SKKN Sử dụng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT miền núi Tương Dương

SKKN Sử dụng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT miền núi Tương Dương

Hiện nay nước ta đang tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Gần đây, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường THCS, THPT (có hiệu lực từ ngày 1-11-2020). Đối với cấp THCS và THPT, học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện, tùy theo mức độ vi phạm có thể được giáo dục hoặc thực hiện kỷ luật theo các hình thức sau đây: Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để HS khắc phục khuyết điểm; khiển trách, thông báo với cha mẹ nhằm phối hợp giúp đỡ HS khắc phục khuyết điểm; tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Qua đó cho thấy so với các quy định về việc xử lý kỷ luật học sinh trước đây, quy định mới đã xóa bỏ nhiều hình thức kỷ luật cũ như cảnh cáo, đuổi học điều này đã thể hiện được tinh thần “giáo dục tích cực” mang tính nhân bản, nhân văn trong việc phát triển con người Việt Nam trong thời đại mới và phù hợp với quy luật phát triển của xã hội hiện tại mà chúng ta đang hướng tới. Với điều khoản về việc không đuổi học HS mà tạo điều kiện cho các em thay đổi môi trường, và mức kỷ luật cao nhất là tạm dừng học tập có thời hạn là phù hợp với những quan điểm đổi mới trong một số bộ luật mới của nước ta, phù hợp Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em và Luật Trẻ em được Quốc hội ban hành năm 2016.

Để hướng tới mục tiêu giáo dục tích cực nhằm giúp học sinh nhận ra cái sai và tự mình uốn nắn,sửa chữa theo khuôn phép để theo kịp cuộc sống hiện nay.Vấn đề đặt ra cho giáo viên chúng ta,nhất là các thầy cô chủ nhiệm cần thiết phải thay đổi cách nghĩ, cách làm để có hình thức giáo dục kỷ luật phù hợp, đúng mực, mô phạm hơn, nhờ thế tìm ra phương pháp sư phạm tốt nhất, tích cực nhất, để giáo dục học sinh chấp hành kỷ luật và ngày càng tiến bộ hơn. Phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực đã cho thấy rõ tính ưu việt, phù hợp với nguyên tắc giáo dục và hiện đã trở thành một phương pháp giáo dục quan trọng,được triển khai rộng rãi trong các nhà trường, nhận được sự hưởng ứng, đồng tình cao của xã hội.

Qua thực tiễn hơn 20 năm dạy học và làm chủ nhiệm tại trường THPT miền núi Tương Dương, nơi có hơn 90% học sinh là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng sâu vùng xa bản tính hiền lành,nhút nhát, có phần tự ti, mặc cảm do học yếu, thiếu tự tin trong giao tiếp song tính tự ái rất cao. Phần lớn học sinh THPT đều phải xa nhà, trọ học cuộc sống gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất là thiếu sự quan tâm, chăm sóc, bảo ban hàng ngày của bố mẹ, làm cho nhiều em sống thiếu tích cực, học hành ngày càng sa sút. Những điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến nề nếp, học tập của lớp, của trường.Vốn dĩ học sinh miền núi thường


mặc cảm và dễ tổn thương lòng tự trọng, nếu giáo viên chủ nhiệm vẫn thường dùng biện pháp trách phạt để giáo dục học sinh thì sẽ có nhiều em muốn bỏ học.Từ thực tế đó tôi thiết nghĩ phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực học sinh thực sự là niềm mong mỏi và thu hút được sự quan tâm, đồng thuận của rất nhiều giáo viên, phụ huynh, học sinh ở vùng miền núi chúng tôi. Do đặc thù vùng miền ở đây thầy, cô chủ nhiệm lớp chẳng khác gì người bố, người mẹ thứ hai của các em để có thể thấu hiểu, chia sẻ và giúp đỡ học sinh kịp thời nhất những lúc gặp khó khăn trong cuộc sống xa nhà.

docx 45 trang Thu Kiều 07/09/2024 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT miền núi Tương Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.
 I. Lí do chọn đề tài.
 Hiện nay nước ta đang tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban 
Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về: Đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước. Gần đây, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều 
lệ trường THCS, THPT (có hiệu lực từ ngày 1-11-2020). Đối với cấp THCS và 
THPT, học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện, tùy theo 
mức độ vi phạm có thể được giáo dục hoặc thực hiện kỷ luật theo các hình thức sau 
đây: Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để HS khắc phục khuyết điểm; khiển trách, 
thông báo với cha mẹ nhằm phối hợp giúp đỡ HS khắc phục khuyết điểm; tạm dừng 
học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định 
của Bộ GD-ĐT.
