SKKN Sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh phát hiện và cảm thụ vẻ đẹp dân tộc trong chùm thơ Nôm Đường luật ở chương trình Ngữ văn 10, tập 1, cơ bản

SKKN Sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh phát hiện và cảm thụ vẻ đẹp dân tộc trong chùm thơ Nôm Đường luật ở chương trình Ngữ văn 10, tập 1, cơ bản

- Thơ Nôm nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng chiếm một vị trí rất quan trọng trong toàn bộ lịch sử nền văn học Việt Nam. Thơ Nôm Đường luật đã phản ánh rất phong phú và sâu sắc thế giới tâm hồn của con người Việt Nam, những điều mà thơ văn chương bác học chữ Hán không thể truyền tải được do những vấn đề về lịch sử. Sự xuất hiện của thơ Nôm Đường luật là bước nhảy vọt của quá trình văn học, đồng thời thể hiện tinh thần tự lập, tự cường về mặt văn hóa của dân tộc Việt trong tương quan với văn hóa, văn học Trung Quốc.

- Trong chương trình Ngữ văn THPT, phần thơ Nôm Đường luật chiếm một số lượng lớn với những tác giả tiêu biểu của nền văn học Trung đại và tác phẩm xuất sắc. Tuy nhiên, việc giảng dạy thơ Nôm vẫn là một thách thức và chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn có một nguyên nhân quan trọng đó là người dạy chưa bám sát đặc trưng thể loại thơ Nôm Đường luật. Điều đó, khiến cho học sinh không nhận thấy được sự khác nhau của một bài thơ Nôm Đường luật so với những bài thơ Đường luật của Trung Quốc mà các em đã học.

- Để giúp học sinh phát hiện và cảm nhận được vẻ đẹp dân tộc trong thơ Nôm Đường luật, người giáo viên có thể vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau khác nhau từ truyền thống đến hiện đại. Với tâm huyết của một giáo viên trẻ, luôn mong muốn đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh phát hiện và cảm thụ vẻ đẹp dân tộc trong chùm thơ Nôm Đường luật ở chương trình Ngữ văn 10, tập 1, cơ bản.

 

doc 16 trang thuychi01 8254
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh phát hiện và cảm thụ vẻ đẹp dân tộc trong chùm thơ Nôm Đường luật ở chương trình Ngữ văn 10, tập 1, cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài......................................................................................
1
1.2 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................
1
1.3 Mục đích nghiên cứu...............................................................................
1
1.4 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................
1
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.................................................
2
2.2 Thực trạng của vấn đề..
2
2.3 Sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh giúp học sinh phát hiện và cảm thụ vẻ đẹp dân tộc của chùm thơ Nôm Đường luật trong chương trình Ngữ văn 10, tập 1..
3
 2.3.1 Giới thiệu chung về thơ Đường luật.....
3
 2.3.2 Biểu hiện vẻ đẹp dân tộc trong thơ Nôm Đường luật...
3
 2.3.3 Phát hiện và cảm thụ vẻ đẹp dân tộc trong thơ Nôm Đường luật qua hai bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng phương pháp đối chiếu so sánh.
4
 2.3.3.1 So sánh đối chiếu về nội dung tư tưởng
4
 2.3.3.2 So sánh đối chiếu về đặc sắc nghệ thuật
5
 2.3.4 Giáo án thực nghiệm.
8
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..
12
3. Kết luận
13
3.1 Kết luận
13
3.2 Kiến nghị.
13
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài: 
- Thơ Nôm nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng chiếm một vị trí rất quan trọng trong toàn bộ lịch sử nền văn học Việt Nam. Thơ Nôm Đường luật đã phản ánh rất phong phú và sâu sắc thế giới tâm hồn của con người Việt Nam, những điều mà thơ văn chương bác học chữ Hán không thể truyền tải được do những vấn đề về lịch sử. Sự xuất hiện của thơ Nôm Đường luật là bước nhảy vọt của quá trình văn học, đồng thời thể hiện tinh thần tự lập, tự cường về mặt văn hóa của dân tộc Việt trong tương quan với văn hóa, văn học Trung Quốc.
