SKKN Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học Lịch sử ở trường THPT

SKKN Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học Lịch sử ở trường THPT

 Sinh thời, Khổng Tử (551- 479 TCN) có câu nói nổi tiếng “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”.

 Còn nhà triết học Hy lạp Xôcrat (470- 399 TCN), “Người ta phải học bằng cách làm một việc gì đó; với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắn cho đến khi làm nó”.

 Còn ở Việt Nam, cha ông ta từ xưa cũng đúc rút kinh nghiệm, hình thành nên những khẩu quyết, ca dao, tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen”; “Học đi đôi với hành”; “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

 Những quan niệm trên đã nhấn mạnh yếu tố quan trọng trong giáo dục xưa và nay là giáo dục thực hành, thực tế cuộc sống và hoạt động trải nghiệm. Đây chính là nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của phương pháp giáo dục trải nghiệm, là cơ sở quan trọng để hình thành nền giáo dục và đổi mới giáo dục của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

 Tại Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa VI của BCHTW, đã xác định quan điểm đổi mới giáo dục hiện nay là “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học ”

Theo dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục sau năm 2015 đã nêu “hoạt động trải nghiệm bản chất là những hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất tư tưởng, ý chí tình cảm, giá trị kĩ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại ”.

 

doc 34 trang thuychi01 6310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học Lịch sử ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG
.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TRẢI NGHIỆM KẾT HỢP VỚI LỜI NÓI SINH ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
 Người thực hiện: Hoàng Văn Bằng
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Lương Đắc Bằng
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử
THANH HÓA, NĂM 2017
 Mục lục Trang 
I. Phần mở đầu.........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................. ............................2
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
II. Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT2
1. Cơ sở lý luận.2
1.1. Cơ sở xuất phát...2
1.1.1. Mục tiêu bộ môn....................... .....................................................................2
1.1.2. Đặc trưng bộ môn lịch sử ở trường THPT..3
1.1.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử ở trường THPT.4
1.2. Cơ sở lý luận sử dụng phương pháp trải nghiệm kết hợp với lời nói sinh động của giáo viên4
2. Thực trạng của việc sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT5
2.1. Về phía giáo viên.5
2.2. Về phía học sinh..5
3. Một số hình thức sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp với lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT6
3.1 . Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp với lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT bằng các trò chơi....................6 
3.2.Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp với lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT qua hoạt động “đóng vai”.....9
3.3. Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp với lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT qua hoạt động “tham quan dã ngoại học tập tại các khu di tích”............................................................................11
3.4. Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp với lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT qua hoạt động “sinh hoạt văn hóa, văn nghệ”14
4. Thực nghiệm sư phạm...16
III. Kết luận, kiến nghị...19
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
	Sinh thời, Khổng Tử (551- 479 TCN) có câu nói nổi tiếng “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”.
	Còn nhà triết học Hy lạp Xôcrat (470- 399 TCN), “Người ta phải học bằng cách làm một việc gì đó; với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắn cho đến khi làm nó”.
