SKKN Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức khi dạy bài "phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939 - 1945). nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời"

SKKN Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức khi dạy bài "phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939 - 1945). nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời"

Giáo dục thế hệ trẻ bao giờ cũng là mối qua tâm đặc biệt to lớn của mỗi dân tộc, mọi thời đại để cho xã hội tồn tại và phát triển. Từ xưa, ông cha ta cũng rất chú trọng đến công tác giáo dục.

Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau". Nhà trường phổ thông chịu trách nhiệm quan trọng cùng với xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ trong điều kiện hiện nay. Môn Lịch sử với chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần tích cực vào công việc này. Tuy nhiên dạy học Lịch sử trong các trường phổ thông hiện nay đang trở thành vấn đề đáng quan tâm của xã hội, khiến nhiều lo lắng và trăn trở. Rất nhiều học sinh không thích học Sử và không biết gì về Lịch sử dân tộc, minh chứng là trong các kỳ thi Cao đẳng – Đại học điểm thi môn Sử rất thấp, đây thực sự là vấn đề đáng báo động. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như : Do quan niện xã hội, do thi cử, chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy của một bộ phận giáo viên chưa thật sự hiệu quả.Là một giáo viên dạy Sử hơn 15 năm nay, tôi cũng băn khoăn, và trăn trở về vấn đề này và luôn cố gắng tìm tòi, ứng dụng những phương pháp mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Sử hiện nay.

 

doc 24 trang thuychi01 8383
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức khi dạy bài "phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939 - 1945). nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC KHI DẠY BÀI " PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI"
 Người thực hiện : Vũ Thị Kim Hoa
 Chức vụ : Giáo Viên
 SKKN thuộc môn: Lịch Sử
THANH HÓA NĂM 2016
Mục lục
Phần
Nội Dung
Trang
Mục lục
1
Phần I
 Mở đầu
1
Lí do chọn đề tài
3
2
Mục đích nghiên cứu
3
3
Đối tượng nghên cứu
3
4
Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
3
Phần II
 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1
Cơ sở lí luận
4
2
Cơ sở thực tiễn
4
3
Biện pháp giải quyết
5
4
Hiệu quả của sáng kiến 
 17
Phần III
 Kết luận, kiến nghị
1
Kết luận
18
2
Kiến nghị
19
Tài liệu tham khảo
20
1 đĩa CD kèm theo 
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC KHI DẠY BÀI " PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM ( 1939 – 1945). NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI "
 I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục thế hệ trẻ bao giờ cũng là mối qua tâm đặc biệt to lớn của mỗi dân tộc, mọi thời đại để cho xã hội tồn tại và phát triển. Từ xưa, ông cha ta cũng rất chú trọng đến công tác giáo dục.
Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau". Nhà trường phổ thông chịu trách nhiệm quan trọng cùng với xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ trong điều kiện hiện nay. Môn Lịch sử với chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần tích cực vào công việc này. Tuy nhiên dạy học Lịch sử trong các trường phổ thông hiện nay đang trở thành vấn đề đáng quan tâm của xã hội, khiến nhiều lo lắng và trăn trở. Rất nhiều học sinh không thích học Sử và không biết gì về Lịch sử dân tộc, minh chứng là trong các kỳ thi Cao đẳng – Đại học điểm thi môn Sử rất thấp, đây thực sự là vấn đề đáng báo động. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như : Do quan niện xã hội, do thi cử, chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy của một bộ phận giáo viên chưa thật sự hiệu quả....Là một giáo viên dạy Sử hơn 15 năm nay, tôi cũng băn khoăn, và trăn trở về vấn đề này và luôn cố gắng tìm tòi, ứng dụng những phương pháp mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Sử hiện nay.
