SKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên chủ nhiệm trong việc ngăn ngừa, giải quyết mâu thuẫn xung đột trong tập thể lớp ở trường THPT

SKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên chủ nhiệm trong việc ngăn ngừa, giải quyết mâu thuẫn xung đột trong tập thể lớp ở trường THPT

Gần đây vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận rất quan tâm và được coi là một hiện tượng xã hội đã đến mức nguy hiểm và nghiêm trọng. Có rất nhiều cuộc hội thảo về chuyên đề phòng chống bạo lực trong nhà trường để đưa ra những biện pháp nhầm giải quyết hiện tượng bạo lực trong học sinh. Có ý kiến cho rằng “Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng trên đó chính là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người làm giảm hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, chưa quan tâm đầy đủ và huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo đức học sinh”. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh là việc làm thường xuyên và cần phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, trong nhà trường vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của các thầy cô giáo, không thể phủ nhận vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Với thực trạng bạo lực trong học đường hiện nay, người giáo viên chủ nhiệm cần phải làm gì để ngăn chặn và giúp học sinh phát triển nhân cách trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, có đức có tài?

Là một giáo viên trẻ còn rất ít kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, song tôi cũng mạnh dạn nêu ra một vài kinh nghiệm của bản thân, một số công tác giáo dục học sinh đã làm tại lớp chủ nhiệm, đã thực hiện tại đơn vị đang công tác trong việc ngăn ngừa tình trạng học sinh đánh nhau mang tính bạo lực.

 

doc 14 trang thuychi01 10384
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp giáo viên chủ nhiệm trong việc ngăn ngừa, giải quyết mâu thuẫn xung đột trong tập thể lớp ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
 TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC NGĂN NGỪA, GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN XUNG ĐỘT TRONG TẬP THỂ LỚP Ở TRƯỜNG THPT
 	 Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Phượng
 	 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Tĩnh Gia 3
 	 SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
Phần mở đầu3
Lí do chọn đề tài..3
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3
Mục đích.3
Nhiệm vụ3
Khách thể và đối tượng nghiên cứu.......3
Phương pháp nghiên cứu3
Giới hạn của đề tài.3
Phần nội dung..4
Cơ sở lí luận4
Thực trạng trong việc ngăn ngừa và giải quyết mâu thuẫn xung đột của học sinh ở trường THPT.4
Nguyên nhân...5
Một số biện pháp thực hiện.5
Hiệu quả của SKKN8
C. Kết luận....8
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Gần đây vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận rất quan tâm và được coi là một hiện tượng xã hội đã đến mức nguy hiểm và nghiêm trọng. Có rất nhiều cuộc hội thảo về chuyên đề phòng chống bạo lực trong nhà trường để đưa ra những biện pháp nhầm giải quyết hiện tượng bạo lực trong học sinh. Có ý kiến cho rằng “Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng trên đó chính là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người làm giảm hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, chưa quan tâm đầy đủ và huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo đức học sinh”. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh là việc làm thường xuyên và cần phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, trong nhà trường vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của các thầy cô giáo, không thể phủ nhận vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Với thực trạng bạo lực trong học đường hiện nay, người giáo viên chủ nhiệm cần phải làm gì để ngăn chặn và giúp học sinh phát triển nhân cách trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, có đức có tài? 
Là một giáo viên trẻ còn rất ít kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, song tôi cũng mạnh dạn nêu ra một vài kinh nghiệm của bản thân, một số công tác giáo dục học sinh đã làm tại lớp chủ nhiệm, đã thực hiện tại đơn vị đang công tác trong việc ngăn ngừa tình trạng học sinh đánh nhau mang tính bạo lực.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Mục đích
	Nghiên cứu vai trò của GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách học sinh để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.
Đề ra những giải pháp hợp lý đối với tình trạng bạo lực học đường ở trường THPT
2.2 Nhiệm vụ:
Xác định rõ nhiệm vụ, để đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.
