SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm kích thích hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh THPT

SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm kích thích hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh THPT

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao trong trường học, được thể hiện qua các văn bản chỉ đạo của Đảng và Chính phủ. Sự nghiệp thể dục thể thao (TDTT) đã và đang phát triển mạnh mẽ, đúng hướng, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới đất nước, từng bước đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện thể chất về mặt hình thái, chức năng của cơ thể con người, củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản quan trọng trong đời sống cùng những hiểu biết liên quan đến kỹ năng, kỹ xảo đó. Ngoài ra giáo dục thể chất còn là một trong những mục tiêu của nền giáo dục toàn diện nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho các đối tượng tham gia nhất là học sinh, sinh viên đồng thời thông qua quá trình giáo dục thể chất có thể rèn luyện các phẩm chất đạo đức, tính tích cực, tự giác, tinh thần đoàn kết trong học tập, ý chí tác phong công nghiệp cho người học.

Đối tượng học sinh nói chung và tuổi học sinh THPT nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn đòi hỏi giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục phải hiểu và chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp; tránh gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn đồng thời giáo dục đạo đức và ý chí tập luyện cho học sinh, là động lực để các em trở thành con người mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 

doc 18 trang thuychi01 28044
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm kích thích hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẰM KÍCH THÍCH HỨNG THÚ TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO CHO HỌC SINH THPT
Người thực hiện: Đồng Tuấn Anh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Thể dục
THANH HÓA, NĂM 2016
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao trong trường học, được thể hiện qua các văn bản chỉ đạo của Đảng và Chính phủ. Sự nghiệp thể dục thể thao (TDTT) đã và đang phát triển mạnh mẽ, đúng hướng, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới đất nước, từng bước đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện thể chất về mặt hình thái, chức năng của cơ thể con người, củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản quan trọng trong đời sống cùng những hiểu biết liên quan đến kỹ năng, kỹ xảo đó. Ngoài ra giáo dục thể chất còn là một trong những mục tiêu của nền giáo dục toàn diện nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho các đối tượng tham gia nhất là học sinh, sinh viên đồng thời thông qua quá trình giáo dục thể chất có thể rèn luyện các phẩm chất đạo đức, tính tích cực, tự giác, tinh thần đoàn kết trong học tập, ý chí tác phong công nghiệp cho người học. 
Đối tượng học sinh nói chung và tuổi học sinh THPT nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn đòi hỏi giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục phải hiểu và chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp; tránh gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn đồng thời giáo dục đạo đức và ý chí tập luyện cho học sinh, là động lực để các em trở thành con người mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Mặt khác, trong thực tế môn học thể dục có nhiều đối tượng học sinh khác nhau: Có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có em tật bẩm sinhvì thế, làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn tập luyện mà thèm muốn vận động và ham thích được cùng tham gia hoạt động với các bạn. Dựa trên nền tảng GDTC và những phương pháp được sử dụng hợp lý có tác dụng quan trọng đến đối tượng tập luyện kích thích, hay động viên, bài tập chức năng để cho các em có thể tập luyện nâng cao sức khoẻ, phục vụ tốt cho việc học tập và hình thành nhân cách cho học sinh. 
Trong phân phối chương trình môn Thể dục thì trò chơi có thể đưa vào đa số các tiết học, thế nhưng phần lớn các trò chơi ở đây là do giáo viên tự chọn. Như vậy, nếu giáo viên chọn và tổ chức các trò chơi hợp lý với tiết học thì sẽ giúp học sinh có tinh thần nhận thức thoải mái, luyện tập các kiến thức một cách tự giác như vậy hiệu quả tiết học sẽ cao; nếu giáo viên lựa chọn trò chơi không phù hợp sẽ không gây hứng thú cho học sinh, hiệu quả tiết dạy không cao.
Qua thời gian công tác giảng dạy bộ môn Thể dục, bản thân tôi nhận thấy rất rõ tầm quan trọng của việc chọn và tổ chức các trò chơi trong các tiết học. Với những yêu cầu trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm kích thích hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh THPT”.
2. Mục đích, yêu cầu giới hạn đề tài:
- Giải quyết khó khăn thường gặp khi học môn thể dục
- Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học.
- Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo tốt trong việc học tập.
- Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp lớp 11 trường THPT Nguyễn Trãi năm học 2015-2016.
4. Phương pháp nghiên cứu 
	- Kết hợp thực tiễn giảng dạy và học tập của học sinh tại trường THPT Nguyễn Trãi, Thành Phố Thanh Hóa.