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Sử nói riêng trở thành vấn đề cấp bách để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Dạy học là một hoạt động sáng tạo, không có phương pháp, mô hình nào là vạn năng. Vậy thì giáo viên phải là người biết tìm ra những phương pháp mới để tạo cho học sinh tính chủ động nắm bắt, khai thác kiến thức, say mê học tập, biến những số liệu, những Chỉ thị, Nghị quyết thành những nội dung sống động, lôgic.
Trong quá trình dạy học hiện đại việc rèn luyện năng lực tư duy, khả năng tưởng tượng, sáng tạo, phát triển trí tuệ , trí thông minh, khả năng thực hành, vận dụng... của học sinh nói chung , được xem là nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng nhất. Đối với bộ môn Lịch sử để thực hiện nhiệm vụ đó bản thân là một giáo viên đã trải qua nhiều khóa dạy ,tôi đã rút ra rất nhiều bài học học kinh nghiệm, trong giảng dạy ,dưới nhiều hình thức khác nhau chúng ta có thể làm phong phú thêm bài giảng của mình: Như đưa những hình ảnh thước phim tư liệu trong giảng dạy, kể các câu chuyện lịch sử, sử dụng sơ đồ trong khi giảng bài....qua đó để xóa bỏ quan niệm của các em rằng học lịch sử chỉ là đọc – chép .Qua những biện pháp trên tôi thấy đã phát huy được tính chủ động của học sinh, các em hăng hái tham gia, việc ghi chép cũng được giảm bớt ,trên cơ sở đó các em tự tìm tòi, nghiên cứu.
 Đối với chương trình lịch sử khối 12 hiện hành, chương trình lịch sử bao gồm cả lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam thời hiện đại.Với lượng kiến thức rất nhiều, ngày tháng, sự kiện nhiều luôn là nỗi ám ảnh của học sinh. Đặc biệt là bài : "Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám ( 1939 -1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời". là bài có rất nhiều sự kiện, hội nghị, chủ chương, chỉ thị của Đảng,..Để học sinh nắm bắt và hiểu được bản chất vấn đề là một vấn đề rất khó khăn đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo vận dụng các phương pháp mới một cách hiệu quả nhất. 
 Xuất phát từ thực tiễn dạy học bài "Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám ( 1939 -1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời". thuộc khoá trình lịch sử lớp 12 trong học kì 1 .Tôi đã rút ra một số phương pháp dạy học Lịch Sử để học sinh có thể hiểu những kiến thức Lịch Sử một cách hiêụ quả nhưng khắc sâu nhất ,có thể vận dụng các kiến thức lịch sử để phối hợp trong học tập các môn học khác cũng như áp dụng những kiến thức lịch sử trong thực tiễn cuộc sống.
Vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài : "Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức khi dạy bài "Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám ( 1939 -1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời". Nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, và mong muốn mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy.
 2. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
- Giúp học sinh thích học môn lịch sử và nâng cao vị thế của môn lịch sử xứng đáng với vai trò vị thế cảu nó trong xã hội.
- Giúp học sinh không cần tốn nhiều thời gian cho học thuộc mà vẫn nắm kiến thức một cách có hệ thống nội dung của bài học.
 3. Đối tượng nghiên cứu 
 Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là các lớp 12B1,12B2 trường THPT Dương Đình Nghệ năm học 2015-2016 . 
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
 4.1 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài xoay quanh vấn đề sử dụng sơ đồ hóa kiến thức khi dạy bài "Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám ( 1939 -1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời". trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 12 
 4.2. Phương pháp nghiên cứu
 - Thông qua thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
- Tôi sử dụng phương pháp lịch sử, ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp, tích hợp.