2.3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Là học sinh và giáo viên Trường THPT Tĩnh Gia 3- Huyện Tĩnh Gia- Thanh Hóa
2.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra cơ bản
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
- Phương pháp nghiên cứu, thống kê bảng biểu
2.5 Giới hạn đề tài: 
- Về thời gian: từ 6/9/2017 đến 18/5/2018
B. PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Học sinh tồn tại với tư cách là chủ thể giáo dục đồng thời cũng là đối tượng giáo dục. Để giáo dục học sinh có kết quả tốt, giáo viên phải hiểu các em một cách đúng đắn, đầy đủ và cụ thể, từ đó lựa chọn những tác động sư phạm thích hợp. Trái lại thực tiễn giáo dục cho thấy nếu không hiểu rõ học sinh thì những tác động sư phạm được lựa chọn sẽ không phù hợp, do đó không cho kết quả mong muốn và thậm chí sẽ bị thất bại.
	Hiện tượng học sinh đánh nhau là một thực tế không mới nhưng những hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số nơi gần đây đã trở nên phổ biến và bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Mâu thuẫn thường xuất phát từ một vài lý do rất đơn giản, nếu bình thường có thể cho qua một cách dễ dàng nhưng lại được học sinh giải quyết bằng vũ lực, nhẹ thì dùng tay chân, nghiêm trọng hơn là các em đã sử dụng biện pháp đánh nhau có vũ khí gây nguy hiểm đến tính mạng. 
	Để giáo dục, ngăn chặn học sinh không mắc sai lầm nêu trên chúng ta không thể thực hiện chỉ trong vài giờ lên lớp mà phải tốn khá nhiều thời gian. Cần phải biết tìm hiểu, lắng nghe học sinh, uốn nắn kịp thời khi phát hiện có hiện tượng “không bình thường” xảy ra trong lớp học. Phải đề ra kế hoạch, phương pháp giáo dục phù hợp cho từng trường hợp đặc biệt bằng cả tấm lòng yêu thương nhân ái của người thầy.
2. THỰC TRẠNG TRONG VIỆC NGĂN NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN XUNG ĐỘT CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT.
Năm học 2017-2018 trường THPT Tĩnh Gia 3 có 30 lớp trong đó có 6 lớp chọn chia đều cho 3 khối. Ở những lớp này đa số là học sinh ngoan, học tốt, có ý thức tốt. Bên cạnh đó còn có nhiều lớp học sinh nghịch, không chịu học bài, ý thức kém, thường hay gây gỗ đánh nhau. Để có cơ sở và tính thiết thực của đề tài này, tôi đã phát phiếu điều tra cũng như trao đổi trực tiếp với một số GVCN trong trường và thu được kết quả như sau:
Khối
Số lượng
GVCN
Đã biết cách giải quyết mâu thuẫn xung đột của HS
Chưa biết cách giải quyết mâu thuẫn xung đột của HS
10
10
3 chiếm 30%
7 chiếm 70%
11
10
4 chiếm 40%
6 chiếm 60%
12
10
4 chiếm 40%
6 chiếm 60%
Bên cạnh kết quả trên, dựa trên sổ ghi chép của Đoàn trường và Ban nề nếp tôi đã thống kê được số vụ ẩu đả, đánh nhau của học sinh toàn trường trong 2 năm học trước như sau:
Năm học
Khối 10
Khối 11
Khối 12
2015-2016
5
7
4
2016-2017
4
8
6
Từ những kết quả trên, tôi nhận thấy một số tồn tại, hạn chế và những khó khăn trong việc giải quyết mâu thuẫn xung đột của học sinh
3. NGUYÊN NHÂN
- Đa số GVCN mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm trong việc giải quyết mâu thuẫn, xung đột của học sinh.
- Một số GVCN chỉ tập trung cho việc giảng dạy là chủ yếu nên kĩ năng xử lí mâu thuẫn của học sinh còn hạn chế.
- Một số GVCN có nhu cầu muốn biết cách giải quyết mâu thuẫn của học sinh làm sao cho hiệu quả nhưng không biết cách thực hiện như thế nào.
4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
GVCN cần nhận thức rằng mâu thuẫn nảy sinh là tất yếu, ngay cả trong trường hợp học sinh từng rất thân nhau. Quan trọng là phải phát hiện kịp thời, nhận dạng mâu thuẫn để chủ động giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh một cách phù hợp, tích cực. Đồng thời GVCN cần hướng dẫn học sinh cách kiểm soát cơn giận và biết tự giải quyết tích cực các mâu thuẫn nảy sinh với bạn để tránh bạo lực học đường và xây dựng tập thể lớp thân thiện.