- Trong chương trình Ngữ văn THPT, phần thơ Nôm Đường luật chiếm một số lượng lớn với những tác giả tiêu biểu của nền văn học Trung đại và tác phẩm xuất sắc. Tuy nhiên, việc giảng dạy thơ Nôm vẫn là một thách thức và chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn có một nguyên nhân quan trọng đó là người dạy chưa bám sát đặc trưng thể loại thơ Nôm Đường luật. Điều đó, khiến cho học sinh không nhận thấy được sự khác nhau của một bài thơ Nôm Đường luật so với những bài thơ Đường luật của Trung Quốc mà các em đã học.
- Để giúp học sinh phát hiện và cảm nhận được vẻ đẹp dân tộc trong thơ Nôm Đường luật, người giáo viên có thể vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau khác nhau từ truyền thống đến hiện đại. Với tâm huyết của một giáo viên trẻ, luôn mong muốn đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh phát hiện và cảm thụ vẻ đẹp dân tộc trong chùm thơ Nôm Đường luật ở chương trình Ngữ văn 10, tập 1, cơ bản.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Về phía giáo viên: 
Nhằm giúp cho giáo viên nhất là những giáo viên đang trực tiếp dạy văn lớp 10 có những tư liệu, phương pháp mới trong giảng dạy thơ Nôm Đường luật
- Về phía học sinh: 
Giúp học sinh có thêm một phương pháp mới mẻ, khoa học khi tìm hiểu thơ Nôm Đường luật. Từ đó, khơi dậy hứng thú, khả năng sáng tạo của các em trong quá trình học văn. Cũng từ việc phân tích những tác phẩm văn học này, giáo dục cho học sinh niềm tự hào dân tộc.
1.3.Đối tượng nghiên cứu: 
Đối tượng mà đề tài hướng tới là đề xuất một phương pháp dạy học thơ Nôm Đường luật: đối chiếu so sánh. Qua đó làm nối bật vẻ đẹp dân tộc của thơ Nôm Đường luật trong chương trình Ngữ văn 10, tập 1, cơ bản.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Về lí thuyết: 
+ Các tài liệu về văn học trung đại, đặc biệt là thơ Nôm Đường luật.
+ Các tài liệu về vẻ đẹp dân tộc trong văn học.
+ Các phương pháp dạy học văn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh, đặc biệt là phương pháp so sánh.
- Về thực tiễn:
+ Dự giờ một số bài giảng về các tác phẩm thơ Nôm đường luật của đồng nghiệp.
+ Triển khai đề tài trong các giờ dạy bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Nhàn của Nguyễn Bình Khiêm. Giáo viên sẽ áp dụng đề tài vào dạy ở 02 lớp 10A4, 10A8. Lớp đối chứng là 10A2 và 10A6.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- Đặc điểm của thơ Nôm Đường luật là có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật. Hai yếu tố này đan xen, hòa quyện với nhau tạo nên giá trị của một bài thơ Nôm Đường luật. Yếu tố Nôm trong bài thơ Đường luật đó chính là vẻ đẹp dân tộc. Đó là những cách tân, sáng tạo của các nhà thơ Việt về nội dung và nghệ thuật để một thể thơ vốn vay mượn của nước ngoài trở nên gần gũi như một thể thơ dân tộc. Vì vậy, vẻ đẹp dân tộc trong tác phẩm văn học Trung đại nói chung cũng như thơ Nôm Đường luật nói riêng đã ra đời từ hàng trăn năm trước vẫn rất gần gũi với thị hiếu thầm mĩ với học sinh ngày nay. Đó là điều kiện để các em tiếp thu tác phẩm.