	Còn ở Việt Nam, cha ông ta từ xưa cũng đúc rút kinh nghiệm, hình thành nên những khẩu quyết, ca dao, tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen”; “Học đi đôi với hành”; “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
	Những quan niệm trên đã nhấn mạnh yếu tố quan trọng trong giáo dục xưa và nay là giáo dục thực hành, thực tế cuộc sống và hoạt động trải nghiệm. Đây chính là nguồn gốc tư tưởng đầu tiên của phương pháp giáo dục trải nghiệm, là cơ sở quan trọng để hình thành nền giáo dục và đổi mới giáo dục của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
	Tại Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa VI của BCHTW, đã xác định quan điểm đổi mới giáo dục hiện nay là “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”
Theo dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục sau năm 2015 đã nêu “hoạt động trải nghiệm bản chất là những hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất tư tưởng, ý chí tình cảm, giá trị kĩ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại”. 
	Để đáp ứng được tình hình giáo dục mới, các môn học nói chung, lịch sử nói riêng ở trường phổ thông phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm lớp học, môn học, vận dụng kỹ năng rèn luyện kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
	Bộ môn lịch sử ở trường THPT là môn khoa học có tầm quan trọng to lớn trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Trên cơ sở thực tiễn giáo dục, ưu thế bộ môn lịch sử đặt ra, trải qua nhiều năm công tác giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT, đã hình thành lý luận và thực tế tổ chức hoạt động “trải nghiệm” và lấy làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT”, với mong muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT. 
2. Mục đích nghiên cứu.
	Trên cơ sở tìm hiểu về lý luận, vai trò của đề tài “Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT”, thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THPT, đề tài đi sâu vào việc tổ chức tham quan ngoại khóa, kết hợp lời nói của giáo viên, tư liệu lịch sử Việt Nam, tư liệu trực quan các di tích lịch sử địa phương, tiến hành dạy học lịch sử địa phương để khẳng định tính khả thi của đề tài, giúp học sinh hiểu toàn diện hơn lịch sử dân tộc, gây hứng thú học tập bộ môn lịch sử THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu.
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Cơ sở phương pháp luận: dựa trên cơ sở Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về nhận thức và giáo dục.
	- Phương pháp nghiên cứu:
	Về lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục – đào tạo liên quan đến đề tài; nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, phương pháp dạy học lịch sử, các vấn đề lịch sử liên quan đến đề tài; nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Lịch sử THPT, tài liệu lịch sử địa phương, phương tiện trực quan địa phương
	Nghiên cứu thực tế: đánh giá thực tế nắm vững kiến thức của học sinh sau khi hoàn thành giờ học thực địa; tiến hành thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của giờ học ngoại khóa.
II. Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT.
1. Cơ sở lý luận
1.1. Cơ sở xuất phát.
1.1.1. Mục tiêu bộ môn.
Mỗi một môn học khác nhau ở trường THPT, bản thân nó chứa đựng nhiều yếu tố kích thích, động viên tính ham hiểu biết, tính tích cực, tư duy của học sinh. Song, không chỉ đơn thuần là giáo viên nói lại theo sách giáo khoa, học sinh đọc tài liệu, xem các phương tiện trực quan để minh họa , để đem lại hiệu quả dạy- học, mà đòi hỏi phải có nội dung sinh động, sử dụng phương tiện trực quan và phân tích để làm sáng tỏ được sự kiện, hiện tượng lịch sử. Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT, sẽ giúp cho bài học hấp dẫn, bức tranh của quá khứ được khôi phục lại một cách chân thực và chính xác. Qua đó phát triển các năng lực quan sát, đọc, viết, hình thành năng lực tư duy, nắm vững kiến thức.