	- Tham khảo các tài liệu về giảng dạy thể dục trong trường phổ thông
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn.
1.1. Cơ sở lí luận.
Phương pháp tổ chức trò chơi là giúp cho học sinh chống lại mệt mỏi trong hoạt động TDTT. Trò chơi có ảnh hưởng đặc biệt đối với thành tích thi đấu của nhiều môn thể thao và là yếu tố quyết định đối với khả năng chịu đựng lượng vận động đối với học sinh.
	Phương pháp tổ chức trò chơi là tiền đề cần thiết cho khả năng phục hồi nhanh chóng sau các lượng vận động lớn.
1.2. Cơ sở thực tiễn .
	Trong xã hội hiện đại, tình trạng học sinh thiếu vận động và thừa chất dinh dưỡng ngày càng nhiều, hiện tượng học sinh có trọng lượng cơ thể vượt quá mức bình thường hoặc mắc bệnh béo phì cũng ngày càng phổ biến. Việc tập luyện thường xuyên liên tục đặc biệt là trò chơi sẽ giúp các em thoát khỏi tình trạng nêu trên, tiêu hao năng lượng thừa, không thể tích thành mỡ. Trò chơi vừa có lợi cho sức khoẻ vừa chống lại được căn bệnh béo phì và làm hứng thú cho tiết học.
2. Thực trạng công tác giảng dạy môn Thể dục trong trường THPT.
2.1. Thuận lợi
	- Các cấp lãnh đạo, Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học môn Thể dục.
	- Đội ngũ giáo viên môn Thể dục có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình và tâm huyết với môn học.
	- Trang thiết bị, điều kiện phục vụ cho môn học Thể dục tương đối đầy đủ.
	- Nền nếp, kỷ cương của nhà trường đối với học sinh chặt chẽ qua từng cấp, từng khâu nên đa phần các em chăm ngoan, có ý thức học tập tốt.
2.2 Khó khăn 
22.1. Đối với học sinh.
- Trình dộ học sinh không đồng đều
- Thời gian học trên lớp ít và học sinh ít được sửa sai.
- Kỹ thuật một số động tác quá khó, học sinh mới tiếp xúc rất bỡ ngỡ và thụ động, không hứng thú
- Điều kiện học sinh nhà ở xa trưòng nên gây khó khăn cho học sinh khi đi học.
- Một số học sinh còn có tâm lý coi môn Thể dục là môn phụ, chưa chú tâm vào học tập.
2.2.2. Đối với giáo viên.
- Giáo viên chưa chú trọng chọn và tổ chức trò chơi phù hợp:
+ Nhiều tiết dạy trong PPCT có ghi “Thể thao tự chọn”, giáo viên có chọn và tổ chức trò chơi cho có lệ; chưa chú ý đến mục đích của trò chơi đó có phù hợp với bài dạy đó hay không? Hoặc là chỉ nghĩ chơi để thư giãn cho học sinh là chủ yếu.
+ Với phần trò chơi nhiều tiết dạy giáo viên bỏ qua phần này với lý do là “ cũng không cần thiết” miễn rằng có đầy đủ kiến thức theo yêu cầu của chương trình là được. Như vậy vô hình chung đã làm cho tiết dạy đó vừa khô khan, vừa cứng nhắc làm cho các em hình thành ý thức tập luyện bắt buộc nên các em có cảm giác mệt mỏi hơn là khoẻ khoắn.
2.2.3. Đối với nhà trường.
	- Trường THPT Nguyễn Trãi sử dụng chung khuôn viên với Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật – Hướng nghiệp Thanh Hóa với tổng diện tích khoảng 5.000m2; trong khuôn viên chật hẹp, diện tích dành cho sân bãi nhỏ, không có nhà tập đa năng; đồ dùng dạy học chưa đầy đủ đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảng dạy trong khâu tổ chức và giáo dục. 
Chính vì những lý do trên mà các tiết dạy thể dục, giáo viên chưa đầu tư tìm tòi sáng tạo để vận dụng nhiều phương pháp vào các tiết dạy. Một trong những phương pháp đó là chọn và tổ chức trò chơi.
3. Cách thức tiến hành tổ chức trò chơi.
Để lựa chọn được trò chơi phù hợp để đưa vào tiết dạy, trước tiên giáo viên cần tìm hiểu và nắm được:
* Nội dung bài dạy: Lượng kiến thức theo yêu cầu trong tiết dạy đó ít hay nhiều, yêu cầu về lượng vận động trong tiết dạy ra sao, các dạng vận động đó là dạng nào (tay, chân, toàn thân).
