SKKN Một số biện pháp phòng, chống “bạo lực học đường” ở trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2 huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp phòng, chống “bạo lực học đường” ở trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2 huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.

Aristoste (384-322-TCN) cho rằng không phải hy vọng vào Thượng đế áp đặt để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trên trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức.

Trong những năm gần đây, bạo lực học đường đã trở thành vấn đề bức xúc xã hội của nhiều nước trên thế giới. Nghiêm trọng là các vụ bạo lực học đường có sử dụng vũ khí. Bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới, nhưng hiện nay ngày càng bộc lộ tính nguy hiểm và nghiêm trọng. Ở Việt Nam, bạo lực học đường trở thành mối lo của phụ huynh học sinh, của ngành giáo dục và toàn xã hội, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau.[1].

Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở thành thị, mà còn diễn ra ở nông thôn và kể cả vùng sâu, vùng xa. Nó không chỉ có nam sinh tham gia, mà hiện nay nữ sinh tham gia là chủ yếu, không chỉ 2 người đánh với nhau mà là một tốp đánh một người, không chỉ đơn thuần là đánh mà còn lột quần áo, quay video đưa lên mạng xã hội. Bạo lực học đường không chỉ gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy cô giáo với trò, mà còn gây hại trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy, cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Bạo lực học đường hầu như đã xảy ra ở các cấp học, bậc học, nhưng nhiều nhất ở các trường THCS và THPT.

 

doc 19 trang thuychi01 6020
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phòng, chống “bạo lực học đường” ở trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2 huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
	Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.
Aristoste (384-322-TCN) cho rằng không phải hy vọng vào Thượng đế áp đặt để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trên trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức.
Trong những năm gần đây, bạo lực học đường đã trở thành vấn đề bức xúc xã hội của nhiều nước trên thế giới. Nghiêm trọng là các vụ bạo lực học đường có sử dụng vũ khí. Bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới, nhưng hiện nay ngày càng bộc lộ tính nguy hiểm và nghiêm trọng. Ở Việt Nam, bạo lực học đường trở thành mối lo của phụ huynh học sinh, của ngành giáo dục và toàn xã hội, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau...[1]. 
Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở thành thị, mà còn diễn ra ở nông thôn và kể cả vùng sâu, vùng xa. Nó không chỉ có nam sinh tham gia, mà hiện nay nữ sinh tham gia là chủ yếu, không chỉ 2 người đánh với nhau mà là một tốp đánh một người, không chỉ đơn thuần là đánh mà còn lột quần áo, quay video đưa lên mạng xã hội. Bạo lực học đường không chỉ gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy cô giáo với trò, mà còn gây hại trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy, cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Bạo lực học đường hầu như đã xảy ra ở các cấp học, bậc học, nhưng nhiều nhất ở các trường THCS và THPT. 
Đối với tỉnh Thanh Hóa tình trạng bạo lực học đường ngày càng xuất hiện nhiều khắp mọi vùng, miền sảy ra ở nữ sinh là chủ yếu như: Thành phố Thanh Hóa, thi xã Sầm Sơn, huyện Vĩnh Lộc, huyện Thiệu Hóa, huyện Cẩm Thủy, huyện Lang Tráng...
Trường THPT Triệu Sơn 2 là một trường nằm phía Nam huyện Triệu Sơn, trong mấy năm gần đây tình trạng bạo lực học đường đã giảm, đặc biệt trong hai năm học 2015 - 2016 và 2016 - 2017 tình trạng bạo lực học đường đối với học sinh nhà trường đã không còn. 
Bản thân là một cấp ủy chi bộ, tổ trưởng chuyên môn được cấp ủy và Ban giám hiệu giao làm trưởng ban an ninh nề nếp của nhà trường từ năm 2005 đến nay, bản thân rất chăn trở về tình hình an ninh trật tự trong và ngoài nhà trường đặc biệt trên đường học sinh đi học về, chính vì thế tôi đã quyết định nghiên cứu và thực hiện đề tài.
