Sáng kiến kinh nghiệm Hóa học gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương trong chương trình lớp 11

Sáng kiến kinh nghiệm Hóa học gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương trong chương trình lớp 11

Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với sự phát triển khoa học kĩ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cuộc sống. Vì vậy, trong giảng dạy bộ môn hóa học, sẽ hấp dẫn và thiết thực hơn khi giáo viên biết khai thác các nội dung hóa học để xây dựng và thiết kế giáo án kết hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy hóa học nhằm tăng tính thực tiễn của môn học.

Định hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống và sản xuất kinh doanh, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, gắn các nội dung dạy học của môn học với thực tiễn cuộc sống góp phần hình thành một số phẩm chất và năng lực của học sinh; góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng cung cấp nhân lực trực tiếp cho địa phương;góp phần thực hiện việc “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xãhội” theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 29- NQ/TW.

docx 40 trang Phúc Hảo 12/05/2024 1500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hóa học gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương trong chương trình lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học mà thực chất là cách tiếp cận thực tiễn sản xuất: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo dục phổ thông là trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông đã đổi mới phát huy tính tích cực của tự giác, chủ động, sáng tạo, tăng khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập rèn luyện cho học sinh.
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với sự phát triển khoa học kĩ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cuộc sống. Vì vậy, trong giảng dạy bộ môn hóa học, sẽ hấp dẫn và thiết thực hơn khi giáo viên biết khai thác các nội dung hóa học để xây dựng và thiết kế giáo án kết hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy hóa học nhằm tăng tính thực tiễn của môn học.
Định hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống và sản xuất kinh doanh, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, gắn các nội dung dạy học của môn học với thực tiễn cuộc sống góp phần hình thành một số phẩm chất và năng lực của học sinh; góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng cung cấp nhân lực trực tiếp cho địa phương; góp phần thực hiện việc “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 29- NQ/TW.
Qua thực tế khảo sát trên địa bàn và trong phạm vi chương trình hóa học phổ thông chúng tôi nhận thấy nội dung kiến thức chương trình lớp 11 và 12 là có thể khai thác phù hợp với tình hình thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương. Tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Hóa học gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương trong chương trình lớp 11”. Trong năm học 2022 – 2023 này tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở hai bài học sách giáo khoa lớp 11 để lấy kinh nghiệm cho những năm sau có thể mở rộng ra các bài học khác trong sách giáo khoa lớp 11 và lớp 12 trung học phổ thông.
Bài 12: Phân bón hóa học trang 55 sách giáo khoa lớp 11;
Bài 40: Ancol trang 179 sách giáo khoa lớp 11 (nội dung sản xuất ancol etylic theo phương pháp sinh hóa).
Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi rất tâm đắc với đề tài này với mục đích, mong muốn:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và vận dụng vào thực tiễn trong sản xuất và kinh doanh tại địa phương góp phần tăng cường hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh ở trường trung học phổ thông.
Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài dạy hóa học có nội dung gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương trong chương trình hóa học lớp 11 nhằm củng cố lòng tin của học sinh vào khoa học nói chung, hóa học nói riêng, biết yêu cuộc sống và khao khát học tập để chiếm lĩnh tri thức khoa học để phục vụ quê hương, đất nước đồng thời nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.
Để bản thân nhìn nhận lại những lý luận đã học vào thực tiễn giảng dạy và học tập ở trường trong những năm học qua, kiểm nghiệm lại những việc đã làm được, qua đó khắc phục những hạn chế còn tồn tại, phát huy những điểm mạnh để thực hiện có hiệu quả cao hơn trong việc lồng ghép dạy học bộ môn Hóa học vào thực tiễn sản xuất kinh doanh tại phương.
Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm và mạnh dạn đưa ra những đề xuất với lãnh đạo nhà trường mở rộng đối tượng nghiên cứu và phát triển đề tài góp phần hoàn thiện mục tiêu đào tạo cấp học của nhà trường.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ lí luận
Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học hóa học gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương trong chương trình hóa học lớp 11.