*Không gian, thời gian:
Chú ý điều kiện sân bãi: bằng phẳng, rộng, thoáng, tiếng ồn không làm ảnh hưởng xung quanh hay ngược lại.
Một tiết dạy thời lượng cho phép 45 phút; như vậy khi phân phối thời gian cho phép tổ chức trò chơi, giáo viên cần lưu ý sao cho hợp lý (phần này còn lệ thuộc vào mục đích của trò chơi). Ngoài ra cần chú ý đến thời gian vào buổi nào (ảnh hưởng của thời tiết).
Phân loại trò chơi:
* Theo tính chất vận động: Có trò chơi động và trò chơi tĩnh.
- Trò chơi động: Dạng trò chơi đòi hỏi vận động toàn thân và được thay đổi vị trí của người chơi.
- Trò chơi tĩnh: là trò chơi chỉ vận động một bộ phận của cơ thể, và không thay đổi vị trí của người chơi.
* Theo mục đích của trò chơi: Tất cả các trò chơi đều có một mục đích chung là giúp cho người chơi thư giãn, song trò chơi trong tiết dạy thể dục còn có mục đích riêng:
- Là một bài tập khởi động, làm nóng các bộ phận cơ thể liên quan mạnh đến bài tập ở phần tiếp theo.
- Là một bài tập luyện: Thông qua trò chơi học sinh được tập luyện thêm các động tác, các kiến thức mới được học hoặc ôn luyện những kiến thức đã học những tiết trước.
- Là bài tập củng cố: Thông qua trò chơi học sinh được củng cố lại những kiến thức đã được học.
* Theo thời gian trong tiết dạy: Chơi vào đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối giờ.
→ Như vậy căn cứ vào mục tiêu của bài thị chọn trò chơi theo mục đích.
3.1. Trò chơi là bài tập vận động: Thường được tổ chức vào đầu giờ hoặc giữa giờ (đầu phần mới).
- Loại trò chơi này ta nên chọn để áp dụng vào những tiết dạy mà sự luyện tập của học sinh là sự vận động mạnh các cơ bắp và các khớp cơ. Tất nhiên vào đầu giờ học bao giờ giáo viên cũng cho học sinh khởi động toàn diện, song bài tập như thế có thể một số học sinh thực hiện còn hời hợt, thì sự khởi động đó chưa đạt yêu cầu, nhất là các tiết học vào đầu buổi sáng khi các em sau một đêm ngủ các cơ bắp nghỉ, cơ thể còn mệt mỏi uể oải.
* Nếu giáo viên cho tổ chức trò chơi sau khi thực hiện bài tập khởi động, các em sẽ thấy thoải mái, hưng phấn hẳn lên. Khởi động có chất lượng hơn, thì vào bài tập luyện có sự vận động mạnh các em sẽ thấy dễ dàng và còn tránh được các tai nạn như trật khớp, đau cơ bắp sau khi tập luyện - Do đó ta chọn trò chơi động là chủ yếu. Theo tính chất vận động của tiết dạy mà chọn nội dung trò chơi cho phù hợp với sự vận động đó. Có thể cải tiến những trò chơi cũ thành trò chơi mới mà sự vận động trong trò chơi phù hợp với nội dung bài.
Ví dụ : Nội dung chạy tiếp sức (thể dục 11 – Tiết 2 → 12).
* Trò chơi 1: “Gió thổi” - Trò chơi này dựa trên trò chơi “Mưa rơi” mà nhiều giáo viên và học sinh đã biết.
* Giáo viên là người điều khiển bằng lời, học sinh thực hiện động tác theo quy định:
- Gió hiu hiu: học sinh đánh tay vòng từ sau ra trước từ từ nhẹ nhàng.
- Gió mạnh: học sinh đánh hai tay vòng từ sau ra trước nhanh mạnh hơn.
- Gió thành bão: học sinh đánh hai tay vòng từ sau ra trước nhanh mạnh hơn nữa.
- Kết hợp hai chân chạy bước nhỏ và đổi chỗ cho người bên phải. Để gây hứng thú mạnh cho học sinh, giáo viên điều khiển như kể một câu chuyện có thực và thay đổi liên tục hiệu lệnh. Những học sinh làm không đúng các động tác quy định theo hiệu lệnh thì giáo viên có thể phạt nhẹ ví dụ như: giáo viên hỏi các em thích có bão không? Cho học sinh đó hô khẩu hiệu “Tôi thích gió nhưng không muốn có bão” (3 lần) và cả lớp cùng vỗ tay. Trò chơi này chỉ cần thực hiện trong vòng 3 phút và sau đó tiến hành ôn luyện.