	- So sánh đối chiếu là phương pháp tương đối phổ biến trong dạy học văn. So sánh đối chiếu làm nổi bật vấn đề cũng như phát hiện ra vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm văn chương. So sánh đối chiếu cũng là một phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh. Vì vậy trong quá trình dạy học văn, sử dụng phương pháp đối chiếu sẽ phát huy hiệu quả giảng dạy cũng như hiệu quả tiếp nhận ở học sinh. Đối với việc dạy các tác phẩm thơ Nôm Đường luật, để giúp học sinh phát hiện và cảm nhận vẻ đẹp dân tộc thì sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh với những bài thơ Đường luật sẽ giúp học sinh nhận thấy được sự sáng tạo của các tác giả văn học Trung đại.	 
- Sáng kiến kinh nghiệm này hướng vào hai bài thơ cụ thể là : Cảnh ngày hè(Bảo kính cảnh giới số 43)của Nguyễn Trãi và Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dù với lứa tuổi này các em chưa thể nhận thức đầy đủ nhưng sẽ là nền móng cho sự cảm thụ và lí giải các tác phẩm tương tự sau này với một số lượng lớn và phong phú về tác giả.
2.2 Thực trạng của vấn đề:
- Về phía học sinh : 
+ Hiện nay việc học môn của học sinh Ngữ văn nói riêng và các môn học xã hội nói chung trong nhà trường rất thờ ơ, các em thường ngại và không chăm chỉ . Việc học với một số đông học sinh mang tính chất đối phó vậy nên các em không chịu đào sâu, tìm tòi và phát hiện cái hay của môn học.
+Với học sinh lớp 10, vốn kiến thức văn hóa còn hạn chế nên việc tiếp nhận và cảm thụ những tác phẩm ra đời cách thời đại các em quá xa là một việc 
rất khó khăn. 
- Về phía giáo viên :
+ Trong chương trình Ngữ văn toàn cấp học thì các tác phẩm văn học hiện đại thường được chú trọng nhiều hơn, dẫn đến học sinh ít chú ý đến các tác phẩm văn học thời trung đại.
	+ Giáo viên chưa thật chú trọng đến các văn bản trung đại vì vậy việc tìm tòi, khám phá hết những vẻ đẹp của các tác phẩm này còn những khiếm khuyết nhất định và cũng thường bị lãng quên.
- Kết quả kiểm tra, đánh giá:
Qua thực tế giảng dạy lớp 10 năm học 2015-2016, tôi thấy việc hiểu bài của các em chưa thật thấu đáo, bài làm thường không phát hiện hết những luận điểm của đề bài và kết quả không cao. Do đó học sinh không phát hiện được vẻ đẹp dân tộc trong hai bài thơ. Đây là đề bài tập làm văn số 3 Học kì 1
Đề bài: Vẻ đẹp dân tộc trong hai bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Năm học 2015 -2016: Lớp 10A2, 10A6, Trường THPT Vĩnh Lộc
Lớp
Sĩ số
Điểm từ 8 trở lên
Điểm 6-7
Điểm 4-5
Điểm dưới 4
10A2
49
3
15
23
10
10A6
35
1
10
17
7
2.3 Sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh giúp học sinh phát hiện và cảm thụ vẻ đẹp dân tộc của chùm thơ Nôm Đường luật trong chương trình Ngữ văn 10, tập 1, cơ bản.
2.3.1. Giới thiệu chung về thơ Đường luật
	- Thơ Đường luật: hay còn gọi là thơ luật Đường, một thể thơ xuất hiện từ đời Đường (Trung Quốc). Như tên gọi thì đây là thể thơ mà có những quy định rất chặt chẽ về niêm, luật, số câu, số chữ Một bài thơ được coi là có giá trị khi nó đảm bảo được những quy định đó của luật thơ. Thơ Đường luật đến nay vẫn được coi là di sản văn hóa không chỉ của đất nước Trung Quốc mà của cả nhân loại. Một số thể thơ tiêu biểu của thơ Đường luật như: Thất ngôn bát cú; Thất ngôn tứ tuyệt; Ngũ ngôn
	- Thơ Nôm Đường luật: là thơ Đường luật được viết bằng chữ Nôm. So với thơ Đường luật chữ Hán thì thơ Nôm Đường luật xuất hiện muộn hơn nhưng lại có thế mạnh đặc biệt và càng về sau càng được phổ biến rộng rãi. Hầu hết các tác giả giai đoạn trung đại đều để lại những bài thơ Nôm Đường luật và có không ít những bài thơ có giá trị cao. Bên cạnh tuân thủ những quy tắc chặt chẽ của thơ Đường luật là những cách tân về nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật rất cá tính để phù hợp với tâm tình nghệ sĩ và cũng là thể hiện tinh thần dân tộc lớn.