 “Một số biện pháp phòng, chống “bạo lực học đường” ở trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2 huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa”
2. Mục đích nghiên cứu.
Đánh giá thực trạng bạo lực học đường ở bậc trung học, phân tích nguyên nhân, tìm ra những vấn đề liên quan đến bạo lực học đường, từ đó đưa ra một số biện pháp phòng, chống có hiệu quả trong công tác bạo lực học đường hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh của trường THPT Triệu Sơn 2 và HS trên địa bàn huyện Triệu Sơn nói riên và HS trong tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu 11 xã phía Nam huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa và một số huyện lân cận.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp chủ yếu: 
	- Phương pháp quan sát sư phạm.
	- Phương pháp điều tra giáo dục.
	- Phương pháp thực nghiệm giáo dục.
	- Phương pháp phối kết hợp.
4.2. Phương pháp hỗ trợ:
	- Phương pháp tổng kết.
	- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
	- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết.
5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Nghiên cứu tìm ra một số giải pháp “phòng chống” là chủ yếu, chứ không phải tìm ra biện pháp khắc phục hậu quả bạo lực học đường. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Ta biết bạo lực học đường có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ ngôi trường nào, nó làm ảnh hưởng đến bản thân học sinh, gia đình học sinh, nhà trường và xã hội.
1.1. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục.
Nghị quyết Đại hội IV nêu rõ: “... Tiến hành cải cách giáo dục trong cả nước. Nội dung chủ yếu của công tác cải cách giáo dục gồm ba mặt: cải cách cơ cấu của hệ thống giáo dục, cải cách nội dung giáo dục và cải cách phương pháp giáo dục. 
Nghị quyết Đại hội VI xác định: Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, cần coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, pháp luật, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng. 
Đến Nghị quyết Đại hội VII nêu rõ: mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. 
Đến Đại hội VIII. Nghị quyết nhấn mạnh với những nội dung chủ yếu: cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. 
Tại Đại hội IX, về vấn đề giáo dục và đào tạo, Nghị quyết nêu rõ: “... Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục...
Tại Đại hội X, Đảng chủ trương:  Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. 
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt"; đồng thời xác định đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp với phát triển khoa học - công nghệ là một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.
Nhìn chung qua các Đại hội của Đảng đều quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong đó, trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách người học sinh người chủ tương lai của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 16 - 18.[2] 
Học sinh các trường THPT thường ở lứa tuổi 16 - 18 để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các biện pháp áp dụng, chúng ta cần tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý của lứa tuổi này có liên quan đến bạo lực học đường.
1.2.1.. Đặc điểm về sinh lý ở lứa tuổi 16 – 18.[2]
Do hệ thống thần kinh là một hệ thống phát triển sớm của cơ thể, vì vậy ở lứa tuổi 16 - 18 trọng lượng não của các em đã đạt mức từ 1480 gam đến 1490 gam tương đương với trọng lượng não của người trưởng thành. Chức năng của các trung khu như: Thị giác, thính giác, xúc giác, cảm giác, trung khu vận động ... tương đối hoàn thiện. Vì vậy các em có thể nhanh chóng học hỏi nâng cao tri thức và các kỹ năng của cuộc sống. 
Một đặc điểm sinh lý nổi bật khác ở lứa tuổi 16 - 18 là sự phát triển giới tính. Do các hoóc môn giới tính phát triển làm cho sự phát triển cơ thể cũng có nhiều khác biệt giữa nam và nữ. Ở nữ ngực và mông phát triển, cũng như xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt... 
1.2.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 16 - 18.[2] 
Đặc điểm nổi bật về tâm lý của lứa tuổi 16 - 18 là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cả 2 nhân tố bên trong và bên ngoài. 
1.2.2.1. Nhân tố bên trong gồm các yếu tố như sự khát vọng ham muốn hiểu biết, khám phá thế giới. [2]
Ở tuổi 16 - 18 là giai đoạn các em luôn muốn thể hiện mình là "người lớn" nên mọi hành động của các em đều bắt trước người lớn. 
