SKKN Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với kĩ thuật trạm góc để thực hiện chủ đề tích hợp: Tìm hiểu quy trình và một số biện pháp nâng cao năng suất cây dứa ở Bỉm Sơn

SKKN Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với kĩ thuật trạm góc để thực hiện chủ đề tích hợp: Tìm hiểu quy trình và một số biện pháp nâng cao năng suất cây dứa ở Bỉm Sơn

Những năm gần đây Bộ Giáo Dục đã có những chủ trương đổi mới giáo dục một cách toàn diện, những đợt tập huấn từ cấp Bộ, cấp Tỉnh cho giáo viên được triển khai một cách liên tục như :Dạy học theo chủ đề, dạy học định hướng phát triển năng lực của học sinh và 3 năm gần đây là dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn.

Trong quá trình dạy, tôi thấy chủ trương đổi mới của Bộ Giáo Dục rất đúng đắn, nó mang lại hiệu quả cao. Đối với học sinh, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.

Tuy nhiên việc thực hiện dạy học tích hợp đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Ngoài ra, khi dạy theo chủ đề thì thường số tiết là nhiều (ít nhất là 2 tiết) vì thế đối những môn lý thuyết nhiều cần phải có phương pháp, kĩ thuật dạy học để dạy thu hút sự chú ý của học sinh. Trong quá trình dạy tôi đã áp dụng rất nhiều các phương pháp dạy học tích cực và nhất là thực hiện trong các chủ đề.

Năm 2017- 2018, tôi đã thực hiện dạy học được ba chủ đề. Trong đó có một chủ đề ngoại khóa là dạy học chủ đề tích hợp, tôi đã chọn đối tượng là cây dứa gắn liền với địa bàn Bỉm Sơn. Trong chủ đề này tôi đã sử dụng phương pháp dạy theo dự án và kết hợp với kĩ thuật trạm góc. Khi thực hiện chủ đề này tôi thấy học sinh rất hứng thú khi học, nó khắc phục được những hạn chế mà trước đây tôi từng dạy chủ đề. Vì vậy tôi mạnh dạn xin trình bày sáng kiến của mình với tên đề tài:

 Sử dụng dạy học theo dự án kết hợp với kĩ thuật trạm góc để thực hiện chủ đề tích hợp: Tìm hiểu quy trình và một số biện pháp nâng cao năng suất cây dứa ở Bỉm Sơn.

 

doc 33 trang thuychi01 17973
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với kĩ thuật trạm góc để thực hiện chủ đề tích hợp: Tìm hiểu quy trình và một số biện pháp nâng cao năng suất cây dứa ở Bỉm Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT BỈM SƠN
--------–&—--------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Tên đề tài: Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án kết hợp với kĩ thuật trạm góc để thực hiện chủ đề tích hợp: 
 Tìm hiểu quy trình và một số biện pháp nâng cao năng suất cây dứa ở Bỉm Sơn.
Người thực hiện: Nguyễn Lệ Quyên
Chức vụ: Giáo viên 
SKKN thuộc lĩnh mực: Sinh Học
THANH HOÁ NĂM 2017
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
	I. Lí do chọn đề tài.
	Những năm gần đây Bộ Giáo Dục đã có những chủ trương đổi mới giáo dục một cách toàn diện, những đợt tập huấn từ cấp Bộ, cấp Tỉnh cho giáo viên được triển khai một cách liên tục như :Dạy học theo chủ đề, dạy học định hướng phát triển năng lực của học sinh và 3 năm gần đây là dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn. 
Trong quá trình dạy, tôi thấy chủ trương đổi mới của Bộ Giáo Dục rất đúng đắn, nó mang lại hiệu quả cao. Đối với học sinh, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Tuy nhiên việc thực hiện dạy học tích hợp đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Ngoài ra, khi dạy theo chủ đề thì thường số tiết là nhiều (ít nhất là 2 tiết) vì thế đối những môn lý thuyết nhiều cần phải có phương pháp, kĩ thuật dạy học để dạy thu hút sự chú ý của học sinh. Trong quá trình dạy tôi đã áp dụng rất nhiều các phương pháp dạy học tích cực và nhất là thực hiện trong các chủ đề. 