2.3.2 Biểu hiện của vẻ đẹp dân tộc trong thơ Nôm Đường luật.
- Về nội dung: Theo Giáo sư Lã Nhâm Thìn yếu tố Nôm trong thơ Đường luật được xây dựng bằng hai nội dung: thứ nhất, đó là những gì thuộc về dân tộc; thứ hai, là những gì thuộc về dân dã bình dị (Nôm là đọc biến âm của Nam và Nôm còn được hiểu là nôm na, dân dã). Vì vậy, về nội dung thơ Nôm Đường luật hướng tới những vấn đề của đất nước, dân tộc, tình yêu thiên nhiên, hình ảnh người phụ nữ. rất gần gũi với tình cảm, suy nghĩ của con người Việt Nam.
- Về nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ: sử dụng chữ Nôm. Là ngôn ngữ của dân tộc, do cha ông ta sáng tạo nên. Ngôn ngữ rất gần với ngôn ngữ của văn học dân gian cũng như lời ăn tiếng nói của nhân dân.
+ Về hình ảnh: là những hình ảnh chân thực, bình dị, dân dã.
+ Nghệ thuật miêu tả: thiên về lối tả chân chứ không mang tính ước lệ tượng trưng như thơ Đường luật Hán.
+ Thể thơ: là những câu sáu chữ xen bài thất ngôn, cách ngắt nhịp biến hóa linh hoạt.
2.3.3 Phát hiện vẻ đẹp dân tộc trong thơ Nôm Đường luật qua hai bài thơ: Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng phương pháp đối chiếu so sánh.
Trong phạm vi của đề tài, người viết sẽ đối chiếu so sánh giữa bài thơ Cảnh ngày hè và Nhàn với một số tác phẩm thơ Đường luật Hán cũng như thơ Nôm Đường luật trong chương trình Ngữ văn THCS, THPT về mặt nội dung tư tưởng và nghệ thuật.
2.3.3.1 So sánh đối chiếu về nội dung tư tưởng:
	- Trong thơ Đường luật, đề tài, chủ đề mang tính ước lệ, điển phạm như: Vịnh năm canh, bốn mùa, mười hai tháng theo cái lẽ tuần hoàn của triết lí lí cổ phương Đông trong Kinh Dịch; vịnh tứ thú (Ngư tiều canh mục); tứ khoái (Phong hoa tuyết nguyệt, cầm kì thi tửu) nhằm bộc lộ cái thú thưởng ngoạn của bậc trí nhân quân tử và ngụ cho phẩm chất đạo đức tốt đẹp của cá nhân mình; vịnh đạo Cương thường theo giáo lí Khổng –Mạnh với các phẩm chất nhân, nghĩa, lễ, trí, tínNgoài ra, các nội dung khác của tư tưởng Nho giáo như đạo Trung dung, triết lí mệnh trời, các quan niệm sống an bần lạc đạo, dĩ hòa vi quý,cũng được đề cập trong cảm hứng vịnh của các nhà thơ Trung đại.