	Kết hợp lời nói của giáo viên với hoạt động học trải nghiệm trực quan trong dạy học lịch sử có tác dụng to lớn đối với học sinh ở THPT. Giáo viên, với ngôn ngữ rõ ràng khúc chiết, dễ hiểu, gợi cảm sẽ thu hút được sự theo dõi, tích cực hoạt động độc lập tư duy của học sinh. Các em hăng hái xây dựng bài, trao đổi đàm thoại, trả lời câu hỏi hay trình bày sự kiện trên phương tiện trực quan, đặt ra những vấn đề băn khoăn, để lĩnh hội kiến thức. Lời nói của giáo viên kết hợp với học trải nghiệm qua các phương tiện trực quan (tranh, ảnh, lược đồ, sơ đồ) sẽ phát huy được tối đa các năng nhận thức của học sinh: quan sát, hình dung, tưởng tượng, nhớ, tư duy, để nắm vững kiến thức.
Với vai trò lớn đó, “kết hợp lời nói của giáo viên với hoạt động trải nghiệm” trực quan có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh trên cả ba mặt: Giáo dưỡng (cung cấp kiến thức), giáo dục (tư tưởng, tình cảm, đạo đức), phát triển (Rèn luyện năng lực nghe, nói, đọc, viết, hình thành kĩ năng, kĩ xảo của học sinh).
1.1.2. Đặc trưng bộ môn lịch sử ở trường THPT
	Tri thức lịch sử ở trường THPT nói chung là những cơ sở lịch sử mang tính quá khứ, bởi vậy học sinh không thể trực tiếp quan sát quá khứ mà chỉ nhận thức một cách gián tiếp. Với đặc trưng này, học sinh rất khó nắm vững kiến thức, phát triển toàn diện, bồi dưỡng trí tưởng tượng của học sinh.
	Với những đặc trưng trên, trong giờ học lịch sử trong lớp nói chung, giờ học lịch sử địa phương ngoại khóa trải nghiệm nói riêng, giáo viên không chỉ dừng lại ở việc tạo biểu tượng cụ thể chính xác về sự kiện, hiện tượng lịch sử mà còn giúp học sinh hình thành khái niệm, rút ra quy luật, bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
1.1.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử ở trường THPT.
	Nhận thức của học sinh THPT mang tính quy luật của quá trình nhận thức bao gồm: từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, từ nhận thức lý tính đến hoạt động thực tiễn, như luận điểm của Lênin “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”. 
	Dạy học lịch sử phải bắt đầu bằng sự kiện, những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, học sinh không thể trực tiếp quan sát “trực quan sinh động”, muốn học sinh nắm được kiến thức lịch sử, bài giảng lịch sử cần phải có biểu tượng sinh động (hình ảnh sự kiện, nhân vật, điều kiện địa lý). Dạy học “trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên” sẽ giúp cho học sinh có được biểu tượng chân thật chính xác, học sinh dễ dàng tái hiện lịch sử thông qua các giai đoạn tư duy để nắm vững kiến thức.
1.2. Cơ sở lý luận sử dụng phương pháp trải nghiệm kết hợp với lời nói sinh động của giáo viên.
	Học tập trải nghiệm là một phương pháp dạy học bộ môn nói chung, lịch sử nói riêng một cách hiệu quả hơn thông qua việc làm, với quan niệm học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích kinh nghiệm, kiến thức có sẵn.
	Có quan điểm cho rằng “Phương pháp học trải nghiệm xảy ra khi một người tham gia trải nghiệm nhìn lại và đánh giá, xác định cái gì là hiểu ích, hoặc quan trọng cần nhớ, và sử dụng những điều này để thực hiện các hoạt động khác trong tương lai”.
	Học tập trải nghiệm là quá trình hàm chứa nhiều mối liên hệ phức tạp gồm sự cân bằng chú ý của người học đối với vấn đề môn học nói chúng và lịch sử nói riêng, vừa cân bằng khả năng phản tỉnh về ý nghĩa sâu xa về quan niệm với kĩ năng áp dụng chúng.
	Để giúp học sinh học tập tốt thông qua hoạt động trải nghiệm, giáo viên phải đảm bảo được nhiều chức năng: Chuyên gia môn học, người tổ chức và đánh giá tiêu chuẩn, người huấn luyện, bác sĩ tâm lý. vai trò của thầy (cô) giáo góp phần to lớn giúp học sinh trải nghiệm và lĩnh hội kiến thức.
 GV và học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng học trải nghiệm lịch sử
	Phương pháp học trải nghiệm kết hợp với lời nói sinh động của giáo viên trong dạy học bộ môn nói riêng, môn lịch sử nói chung ở nhà trường THPT:
