bước 2: Giáo viên giới thiệu bài học ngày hôm nay rồi, đưa ra bản đồ tư duy để cả lớp quan sát nắm bắt các ý chính trong bản đồ tư duy và bổ sung thêm kiến thức vào bản đồ tư duy nếu có, qua đó học sinh nắm được các nội dung chính của bài, có thể cho các em vẽ bản đồ tư duy vào vở ghi, thay cho cách đọc chép trước đây. Giáo viên tiếp tục cho học sinh quan sát các tranh ảnh minh họa về thời kỳ nguyên thủy rồi sau đó để học sinh rút ra các nhận xét, giáo viên chốt ý.
 Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
 Bước 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ô chữ bí mật, qua đó củng cố lại kiến thức cho học sinh, và giúp cho học sinh nắm lại kiến thức một lần nữa. Kết thúc bài học giáo viên có thể dặn dò học sinh về nhà vẽ bản đồ tư duy của bài mới ra giấy để chuẩn bị cho tiết học ngày hôm sau.
Câu 1. Loài vật nào được tiến hóa thành người?
 Đáp án: Vượn
Câu 2. Người tối cổ làm gì để tiến hóa thành người?
 Đáp án: Lao động.
Câu 3. Người nguyên thủy biết dùng công cụ gì để tạo ra lửa?
 Đáp án: Đá
Câu 4. Quan hệ xã hội của người nguyên thủy?
 Đáp án: Bầy đàn
Câu 5. Người tinh khôn biết dùng vũ khí gì cho săn bắn?
 Đáp án: Cung tên.
Câu 6. Người nguyên thủy biết dùng vật liệu gì để che thân?
 Đáp án: Da thú.
Câu 7. Con vật nào được con người thuần dưỡng đầu tiên?
 Đáp án: Con chó.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
 Trong năm học 2018-2019 tôi đã áp dụng phương pháp tạo hứng thú cho học sinh thông qua phương pháp giảng dạy mới “Sử dụng sơ đồ tư duy, các tư liệu hình ảnh và trò chơi ô chữ bí mật” kết hợp với các câu hỏi gợi mở. Trên cơ sở đó mà học sinh nắm được kiến thức bài học, và còn biết vận dụng vào cuộc sống. Với phương pháp dạy học này đã gây được sự hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử và đã thu được một số kết quả. Tôi đã áp dụng cụ thể trên lớp 10A8, hiệu quả sử dụng biện pháp này có khả quan. Tôi đã thực hiện phương pháp dạy học mới này trong giờ học, học sinh đã chú tâm học và tham ra bài học sôi nỗi, giờ học bớt nhằm chán, các em hoàn toàn chủ động tiếp thu kiến thức. Kết quả qua bài kiểm tra số học sinh đạt điểm khá, giỏi cao hơn lớp không áp dụng phương pháp dạy mới.
- Kết quả kiểm tra kết quả học tập ở hai lớp 10A3 với 10A8.
Lớp 10 A3
 Tổng số 41 học sinh
Điểm
Từ 8-10
Từ 6,5-7
Từ 5-6
< 5
Số học sinh
0
20
11
10
Lớp 10 A8
 Tổng số 45 học sinh
Điểm
Từ 8-10
Từ 6,5-7
Từ 5-6
< 5
Số học sinh
10
25
10
0
3. Kết luận, kiến nghị. 
3.1. Kết luận.
 Bằng một số giải pháp để tạo hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh ở trường THPT mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy trong năm học 2018-2019. Tôi thấy rằng cách dạy này đã mang lại một số hiệu quả nhất định, học sinh cũng có sự hứng thú học bài, kết quả học tập cũng đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
 3.1.1. Về phía giáo viên:
 Đã có sự đầu tư chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp, luôn tìm tòi học hỏi để trang bị kiến thức, đầu tư thêm tài liệu, sách báo, cập nhật thông tin trên mạng (Internet). Trong các giờ dạy tạo ra được cảm hứng cho người dạy, không bị nhàm chán, dạy cho xong bài, dạy cho hết giờ.