- Cả hai bài thơ đều viết về những đề tài quen thuộc trong thơ Đường luật nhưng nội dung của tác phẩm lại thật gần gũi thân thuộc:
+ Bài Cảnh Ngày hè – Nguyễn Trãi: Viết về đề tài thiên nhiên. Đối với các nhà thơ xưa, khi viết về thiên nhiên thường rất ít khi chọn mùa hè, họ thường viết mùa thu, xuân.Phải chăng, đặc điểm oi nóng, chói chang của mùa hè ít nằm trong thị hiếu thẩm mĩ của thi nhân xưa? Vậy mà, Nguyễn Trãi lại chọn đề tài này. Điều đó thể hiện cá tính sáng tạo của nhà thơ. Hơn nữa, bức tranh mùa hè trong bài thơ vừa thật rực rỡ, sinh động, tràn đầy sức sống vừa thật thật giản dị, gần gũi thân thuộc. Bên cạnh những hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng cho mùa hè như hồng liên trì, dắng dỏi cần ve là những hình ảnh của dân dã, mộc mạc của quê hương, đất nước như: tán lá hòe xanh ngắt, những bông hoa lựu rực rỡ, âm thanh của một phiên chợ cá.
+ Bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm: Lối sống nhàn, ẩn dật thường bắt gặp
nhiều trong thơ Trung Quốc cũng như những nhà thơ trung đại Việt Nam. Đây là quan niệm sống lánh đục về trong của một bộ phận tầng lớp trí thức phong kiến bất mãn với thời cuộc. Lối sống nhàn dật nhằm giữ được cốt cách thanh cao và di dưỡng tâm hồn. Nhưng trong bài thơ, lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là lối sống quen thuộc của một lão nông tri điền: đạm bạc mà không nghèo khổ, giản dị mà thanh cao. Thật khó có thể hình dung, một đại quan trong triều đình nhà Mạc, từng dâng sớ xin chém 18 viên quan lộng thần lại rất bằng lòng với cuộc sống của người nông dân như cuốc đất, câu cá. Sinh hoạt ăn uống đều tự cung tự cấp, mùa nào thì thức ấy. Những món ăn như măng trúc, giá đỗ, cách tắm ao và hồ sen có lẽ chỉ có ở thôn quê Việt Nam.
2.3.3.2. So sánh đối chiếu về nghệ thuật:
- Trong thơ Đường luật: Về mặt nghệ thuật có những quy định chặt chẽ. Ngôn ngữ được chau chuốt, gọt rũa đến mức cầu kì, sử dụng nhiều điển tích, điển cố; nghệ thuật miêu tả chủ yếu là gợi, mang tính ước lệ tượng trưng; thể loại được quy định chặt chẽ từ số câu, số tiếng, gieo vần, ngắt nhip, đối.
- Cả hai bài thơ đều viết bằng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. Nhà thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đều có sự tuân thủ yêu cầu về mặt nghệ thuật của thể thơ. Tuy nhiên, phân tích bài Cảnh ngày hè và Nhàn ta đều nhận thấy sự cách tân, sáng tạo của các tác giả. Cụ thể:
	 +Ngôn ngữ:
 	 Chữ viết: Là yếu tố đầu tiên để nhìn nhận vấn đề. Cả hai bài thơ được làm bằng chữ Nôm, một chữ viết do người Việt Nam sáng tạo ra. Dù không được dùng trong hành chính, công vụ, giáo dục thời phong kiến nhưng vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Chữ Nôm chính là nơi gìn giữ tiếng nói dân tộc, một biểu hiện quan trọng của tinh thần tự chủ, không chịu khuất phục và sự đồng hóa. 
 Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt: Ngôn ngữ phải nói là thành công xuất sắc và là biểu tượng cho vẻ đẹp dân tộc trong hai bài thơ. Cả hai bài thơ xét toàn diện thì ngôn ngữ tiếng Việt chiếm tuyệt đối (Đặc biệt là bài Nhàn) không hề xuất hiện một từ Hán nào. Ngôn ngữ giản dị mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ gần gũi với ngôn ngữ của cuộc sống đời thường. Ví dụ: 
Một mai, một cuốc, một cần câu.