Lý thuyết của học tập trải nghiệm chỉ ra rằng, việc dạy học không phải là tiến hành công việc đến người học thông qua hàng loạt kĩ thuật, mà phải được thông qua ngôn ngữ của người dạy “kết hợp lời nói sinh động của giáo viên”. Ngôn ngữ của giáo viên, với sự quyết đoán hay thân thiện hoặc ấm áp sẽ giúp học sinh yêu thích môn học lịch sử, tạo động lực bên trong và kiến thức của bản thân bằng hội thoại nhóm nhỏ, tạo ra mối quan hệ với cá nhân, áp dụng kiến thức, những trải nghiệm trong mỗi sự kiện, giúp học sinh lập ra các kế hoạch phát triển cá nhân và cung cấp cách thức nhận phản hồi từ phần vừa mới thực hiện, trên cơ sở học sinh sẽ nắm được lịch sử một cách chân thực, sinh động và hấp dẫn, học sinh sẽ yêu thích môn học lịch sử hơn.
2. Thực trạng của việc sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp với lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT
Phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên trong dạy học Lịch sử ở trường THPT nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh. Nhưng lâu nay vấn đề này chưa được giáo và học sinh quan tâm đúng mức. 
2.1. Về phía giáo viên:
Hầu hết giáo viên hiện nay đều cho rằng biện pháp này sẽ góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, tăng cường khả năng tự nghiên cứu, tự học của học sinh, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh một cách chân thực, sâu sắc nhất, gắn lí thuyết trong sách vở với thực tiễn, giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh.
Tuy nhiên các thầy cô đều thấy khó khăn trong việc thực hiện, do không có thời gian trên lớp, không có kinh phí cho học sinh đi tham quan thực tế, chưa biết cách tổ chức hình thức trải nghiệm phù hợp với nội dung lịch sử và khó khăn trong việc quản lí, tổ chức học sinh
2.2. Về phía học sinh:
Hầu hết học sinh đều cho rằng “Việc tổ chức phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT” là cần thiết, các em “rất hứng thú” và “hứng thú” khi được khi được tham gia các hoạt động học tập trải nghiệm trong học tập Lịch sử để nắm sự kiện, tạo biểu tượng Lịch sử, phát triển óc quan sát, ngôn ngữ, giáo dục tư tưởng tình cảm của mình. Tuy nhiên các trường THPT hiện nay học sinh không được học tập phương pháp trải nghiệm, hoặc được học một cách qua loa, không thiết thực.
Như vậy, việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm là cần thiết trong dạy học Lịch sử. Nó góp phần đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học. Đặc biệt khi vận dụng phương pháp này góp phần thay đổi thái độ học tập của học sinh, hứng thú và yêu thích môn học hơn. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên những tiết học vận dụng phương pháp dạy học trải nghiệm còn hạn chế.
Xuất phát từ những khó khăn nói trên, trải qua nhiều năm trau dồi kiến thức của bản thân và sự góp ý chân thành từ các đồng nghiệp, đã kích thích bản thân tôi đi sâu tìm hiểu cả về lý luận và thực tiễn của việc “Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT”, mong muốn nó trở thành một nguồn tư liệu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ở trường THPT hiện nay. 
3. Một số hình thức sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT.
3.1 . Sử dụng phương pháp học trải nghiệm kết hợp lời nói sinh động của giáo viên nhằm nâng cao giờ học lịch sử ở trường THPT bằng các trò chơi. 
Vui chơi là một dạng hoạt động nhằm thoả mãn sở thích hứng thú và nhu cầu phát triển thể chất, trí tuệ, ý chí, tình cảm của cá nhân, cùng với các hoạt động khác như lao động, học tập ..., đặc biệt là để phát triển tính cộng đồng trách nhiệm, tình thương yêu đồng loại, qua đó có thể rèn luyện các kĩ năng giao tiếp và hoạt động, phát triển tình cảm, niềm tin đạo đức, xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân. Vui chơi hợp lí, khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian nhàn rỗi của các em. Vui chơi trong và ngoài nhà trường góp phần hỗ trợ, nâng cao chất lượng học tập trong các giờ học chính khoá trên lớp.
	Từ thực tế giảng dạy trên lớp đến những tiết thao giảng, hội giảng tôi nhận ra rằng “Trò chơi học tập” là một vấn đề không thể thiếu được để tạo nên không khí sôi nổi, hào hứng đem lại một tiết học “nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả”. Dưới sự tổ chức của thầy (cô), với lời nói sinh động của mình, tiếng cười, tiếng vỗ tay của các em sẽ xoá đi sự gò bó, khuôn khổ. Ấn tượng thật đẹp đẽ, “Trò chơi học tập” được sử dụng như một hình thức, một phương pháp, một biện pháp dạy học cho học sinh.