Khi giải quyết mâu thuẫn giữa học sinh, giáo viên cần phải kiểm soát được cảm xúc của bản thân, nếu nhận thấy cảm xúc tức giận thì cần thời gian tạm lắng cơn tức giận của mình trước đã để sau này không phải ân hận.
Trong thực tiễn giáo dục, người GVCN không chỉ quan tâm giải quyết những mâu thuẫn đã bộc lộ thành xung đột, mà còn phải quan tâm phòng tránh bằng cách trang bị cho các em cách ngăn ngừa mâu thuẫn bộc lộ và phát triển.
Khi giải quyết mâu thuẫn nảy sinh giữa học sinh cần dành thời gian để học sinh tạm lắng rồi yêu cầu các em tuân thủ các nguyên tắc và lắng nghe tích cực để tìm giải pháp giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực nhất.
GVCN cần nhận thức và làm cho học sinh hiểu là điều quan trọng không phải là chuyện gì đang xảy ra mà là cách chúng ta ứng phó với nó như thế nào. Đó chính là điểm mấu chốt giúp con người đề phòng, kiểm soát thái độ, hành vi tiêu cực, để có thái độ và hành vi tích cực.
4.1. CÁC NGUYÊN NHÂN NẢY SINH MÂU THUẪN GIỮA HỌC SINH VỚI NHAU.
- Sự khác nhau về suy nghĩ và quan niệm.
- Nhu cầu lợi ích cá nhân.
- Sự hạn chế do cách nhìn nhận sự việc, vấn đề.
- Chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan của mình mà không biết thừa nhận, tôn trọng suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của người khác.
- Có một số người hiếu chiến, thích người khác phục tùng mình hay lệ thuộc vào mình.
- Sự kèn cựa.
- Sự phân biệt đối xử. 
- Sự bảo thủ, cố chấp.
- Nói hoặc nghĩ không đúng về nhau.
4.2. CÁC CÁCH GIẢI QUYẾT CỦA HỌC SINH ĐÃ SỬ DỤNG.
- Nói chuyện với nhau để thông cảm.
- Cãi nhau, sau đó giận nhau không chào hỏi.
- Đánh nhau, không thèm nhìn mặt nhau.
- Đánh nhau một cách dã man, cố tình xúc phạm, hủy hoại thân thể, tinh thần người khác, thậm chí còn quay video, clip đưa lên mạng xã hội.
- Ngoài ra còn những cách giải quyết khác......
4.3. HẬU QUẢ CỦA CÁCH GIẢI QUYẾT TIÊU CỰC
- Hủy hoại lẫn nhau về thể chất và tinh thần.
- Làm cho học sinh mất đi lòng yêu thương con người, thay vào đó là sự lạnh lùng, độc ác.
- Gây mất đoàn kết, tạo môi trường học tập không an toàn, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập mà còn làm cho học sinh không dám và không muốn đến trường. 
4.4. CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN GIỮA HỌC SINH DÀNH CHO GVCN.
- Chỉ bắt đầu và tiếp tục giải quyết mâu thuẫn khi hai bên đã thực sự bình tĩnh.
- Yêu cầu các em tập trung vào vấn đề cần giải quyết, thiện chí, không kích động nhau tức giận.
- Đặt ra các câu hỏi trong tiến trình giải quyết bất hòa.
- Khuyến khích cả hai bên nêu ý kiến và suy nghĩ, cảm xúc của mình.
- Lắng nghe cẩn thận và lắng nghe tích cực từng học sinh nói.
- Chỉ dẫn và khuyến khích học sinh lắng nghe nhau.
- Khuyến khích học sinh nhắc lại những gì người kia nói. Yêu cầu mỗi bên đặt mình vào vị thế của nhau để suy ngẫm, sau đó yêu cầu đôi bên đưa ra một vài cách giải quyết sau khi cân nhắc đến suy nghĩ, quan điểm của bên kia. 
- Ghi nhận một cách trân trọng khả năng của học sinh trong việc lắng nghe và giao tiếp.
- Làm trọng tài. Tránh thiên vị, đứng về một phía.
- Khuyến khích các em tìm ra những phương án hay cách giải quyết có thể chấp nhận được đối với cả đôi bên và cam kết thực hiện.