 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận 
Lịch sử là một môn khoa học xã hội, là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ xã hội loài người, nó tồn tại độc lập, khách quan với ý muốn của con người. Do đặc trưng của môn Lịch sử rất khác so với các môn học khác là: Học sinh không được chứng kiến các sự kiện, hiện tượng lịch sử vì lịch sử không lập lại, không biểu diễn được trong phòng thí nghiệm. Hơn nữa vấn đề nhận thức lịch sử cũng khác so với các môn học khác. nó nhận thức chung quy luật của loài người từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, đến thực tiễn. Đồng thời nhận thức lịch sử cũng có sắc thái riêng, nhận thức sự kiện phải theo lôgic sự kiện, sự thật khách quan chứ không phải theo trí tưởng tưởng của từng người. Vì vậy mỗi tác động của giáo viên đều ảnh hưởng đến học sinh.
Theo tiến sĩ Trần Đình Châu với cách ghi chép thông thường, tức là bằng kí tự và con số chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa bộ não – não trái mà chưa sử dụng chức năng của não phải, nơi giúp chúng ta tiếp nhận thông tin qua hình vẽ, màu sắc, sơ đồ... Vì vậy việc sử dụng các sơ đồ trực quan trong dạy học lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện lại các sự kiện lịch sử. Sơ đồ hóa kiến thức là một loại đồ dùng trực quan không có sẵn mà do giáo viên hoặc học sinh tự thiết kế dựa trên nội dung của bài học. Quy luật nhận thức của bộ não đi từ các hoạt động nghe, nhìn, thực hành, vận động. Phương pháp sử dụng sơ đồ phù hợp với quy luật nhận thức của bộ não. Chính vì vậy nên tôi cho rằng đây là phương pháp hay trong dạy học lịch sử, phù hợp với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
2. Thực trạng của vấn đề 
Việc giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và trường THPT Dương Đình Nghệ nói riêng hiện nay đang có nhiều bất cập. Vấn đề ở đây là khối lượng kiến thức quá dài trong một năm học, đặc biệt đối với chương trình lịch sử lớp 12 học kì I là 2 tiết trên một tuần, trong khi đó đây là năm cuối cấp, áp lực thi cử từ các môn rất nhiều. Với quan niệm môn Sử là môn phụ lại là môn có quá nhiều sự kiện, ngày tháng nhiều, khó học, khó nhớ nên đa số các em đều e ngại khi chọn môn sử làm môn thi tốt nghiệp của mình. Thực tế mấy năm gần đây điểm thi môn Sử trong các kì thi Cao đẳng, Đại học là vấn đề nhức nhối, đáng báo động. Điều đó lại càng làm cho các em e ngại hơn khi lựa chọ môn Sử để thi tốt nghiệp.Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh không thích học, không lựa chọ môn Lịch sử . Trước hết phải kể đến chương trình sách giáo khoa khá nặng nề, quá tải về kết cấu các nội dung, về thời lượng của chương trình. Chương trình còn nặng về lý thuyết, ít số tiết thực hành, ôn tập. trong mỗi bài dạy lại có quá nhiều sự kiện làm cho học sinh ít hứng thú học tập. Tiếp đến là do quan niệm xã hội, thi cử, do một bộ phận giáo viên chưa thực sự tâm huyết , chưa chịu tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học khiến chất lượng bộ môn chưa cao...
 Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử là một vấn đề quan trọng hiện nay nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng có rất nhiều đồ dùng trực quan với các cách sử dụng khác nhau nhưng đều có tác dụng nâng cao hiệu quả bài học. Để nâng cao chất lượng môn học mỗi giáo viên khi lên lớp cần tìm cho mình một phương pháp riêng phù hợp, trong đó nhấn mạnh phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động nắm bắt, lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Trong chương trình Lịch sử lớp 12, bài "Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám ( 1939 -1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời". có rất nhiều sự kiện, chủ trương, chỉ thị, hội nghị của Đảng, nhất là các hội nghị, chỉ thị... các em rất dễ nhầm lẫn nội dung của Hội nghị này sang hội nghị khác và Hội nghị với chỉ thị . Như Hội nghị Trung ương 6 ( 11/1939), Hội nghị Trung ương 8( 5/1941), chỉ thị " Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta"...