Nhiệm vụ thực tiễn
Khảo sát và phân tích thực thái độ học tập, chất lượng học tập của học sinh lớp 11 đối với việc học môn Hóa học thông qua các hoạt động thực tiễn phát triển sản xuất kinh doanh tại địa phương.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các bài học trong chương trình hóa học lớp 11 có thể gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương.
Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành thực nghiệm tại lớp 11A1; lớp đối chứng 11A5 Trường THPT Ngô Lê Tân năm học 2022 - 2023 và các hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại địa phương.
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tổ chức giảng dạy gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương trong chương trình sách giáo khoa hóa học lớp 11 THPT.
Giả thuyết nghiên cứu
Tìm hiểu thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương thì sẽ tác động tích cực đến chất lượng dạy học và thái độ học tập của học sinh cũng như góp phần tích cực trong việc định hướng nghề nghiệp sau này cho học sinh.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nhằm thu thập thông tin lí luận để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
Nghiên cứu các tài liệu văn kiện của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngành Giáo dục tỉnh Bình Định.
Các tài liệu liên quan đến đề tài: Các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Internet, các phương pháp sản xuất, tài liệu dành cho giáo viên hóa học, sách giáo khoa lớp 11,
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài, tiến hành thực nghiệm áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực, đổi mới nội dung.
Tìm hiểu các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương có liên quan nội dung kiến thức bộ môn hóa học lớp 11.
Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu, nội dung và kết luận;
Phần nội dung chính có 4 phần: Cơ sở lý luận và thực tiễn; Thiết kế tiến trình dạy học gắn với thực tiễn sản xuất tại địa phương; Thực nghiệm sư phạm; Kết quả đạt được.
Thời gian thực hiện
Đề tài bắt đầu thực hiện từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023.
PHẦN II: NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Sơ lược về các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất, kinh doanh là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận.
Một số loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong công nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành dịch vụ
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ
Ý nghĩa của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với hoạt động giáo dục, dạy học ở trường phổ thông
Vai trò của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với quá trình dạy học
Dạy học gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh sẽ giúp cho học sinh phát triển phẩm chất và năng lực, góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn, thực hiện việc tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp phân luồng sau trung học phổ thông.
Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì vậy, sử dụng các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa sau:
+ Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh;
+ Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức;
+ Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh;
+ Phát triển trí tuệ của học sinh;
+ Giáo dục nhân cách học sinh;
+ Tạo nguồn nhân lực cho địa phương;
+ Định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Góp phần phát triển một số kỹ năng mềm ở học sinh
Để tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả, học sinh rất cần kỹ năng sống. Kỹ năng sống được hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng
ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
Dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện phát triển một số kỹ năng sống như:
+ Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe;
+ Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng;
+ Kỹ năng hợp tác;
+ Kỹ năng tư duy phê phán;
+ Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm;
+ Kỹ năng đặt mục tiêu;
+ Kỹ năng quản lí thời gian;
+ Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
Quy trình tổ chức hoạt động dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương
Từ kinh nghiệm triển khai dạy học gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương qua hai bài Phân bón hóa học và bài Ancol đã thành công cho hiệu quả, chúng tôi mạnh dạn đưa ra các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Lựa chọn nội dung bài dạy có thể gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương trong chương trình sách giáo khoa.
Bước 2: Lựa chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh tại địa phương phù hợp với nội dung dạy học.
Bước 3: Khảo sát cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Bước 4: Lập kế hoạch trải nghiệm thực tiễn.
Phân công nhiệm vụ cho nhóm học sinh đảm nhiệm khâu tìm hiểu thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương.
Hệ thống các câu hỏi khi tham gia thực nghiệm.
Các yêu cầu cần đạt được khi tham gia thực nghiệm.
Bước 5: Thực hiện hoạt động dạy học, báo cáo.
Những yêu cầu về dạy học nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh
Đảm bảo mục tiêu của dạy học và mục tiêu sản xuất kinh doanh
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu từng cấp học nói chung, các môn học trong nhà trường phổ thông đều có mục tiêu cụ thể cho từng cấp, lớp học, từng bài học. Vì vậy chuẩn bị lựa chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc dạy học một bài học hoặc một nội dung trong bài học, giáo viên cần xác định mục tiêu bài học và lựa chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh phải hướng vào thực hiện mục tiêu đã được xác định và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó giáo viên cần xây dựng thêm một số yêu cầu về cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với học sinh.
Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo
Khi dạy học trong lớp học có sử dụng tư liệu, hình ảnh của cơ sở sản xuất, kinh doanh, giáo viên cần chuẩn bị kỹ nội dung và các điều kiện thực hiện. Ở đây chúng ta có thể coi việc chuẩn bị nội dung chuyên môn đã được tiến hành chu đáo theo quy định của chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn và theo gợi ý về phương pháp dạy học môn học, giáo viên tập trung vào việc xác định nội dung và các bước chuẩn bị liên quan đến khai thác sản xuất, kinh doanh như một phương tiện dạy học.
Khai thác, sử dụng tài liệu về sản xuất, kinh doanh để tiến hành bài học
Hình thức:
Theo phương án này, việc dạy học môn Hóa học lớp 11 gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương được thực hiện hoàn toàn trên lớp học. Ở đây chủ yếu khai thác và sử dụng tài liệu về thực tiễn sản xuất kinh doanh trong quá trình thực hiện nội dung dạy học trên lớp.
Tiến trình:
Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến bài học để lựa chọn nội dung dạy học, lập kế hoạch dạy học. Ở đây, mục đích chính là sưu tầm, thu thập các tư liệu, số liệu, việc sử dụng các loại phân bón trong trồng rau xanh, việc kinh doanh các loại phân bón tại các cửa hàng, quy trình sản xuất ancol etylic theo phương pháp sinh hóa (nấu rượu trong dân gian). Giáo viên có thể thực hiện hoặc hướng dẫn học sinh và giao cho một nhóm thực hiện để báo cáo kết quả trên lớp.
Tổ chức dạy học trên lớp, chú ý đến hoạt động học để học sinh được tiếp thu, vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan đến sản xuất và kinh doanh của địa phương.
Giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương và mở rộng cho ngành nghề khác.
Sau mỗi bài dạy họp rút kinh nghiệm.
Ưu điểm và hạn chế:
Ưu điểm:
+ Phương án này có tính khả thi là thực hiện dễ dàng trên lớp do việc kết hợp dạy lồng ghép các nội dung liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh.
+ Thực tế ở địa phương như xã Cát Thành thì các hộ gia đình rất quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như phát triển các ngành nghề truyền thống.
Hạn chế: Là đòi hỏi giáo viên, học sinh phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng, chuẩn bị trước khi có tiết dạy nội dung trên lớp, thời gian chuẩn bị có thể dài và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên chú ý tới nhiệm vụ gắn nội dung dạy học với hoạt động sản xuất kinh doanh.
CƠ SỞ THỰC TIỄN
Thực trạng về việc dạy học hóa học gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương
Việc dạy học gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương thực sự chưa được quan tâm đúng mức, giáo viên chỉ dạy các kiến thức trên lớp mà việc trải nghiệm của học sinh thông qua thực tiễn chưa nhiều, vì vậy qua khảo sát chúng tôi thấy học sinh còn có những hạn chế sau:
Học sinh nắm được kiến thức lý thuyết nhưng không biết vận dụng vào thực tế như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.
Một số học sinh thì chưa tự tin về những kiến thức học được.
Chưa nhận thức được động cơ để phấn đấu và rèn luyện.
Sống thụ động, thiếu tư duy thực tế.
Không xác định được ngành nghề mình yêu thích sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Không hiểu biết đầy đủ về các ngành nghề trong xã hội.
Các bước tiến hành
Chọn bài học hoặc một nội dung trong bài học trong chương trình SGK hóa học 11 có gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương.
Tìm hiểu các cơ sở sản xuất phù hợp với nội dung bài học đã lựa chọn.
Lên kế hoạch cụ thể cho HS thực hiện.
Cùng học sinh xây dựng hệ thống các nội dung cần tìm hiểu qua thực nghiệm.
Học sinh thiết kế các kiến thức thu thập được trong quá trình trải nghiệm thực tế thành dạng PowerPoint để tiến hành báo cáo kết quả trên lớp.