 Qua đó cho thấy so với các quy định về việc xử lý kỷ luật học sinh trước đây, 
quy định mới đã xóa bỏ nhiều hình thức kỷ luật cũ như cảnh cáo, đuổi học điều này 
đã thể hiện được tinh thần “giáo dục tích cực” mang tính nhân bản, nhân văn trong 
việc phát triển con người Việt Nam trong thời đại mới và phù hợp với quy luật phát 
triển của xã hội hiện tại mà chúng ta đang hướng tới. Với điều khoản về việc không 
đuổi học HS mà tạo điều kiện cho các em thay đổi môi trường, và mức kỷ luật cao 
nhất là tạm dừng học tập có thời hạn là phù hợp với những quan điểm đổi mới trong 
một số bộ luật mới của nước ta, phù hợp Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em 
và Luật Trẻ em được Quốc hội ban hành năm 2016.
 Để hướng tới mục tiêu giáo dục tích cực nhằm giúp học sinh nhận ra cái sai và 
tự mình uốn nắn,sửa chữa theo khuôn phép để theo kịp cuộc sống hiện nay.Vấn đề 
đặt ra cho giáo viên chúng ta,nhất là các thầy cô chủ nhiệm cần thiết phải thay đổi 
cách nghĩ, cách làm để có hình thức giáo dục kỷ luật phù hợp, đúng mực, mô phạm 
hơn, nhờ thế tìm ra phương pháp sư phạm tốt nhất, tích cực nhất, để giáo dục học 
sinh chấp hành kỷ luật và ngày càng tiến bộ hơn. Phương pháp giáo dục kỉ luật tích 
cực đã cho thấy rõ tính ưu việt, phù hợp với nguyên tắc giáo dục và hiện đã trở thành 
một phương pháp giáo dục quan trọng, được triển khai rộng rãi trong các nhà trường, 
nhận được sự hưởng ứng, đồng tình cao của xã hội.
 Qua thực tiễn hơn 20 năm dạy học và làm chủ nhiệm tại trường THPT miền 
núi Tương Dương, nơi có hơn 90% học sinh là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng 
sâu vùng xa bản tính hiền lành,nhút nhát, có phần tự ti, mặc cảm do học yếu, thiếu 
tự tin trong giao tiếp song tính tự ái rất cao. Phần lớn học sinh THPT đều phải xa 
nhà, trọ học cuộc sống gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, 
nhất là thiếu sự quan tâm, chăm sóc, bảo ban hàng ngày của bố mẹ, làm cho nhiều 
em sống thiếu tích cực, học hành ngày càng sa sút. Những điều này làm ảnh hưởng 
rất lớn đến nề nếp, học tập của lớp, của trường. Vốn dĩ học sinh miền núi thường
 1 - Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến phương pháp giáo dục kỷ luật 
tích cực.
 - Điều tra, phỏng vấn, khảo sát, phân tích, kiểm tra đánh giá, đối chiếu kết quả.
 - Triển khai các hoạt động giáo dục thông qua các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 
phút đầu giờ, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm
 V. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
 - Khảo sát thực trạng ý thức, nhận thức của HS trường THPT Tương Dương 1.
 - Áp dụng các phương pháp giáo dục KLTC thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
 - Tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả thu được. Đánh giá hiệu 
quả việc áp dụng các phương pháp giáo dục KLTC cho HS miền núi trường THPT 
Tương Dương 1.
 VI. Những đóng góp của đề tài.
 - Nghiên cứu lý luận về phương pháp giáo dục KLTC.
 - Xác định được thực trạng ý thức, nhận thức của học sinh THPT Tương Dương 
1 để làm cơ sở thực tiễn cho việc áp dụng phương pháp giáo dục KLTC.
 - Thực hiện được các giải pháp giáo dục KLTC cho học sinh THPT miền núi 
trong hoạt động chủ nhiệm lớp.
 - Nhận thấy được hiệu quả của phương pháp giáo dục KLTC trong giáo dục 
nhân cách HS, giảm thiểu tình trạng HS miền núi bỏ học, sa vào các tệ nạn xã hội.
 PHẦN 2: NỘI DUNG.
 I.CƠ SỞ LÍ LUẬN.
 1. Phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
 1.1. Khái niệm .
 Giáo dục kỷ luật tích cực là cách GD dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất 
của HS; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của HS; có sự thỏa thuận 
giữa GV- HS và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS.