* Tránh buộc tội, quở mắng, trách cứ, xem thường, làm rối trí, cho giải pháp, phê phán, giảng giải đạo đức, đồng tình...
* Nếu một trong hai học sinh nói “Không”, giáo viên hãy yêu cầu mỗi em suy nghĩ tiếp về những việc mà học sinh này muốn cả hai cùng làm để giải quyết vấn đề. Đề nghị các em suy nghĩ về những giải pháp có thể có cho tới khi cả hai đồng ý rằng họ đã chọn một giải pháp phù hợp, thỏa mãn cả hai bên và họ có thể thực hiện giải pháp này. 
4.4. CÁC BƯỚC GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN
Bước 1: Khám phá vấn đề: Chuyện gì đã xảy ra.
Bước 2: Tìm hiểu cảm xúc: Cảm thấy thế nào.
Bước 3: Đề ra giải pháp và lựa chọn giải pháp (muốn gì, muốn như thế nào?)
Bước 4: Cam kết thực hiện.
4.5. NHỮNG ĐIỀU GVCN CẦN PHẢI LÀM ĐỂ THAY ĐỔI THÁI ĐỘ, HÀNH VI TIÊU CỰC CỦA HỌC SINH.
- GVCN cần phải quan tâm đến khó khăn của học sinh.
- Cần phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của học sinh để có cách ứng xử phù hợp.
- Tiếp cận cá nhân đối với những học sinh có hành vi không mong đợi, theo quan điểm tích cực.
- GVCN cùng tập thể lớp biết thể hiện thái độ hành vi nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của học sinh.
- Trong tình huống học sinh thực hiện các hành vi không mong đợi, GVCN cần đặt mình vào vị thế của các em để lắng nghe tích cực các vấn đề của các em, khích lệ những suy nghĩ và thái độ, hành vi tích cực đối với những vấn đề mà các em đang đương đầu. Tôn trọng quyền tự quyết và giải quyết vấn đề của các em. GVCN chỉ giữ vai trò khơi gợi những hướng giải quyết tích cực hoặc phản biện những suy nghĩ, thái độ có thể dẫn đến hành vi có nguy cơ rủi ro.
- Muốn thay đổi hành vi của học sinh một cách có hiệu quả, GV cần có sự hợp tác của học sinh, được học sinh tin cậy nhất. Do đó GVCN cần chủ động tiếp xúc với học sinh để nắm bắt điều kiện hoàn cảnh, tâm tư, sức khỏe ,...của học sinh.
- Sử dụng biện pháp khích lệ và củng cố tích cực: trong lớp có nhiều học sinh cá biệt, GVCN cần nắm được ai là thủ lĩnh để tác động bằng cách giao cho em này giữ vai trò nào đó để phải gương mẫu. Những học sinh này thường có cá tính mạnh, thích thể hiện mình, nếu GVCN áp dụng khích lệ và củng cố tích cực sẽ có hiệu quả kép không chỉ với bản thân em đó mà cả đối với những học sinh khác thường chịu ảnh hưởng của em này.
- Phương pháp sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgíc.
- Những hình thức xử phạt phù hợp và nhất quán:
+ Tước bỏ hoạt động yêu thích cho đến khi khắc phục được lỗi.
+ Tạm dừng việc học tập để học sinh tự kiểm điểm bản thân với mục đích để học sinh thoát ra khỏi trạng thái căng thẳng không thể kiềm chế bản thân và tạo điều kiện cho học sinh bình tĩnh trở lại.
+ Yêu cầu viết báo cáo hằng ngày với mục đích là để học sinh nhận biết được những lỗi thường xuyên mắc phải và tạo cho các em cơ hội điều chỉnh.
+ Không nên phạt học sinh bằng cách giao thêm bài tập hoặc nhiệm vụ lao động sẽ khiến các em nghĩ rằng học tập hay lao động là sự trừng phạt.
- Phát huy tối đa vai trò của tập thể thân thiện, các mối quan hệ gắn bó, chia sẻ, thiện chí, tạo điều kiện để các em tham gia vào hoạt động đa dạng của tập thể lớp để các em trải nghiệm những cảm xúc tích cực.