Ở tuổi 16 - 18 về tình cảm do các em thích làm người lớn vì vậy mà các biểu hiện nghĩa hiệp, sự vui buồn chia xẻ thường đan xen nhau. Các em có thể vui khi được thoả mãn các mong muốn của mình song cũng rất bất bình khi bị xúc phạm. Trong mọi hoạt động của cuộc sống. Các em thường vui sướng phấn khởi, tự hào rất cao khi giành được chiến thắng và gặp thuận lợi trong cuộc sống. Song lại hay chán nản bất mãn hoặc giảm xút ý chí khi gặp khó khăn hoặc thất bại. 
Ở tuổi 16 - 18 quá trình nhận thức của các em cũng được nâng cao rõ rệt. Các em có thể nhận thức được cái hay, cái đẹp của sự vật, cái đúng, cái sai của một vấn đề một cách bản chất hơn. Tuy nhiên, những nhận thức này còn có tỷ lệ chuẩn mực chưa cao và độ sâu sắc chưa đạt mức của người trưởng thành. 
Riêng ở độ tuổi này do giới tính mà tâm lý của nam và nữ đã có sự khác biệt tính nhạy bén, độ chín chắn trong các nhận thức ở nữ cao hơn. Song nữ cũng dễ tự ti và tự ái hơn nam ... 
1.2.2.2. Về nhân tố bên ngoài bao gồm các yếu tố từ ngoại cảnh tác động đến tâm lý của các em 16 - 18 tuổi .[2] 
Cũng chính do tính ham hiểu biết, mong muốn khám phá thế giới cũng như khát vọng giành chiến thắng ở các em rất cao nên một khi giành được 1 thắng lợi, tạo ra được một chiến tích lập nên một thành tựu nào đó ... thường làm cho các em phấn chấn tự hào tự tin vào bản thân. 
Tóm lại, sự phát triển và lớn lên về mặt sinh lý cũng là một quá trình làm cho tâm lý của các em được hoàn thiện. Quá trình phát triển về sinh lý và tâm lý của các em có tính giai đoạn. Nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em để áp dụng các biện pháp cho phù hợp trong công tác quản lý học sinh ở trường THPT.
2 . Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Bạo lực học đường là những hành vi thiếu thân thiện, thường được biểu hiện chủ yếu bằng những hành động “Đánh nhau, súc phạm nhau” xâm hại đến thân thể người khác bằng những hình thức khác nhau. “Bạo lực học đường” Đó là những hành vi của trò với trò, giữa thầy với thầy, thầy với trò và người ngoài với cả thầy và trò.
2.1. Thực trạng:
	Những năm gần đây, hiện tượng bạo lực học đường đã xuất hiện nhiều hơn trước ở trong các trường học: Từ nhà trẻ, mẫu giáo đến THCS, THPT, cho đến các trường Cao đẳng, Đại họcvới những hình thức và đối tượng khác nhau.
2.1.1. Đối với nạn nhân: Những vụ bạo lực học đường thường gây ra những hậu quả về mặt thể xác. Đó là những vết bầm tím, trầy xước, tổn thương vùng ngoài da, gãy xương thậm chí, không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những HS.
Về mặt tinh thần, những HS bị bạo lực thường cảm thấy bị tổn thương, lo âu, chán nản, cô đơn, mệt mỏi. Ngoài ra, các em rất dễ bị trầm cảm, sợ hãi, ám ảnh, tự cô lập mình với thế giới bên ngoài gây khó khăn trong cuộc sống thường ngày và ngay cả lúc các em trưởng thành. Thậm chí nhiều em sẽ có phản ứng tiêu cực như tự tử hoặc nổi loạn để trả thù.