Trò chơi này cũng có thể áp dụng vào đầu phần 2 sau khi đã ôn tập: chạy nâng cao đùi. Lúc đó trò chơi này vừa bài tập khởi động cho phần sau vừa là bài tập ôn luyện phần trước.
Ví dụ : Nội dung nhảy cao (Thể dục 11 – tiết 16)
* Trò chơi 2: Lò cò tiếp sức
- Mục đích ý nghĩa: Nhanh nhẹn, khéo léo sức manh cho cơ bắp chân, sức bật của chân dậm trong môn nhảy cao.
   	- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái để tập luyện bỗ trợ nhảy cao
- Cách chơi:
+ Chuẩn bị: sân bãi vẻ vạch 2 vạch (một vạch xuất phát một vạch đích).
+ Nội dung: nhảy lò cò chân dậm nhảy từ vạch xuất phát về đích rồi quay lại chạm vào đồng đội, đồng đội xuất phát cứ thế tiếp tục cho hết số người trong đội.
+ Giáo viên chia tập thể chơi thành các đội có số lượng đều nhau, đều nam, đều nữ.   
+ Khi có lệnh từng các thành viên trong đội xuất phát cho hết sô lượng người trong đội
Luật chơi: Đội nào hết lược nhanh nhất là thắng.
- Lưu ý: 
+ Nếu bị ngã đứng dậy chơi tiếp.
+ Chọn sân chơi phù hợp như sân đất, cỏ, cát tránh nguy hiểm cho học sinh.
* Trò chơi 3: Trồng nụ trồng hoa
- Mục đích ý nghĩa: bỗ trợ chạy đà và sức bật trong môn nhảy cao.
- Chuẩn bị: sân bãi sạch sẽ
- Nội dung: bật cao (tăng sức bất cho nội dung nhảy cao)
- Luật chơi: Chọn hai người ngồi bệt xuống đất, đối diện nhau. Chồng các bàn chân rồi đến các bàn tay, lần lượt nắm, rồi xoè ra, số người còn lại nhảy qua. Khi nào đủ bốn chân bốn tay xoè mà người nhảy không bị chạm thì người nhảy được quyền chơi tiếp ván khác cho đến khi chạm chân thì mất lượt, phải ngồi vào thay thế.
- Lưu ý:  Chọn sân chơi phù hợp như sân đất, cỏ, cát tránh nguy hiểm cho học sinh.
3.2. Trò chơi là bài tập luyện: Thường được tổ chức vào gần cuối phần cơ bản.
Theo yêu cầu của chương trình thì khoảng 10% các tiết phải có loại trò chơi này, Trong đó có khoảng 40% số tiết giáo viên tự chọn trò chơi (đối với chương trình lớp 11).
Trò chơi loại này có tác dụng giúp các em luyện tập kiến thức với tinh thần tự nguyện tự giác cao, nên giáo viên chú ý chọn đúng trò chơi thì tác dụng luyện tập sẽ được nâng cao hiệu quả.
Giáo viên cần xem nội dung của tiết học yêu cầu hoạt động các động tác thế nào để chọn trò chơi có tính chất luyện những động tác đó.
Ví dụ : Nội dung chạy tiếp sức (Thể dục 11 – Tiết 2 → 12)
Với trò chơi chạy tiếp sức mà trong chương trình đã giới thiệu, thì chỉ dùng luyện chạy nhanh xuất phát cao và chỉ vận dụng một vài tiết còn những tiết còn lại giáo viên phải tự chọn: Nên giáo viên cần tìm các trò chơi có tác dụng phù hợp với tiết dạy ví dụ như: trò chơi (gọi tên, ra lệnh) (giáo viên tự đặt tên).
Trò chơi 4: (H4) Chia lớp thành hai đội, đứng thành hai hàng cách nhau từ 2-3cm và đứng quay lưng vào nhau, giáo viên đặt tên cho hai đội. Khi giáo viên gọi tên đội nào thì đội đó sẽ quay lưng lại và đuổi đội kia, đồng thời đội kia cũng chạy bạn nào bắt được bạn của đội kia sẽ thắng, bạn bị bắt thua.
	m	m
	m	m
	m	m
	m	m	
	m	m
	20m	3m	20m	
Hình 4
Trò chơi 5: (H5) Vẽ một vòng cách vạch xuất phát 20m (tùy thuộc vào lượt em chạy). Ở vạch xuất phát, học sinh được xếp hàng ngang. Khi có hiệu lệnh của giáo viên hàng đầu vào vạch m chạy lên và đứng vào vòng tròn, mỗi vòng chỉ đứng một số em theo quy định lúc ban đầu.