Cùng HS hoàn thành các nội dung thực nghiệm thành nội dung bài học.
Kiểm tra, đánh giá mức độ chất lượng học tập của HS qua câu hỏi kiểm tra năng lực, sự hứng thú học tập qua thực tiễn.
Đánh giá, rút kinh nghiệm.
II. MỘT SỐ BÀI HỌC CÓ NỘI DUNG GẮN VỚI THỰC TIỄN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Chọn bài học có nội dung gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương.
Trong chương trình sách giáo khoa Hóa học 11 chúng tôi nghiên cứu chọn ra một số bài học có nội dung gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương.
Bài 3: SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC – pH– CHẤT CHỈ THỊ AXIT – BAZƠ
Học sinh tham quan và tìm hiểu về việc kiểm tra độ pH trong nước ao nuôi tôm để có những vụ mùa tôm khỏe mạnh, đạt năng suất cao. Nước ở đây
bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh con tôm và có tác động đến đời sống của chúng. Đây được xem là yếu tố quan trọng cốt lõi dẫn đến sự thành bại của nghề này. Cái khó của nghề nuôi tôm chính là làm sao “nuôi” được nước. Nuôi ở đây chính là việc kiểm soát tất cả các yếu tố chất lượng trong ao nuôi từ khi bắt đầu cải tạo ao chuẩn bị nuôi đến khi thu hoạch và tuần hoàn như vậy cho những vụ sau. Chúng ta phải đảm bảo tất cả các yếu tố này nằm ở mức tốt nhất và tối ưu nhất. Trong tất cả các yếu tố chất lượng nước đó thì pH chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà người nuôi tôm cần kiểm soát.
Học sinh khi tham gia thực tiễn cần đạt được các nội dung kiến thức tìm hiểu sau:
+ Khoảng pH thích hợp với một số loại tôm: Tôm thẻ chân trắng, Tôm sú, Tôm càng xanh.
+ Cách đo độ pH trong ao nuôi tôm (có những phương pháp nào)
+ Thời gian nuôi một vụ tôm.
+ Cách xử lý vệ sinh khi hết một vụ tôm.
+ Kinh phí đầu tư một vụ tôm.
+ Thu nhập sau một vụ tôm.
+ Những rủi ro hay gặp phải.
+ Nghề nghiệp khác liên quan tới nghề nuôi tôm.
Bài 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC
Học sinh tham quan và tìm hiểu về việc sử dụng phân bón hóa học ở địa phương trên cây lúa, cây rau, cây ớt, cây thanh long.trên địa bàn
Học sinh khi tham gia thực tiễn cần đạt được các nội dung kiến thức tìm hiểu sau:
+ Các thời kì bón phân thích hợp cho cây trồng.
+ Các loại phân bón thích hợp cho cây trồng.
+ Các loại phân bón được thường sử dụng.
+ Liều lượng thích hợp cho từng thời kì và từng loại cây trồng.
+ Thời gian bón phân lần cuối trước khi thu hoạch để đảm bảo an toàn thực phẩm khi sử dụng (thời gian cách ly để không bị dư lượng hóa chất trong nông sản)
+ Kinh phí đầu tư phân bón cho một vụ mùa/diện tích.
+ Thu nhập kinh tế.
+ Tìm hiểu các cửa hàng kinh doanh phân bón trên địa bàn.
+ Nghề nghiệp liên quan tới sản xuất nông sản.
Bài 15: CACBON
Hiện nay một số gia đình sử dụng than gỗ để đun nấu thức ăn, sưởi ấm
vào mùa đông. Qua đó, học sinh tham quan và tìm hiểu về quá trình sản xuất than gỗ ở địa phương
Học sinh khi tham gia thực tiễn cần đạt được các nội dung kiến thức tìm hiểu sau:
+ Các bước để sản xuất than gỗ.
+ Yêu cầu kĩ thuật trong mỗi bước.
+ Điều kiện đảm bảo an toàn sản xuất.
+ Thời gian cho một lần sản xuất.
+ Khối lượng than gỗ thu được sau một lần sản xuất.