 Cụ thể là:
 - Những giải pháp/biện pháp giáo dục phải mang tính dài hạn giúp phát huy 
tính kỉ luật, tự giác của học sinh.
 - Thể hiện rõ ràng những mong đợi, quy tắc và giới hạn học sinh phải tuân thủ.
 - Gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh.
 - Dạy cho HS những kỹ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cả cuộc đời.
 3 hiểu biết về tâm sinh lí học sinh, thiếu quan tâm, tình yêu thương đối với học sinh. 
Thiếu hiểu biết về các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đề giáo dục học sinh.
 *Hậu quả của trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần học sinh: Biện 
pháp trừng phạt thân thể không mang lại hiệu quả do không giải quyết được tận gốc 
vấn đề học sinh đang gặp phải. Khi học sinh phạm lỗi, giáo viên sử dụng biệp pháp 
trừng phạt thân thể để giáo dục thì không những không giải quyết được vấn đề mà 
đôi khi còn dẫn đến hậu quả khôn lường vì những vấn đề cốt lõi, nguyên nhân chủ 
yếu chưa được giải quyết một cách tích cực. Các biện pháp trừng phạt này ảnh hưởng 
đến sức khỏe, sự phát triển trí tuệ, nhân cách của học sinh. Ảnh hưởng đến chất 
lượng giáo dục (hs chán học, học tập sa sút , thậm chí bỏ học)gây hệ lụy cho kết quả 
học tập, đến việc thu hút học sinh đến trường, ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy trò, 
đến cảm xúc, công việc của giáo viên, đến gia đình, cộng đồng và xã hội.
 b. Trừng phạt thân thể HS là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của 
người GV, vi phạm luật pháp Quốc gia và Quốc tế
 * Vi phạm quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên:
 Chuẩn nghề ngiệp GV TH quy định:
 Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp: Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học, chấp 
hành luật giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật 
và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất; danh dự, uy tín cùa nhà giáo; sống trung 
thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.
 Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh: Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với 
học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
 Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập: Tạo dựng môi trường học tập: 
dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.
 * TPTT trẻ em là vi phạm luật pháp quốc gia và quốc tế.
 Về mặt pháp luật, sử dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật mang tính trừng phạt 
thân thể là hành vi vi phạm các văn bản pháp lý quốc gia và quốc tế.
 +Các văn bản quốc gia về:- Luật pháp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 
 (Điều 7, Điều 14.)
 -Bộ luật hình sự (Điều 104, Điều 110,Điều 110.)
 - Luật giáo dục 2005 và được sửa đổi bổ sung năm 2009:
 Điều 72. Nhiệm vụ của nhà giáo 
 Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:
 “Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách người 
học, đối xử công bằng với người với người học, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng 
của người học”.
 5 Em nhớ tập trung học bài nhé! Ngồi xuống! Lần sau còn vi phạm nữa 
 thì bị ghi vào sổ đầu bài nghe chưa!
 Chúng ta có thể hình dung được ngay cảm giác của hai học sinh trước cách 
 xử lý của hai giáo viên. Đối với cách nhắc nhở của giáo viên thứ nhất học sinh không 
 bị tổn thương, học sinh tự thấy mình có lỗi, sẽ tự sửa lỗi. Còn đối với cách cư xử của 
 giáo viên thứ 2, học sinh sẽ cảm thấy xấu hổ, mặc cảm; chưa kể những cảm xúc khác 
 trong trường hợp học sinh bị trách oan.
 Như vậy, khi giáo viên sử dụng các biện pháp GD KLTC, không dùng roi 
 vọt, không nhục mạ học sinh thì cả học sinh và giáo viên đều được lợi:
 Lợi ích đối với học sinh Lợi ích đối với giáo viên
- Có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, - Giảm được áp lực quản lý lớp học 
được mọi người quan tâm, tôn trọng, lắng vì HS hiểu và tự giác chấp hành kỷ 
nghe ý kiến. luật.
- Tích cực, chủ động hơn trong học tập. - Xây dựng được mối quan hệ thân 
 thiện giữa thầy và trò; GV được HS 
- Tự tin, phát huy được khả năng của bản tin tưởng, tôn trọng.
thân.
 - Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, 
- Sống vui vẻ, hòa nhập, gần gũi với mọi góp phần nâng cao chất lượng giáo 
người. dục.
- Vui vẻ đến lớp, thích học hơn. - Được sự đồng tình của gia đình HS 
 và XH.
- Cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương 
của giáo viên nên tiếp thu bài tốt hơn.