 3.1.2. Về phía học sinh: 
 Học sinh đã biết chủ động tự tìm hiểu những thông tin từ sách giáo khoa, từ các nguồn tài liệu ở sách tham khảo, trên mạng Internet, để cung cấp thêm kiến thức, tăng sự hiểu biết cho bản thân mình. Học môn lịch sử không chỉ vì điểm tổng kết, mà còn để hiểu biết thêm về lịch sử quá khứ của dân tộc và các nước trên thế giới, hiểu biết về văn hóa các dân tộc, về truyền thống yêu nước của dân tộc, định hình được ý thức tốt đẹp về truyền thống yêu nước, về giữ gìn truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ nhằm phục vụ cho bản thân mình, và tham gia công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước.
 3.2 kiến nghị
 Để tạo hứng thú cho học sinh học môn lịch sử ở trường THPT trong năm học tiếp theo đạt kết quả cao, tôi xin có một số kiến nghị sau.
3.2.1. Đối với tổ - nhóm chuyên môn.
- Phải tăng cường đổi mới về phương pháp và trang thiết bị như phải có máy tính sách tay cá nhân để lưu giữ các tư liệu lịch sử, thiết lập sơ đồ tư duy cho các bài học, hình thành được một hệ thống câu hỏi nêu vấn đề.
- Tiến hành trao đổi thường xuyên, chia sẻ thông tin, dự giờ để dóng góp ý kiến cho nhau, bổ sung kinh nghiệm tạo hứng thú cho đối tượng học sinh.
- Thống nhất với nhau về cách dạy ở từng lớp để làm sao tạo ra hứng thú học môn lịch sử cho học sinh. Ngay từ lớp 10 phải định hình cho các em phương pháp học mới hướng vào đối tượng lấy học sinh làm trung tâm để phát huy sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
- Trong tổ cũng phải thống nhất với nhau về cách ra đề thi, giảm bớt các dạng đề chỉ yêu cầu học sinh trình bày về sự kiện và ngày tháng, mà cần hướng dẫn cho học sinh làm các dạng đề như kiểm tra kiến thức bằng vè sơ đồ tư duy, đánh giá về một sự kiện lịch sử, một nhân vật lịch sử, rút ra được các ý nghĩa, bài học kinh nghiệm. Những dạng đề thi giúp cho cac em có sự liên tưởng và áp dụng vào cuộc sống hiện tại. ( Với mục tiêu học lịch sử để biết quá khứ để phục vụ cho cuộc sống hiện tại tốt đẹp hơn).
3.2.2 Đối với Ban giám hiệu.
- Ủng hộ giáo viên dạy theo các phương pháp đổi mới .
- Đưa môn lịch sử vào môn thi tập trung bắt buộc ở 3 khối cả giữa kỳ và học kỳ để cho các em phải có ý thức phải lo học từ đầu không thì lúc thi khó mà đạt được điểm cao.
- Trang bị đầy đủ tài liệu dạy học và các phương tiện dạy học hiện đại cho giáo viên, như sách tham khảo, trang bị đầy đủ các máy chiếu, các thiết bị âm thanh ở các phòng học để học sinh không mất công duy chuyển phòng học.
3.2.3 Đối với Bộ giáo dục.
- Thứ nhất: Cần pải thay đổi sách giáo khoa theo hướng tinh giảm.
- Thứ hai: Để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử là phải đưa môn lịch sử trở thành trong những môn thi bắt buộc. Đó là một cách để thúc đẩy việc học và dạy môn lịch sử có chất lượng, tức là bắt buộc học sinh phải học để thi.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG 
Thanh hóa, ngày 13 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Người viết 
 Lê Văn Hùng
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa lịch sử lớp 10.
2. Nguồn tư liệu trên mạng Internet.
3. Hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy qua phần mền iMindMap 7.

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_so_do_tu_duy_cac_tu_lieu_hinh_anh_va_tro_choi_o.docx