+ Chi phí đầu tư cho một lần sản xuất than gỗ.
+ Thu nhập mỗi tháng.
+ Nghề sản xuất than gỗ hay buôn bán than gỗ em thấy như thế nào?
Bài 40: ANCOL
Học sinh tìm hiểu về phương pháp nấu rượu trong dân gian để hiểu hơn về phương pháp sản xuất ancol etylic theo phương pháp sinh hóa
Học sinh khi tham gia thực tiễn cần đạt được các nội dung kiến thức sau:
+ Nguyên liệu để nấu rượu.
+ Các bước (các giai đoạn) nấu rượu.
+ Thời gian để nấu rượu (từ bước đầu tiên tới khi thu thành phẩm).
+ Dung tích nồi nấu rượu và thể tích rượu thu được.
+ Chế phẩm nấu rượu được dùng để làm gì?
+ Tác hại khi uống nhiều rượu bia (thực tế nhìn thấy và các nguồn thông tin từ báo, internet, tivi, ...)
Bài 45: AXIT CACBOXYLIC
Học sinh tìm hiểu về phương pháp cổ truyền sản xuất axit axetic dùng để làm giấm ăn theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ: cách làm giấm nuôi tại nhà từ chuối và rượu gạo
Học sinh khi tham gia thực tiễn cần đạt được các nội dung kiến thức sau:
+ Nguyên liệu để thực hiện
+ Dụng cụ
+ Thời gian tạo ra giấm
+ Cách duy trì nuôi “con giấm”
+ Độ an toàn khi sử dụng giấm nuôi
+ Tìm hiểu thêm cách sản xuất giấm trong các nhà máy qua các kênh như
sách, báo, internet, ...
+ Sử dụng giấm ăn trong vào những mục đích nào trong cuộc sống.
Chúng tôi mạnh dạn đưa ra 5 bài học trong chương trình sách giáo khoa lớp 11 có thể gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh tại địa phương và những câu hỏi đặt ra cho học sinh khi cho các em tham quan thực tế để định hướng, thu thập thông tin, học tập qua thực tiễn của người sản xuất. Từ thực tiễn đó cho các em học sinh nhìn nhận, định hướng được các ngành nghề sau trung học phổ thông và có tác dụng lớn trong việc tăng tính hứng thú học tập, tăng tư duy thực tế cho các em.
Thiết kế giáo án phù hợp với nội dung bài học:
Trong năm bài học có thể gắn với thực tiễn sản xuất sản xuất tại địa phương nêu trên, chúng tôi lựa chọn và thực hiện hai bài trong năm học 2022- 2023 này bao gồm: Bài Phân bón hóa học và Bài Ancol - Phenol.
Giáo án bài Phân bón hóa học
(1 tiết – tiết theo phân phối chương trình: 18)
Nội dung tham gia trải nghiệm thực tiễn sản xuất tại địa phương được lồng ghép trong nội dung bài học thể hiện tại hoạt động 2 của giáo án và phân công cho học sinh nhóm 4 (tên nhóm: Nhóm phóng viên)
TIẾT 18 – BÀI 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC (1 tiết)
Mục tiêu chủ đề:
Mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ:
Về kiến thức:
Trình bày được phân bón hóa học và phân loại phân bón hóa học.
Hiểu được tính chất và ứng dụng từng loại phân bón hóa học.
Hiểu được cách điều chế từng loại phân bón hóa học.
Ứng dụng của phân bón hóa học trong đời sống và sản xuất.
Về kỹ năng:
Viết được công thức phân tửphân bón hóa học.
Viết được phương trình hoá học điều chế từng loại phân bón hóa học.
Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học.
Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Thái độ:
Học sinh hứng thú học tập, chia sẽ thông tin.
Nhiệt tình tham gia học tập, sẵn sàng nhận nhiệm vụ
Học sinh yêu thích môn học, tích cực tìm hiểu các hoạt động thực tiễn.
Học sinh n

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_hoa_hoc_gan_voi_thuc_tien_san_xuat_kin.docx
  • pdfSK môn Hoá học đạt giải cấp tỉnh (2022-2023_13601753.pdf