 Mong muốn của học sinh:
 Học sinh mong muốn người lớn lắng nghe, tìm hiểu xem các em cần gì, có 
 nhu cầu gì, nguyên nhân nào dẫn đến sự việc học sinh mắc lỗi, để hiểu lí do tại sao 
 các em lại phạm lỗi trước khi đánh mắng. Học sinh muốn nhận được sự yêu thương, 
 chăm sóc cũng như sự cảm thông chia sẻ và bao dung của người lớn, thầy cô khi các 
 em phạm lỗi.
 * Đối với nhà trường, gia đình, cộng đồng, XH
 - Nhà trường trở thành môi trường học tập thân thiện, an toàn, tạo được niềm 
 tin đối với xã hội.
 - Đào tạo được những công dân tốt
 7 - Dạy HS biết kính trọng, yêu quý, biết ơn thầy cô giáo; tích cực, tự giác, chủ 
động, có trách nhiệm trong việc thực hiện các yêu cầu, các nhiệm vụ học tập; Lịch 
sự, lễ phép trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô; Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ thầy cô 
giáo.và bạn bè.
 b. Những điều giáo viên cần tránh trong giáo dục kỷ luật tích cực:
 - Tỏ ra cứng nhắc, lạnh lùng, thiếu gần gũi thân thiện với học sinh.
 Vẻ mặt lạnh lùng, thiếu thân thiện của thầy cô sẽ là bức tường ngăn cách giữa 
thầy và trò làm cho giờ học trở nên căng thẳng, nặng nề, học sinh không hứng thú, 
mệt mỏi và mong nhanh hết giờ, hiệu quả giờ học thấp. Ngược lại, sự thân thiện, gần 
gũi, nụ cười và những lới nói động viên khích lệ của thầy cô khiến cho giờ học sinh 
động, học sinh hứng thú tham gia xây dựng bài, giờ học hiệu quả.
 - Tỏ ra quá dễ dãi với HS.
 Gần gũi, thân thiện với học sinh là điều rất tốt nhưng không nên quá dễ dãi 
với học trò, học sinh dễ xem thường, thiếu sự kính trọng với thầy, cô.
 - Phạt HS bằng cách “bêu gương” trước lớp.
 - Quát tháo, phê bình học sinh gay gắt.
 - Phân biệt đối xử, so sánh.
 Nhiều giáo viên thiếu sự công bằng trong cư xử với học sinh. Điều này không 
chỉ làm mất đi hình ảnh và niềm tin của học sinh đối với thầy, cô mà còn đối với cả 
phục huynh và dư luận xã hội. GV nên đối xử công bằng giữa học sinh ngoan và học 
sinh chưa ngoan, giữa học sinh học giỏi và học sinh học yếu, giữa học sinh con người 
quen với những học sinh khác, 
 - Thực hiện những quy định, quy ước thiếu công bằng giữa thầy và trò.
 Giáo viên đưa ra các quy định, nội quy học sinh phải đi học đúng giờ, phải 
tắt chuông điện thoại, không được nghe hoặc nói chuyện trong giờ học,  Tuy vậy, 
bản thân giáo viên lạ thường xuyên vi phạm như để điện thoại đổ chuông trong giờ 
học, nghe điện thoại trong giờ học. Những việc làm này của thầy, cô đã làm mất đi 
sự tôn trọng của học sinh đối với mình, học sinh bất bình nhưng không dám nói ra. 
Việc làm của các thầy cô như thế là hết sức vô lý, thể hiện sự không công bằng, 
không tôn trọng học sinh. Để dạy học sinh, thầy cô phải làm gương sao cho học sinh 
“tâm phục, khẩu phục” và làm theo, không nên đưa ra các qui định, qui tắc bắt học 
sinh phải thực hiện mà bản thân thầy, cô lại chính là người tự cho mình không thực 
hiện và “phá vỡ” các quy tắc đó.
 1.5. Một số định hướng cơ bản trong việc áp dụng các phương pháp giáo 
dục kỷ luật tích cực ở trường phổ thông nhất là THPT.
 - Nhận thức được rằng việc học sinh mắc lỗi cũng là chuyện thường tình. Đã là 
con người thì ai cũng có thể mắc lỗi. Không ai có thể trưởng thành mà chưa một lần
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_phuong_phap_giao_duc_ky_luat_tich_cuc_nham_nang.docx
  • pdf_ Lê Thị Hà, Lô Thị Thúy, Nguyễn Công Long - Trường THPT Tương Dương 1 - Chủ nhiệm.pdf