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy của mình, tôi thấy khi giảng dạy theo phương pháp cũ đối với bài này vấn đề đặt ra ở đây là kiến thức quá dài, nhiều nội dung, được chuyển tải trong 3 tiết, nếu như chúng ta giảng truyền thống học sinh sẽ rất khó nhớ hết các sự kiện, dễ nhầm lẫn, không hiểu rõ bản chất vấn đề một cách nhanh nhất ...Vì vậy thay bằng việc cung cấp kiến thức truyền thụ một chiều tôi đã nghiên cứu sử dụng hệ thống các sơ đồ khi dạy bài "Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám ( 1939 -1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời".
Ưu điểm lớn nhất trong việc sử sơ đồ hóa kiến thức
 - Là một trong những biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy
 - Phát huy hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
 - Hệ thống hóa khối lượng kiến thức lớn vào sơ đồ, với lời lẽ ngắn gọn súc tích, dễ hiểu
 - Thông qua đó có thể trình chiếu thêm những hình ảnh tài liệu có liên quan
 - Tạo nên hứng thú cho người học, tránh việc cho các em ghi nhiều nhưng sau đó lại không thể học được vì quá dài, quá khó.
3. Biện pháp giải quyết
Trong phạm vi bài 16 "Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám ( 1939 -1945) ,Chương trình lớp 12 ( cơ bản) Từ tiết 23đến tiết 25
 Tôi sẽ thiết kế sơ đồ hóa kiến thức theo nội dung trong sgk từng mục cụ thể có thể áp dụng cho bài học.
 Trong dạy học lịch sử có rất nhiều loại hình sơ đồ như : Sơ đồ khuyết, sơ đồ câm, sơ đồ thiết kế sẵn , hoặc sơ đồ học sinh tự thiết kế, sơ đồ tư duy...Tùy từng bài tôi mà sử dụng sơ đồ theo cách thức khác nhau và các loại hình phù hợp, trong phạm vi bài này tôi chủ yếu sử dụng hình thức sơ đồ khuyết và sơ đồ câm để phát huy tính chủ động, sáng tạo khi lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Trong khi thiết kế sơ đồ tôi sẽ đưa lên máy chiếu và giảng trực tiếp bằng máy chiếu hoặc chia nhóm yêu cầu học sinh hoàn thành và lên bảng trình bày kết quả.
 Trong quá trình học, các câu hỏi luôn được đưa ra để cho học sinh có thể tìm tòi nghiên cứu và cùng hợp tác với giáo viên. Hệ thống câu hỏi được đưa ra cùng với hệ thống kiến thức,dưới nhiều dạng khác nhau.
 Trên thực tế khi tôi làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng máy chiếu đến từng mục ,cả GV và HS đều cùng nhau giải quyết ,GV đưa câu hỏi, học sinh theo dõi trả lời, học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên nhận xét và chốt ý. 
Còn khi làm đề tài này tôi đã chuyển toàn các bộ sơ đồ mà mình áp dụng vào một phần riêng ( Sơ đồ đã hoàn thiện ), còn cách thức tổ chức, dẫn dắt ở phần sau của sơ đồ.
Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám ( 1939- 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
Địa điểm: Bà Điểm-Hóc Môn-Gia Định
HỘI NGHỊ BCHTW ĐẢNG CS ĐÔNG DƯƠNG THÁNG 11/1939
Người chủ trì: TBT Nguyễn Văn Cừ
Nội dung
Nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh
Khẩu hiệu đấu tranh
Phương pháp đấu tranh
Hình thức mặt trận
Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
-Đánh đổ đế quốc và tay sai
->Giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho ĐD hoàn toàn độc lập
Tạm gác khẩu hiệu cách mạng tuộng đất
Thành lập chính quyền dân chủ cộng hòa
Đấu tranh bí mật, bất hợp pháp
=>Ý nghĩa: Đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
HỘI NGHỊ BCHTW ĐẢNG CS ĐÔNG DƯƠNG LẦN VIII (Từ 10 -19/5/1941)
Chủ trì: Nguyễn Ái Quốc
Địa điểm: Pác Bó – Cao Bằng
Nội dung
Nhiệm vụ
Hình thái của cuộc khởi nghĩa
Hình thức mặt trận
Khẩu hiệu đấu tranh
Từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Mặt trận Việt Minh
Thành lập nước VNDCCH
-Tạm khác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất
- Chỉ đưa ra khẩu hiệu Giảm tô, giảm thuế...
Giải phóng dân tộc
 =>Ý nghĩa của Hội nghị : Hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược của Đảng, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
QUAN ĐIỂM CỦA QUỐC TẾ CỘNG SẢN VÀ HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC.
(Giải thích qua sơ đồ)
Quan điểm Quốc tế Cộng sản
	 Cùng nhảy
 Việt Nam + Lào+ Campuchia
 Hàng ngang
 Thử thách
Quan điểm của Hồ Chí Minh
	Nước nào có thực lực thì nhảy trước
 Việt Nam, Lào, Campuchia
 Hàng ngang
	 Thử thách
NHẬT ĐẢO CHÍNH PHÁP VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG
Tình thế trực tiếp
1.Nhật đảo chính Pháp
Nguyên nhân sâu xa
Ở Đông Dương, quân Pháp chuẩn bị chờ thời cơ phản công Nhật
Nhật thất bại nặng nề trên các chiến trường
Mâu thuẫn giữa Nhật – Pháp về Đông Dương
Đêm 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp. Pháp đầu hàng
2.Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương
HỘI NGHỊ BTVTW ĐẢNG
9/3/1945 (Đình Bảng – Từ Sơn- Bắc Ninh
Chỉ thị “ Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
12/3/1945
Nội dung
Nhận định thời cơ
Xác định kẻ thù chính
Hình thức đấu tranh
Khẩu hiệu đấu tranh
Nhật đảo chính Pháp tạo những điều kiện làm chín muồi nhanh chóng thời cơ cách mạng Đông Dương, đặt ĐD vào thời kì tiền khởi nghĩa.
Phát xít Nhật
+Từ bất hợp tác, bãi công mít tinh, biểu tình.. đến vũ trang du kích, khởi nghĩa từng phần
+ Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
Đánh đổ phát xít Nhật
 => Nhận xét.Thể hiện sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo, linh hoạt của Đảng.
 CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
Thế giới
Trong nước
(1)
15/8/1945 Nhật đầu hàng Đồng Minh
(2)
Ở ĐD quân Nhật rệu rã
(3)
Chính phủ Trần trọng Kim hoang mang cực điểm
(2)
14-15/8 
Hội nghị toàn quốc của Đảng họp...
(1)
13/8 /1945
Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, ra quân lệnh số 1
(3)
16- 17/8 Đại hội quốc dân họp...
 = > Thời cơ Tổng khởi nghĩa đã đến
 Chủ trương của Đảng phát lệnh tổng khởi nghĩa 
DIỄN BIẾN CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
16/8
Giải phóng trị xã Thái Nguyên
19/8
Hà Nội giành chính quyền
23/8
Huế giành chính quyền
25/8 
Sài Gòn giành chính quyền
28/8
Đồng Nai thượng, Hà Tiên
18/8
Bắc Giang,
Hải Dương HàTĩnh,
Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất 
(1 14/8 Nhiều địa phương đã phát động khởi nghĩa
Cho biết tính chất của CM tháng 8/1945............................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................
 Với hệ thống các sơ đồ trên tôi đã tổ chức thực hiện như sau: 
Bài "Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939 -1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa". được dạy trong 3 tiết ( PPCT : tiết 23,24,25) để nâng cao hiệu quả bài học tôi đã phối hợp nhiều phương pháp, hình thức khác nhau trong một tiết dạy như dùng hệ thống câu hỏi gợi mở, phát vấn, sử dụng lược đồ ,tranh ảnh...trong đó tôi đặc biệt nhấn mạnh việc áp dụng hình thức sơ đồ hóa kiến thức. Tùy từng nội dung của bài mà tôi áp dụng sơ đồ hóa .