 (Nhàn)
Tác giả đã sử dụng những từ thuần Việt liệt kê những công cụ sản xuất để phục vụ cho công việc làm nông. Ta như thấy được hình ảnh của Nguyễn Bỉnh Khiêm rất bằng lòng với những gì mà mình đang có. Trong khi một số bài thơ Nôm Đường luật trước đó mà các em đã được học như Chiều hôm nhớ nhà của bà Huyện Thanh Quan yếu tố Hán học xuất hiện tương đối nhiều như: ngư ông, canh mục, viễn phố, cô thôn..đã tạo nên vẻ đẹp trang trọng, đài các phù hợp với môi trường quý tộc phong kiến.
Từ láy: Trong hai bài thơ xuất hiện nhiều từ láy là một đặc sắc của tiếng Việt như: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi (Cảnh ngày hè); thơ thẩn, vắng vẻ, lao xao (Nhàn) Những từ láy vừa giúp gợi hình ảnh lại vừa mô phỏng âm thanh, những chi tiết rất chân thật lại gợi cảm đúng với những gì mà nhà thơ cảm nhận thấy ở thiên nhiên cũng như lối sống, tâm trạng của bản thân. Như Từ thơ thẩn trong câu Thơ thần dầu ai vui thú nào đã diễn tả trạng thái thảnh thơi, an nhàn, bằng lòng với cuộc sống hiện tại của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nghệ thuật đảo ngữ: Nói về ngôn ngữ trong bài thơ lại phải nói đến nghệ thuật đảo ngữ trong bốn câu thơ sau: 
 Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
 Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
(Cảnh ngày hè)
Đó là một sự phá cách trong thơ Đường luật thuần túy coi sự miêu tả theo trình tự tuyến tính và theo đúng tính chất cú pháp của sự diễn đạt. Sự thay đổi trong cách viết này gợi nên nhiều cảm xúc, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc nhất là ở các thế hệ sau khi thưởng thức bài thơ này. Với học sinh lớp 10 việc chỉ cho các em sự sáng tạo này của tác giả không chỉ giúp các em hình dung cảnh vật mà còn thấy tinh thần dân tộc rất sâu sắc trong bài thơ.
 +Thể loại: 
Số tiếng: Bên cạnh những câu 7 tiếng là những câu 6 tiếng (Bài Cảnh ngày hè): Rồi hóng mát thuở ngày trường
 Dân giàu đủ khắp đòi phương
Bằng sự sáng tạo của mình, Nguyễn Trãi đã có những cách tân táo bạo một thể thơ vốn đề cao tính nghiêm ngặt chặt chẽ trong niêm luật. Việc sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn là một thành công của Nguyễn Trãi nhằm Việt hóa một thể thơ nước ngoài. Đó cũng là biểu hiện của tinh thần dân tộc. Những câu thơ 6 chữ vừa dồn nén cảm xúc của cả bài thơ vừa cất lên thật tự nhiên, thoải mái giống như lời nói thông thường. Hoàn toàn không có sự gò ép về ngôn từ.
Cách ngắt nhịp: Cách ngắt nhịp của cả hai bài thơ đều có những nét riêng khác với cách ngắt nhịp phổ biến 4/3 của thơ Đường luật nguyên bản.
Ví dụ 1: 
Cách ngắt nhịp trong bài “ Vọng Lư Sơn bộc bố ” của Lí Bạch:
	“ Nhật chiếu Hương lô /sinh tử yên
4	 /	 3 
Dao khan bộc bố / quải tiền xuyên ”
4 /	 3.
Ví dụ 2: 
Cách ngắt nhip trong bài “ Thiên Trường vãn vọng ” của Trần Nhân Tông:
“ Thôn tiền thôn hậu / đạm tự yên 
4 /	 3
Bán vô bán hữu / tịch dương biên ”
4 / 3 
	Trong khi cách ngắt nhịp trong thơ Nôm Đường luật lại rất đa dạng và phong phú, không bị bó buộc như thơ Đường luật nguyên bản. Trong cả hai bài thơ, một số câu có cách ngắt nhịp sáng tạo:
 Trong bài Cảnh ngày hè:
Rồi / hóng mát / thuở ngày trường.
1 / 2 / 3 
Thạch lựu hiên / còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì / đã tiễn mùi hương.