- Như vậy số em được đứng trong vòng tròn sẽ bằng 2/3 số em chạy lên.
- Nên học sinh sẽ chạy nhanh để dành chỗ đứng của mình, em nào không đứng được trong vòng tròn sẽ xuống và chạy lại vào những hàng sau.
Với trò chơi như trên giáo viên có thể tự đặt tên và hướng dẫn các em chơi, luyện chạy nhanh xuất phát cao.
* Tác động:
- Đây là trò chơi hoàn thiện bài tập chạy nhanh xuất phát cao nên áp dụng từ tiết 2-8. Những tiết từ 8-10, có thể chọn trò chơi nhẹ nhàng hơn (tương trự trò chơi của phần khởi động đã giới thiệu) với bộ môn chạy, nếu là xuất phát thấp nên cải biến trò chơi sao cho có tính chất kỹ năng bật chạy nhanh nhẹn.
20m
m m
m 
m
m m
m
m
m
m
m
m
Hình 5
Trò chơi 6: (H6) Ví dụ chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm ngồi thành một vòng tròn lớn, bán kính của vòng tròn là quãng đường chạy. Thùy theo sân bãi mà vòng tròn lớn hay nhỏ. Chia vòng tròn nhỏ bán kính khoảng 50 cm trong vòng nhỏ bỏ một số vật (cái cờ nhỏ, cái khăn,)
Số vật trong vòng tròn nhỏ sẽ ít hơn số tổ 1à2. Khi có hiệu lệnh những em mang số 1 sẽ chạy lên vòng tròn nhỏ và lấy vật (phải lấy được một vật) chạy về đưa cho bạn số 2, bạn số 2 lên bỏ vật vào vòng tròn và chạy về cứ như thế chạy cho đến hết bạn cuối cùng của tổ. Giáo viên điều khiển sẽ bấm thời gian của mỗi tổ và xếp thi đua (nhất, nhì).
* Tác động:
Với trò chơi này sẽ rèn luyện các em tham gia chạy nhanh xuất phát thấp với kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo, giáo dục được tính tổ chức, tinh thần tập thể đoàn kết tên trò chơi giáo viên có thể tự đặt sao cho phù hợp với nội dung của tiết dạy.
m 
* *
Hình 6
Ví dụ : Nội dung nhảy xa (Thể dục 11 – Tiết 37 → 46)
Trò chơi 7: 
Ngoài ba trò chơi mà trong chương trình đã giới thiệu: “Nhảy ô tiếp sức”, “Bật xa tiếp sức”; giáo viên tự chọn trò chơi khác sinh động hơn, tôi xin giới thiệu cải biến một trò chơi như sau:
Ở trò chơi rèn luyện chạy nhanh xuất phát thấp mà tôi đã giới thiệu ở trên, có thể thay đổi một số chi tiết bằng cách: Cho vòng tròn lớn có bán kính khoảng 12m, cách tâm (vòng tròn nhỏ) khoảng 3m vẽ một vòng tròn nữa tại đó.
Cách chơi: Ở trò chơi này các em sẽ đứng quanh vòng tròn lớn, khi có hiệu lệnh, các em mang số 1 sẽ chạy (xuất phát cao) đến vòng tròn thứ hai rồi chụm chân bật nhảy vào vòng tròn ở tâm để lấy mẫu vật trong vòng tròn này, khi quay về cũng bật nhảy ra vòng tròn thứ hai rồi mới chạy về đưa cho bạn thứ hai.
* mmo
Hình 7
* Tác động:
- Với trò chơi này giáo viên tổ chức chơi như trò chơi ở chạy nhanh xuất phát thấp, nên khi giới thiệu trò chơi cho các em không mất nhiều thời gian, cách chơi cũng dễ mà huy động được 100% các em tham gia trò chơi. 
Ví dụ : Nội dung đá cầu (Thể dục 11 – Tiết 37 → 46)
Do yêu cầu của bộ môn chủ yếu là rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn. Nên giáo viên có thể sao cho mục đích của trò chơi có tác dụng như trên.