Năm 2017- 2018, tôi đã thực hiện dạy học được ba chủ đề. Trong đó có một chủ đề ngoại khóa là dạy học chủ đề tích hợp, tôi đã chọn đối tượng là cây dứa gắn liền với địa bàn Bỉm Sơn. Trong chủ đề này tôi đã sử dụng phương pháp dạy theo dự án và kết hợp với kĩ thuật trạm góc. Khi thực hiện chủ đề này tôi thấy học sinh rất hứng thú khi học, nó khắc phục được những hạn chế mà trước đây tôi từng dạy chủ đề. Vì vậy tôi mạnh dạn xin trình bày sáng kiến của mình với tên đề tài:
 Sử dụng dạy học theo dự án kết hợp với kĩ thuật trạm góc để thực hiện chủ đề tích hợp: Tìm hiểu quy trình và một số biện pháp nâng cao năng suất cây dứa ở Bỉm Sơn. 
	II. Mục đích nghiên cứu. 
- Giúp học sinh tìm hiểu về quy trình trồng dứa.
- Tìm hiểu một số biện pháp nâng cao năng suất cây dứa .
	Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi khó trong đề thi học sinh giỏi.
	III. Đối tượng nghiên cứu.
	Lấy học sinh lớp 11 hàng năm làm nghiên cứu, kết quả thi của từng năm được đánh giá và rút kinh nghiệm cho các năm tiếp theo.
	IV. Phương pháp nghiên cứu.
- Về lí luận: Nghiên cứu qua các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Về thực nghiệm:
+ Trải nghiệm thực tế tại các nhà có trồng Dứa .
+ Tìm hiểu các quy trình. 
+ Cho làm bài kiểm tra đánh giá thường xuyên.
+ Phiếu tham dò ý thức học tập của học sinh đối với chủ đề.
+ Phương pháp làm việc theo nhóm.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
	I. Cơ sở lí luận của vấn đề.
I.1. Cơ sở lý luận về chỉ tiêu của cây dứa 
1.1.1. Chọn đất trồng dứa và cách làm đất trồng dứa.
*Chọn đất trồng dứa
Cây dứa có bộ rễ phát triển chủ yếu ở lớp đất nông trên mặt, do đó yêu cầu đất phải tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn, đất có phản ứng chua (pH đất từ  4,5-5,5), cây không đòi hỏi nhiều về mặt hóa tính của đẩt. * Làm đất trồng dứa
*. Cày xới
- Ở Bỉm Sơn các vùng đất tương đối dốc có thể cày bừa hoặc làm đất cục bộ, chỉ tiến hành trên các hàng, luống dự định trồng. 
- Vùng đất mới khai hoang, nên tiến hành cày vỡ vào cuối mùa thu hoặc trong mùa đông, kết hợp vệ sinh đồng ruộng, diệt mầm cỏ dại để đến năm sau cày bừa lại và tiến hành trồng. 
Để tạo điều kiện thoát nước tốt trong mùa mưa, hạn chế bệnh thối nõn gây hại dứa, tiến hành lên luống khi trồng.
*. Lên luống
- Chiều cao luống: 20-25cm.
- Khoảng cách giữa các luống: 
Sơ đồ thiết kế mặt luống
Cô trò đang khảo sát đất trồng dứa, lấy mẫu đất, chuẩn bị đo pH của đất.
1.1.2 Chọn chồi giống và xử lý chồi giống
- Chọn giống: Có ba nhóm dứa được trồng phổ biến ngày này
- Nhóm dứa Queen (còn gọi là nhóm dứa hoàng hậu)
- Nhóm dứa Spanish (còn gọi là nhóm Tây Ban Nha)
- Nhóm dứa Cayenne
* Chọn chồi giống: 
Chồi giống chọn phải đạt 3 loại chuẩn sau
Chồi loại 1: Số lá từ 14-15 lá; trọng lượng chồi 250-300g
Chồi loại 2: Số lá từ 12-13 lá; trọng lượng chồi 200-250g
Chồi loại 3: Số lá từ 10-11 lá; trọng lượng chồi 170-200g
Chồi không được dập nát và phải được lấy từ vườn cây đảm bảo sạch bệnh, độ đồng đều cao (95% trở lên).
Tùy theo thời vụ trồng mà lựa chọn tiêu chuẩn của chồi cho thích hợp:
- Vụ xuân tháng 1,2,3,4: Có thể trồng được cả 3 loại chồi
- Vụ hè tháng 5,6: Chỉ nên trồng chồi loại 1 (chồi già, to, khoẻ)
- Vụ thu tháng 7, 8, 9: Nên trồng chồi non (chồi loại 3)
- Vụ đông tháng 10,11,12: Nếu có điều kiện chăm sóc (tưới nước), nên trồng chồi loại 2 và loại 3. Nếu trồng chồi già phải hãm sinh trưởng để hạn chế ra hoa.
* Xử lý chồi giống
- Sau khi thu hoạch chồi: Phân loại chồi để đảm bảo độ đồng đều và bó lại thành từng bó nhỏ khoảng 20-30 chồi/1bó. Phơi ngược gốc chồi trong 1-2 tuần ngoài nắng để lành vết thương ở gốc chồi.
- Chồi trước khi trồng cần xử lý để trừ các mầm bệnh bằng các loại thuốc như: Aliette 80WP hoặc Mexyl MZ 72WP 
- Cách xử lý: Nhúng ngập gốc chồi vào dung dịch các loại thuốc đã pha trên trong thời gian 2-3 phút hoặc phun ướt đẫm lên gốc của bó chồi.
Đối với những chồi dài trên 40cm, chồi trồng mùa khô từ T11 trở đi nên cắt bớt ¼ ngọn lá.
​​* Mật độ trồng, cách bón phân và cách chăm sóc cây rứa.
- Mật độ trồng
Mật độ trồng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất, ở Việt Nam mật độ trồng thích hợp là từ 45.000-55.000 cây/ha, tùy vào số hàng trên luống (2-4 hàng/luống). Do vậy, để đảm bảo mật độ trồng, khoảng cách giữa các cây trong hàng chỉ để từ 30-40cm (30cm nếu trồng 2 hàng một luống và 40cm nếu trồng 3-4 hàng một luống), hàng cách hàng 40cm và khoảng cách giữa các mép luống là 30 cm.
*Phân bón cho cây dứa
- Bón lót
+ Chất điều hòa pH đất: 500-1000kg/ha. Rải đều lên mặt ruộng sau khi phay nhỏ lá dứa hoặc lên mặt luống trước khi bổ hốc, rạch hàng trồng.  
+ Phân chuồng hoai mục 15 - 20 tấn/ha hoặc dinh dưỡng hữu cơ khoáng Vinagreen 1000-1200 kg/ha (Nên bón vào hốc hoặc rãnh trồng).
+ Dinh dưỡng cây trồng NPK Cây dứa 800 – 1000 kg/ha. Đảo đều với đất trong hốc hoặc rãnh trồng.
- Bón thúc 
+ Bón lần 1 (khi cây có 4-5 lá mới): Lượng bón 800 – 1000 kg/ha. Bón lần 2 (khi cây đạt 13-14 lá thật, hoặc trước xử lý hoa 25-35 ngày): Lượng bón 1000 – 1200 kg/ha.ách bón: Bón theo hốc hoặc rạch hàng giữa hai hàng dứa (vì bộ rễ cây dứa phát triển chủ yếu tầng đất mặt, nên chỉ rạch hàng sâu khoảng 8-12cm), rải đều phân và dùng cuốc lấp kín.
* Chăm sóc dứa
- Tưới nước và giữ ẩm đất
- Tỉa chồi 
- Rải vụ thu hoạch: Xử lý cho cây ra hoa hời điểm xử lý: Trung bình thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch là 4-5 tháng tùy thời vụ và điều kiện chăm sóc. Do vậy, cần xử lý ra hoa trước thời gian dự kiến thu hoạch vào 5-6 tháng 
1.1.3. Một số loại sâu bệnh cho cây dứa và cách phòng trừ
* Bệnh héo khô đầu lá dứa
 Vết bệnh thường xuất hiện ở đầu các lá già, với những vệt màu đồng, toàn lá chuyển màu đỏ nhạt sau đó sang đỏ đậm, bìa lá uốn cong về phía trên đầu là khô dần và toàn lá bị héo khô. 
Cách phòng trừ: 
+ Luân canh định kỳ 
+ Xử lý chồi giống (diệt rệp xáp): 
+ Phòng trừ rệp sáp, 25/2.5EC; Mospilan 3EC; Cori 23EC  sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.
Bệnh héo khô đầu lá
*. Bệnh thối nõn dứa
Là một trong các bệnh gây hại đáng kể trên cây dứa: Vết bệnh thường ở phần gốc lá non, đỉnh sinh trưởng của cây bị thối, toàn bộ thân cây và gốc lá có màu trắng đục sau đó chuyển dần sang màu vàng nâu nhạt rồi nâu đen, giữa mô bệnh và mô khỏe có đường viền màu nâu nổi rõ. Lá chuyển từ màu xanh sang vàng rồi đỏ, chóp lá khô xám, tóp lại, cuộn xuống phía dưới, mép lá hơi cuộn vào bên trong, cây lùn xuống và chết dần, có thể dễ dàng rút các lá ngọn khỏi thân. Những cây đang mang quả bị bệnh, cuống quả bị thối, quả gẫy gục.
Bệnh thối nõn dứa do nấm Phytophthora (nicotianae và cinamomi) gây nên. Bệnh phát sinh và gây hại quanh năm, tuy nhiên phát triển mạnh từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm (những tháng có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, ít mưa và đặc biệt là có nhiều sương), bệnh gây hại nặng vào giai đoạn dứa mới trồng từ 2-5 tháng.
+ Xử lý chồi giống:  Chồi giống trước khi đem trồng cần cần được xử lý bằng cách nhúng gốc chồi vào dung dịch thuốc Aliette 80WP nồng độ 0,2% và Phosacide 200 nồng độ 4% hay Agri-fos 400 nồng độ 1% trong 5 phút.
+ Phun phòng trong thời gian sinh trưởng: Sử dụng các loại thuốc Aliette 80WP, Mexyl  MZ 72WP và Ridomyl MZ 75WP phun với nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì nhà sản xuất, 
+ Bón phân: Bón phân chuyên dùng.
1.1.4. Thu hoạch dứa
- Dựa vào màu sắc, hình thái quả: Khi mới hình thành quả có màu đỏ rồi đến màu xanh, xanh đậm, xanh nhạt rồi đến màu vàng hoe và khi chín hoàn toàn quả có màu vàng đỏ. Thời gian thu quả tốt nhất là khi quả có màu xanh nhạt và bắt đầu có một vài mắt ở gần cuống quả có màu vàng hoe.
- Dựa vào hình thái quả: Lúa già mắt quả bắt đầu căng ra, người ta gọi là thời kỳ “mở mắt”,  thường quá trình này tuần tự từ dưới lên trên. Khi mở mắt hết là lúc quả đã già, thu hoạch vào lúc này bảo đảm phẩm chất tốt
I.2. Lý luận về phương pháp daỵ học theo dự án và kĩ thuật dạy học trạm góc
2.1 Häc theo dù ¸n
*. Thế nào là học theo dự án?
Học theo dự án là một phương pháp học tập mang tính xây dựng, trong đó học sinh tự đưa ra sáng kiến và thực hiện xây dựng phiếu hỏi, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và đưara nhận định, kết luận về các vấn đề cụ thể.
Học theo dự án (Project Work) là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng kợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo
vào thực tế cuộc sống.
Dạy học dự án là một mô hình học tập khác với các hoạt động học tập truyềnthống
với những bài giảng ngắn, tách biệt và lấy giáo viên làm trung tâm.
 Hình thức làm việc chủ yếu trong dạy học dự án là theo nhóm, mỗi người học cộng tác với các thành viên khác trong nhóm trong một khoảng thời gian nhất định để giải quyết những vấn đề và cuối cùng trình bày công việc mình đã làm trước nhóm. Bước cuối cùng có thể là một buổi thuyết trình có sử dụng các phương tiện nghe nhìn, một ấn phẩm báo chí, một trang Web hoặc một sản phẩm được tạo ra.
Các loại dự án học tập có thể phân chia theo nội dung, theo thời gian thực
hiện hoặc theo hình thức tham gia:
Phân theo nội dung
• Dự án trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học. dự án tìm hiểu virut cúm gia cầm (môn Sinh).
• Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau. 
• Dự án ngoài môn học: Là các dự án không phụ thuộc trực tiếp vào các môn học Ví dụ: Tìm hiểu về quy trình trồng và các biện pháp nâng cao năng suất cây dứa. Có liên quan đến môn Sinh, Công nghệ, Hóa, Lý 
Phân theo sự tham gia của người học: dự án cho nhóm HS, dự án cá nhân.
Dự án dành cho nhóm HS là hình thức dự án dạy học chủ yếu. Trong trường phổ thông còn
có dự án toàn trường, dự án dành cho một khối lớp, dự án cho một lớp học.
Phân loại theo quỹ thời gian: K.Frey đề nghị cách phân chia như sau:
• Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học.
• Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày (“Ngày dự án”), nhưng
giới hạn là một tuần hoặc 40 giờ học.
• Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay
40 giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần (“Tuần dự án”). Trong chủ đề này tôi thực hiện là tuần dự án. 
Đặc điểm của dạy học dự án nhấn mạnh đến các định hướng sau:
* Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án gắn với thực tiễn, kết quả dự án
phải có ý nghĩa thực tiễn xã hội. Dạy học dự án tạo ra kinh nghiệm học tập thu hút
người học vào những dự án phức tạp trong thực tiễn xã hội và người học sẽ dựa vào đó để
phát triển và ứng dụng các kĩ năng và kiến thức của mình.
Trong sáng kiến này tôi thực hiện dạy theo dự án trên cây dứa là cây gắn với địa bàn Bỉm Sơn.
* Định hướng hứng thú: 
* Tính tự lực cao của người học: 
* Định hướng hành động: 
* Định hướng sản phẩm: 
* Có tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực
hoặc các môn học khác nhau. Dạy học dự án yêu cầu người học sử dụng thông tin của nhiều
môn học khác nhau để giải quyết vấn đề.
* Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm,
việc học mang tính xã hội. Dạy học dự án thúc đẩy sự cộng tác giữa người học với giáo viênvà giữa người học với nhau. 
I.2.1.1. Quy trình thực hiện của dạy học dự án
Dựa trên cấu trúc chung của một dự án trong lĩnh vực sản xuất, kinh tế nhiều
tác giả phân chia cấu trúc của dạy học dự án có thể phân chia thành qua 4 giai đoạn sau:
Quyết định, lập kế hoạch, thực hiện, kết thúc dự án. Tuy nhiên, dựa trên cấu trúc của tiến
trình phương pháp, người ta có thể chia cấu trúc của DHDA làm nhiều giai đoạn nhỏ hơn.
Sau đây trình bày một cách phân chia các giai đoạn của dạy học dự án theo 3 giai đoạn như
mô tả ở sơđồ sau:
Quyết định chủ đề dự án và xây dựng kế hoạch
Giáo viên tạo điều kiện để học sinh đề xuất chủ đề, xác định mục tiêu dự án.
Học sinh lập kế hoạch làm việc, phân công lao động.
Thực hiện dự án
Học sinh làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch.
Kết hợp lý thuyết và thực hành, tạo ra sản phẩm.
Tổng hợp kết quả
Học sinh thu thập sản phẩm, giới thiệu, công bố sản phẩm dự án.
Giáo viên và học sinh đánh giá kết quả và quá trình. Rút ra kinh nghiệm.
Tacó thểdiễn giải sơ đồ trên như sau:
Cần chú ý: Điều đã biết (K) Điều muốn biết (W) Điều đã học được (L)
Khi xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, trong giai đoạn này, HS với sự
hướng dẫn của GV xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong
việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu,
kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.
Để thuận lợi khi xây dựng ý tưởng mới xung quanh chủ đề đã lựa chọn nhằmxây dựng
kế hoạch thực hiện dự án, giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh sử dụng kĩ thuật đặt câu
hỏi 5W1H. Trong các câu hỏi này, câu hỏi Tại sao và Như thế nào là quan trọng nhất.
Ví dụ, sau khi đã xác định chủ đề dự án về vấn đề ô nhiễm không khí, để xâydựng ý
tưởng, từ đó có thể lập kế hoạch cho việc thực hiện dự án, khi sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi
5W1H, học sinh có thể lập được sơ đồ tư duy sau:
Hoạt động lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập nhằm giúp cho các thành
viên trong nhóm biết được ai sẽ làm nhiệm vụ gì và thời hạn hoàn thành. Đây là hoạt động
hợp tác giữa các thành viên, đòi hỏi mỗi thành viên phải ý thức phối hợp với nhau, hỗ trợ cho
nhau để hoàn thành dự án. Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên có thể mô tả chi tiết
qua bảng sau:
Ngoài các chủ đề dự án phải gắn liền với các bài học cụ thể trong chương trình. Khi Bộ giáo dục và đào tạo có quyết định dành quĩ thời gian trong chương trình để tổ
chức dạy học dự án thì chủ đề dự án có thể được lựa chọn do sự hấp dẫn với một nhóm học
sinh, với cả lớp, hay với một học sinh nhất định. Khi đó, bằng việc quan sát và thảo luận trên
lớp, giáo viên sẽ phát hiện ra học sinh quan tâm tới vấn đề gì, vấn đề gì thực sự hấp dẫn đối
với các em.
Ngoài ra, cũng còn có các cách làm khác như: hộp thư gợi ý thu thập sáng kiến, đề nghị
của học sinh, báo tường – sự kiện mang tính thời sự – thảo luận lấy ý kiến. Chủ đề được diễn
đạt tốt nhất dưới dạng một vấn đề. Nên bắt đầu bằng mộtvấn đề cần phải giải quyết. Kết quả
cuối cùng của dự án sẽ là lời giải cho vấn đề đó. Điều này kích thích học sinh hoạt động, lên
kế hoạch và đặt mục tiêu đề ra.
Có thể dựa vào các ý tưởng sau để không đi chệch hướng khi lựa chọn chủ đề:
+ Đảm bảo đa số học sinh ủng hộ ý tưởng bằng cách kiểm tra xem các chủ đề nào có
liên quan tới nhau và tại sao
+ Xác định một số tiêu chí mà dự án cần đạt được
Ví dụ:
- Câu hỏi/nhiệm vụ đặt ra có phải là một vấn đề hay không?
-Liệu tất cả học sinh đều có thể tham gia được hay không?
-Có thể đạt được sản phẩm cuối cùng hay không?
- Có thể dành một khoảng thời gian nhất định cho dự án hay không?
-Học sinh có thể hoạt động cùng nhau được hay không?
-Có thể học được điều gì đó từ hoạt động dự án hay không?
-Có thể áp dụng sau ... tuần được hay không?
-Vấn đề có mới mẻ và mang tính thách thức hay không?
-Chi phí như thế nào?
 Học sinh có thể thuyết phục lẫn nhau. Các em đưa ra ý kiến, lí lẽ để bảo vệ kiến
nghị của mình.
+ Nếu không đạt được thoả thuận, có thể dùng đến biện pháp bỏ phiếu sao cho dân
chủ nhất, học sinh có thể bỏ phiếu kín cho 1, 2 hoặc 3 lựa chọn
• Thực hiện dự án:
Quá trình thực hiện dự án bao gồm:
- Thu thập thông tin
- Thực hiện điều tra
- Thảo luận với các thành viên khác
- Tham vấn giáo viên hướng dẫn
- Thu thập các đồ dùng, tài liệu cần thiết
- Nghiên cứu trong lớp
- Nghiên cứu trong thư viện
- Có sự tham gia của phụ huynh học sinh
- Xin “chuyên gia” tư vấn – viết thư - phỏng vấn - gọi điện thoại xin hẹn
- Phiếu hỏi – thu thập tạp chí để tìm thông tin – video – sách trẻ em
- Thu thập các bài báo, chỉnh sửa và viết lại sao cho dễ hiểu
Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra.
• Tổng hợp kết quả
Tổng hợp kết quả bao gồm:
- Thu thập kết quả và công bố sản phẩm
- Đánh giá dự án:
Kết quả thực hiện dự án có thể được công bố dưới dạng bài thu hoạch, báocáo bằng
văn bản, bài trình diễn powerpoint. Trong nhiều dự án, các sản phẩm vật chất được tạo ra qua
hoạt động thực hành như: mô hình máy phát điện, mô hình mạng điện,... Sản phẩm của dự
án cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc
tổ chức một buổi tuyên truyền nhằm tạo ra các tác động xã hội, phòng triển lãm trưng bày
tranh ảnh...
Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm học sinh trong mộtlớp, có thể
được giới thiệu trước toàn trường, hay ngoài xã hội.
Đánh giá dự án do cảGV và HS thực hiện nhằm đánh giá quá trình thực hiện
và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được.
Cần phải trả lời các câu hỏi:
- Dự án vừa thực hiện có cho phép một sự học tập tích cực hay không?
- Trong tương lai dự án có thể thực hiện khác được không?
- Hướng phát triển tiếp theo của dự án là gì?
Do đó cần tiến hành hoạt động xem xét lại dự án: trở lại dự án để thực hiện
việc tổng kết và đưa ra các kết luận rộng hơn. Nó có thể xoay quanh câu hỏi: Mục đích học
tập đạt được hay chưa? Liệu sản phẩm của dự án có dùng được hay không? Những thiếu sót
gì đã bỏ qua? Các yếu tố khác như cảm giác thoải mái của học sinh trong quá trình hoạt
động nhóm – thời gian thực hiện dự án – các vấn đề gặp phải và sự hỗ trợ, đều phải được
đề cập tới và đánh giá một cách chu đáo. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc phát triển
dự án hoặc thực hiện các dự án tiếp theo khác.
Có những phương pháp đánh giá khác nhau như: trao đổi bằng thư, đánh giá
toàn lớp, đánh giá đồng đẳng, tự đánh giá, học sinh nêu câu hỏi, đánh giá các nhóm
Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong
thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được
thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án. Với những dạng dự án khác nhau có thể xây
dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án.
I.2.2. Kĩ thuật trạm góc 
* Khái niệm: Là một địa điểm không gian cố định, tại đó con người giải quyết một vấn đề chuyên biệt nào đó. 
 Trong học tập, trạm được hiểu: Là đơn vị kiến thức trong bài học mà học sinh có thể tổ chức các hoạt động học tập (làm thí nghiệm, giải bài tập, hay giải quyết một vấn đề nào đó trong học tập) dưới s

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_du_an_ket_hop_voi_ki_t.doc