 3 	/ 4
Dân giàu / đủ khắp / đòi phương.
2 / 2 / 2
 Trong bài Nhàn:
Một mai / một cuốc/ một / cần câu.
	2 2 1 2
Ta dại / ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn / người đến chốn lao xao.
 2 / 5
Về bố cục: Yêu cầu trong một bài thơ Đường luật nguyên bản cần có 4 phần: đề, thực, luận, kết. Mỗi phần gồm có hai câu và chúng đều có một nhiệm vụ riêng rất rõ ràng. Nhưng trong hai bài thơ cũng có sự cách tân:
Trong bài Cảnh ngày hè: Bố cục gồm có 3 phần: Phần đề: câu 1: giới thiệu hoàn cảnh sống và tâm thế của tác giả; phần thực: câu 2,3,4,5,6: tái hiện vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè; phần kết: 7,8: tâm sự của nhà thơ.
 Trong bài Nhàn, tuy tuân thủ theo bố cục đề, thực, luận, kết bình đối của thơ ca truyền thống. Tuy nhiên ở đây lại có những nét khác biệt độc đáo so với thơ Đường luật thông thường, đó là thơ Đường luật 4 câu đầu nghiêng về cảnh, bốn câu sau nghiêng về tình thì ở Nhàn lại có sự đan xen giữa cảnh và tình xuyên suốt bài thơ.
	+Thi liệu:	 
 Văn học thời trung đại, nhất là văn học chính thống, văn chương khoa cử vốn đề cao tinh thần sùng cổ, ưa thích sử dụng các điển tích, điển cố trong kho tàng văn học Trung Hoa. Cả hai bài thơ có sử dụng điển tích, điển cố. Cụ thể:
 Trong bài Cảnh ngày hè: câu thơ Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng lấy từ điển cố trong thần thoại Trung Quốc về vua Đường Nghiêu và Ngu Thuấn. Đây là hai triều đại lí tưởng, xã hội thanh bình, nhân dân hạnh phúc. Riêng vua Thuấn có khúc Nam phong, trong đó có câu: Nam phong chi thì hề khả dĩ phụ ngô dân chi tài hề (Gió Nam thuận thì có thể làm cho dân ta thêm nhiều của). Ngu cầm là đàn của vua Thuấn. Ý cả câu: Hãy để cho ta có đàn của vua Thuấn để đàn một khúc Nam phong.
 Trong bài Nhàn hai câu thơ: Rượu đến cội cây ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao tác giả có ý dẫn điển Thuần Vu uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An, được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bứng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cành hòe phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Từ đó điển này có ý: phú quý chỉ là một giắc chiêm bao.
Tuy nhiên, việc sử dụng những điển tích, điển cố trong 2 bài thơ là không
đậm nét. Hình ảnh trong hai bài thơ đều thuần chất Việt từ cảnh đến người, không hề có những chi tiết ước lệ tượng trưng hay việc sử dụng điển tích, thi liệu văn học Trung Hoa. 
	 Những hình ảnh rất tiêu biểu của làng quê Việt Nam mà đi đâu cũng có thể bắt gặp. Như trong bài Cảnh ngày hè chất liệu để nhà thơ tái hiện bức tranh thiên nhiên đều thật gần gũi. Đó là cây hòe đang đùn đùn những tán lá xanh tốt che rợp cả một góc trời. Cây hòe vốn là loại câu rất gần gũi, gắn bó với người dân quê, nó không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn đang tỏa bóng mát làm cho ngày hè trở nên dịu mát. Cùng với cây hòe xum xuê là cây lựu trước hiên nhà đang phun ra những chùm hoa đỏ thắm tạo cho bức tranh ngày hè màu sắc rực rỡ, thế nhưng người đọc lại không hề cảm thấy chói chang gay gắt bởi cái gam nóng của hoa lựu đã được hòa lẫn trong sắc xanh dịu mát của cây lá. Mùa hè còn được mở ra với âm thanh của một phiên chợ cá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_doi_chieu_so_sanh_phat_hien_va_cam.doc