Bộ môn lịch sử ở trường THPT trò chơi Lịch sử mang đầy đủ các đặc điểm của trò chơi. Nhưng trò chơi này khác hẳn với những trò chơi khác ở chỗ ít nhiều phải chứa đựng trong đó một yếu tố lịch sử. Trò chơi có thể phân loại theo số người chơi (Trò chơi tập thể, trò chơi cá nhân). Trò chơi có thể là trò chơi vận động, có thể là trò chơi trí tuệ cũng có thể kết hợp vận động và trí tuệ.
Thực tế cho thấy hình thức tổ chức của trò chơi lịch sử rất dễ được học sinh hưởng ứng và tham gia.
- Xét về mục đích phục vụ dạy học nói chung, trò chơi sử nói riêng có thể là:
+ Trò chơi nhằm dẫn dắt hình thành tri thức mới.
+ Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng.
+ Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong ngoại khoá.
- Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của Lịch sử ta có thể nói tới, chẳng hạn:
+ Trò chơi về trí nhớ thời gian lịch sử.
+ Trò chơi về trí nhớ sự kiện lịch sử.
+ Trò chơi về trí nhớ địa danh lịch sử.
 Tác dụng của “Trò chơi học tập ”.
Với lời nói sinh động của giáo viên, trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động học tập. Học sinh tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn trong những hoạt động đa dạng, hứng thú. Học sinh thấy vui hơn, cởi mở hơn, thư thái dễ chịu và khoẻ mạnh hơn.
 Giúp học sinh rèn luyện củng cố tiếp thu tri thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích luỹ thông qua hoạt động chơi.
Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy và học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, các cơ hội học tập đa dạng hơn.
 Đối với học sinh, không có phương tiện nào giúp các em phát triển một cách tự nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ bằng trò chơi học tập.
Qua chơi, các em biết tự kiềm chế, được tham gia hoạt động tích cực. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.
Tóm lại, trò chơi nói chung, trò chơi học tập nói riêng giúp cho học sinh phát triển toàn diện các năng lực một cách tự nhiên, giúp cho các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau, từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.
	Ví dụ: Trò chơi “ Ô chữ kì diệu”
- Mục đích
 - Dùng để dạy các bài ôn tập, và các hoạt động củng cố cuối bài
 - Có thể sử dụng trong hoạt động khởi động.
 - Phát triển óc thông minh, sự nhanh nhẹn, có khả năng phân tích, phán đoán.
 - Kích thích hứng thú học tập của học sinh.
- Chuẩn bị 
 - Giáo viên thiết kế trò chơi này trên giáo án điện tử với các Slide có các ô chữ mà mỗi ô chữ có một câu hỏi
 - Nội dung câu hỏi, câu trả lời.
- Quá trình thực hiện: Khi dạy bài bài 21, SGK lịch sử (lớp 11 cơ bản) “Phong trào yêu nước chổng Pháp cuổi thế kỉ XIX”. Kết thúc bài học, giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh, mục đích củng cố kiến thức.
- Câu 1. Có 7 chữ cái, khái niệm chỉ những người tri thức đổ đạt thời khong kiến.
- Câu 2. Có 7 chữ cái, tên của Hiệp ước 1884? 
- Câu 3. Có 8 chữ cái, tên phong trào yêu nước VN chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
- Câu 4. Có 6 chữ cái, nơi Đơ Cuốc xi tổ chức yến tiệc.
- Câu 5. Có 7 chữ cái, là nơi thực dân Pháp đày ải vua Hàm nghi.
- Câu 6. Có 6 chữ cái, nơi phái chủ chiến phản công quân Pháp tại kinh thành Huế?
- Câu 7. Có 13 chữ cái, tên người đứng đầu phái chủ chiến tại kinh thành Huế.
- Câu chủ điểm, Có 7 chữ cái, tên thật của vua Hàm Nghi.
- Cách thực hiện	
 - Giáo viên chia lớp thành 2 – 4 đội ( tùy vào số lượng học sinh). Giáo viên đưa ra ô chữ gồm hàng ngang và hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là nội dung kiến thức đã học kèm theo lời gợi ý.
 Ví dụ khi giáo viên nêu “ô số 1 hàng ngang có 7 chữ cái” kèm theo lời gợi ý: khái niệm chỉ những người tri thức đổ đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_hoc_trai_nghiem_ket_hop_loi_noi_sin.doc