- GVCN còn phải nói chuyện với CMHS về vấn đề của các em để cùng phối hợp, hỗ trợ. Trong những trường hợp đó tình yêu thương của cha mẹ, thầy cô sẽ có sức thuyết phục giúp các em phát triển những suy nghĩ tích cực khắc phục tâm trạng căng thẳng dẫn đến những hành vi không mong đợi.
4.6. QUY TẮC GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN
GVCN cần phải nắm được 5 quy tắc sau trong việc giáo dục học sinh chưa ngoan. 
- Quy tắc 2H (Hiểu rõ- Hợp tác)
- Quy tắc 2Q (Quan tâm- Quan sát)
- Quy tắc 2N (Nghiêm khắc- Ngọt dịu)
- Quy tắc 2Đ (Động viên- Định hướng)
- Quy tắc 2T (Tâm huyết- Trách nhiệm)
 5. HIỆU QUẢ CỦA SKKN
Đề tài kinh nghiệm được tôi và các đồng nghiệp thực hiện trong năm học 2017-2018 và đã thu được kết quả như sau: 
Về phía giáo viên chủ nhiệm, tôi đã trao đổi cũng như phát phiếu điều tra và thu được kết quả như sau:
Khối
Số lượng
GVCN
Đã biết cách giải quyết mâu thuẫn xung đột của HS
Chưa biết cách giải quyết mâu thuẫn xung đột của HS
10
10
7 chiếm 70%
3 chiếm 30%
11
10
8 chiếm 80%
2 chiếm 20%
12
10
7 chiếm 70%
3 chiếm 30%
Về phía học sinh: Dựa vào sổ ghi chép năm 2017-2018 của Đoàn trường và Ban nề nếp đã thu được kết quả như sau:
Khối
Số vụ ẩu đả, đánh nhau
10
2
11
2
12
0
Nhìn vào số liệu trên ta có thể thấy số lượng GVCN đã biết cách giải quyết mâu thuẫn xung đột của học sinh tăng lên một cách đáng kể. Đồng thời số lượng các vụ ẩu đả, đánh nhau giảm một cách rõ rệt so với hai năm học trước. Đặc biệt trong năm học vừa qua khối 12 không xảy ra vụ ẩu đả, đánh nhau nào. 
C. KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân của thực trạng bạo lực học đường ở trường THPT. Tôi tìm ra được một số biện pháp khắc phục và đã thực hiện. 
	Qua một thời gian áp dụng và chia sẻ với đồng nghiệp tôi nhận thấy việc ngăn ngừa, giải quyết mâu thuẫn xung đột trong tập thể lớp nói chung và công tác chủ nhiệm nói riêng đã đạt được kết quả cao hơn.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
	Muốn cho học sinh làm một việc gì đó thì người giáo viên phải tạo cho các em ham muốn làm việc đó, cho các em thấy được lợi ích của nó. 
	Luôn đặt lợi ích của học sinh làm đầu, xem các em là trung tâm của mọi vấn đề trong lớp học.
	Luôn tôn trọng học sinh nhất là ở chỗ đông người.
	Luôn nhất quán và công bằng trong việc đối xử với học sinh.
Luôn tạo được sự tin tưởng trong mối quan hệ thầy – trò. 
Từng bước rèn luyện cho các em năng lực tự điều chỉnh hành vi của mình, tự giải quyết các vấn đề. Từ đó học sinh sẽ cảm nhận được vai trò làm chủ của mình. 
Chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bất kì một phương pháp giáo dục nào bởi lẽ sản phẩm đây chính là “con người”. 
Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng học sinh,.
Muốn làm tốt vai trò của GVCN trong việc giải quyết các mâu thuẫn xung đột đòi hỏi người giáo viên phải bình tĩnh, có khả năng tự kiềm chế, biết quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, công bằng và tôn trọng học sinh. Có năng lực sư phạm như nhạy cảm sư phạm, tiếp cận đối tượng khác nhau, biết đối xử cá biệt hoá, cảm hoá, thuyết phục, tự hoàn thiện và sáng tạo. 