2.1.2. Đối với trẻ có hành vi bạo lực: Ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập và trưởng thành. Đối với những đứa trẻ từ nhỏ đã có hành vi bạo lực khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác hơn những đứa trẻ bình thường khác. Những đứa trẻ này có nguy cơ lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, chất ma túy và dính vào các tệ nạn xã hội.
2.1.3. Đối với trẻ chứng kiến bạo lực: Với trường hợp này, khi chứng kiến những hành vi bạo lực, trẻ sẽ thấy sợ hãi hoặc có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, thậm chí có nhiều khả năng trở thành người có hành vi bạo lực trong tương lai.
2.1.4. Đối với gia đình: 
Bạo lực học đường ảnh hưởng đến hạnh phúc, tương lai của mỗi gia đình. Những gia đình có con em là nạn nhân thường phải chịu đựng những nỗi đau về mặt tinh thần không thể nào bù đắp được. Không chỉ vậy, nó khiến các bậc phụ huynh luôn trong trạng thái lo lắng về sự an toàn, tương lai và cả tính mạng của con em mình.
Đối với gia đình có con em gây ra hành vi bao lực sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn gia đình trong việc nuôi dạy và quản lý con cái. Không chỉ vậy, cuộc sống gia đình cũng bị ảnh hưởng, xáo trộn do phản ứng của dư luận và mọi người xung quanh. Chưa kể nếu những vụ bạo lực để lại hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác, gia đình phải mất thêm khoản tài chính lớn để giải quyết hậu quả.
2.1.5. Đối với nhà trường. 
Bạo lực học đường gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì các em học sinh không còn cảm thấy an toàn trong chính ngôi trường của mình. Nhiều học sinh tỏ ra sợ hãi, ngại đến trường, vắng học thường xuyên. Ngoài ra, những hành vi bạo lực sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của trường và thành tích thi đua của lớp, của trường. Không chỉ vậy, bản thân chính các thầy cô và phụ huynh đều tỏ ra lo lắng, căng thẳng và không an tâm về sự an toàn của trẻ nhỏ bởi bạo lực học đường luôn rình rập và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
2.1.6. Đối với xã hội: 
Bạo lực học đường thể hiện sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi đáng báo động của một bộ phận trong xã hội hiện nay. Những vụ bạo lực học đường đã góp phần làm mất trật tự xã hội, để lại gánh nặng cho xã hội, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất nước cũng như sự phát triển của quốc gia sau này. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ toàn xã hội, gia đình và nhà trường cần chung tay góp sức ngăn chặn sự phát triển của bạo lực học đường để môi trường xã hội trở nên lành mạnh và phát triển hơn.
2.2. Các hiện tượng bạo lực thường gặp.
2.2.1. Hiện tượng: Giáo viên với giáo viên.
	Hiện tượng này biểu hiện ở nhiều hành vi khác nhau: Giáo viên mâu thuẫn có những lời nói sỉ nhục lẫn nhau, tìm mọi cách ngấm ngầm“ Hãm hại” nhau và cũng có hiện tượng đánh nhau (hiện tượng này ít).
2.2.2. Hiện tượng: Giáo viên với học sinh.
Hiện tượng này mấy năm gần đây sảy ra nhiều hơn, được biểu hiện: Giáo viên dùng lời nói đến hành động xúc phạm tới thân thể, danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương tới sức khoẻ, tâm lí tình cảm của học sinh, thậm trí đánh học sinh Như: 
Ngày 27/10/2016 thầy Nguyễn Quý Cầu giáo viên Ngoại ngữ trường THCS Quảng Đông Thành phố Thanh Hóa túm cổ áo tát vào mặt và đạp vào người HS.[3]
Ngày 05/4/2016 thầy giáo Đoàn Văn Học giáo viên trường THCS Định Hòa - Yên Định - Thanh Hóa đánh học sinh Đỗ Lâm Anh rạn xương phải nhập viện.[4]
2.2.3. Hiện tượng: Học sinh đánh nhau với học sinh.
Đây là hiện tượng phổ biến được coi là nội dung chính của “Bạo lực học đường” đang được Ngành Giáo dục & Đào tạo, các trường học và toàn xã hội quan tâm Hiện tượng học sinh đánh nhau không phải là “Chuyện mới” mà nó diễn ra ở mọi nơi ở trong các nhà trường, trên đường đi học về. Không chỉ ở nước ta mà ở trong tất cả các trường học của giáo dục Quốc tế. Hiện tượng này khó nhận diện bởi nó sảy ra ngấm ngầm, hoặc bất ngờ, ít được báo trước.