Ví dụ : Ở tiết 1 của bài ( tiết 23 PPCT) tôi đã áp dụng ( sơ đồ trang 7) khi dạy phần II – mục 1: Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ( 11/ 1939) Tôi tổ chức các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Trước hết giáo viên sử dụng sơ đồ trống đã chuẩn bị trước trình bày trên máy chiếu cho học sinh quan sát . 
Bước 2: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: 
 Nhóm 1: Tìm hiểu thời gian, địa điểm và người chủ trì Hội nghị
Nhóm 2: Tìm hiểu mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng được trình bày trong Hội nghị
 Nhóm 3: Tìm hiểu khẩu hiệu đấu tranh
 Nhóm 4: Tìm hiểu phương pháp đấu tranh và hình thức mặt trận.
Bước 3: Gv yêu cầu các nhóm hoàn thiện sơ đồ trên bảng với nội dung ngắn gọn cô đọng nhất theo nhiệm vụ được giao . Học sinh các nhóm đọc kênh chữ ở sách giáo khoa trang 104, 105 để tìm nội dung cơ bản nhất.
Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày bằng ngôn ngữ nói để hoàn thiện sơ đồ trống cho trước trên máy chiếu. các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung.
Bước 5: Giáo viên kết luận, đánh giá hoạt động của học sinh và trình chiếu sơ đồ đã hoàn thiện .
Bước 6: HS quan sát tự vẽ sơ đồ vào vở.
 Giáo viên đặt câu hỏi chung cho cả lớp: Qua sơ đồ hãy tìm điểm khác cơ bản của Hội nghị này với Hội nghị BCHTW Đảng tháng 7 năm 1936?. 
 Sau khi học sinh trả lời GV giải thích: Hội nghị tháng 7/1936, đề ra mục tiêu đấu tranh trước mắt là đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình ( tạm gác độc lập dân tộc). Còn đến Hội nghị này, mục tiêu đấu tranh là đòi độc lập dân tộc ( tạm gác nhiệm vụ dân chủ) 
Qua sơ đồ giáo viên nhận xét và làm rõ thêm một số nội dung: Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi, Đảng đã chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Sự chuyển hướng của Đảng được thể hiện ở nghị quyết tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng tháng 11/1939. Nghị quyết này chứng tỏ sự nhạy bén về chính trị của Đảng nên có những quyết định đúng đắn, kịp thời. " Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống lại ách ngoại xâm vô luận, da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng dân tộc" ( Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 11/1939)
Qua đó HS tự rút ra ý nghĩa của Hội nghị.
Với hình thức tổ chức hoạt động dạy đã nêu trên, giáo viên đã cho học sinh hoạt động dưới hình thức nhóm, học sinh đã tự hoạt động dựa trên phần kiến thức tiếp thu từ kênh chữ, các em trong nhóm có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Trên cơ sở kênh chữ trong sách giáo khoa và sự hướng dẫn của giáo viên, các em có thể vẽ sơ đồ về Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương( 11/1939) và hiểu được đây là Hội nghị mở đầu cho chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng, thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của Đảng trước những thay đổi của tình hình mới.
Đối với mục 3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ( 5/1941). Tôi sử dụng (sơ đồ trang 8) để giảng dạy.
 Sau mục 1, giáo viên dẫn dắt vấn đề: Bước sang 1941 chiến tranh thế giới đã lan rộng và ngày càng quyết liệt. Ở ĐD, Nhật – Pháp đã cấu kết với nhau đẩy nhân dân ta vào cảnh một cổ hai tròng, mâu thuẫn dân tộc lên cao hơn bao giờ hết. Nhi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_so_do_hoa_kien_thuc_khi_day_bai_phong_trao_giai.doc