Do thời gian và năng lực có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót 
trong lúc nghiên cứu tìm ra nguyên nhân cũng như tìm ra giải pháp khắc phục. Vì vậy tôi rất mong sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc để đề tài này được hoàn chỉnh và thiết thực hơn. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 22 tháng 5 năm 2018
 CAM KẾT KHÔNG COPY
 Trịnh Thị Ngọc Phượng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên về công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường THCS, THPT của Bộ giáo dục và Đào tạo.
2. Tâm lí lứa tuổi học sinh THPT do Ths Nguyễn Thị Vân biên soạn.
3. Giáo trình công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT 
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Ngọc Phượng
Chức vụ và đơn vị công tác hiện nay: Giáo viên trường THPT Tĩnh Gia 3
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại
Kết quả đánh giá xếp loại
Năm học đánh giá xếp loại
1
Xây dựng tập thể học sinh tự quản ở trường THPT
Ngành GD cấp Tỉnh
C
2009-2010
2. 
Một số biện pháp giúp giáo viên quản lí hiệu quả giờ học ở trường THPT
Ngành GD cấp Tỉnh
C
2013-2014
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH
I. Bạo lực học đường
1. Nếu trong trường, lớp em xảy ra hiện tượng học sinh đánh nhau, em sẽ:
 Không quan tâm	Không đồng tình
	Cổ vũ nhiệt tình
2. Nếu 2 học sinh trong lớp đánh nhau, em sẽ làm gì?
I. Tình yêu học đường
1. Quan điểm của em về tình yêu học đường
	Nên có	Rất cần
	Không nên có	Không ý kiến
2. Trong lớp em có những bạn có cử chỉ thân mật quá mức trước tập thể, em sẽ làm gì?	
III. Ngôn ngữ học đường
1. Trong khi trao đổi với bạn bè về thầy cô giáo, em đã bao giờ dùng từ vô lễ chưa?
	Đã từng	Chưa từng
2. Nếu trong các cuộc nói chuyện, bạn bè em dùng từ ngữ không đúng mực, em sẽ làm gì?
IV. Văn hoá Giao thông
1. Gia đình em có điều kiện trang bị xe máy cho em, em sẽ:
	Sử dụng	 Không sử dụng
2. Khi đang tham gia giao thông, gặp đèn đỏ em sẽ làm gì?
KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH 
TOÀN TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3 VỀ VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG
Số lượng học sinh được khảo sát: 2112
Bạo lực học đường
Nếu trong trường, lớp em xảy ra hiện tượng học sinh đánh nhau, em sẽ:
- Không quan tâm: 34,2%
- Cổ vũ nhiệt tình: 9,5%
- Không đồng tình: 56,3%
Nếu 2 học sinh trong lớp đánh nhau, em sẽ làm gì?
 	- Can ngăn, báo BGH ( GVCN, bảo vệ ): 41,9%
	- Bênh vực lẽ phải: 28,8%
	- Thờ ơ, không quan tâm: 25,9%
	- Ủng hộ và tham gia: 3,4%
Tình yêu học đường 
Quan điểm của em về tình yêu học đường
- Nên có: 34%
- Không nên có: 29,7%
- Rất cần: 9,5%
- Không ý kiến: 26,8%
Trong lớp em có những bạn có cử chỉ thân mật quá mức trước tập thể, em sẽ làm gì?
	- Không quan tâm: 53,2%
	 	- Khuyên bạn không nên: 30,4%
	 	- Không đồng tình: 10%
	 	- Đồng ý, ủng hộ: 6,4%
Ngôn ngữ học đường
Trong khi trao đổi với bạn bè về thầy( cô giáo), em đã bao giờ dùng từ vô lễ chưa?
- Đã từng: 37,9%
- Chưa từng: 62,1%
Nếu trong các cuộc nói chuyện, bạn bè em dùng từ ngữ không đúng mực, em sẽ làm gì?
- Khuyên nhủ, góp ý với bạn: 75%
- Không quan tâm: 25%
Văn hoá giao thông
Gia đình có điều kiện trang bị xe máy cho em, em sẽ:
- Sử dụng: 54,8%
- Không sử dụng: 45,2%
Khi đang tham gia giao thông, gặp đèn đỏ, em sẽ làm gì?
- Dừng lại trước vạch sơn: 68,8%
- Vượt đèn đỏ: 21,5 %
- “Tuỳ cơ ứng biến”: 9,4 %	

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_giao_vien_chu_nhiem_trong_viec.doc