Hiện tượng học sinh đánh nhau không chỉ xảy ra ở các trường học ở thành phố, những đô thị mà xuất hiện ngày càng nhiều ở các trường vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hiện tượng này đã được các phương tiện thông tin, trên mạng Internet phản ánh.
Học sinh đánh nhau trước đây chủ yếu giữa học sinh nam với nhau, với hình thức đánh nhau “Tay đôi” ít có nhân vật thứ ba và hình thức đánh nhau cũng đơn giản, hậu quả không lớn. Nhưng vài năm trở lại đây hiện tượng này không chỉ còn đơn giản như trước, mà học sinh đánh nhau theo “Hội đông” đánh nhau bằng gậy, dao, ống sắt, thậm trí bằng mã tấu, những vật nhọnBạo lực không chỉ xuất hiện ở nam sinh mà đến nay đã lan sang học sinh nữ là chủ yếu. Hiện tượng học sinh nữ đánh nhau tập thể; Túm tóc, đá vào mặt, xé quần áo, cắt hết tócrồi quay video đưa lên mạng xã hội “Facebook”.
Hiện tượng học sinh đánh nhau ít xảy ra ở trong lớp học, thường diễn ra bên ngồi cổng trường, trên đường đi học và về, trong các hàng quán, ở trong khu nhà trọ.
Hiện tượng “Bạo lực học đường” đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Ở tỉnh Thanh Hóa, trong những năm qua (đặc biệt năm 2016, 2017) hiện tượng “Bạo lực học đường” đã được ngăn chặn nhưng số vụ vẫn chưa giảm nhiều và có xu hướng xuất hiện gia tăng ở một số trường trong toàn tỉnh.
 Hiện tượng giáo viên gây gổ, mất đoàn kết nội bộ ngấm ngầm thì có xảy ra nhưng đánh nhau thì hầu như không có.
2.3. Tình hình bạo lực học đường hiện nay.
Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới mà là vấn nạn ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Ở châu Á, cứ 7 trên 10 học sinh là nạn nhân của các vụ xô xát, xích mích ở độ tuổi đi học. Còn ở Việt Nam trong một năm có 1.600 vụ trung bình khoảng 5 vụ/ngày. Cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau.[1]
Tình hình bạo lực học đường của tỉnh Thanh Hóa cũng rất phức tạp, nhất là hai năm gần đây cũng là điều khiến chúng ta phải giật mình, sau đây là một số vụ đánh nhau quay video và đưa lên mạng xã hội.