Trò chơi 8: (hình 8) chia lớp làm 2 nhóm, mỗi học sinh có 1 quả cầu đá.
Cách chơi: Kẻ 1 đường giới hạn cách đường giới hạn 4m ta vẽ vòng tròn đường kính 1m50 2 nhóm đứng trước 2 vòng có vạch giới hạn lần lượt cầm cầu đá sao cho cầu vào vòng tròn, đội nào có số lượng cầu đá vào vòng tròn nhiều hơn thì đội đó thắng. Trò chơi này có thể gọi là “Đá cầu trúng đích”
1,50m
mmmmm
mmmmm
	4 m
Hình 8
 * Tác động: 
Trò chơi này vừa giáo dục tính đoàn kết và rèn luyện sự khéo léo cho học sinh, hoặc cho học sinh mỗi nhóm thi tâng cầu hay có thể giáo viên tổ chức trò chơi khác trò chơi trên, nhưng làm thế nào để trò chơi là bài tập luyện có tính giáo dục cao là được. Nó phụ thuộc vào sự sáng tạo của giáo viên trong cách tổ chức trò chơi.
Những trò chơi là bài tập luyện thì chỉ cần giáo viên chú ý đến các động tác luyện tập của bài học và tự cải biến trò chơi có động tác phù hợp là được, là sao đảm bảo tính giáo dục toàn diện cho các em học sinh. Trò chơi loại này có tác dụng lớn đối với học tập TDTT đối với các em học sinh THPT.
Ví dụ: Nội dung cầu lông (Thể dục 11, Tiết 50 -60)
Trò chơi 9: Thi ném cầu xa
- Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác vươn hông đánh tay trong khi đánh cầu.
- Chuẩn bị: Chia lớp thành 4 đội, mỗi em một quả cầu lông Hải Yến đứng đối diện nhau cách nhau 5 m.
- Cách chơi: Đứng thành 4 hàng ngang + 2 hàng dọc, quay mặt vào nhau cách nhau 5 m, giản cách 1 sải tay. Giáo viên ra lệnh bằng còi 2 hàng có cầu thực hiện ném cầu ra xa phía hàng đối diện.
- Thực hiện: Đứng chân trước chân sau (không được lấy đà, không được nhảy lên) đưa cầu ra sau vươn hông và ném. Hàng đối diện nhặt cầu và ném lại tương tự.
	Đội hình thi đấu:
 	x	 x	 x	 x	 x	 x	 x
	 5m 
 x	 x x x x	 x x 
* GV
 	x	 x	 x	 x	 x	 x	 x
	5m 
 x	 x x x x	 x x 
 Hình 9
3.3. Trò chơi có tính chất thư giãn đơn thuần: Thường được tổ chức vào cuối giờ. Chỉ áp dụng cho những tiết dạy mà giáo viên đã cho các em học sinh luyện tập nhiều lần, đảm bảo được yêu cầu của bài.
- Nếu tiết dạy đòi hỏi lượng vận động lớn, giáo viên cho luyện nhiều, lúc các em đã thấm mệt. Giáo viên nên tổ chức trò chơi tĩnh, chủ yếu để các em lấy tinh thần vui vẻ thoải mái, trường hợp này có thể áp dụng cho các tiết luyện tập chạy bền.
Thời gian tổ chức các trò chơi này khoảng từ 5-7 phút cuối giờ.
4. Kết quả đạt được.
Sau thời gian áp dụng phương pháp trên tôi thấy rất thuận tiện trong việc giảng dạy đa số các em có tiến bộ nhiều trong môn học, cụ thể là học sinh khối 11 mà tôi trực tiếp giảng dạy các em rất ham thích luyện tập, thường chờ đợi đến tiết học thể dục, chất lượng tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn, kể cả học sinh sức khoẻ yếu, các em đã nắm kỹ nội dung chương trình, tuy không đòi hỏi mức độ cao ở các em song cũng đủ đảm bảo tốt về mặt sức khoẻ, tinh thần ý thức, tổ chức kỷ luật, là cơ sở để các em bước vào lớp kế tiếp với bản lĩnh tự tin hơn, tiến xa hơn. Tôi đã tiến hành sử dụng phương pháp trò chơi lồng ghép vào giờ học thể dục và kết quả cho thấy chất lượng học sinh học môn thể dục tăng lên rõ rệt.
4.1. Bảng kết quả thể hiện hứng thú học 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_tro_choi_nham_kich_thich_hung_thu_t.doc