Tháng 5/2015 nữ sinh Trương Thị Lan HS lớp 9 trường THCS Quảng Tiến Sầm Sơn bị nữ sinh Quỳnh trường THCS Bắc Sơn dùng mũ bảo hiểm đánh tới tấp rồi bạn bè quay và đưa lên mạng xã hội.[1]
Tháng 8/2015 nữ sinh Nguyễn Thị Trâm HS trường THPT Vĩnh Lộc bị đánh hội đồng rồi quay đưa lên mạng. [1]
Ngày 27/10/2016 Thầy Nguyễn Quý Cầu giáo viên Ngoại ngữ trường THCS Quảng Đông Thành phố Thanh Hóa túm cổ áo tát vào mặt và đạp vào người HS.[3]
Ngày 05/4/2016 thầy giáo Đoàn Văn Học giáo viên trường THCS Định Hòa - Yên Định - Thanh Hóa đánh học sinh Đỗ Lâm Anh rạn xương phải nhập viện.[4]
Ngày 23/9/2016 do mâu thuẫn bình luận bức ảnh trên facebook mà dẫn đến HS nữ của trường THPT Dương Đình Nghệ Và THPT Thiệu Hóa dánh nhau quay và đưa lên mạng xã hội. [5]
Ngày 27/8/2016 nữ sinh Lê Thị Trang, Lê Thị Yến, Cao Thị Kim Xuân đánh và lột quần áo em Hương HS lớp 10 trường THPT thị xã Sầm Sơn quay và đưa lên mạng xã hội. [6]
Ngày 7/5/2016 nữ sinh bị đánh là HS trường THCS Quảng Tiến Thanh Hóa đánh nhau xé quần áo quay và đưa lên mạng. [5]
Ngày 13/5/2016 nam HS Lương Thế Kỷ HS lớp 11A7 trường THPT Lang Chánh do cãi nhau với bạn và bị bạn dùng dao đâm chết.[5]
Ngày 23/9/2016 Tốp HS nữ của trường THPT Cẩm Thủy 3 đánh nhau và bị bạn đạp vào mặt đến ngất xỉu. [5]
Ngày 06/4/2017 nhóm nữ sinh trường THCS Yên Thọ, Như Thanh đánh nhau và đưa lên mạng[5]
2.4. Hậu quả của “Bạo lực học đường”:
Bạo lực học đường đã gây ra những hậu quả cho nhà trường, gia đình và xã hội:
 Thầy, cô vi phạm đạo đức nhà giáo bị xử lý kỷ luật, có trường hợp bị buộc thôi việc chuyển sang làm việc khác.
Học sinh đánh nhau gây thương tích, ảnh hưởng tới sức khoẻ, có trường hợp phải cấp cứu kịp thời, tâm lý tình cảm bị tổn thương, bạn bè xa lánh. Hành vi của các em còn bị xử lý hành chính có trường hợp bị truy tố trước pháp luật, bị xử phạt tù, bị nhà trường kỷ luật bằng nhiều hình thức khác nhau, các em bị gián đoạn học tập. Những nét đẹp của tuổi học trò bị phai mờ, các em bị thiệt thòi rất nhiều khi đánh nhau.
Hành vi đánh nhau lan truyền rất nhanh trong học sinh, gây sự hoảng loạn dao động trong tâm lý học trò, nhiều em hoang mang sợ hãi.
Môi trường giáo dục bị ảnh hưởng, nhà trường, thầy, cô “ Đau đầu” tìm cách giải quyết. Phải tiến hành điều tra, phải tổ chức các cuộc họp, phải kiểm điểm học sinh, phải xử lý kỷ luật. Phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Học sinh đánh nhau ảnh hưởng đến gia đình: Các bậc cha, mẹ mất thời gian để giải quyết chuyện con mình đánh nhau, không những phải mất tiền bồi thường thiệt hại cho học sinh bị trọng thương, gia đình mất công ăn việc làm, kinh tế gia đình xa sút, không khí tâm lý trong gia đình nặng nề, thậm trí các thành viên trong gia đình nảy sinh mâu thuẫn, một số cha, mẹ không dám cho con đi học ở trường đó.
Về dư luận xã hội: Để xảy ra “bạo lực học đường” làm cho dư luận xã hội chê trách và phản ứng gay gắt, báo trí kịp thời phản ánh, nhân dân đánh giá nhà trường không tốt, thậm trí còn đặt ra những câu hỏi thiếu thân thiện đối với cơ quan quản lý giáo dục các cấp và với thầy, cô giáo trong nhà trường.
Về mặt đạo đức xã hội: Bạo lực học đường là hồi chuông báo động đạo đức xã hội xuống cấp, làm vẩy đục đến nét đẹp trong truyền thống đạo đức, thuần phong mĩ thuật của dân tộc.
Tóm lại: 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phong_chong_bao_luc_hoc_duong_o_truong.doc
  • docBÌA SKKN 2017.doc
  • docminh chứng 2 SKKN.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc