Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Sinh Học 9

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Sinh Học 9

Thế kỷ XXI- thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ. Yêu cầu mới

của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và những thách thức bị tụt hậu trên

con đường tiến lên CNXH đòi hỏi các nhà trường phải đào tạo nên những con người lao

động mới: thông minh, sáng tạo.

Để đạt được mục tiêu đó, hiện nay việc đổi mới chương trình và phương pháp dạy học

ở các trường phổ thông đã và đang được quan tâm rất lớn.

Trong định hướng về phương pháp và thiết bị dạy học Sinh học bậc THPT, sách GK

phân ban mới, Bộ GD- ĐT chỉ rõ:

"Cần xây dựng những băng hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tính tạo thuận lợi cho

giáo viên giảng dạy những cấu trúc, quá trình sống ở cấp tế bào, phân tử và các cấp trên cơ

thể”.

"Sinh học là khoa học thực nghiệm, phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ với thiết bị

dạy học, do đó dạy Sinh học không thể thiếu các phương tiện trực quan như mô hình, tranh

vẽ, mẫu vật, phim ảnh.".

Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng cường

việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.

pdf 11 trang haihuy29 14/08/2023 3735
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Sinh Học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY 
MÔN SINH HỌC 9 
I. Lý do chọn đề tài: 
Thế kỷ XXI- thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ. Yêu cầu mới 
của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và những thách thức bị tụt hậu trên 
con đường tiến lên CNXH đòi hỏi các nhà trường phải đào tạo nên những con người lao 
động mới: thông minh, sáng tạo. 
Để đạt được mục tiêu đó, hiện nay việc đổi mới chương trình và phương pháp dạy học 
ở các trường phổ thông đã và đang được quan tâm rất lớn. 
Trong định hướng về phương pháp và thiết bị dạy học Sinh học bậc THPT, sách GK 
phân ban mới, Bộ GD- ĐT chỉ rõ: 
"Cần xây dựng những băng hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tính tạo thuận lợi cho 
giáo viên giảng dạy những cấu trúc, quá trình sống ở cấp tế bào, phân tử và các cấp trên cơ 
thể”. 
"Sinh học là khoa học thực nghiệm, phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ với thiết bị 
dạy học, do đó dạy Sinh học không thể thiếu các phương tiện trực quan như mô hình, tranh 
vẽ, mẫu vật, phim ảnh...". 
Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng cường 
việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. 
II. Nội dung chuyên đề: 
1. Sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở bộ môn sinh học 9. 
Thực tế đã chứng minh được rằng, trong tất cả mọi lĩnh vực khác có ứng dụng công 
nghệ thông tin hiệu quả của công việc tăng lên rõ rệt. Còn trong lĩnh vực nghiên cứu, học 
tập, dạy học để tạo ra những con người làm chủ những công nghệ cao đó thì sao? 
Với tốc độ phát triển đến chóng mặt của công nghệ và kỹ thuật cao, lượng kiến thực 
của nhân loại thì vô hạn, mà thời gian của con người thì có hạn, bởi vậy với việc ứng dụng 
tốt công nghệ thông tin sẽ giúp con người nhanh chóng bổ sung thêm kiến thức và giải 
quyết được vấn đề của chính bản thân. 
Với công nghệ thông tin giúp cho người dạy có thể nâng cao kiến thức trong giảng 
dạy. 
Có thể tìm kiếm thông tim trên mạng internet để làm phong phú cho bài giảng. 
Có thể minh hoạ các ví dụ, hình ảnh, âm thanh làm sống động bài học gây hứng thú 
học tập cho học sinh. 
a. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học: 
Hiện nay bộ môn tin học đã được đưa vào học chính thức ở các trường phổ thông. Các 
giáo viên tin học là những người tiếp cận với máy móc và môi trường làm việc này đầu 
tiên. Nhưng hiện nay tại một số trường với số lượng máy chưa đủ cho một lớp học. 
Nhiều giáo viên chưa biết sử dụng máy vi tính, ứng dụng các thiết bị công nghệ thông 
tin hổ trợ cho việc giảng dạy của mình. Trên thực tế, máy vi tính đã được trang bị ở nhiều 
trường, các phần mềm dạy học được các giới thiệu nhiều nhưng nhiều giáo viên không 
hiểu được tính năng tác dụng cũng như cách sử dụng chúng. Một số giáo viên bộ môn 
được đi tập huấn các phần mềm hổ trợ dạy học thì biết cách sử dụng còn những giáo viên 
khác thì sao? Tự nghiên cứu để biết cách sử dụng 1 phần mềm thì mất nhiều thời gian. 
Các giáo viên ngại sử dụng, nghĩ rằng sẽ tốn nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị một 
bài giảng và chỉ ứng dụng khi có nhu cầu, tức là chỉ có khi thao giảng mới sử dụng và việc 
làm này chỉ mang tính chất đối phó đặt biệt với các môn xã hội. Tình trạng này cũng phổ 
biến đối với các trường phổ thông. Mục đích sử dụng máy tính để phục vụ cho công tác 
giảng dạy chỉ được áp dụng trong các tình huống này. 
Cũng có ứng dụng nhưng không đúng qui trình, trường hợp này khá phổ biến. Cũng có 
một số giáo viên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy của mình nhưng 
lại thực hiện không bài bản có thể gây phản tác dụng. 
b. Yêu cầu cần thiết để làm giáo án điện tử: 
Mặc dù giáo án điện tử chưa được các trường học đón nhận, chưa thực sự phổ biến 
nhưng bước đầu nó đã tạo ra không khí học tập và làm việc khác hẳn so với cách học và 
giảng dạy truyền thống. Phải chăng việc giảng dạy bằng giáo án điện tử sẽ giúp người thầy 
đỡ vất vả bởi vì chỉ cần "Click" chuột? Thực ra, muốn "Click" chuột để tiết dạy thực sự có 
hiệu quả thì người giảng dạy cũng phải chịu bỏ công tìm hiểu, làm quen với cách giảng 
dạy mới này. Cụ thể, người thầy cần phải: 
- Có một ít kiến thức về sử dụng máy tính. 
- Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint. 
- Biết cách truy cập Internet. 
- Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm 
thanh...(Gimp, Camtasia, Camstudio,) 
- Biết một số phần mềm hổ trợ cho mô phỏng các bài dạy tùy vào môn học (Violet, 
Crocodile, Sketpad, Cabri3D, ) 
- Biết cách sử dụng Projector. 
Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm Power point, giáo 
viên cần phải có niềm đam mê thật sự với với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự 
nhạy bén, tính thẩm mỹ để "săn tìm" tư liệu từ nhiều nguồn. 
Thoạt nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực sự muốn ứng dụng công nghệ thông tin vào 
giảng dạy có bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên? Câu trả lời là không, tuỳ 
thuộc vào tính chất của mỗi môn học mà các yêu cầu khác nhau được đặt ra cho các giáo 
viên. Tuy nhiên nếu đáp ứng được các yêu cầu trên thì tuyệt vời. 
Tại sao tôi lại đặt ra các yêu cầu trên? chúng ta thử tưởng tượng xem nếu một người 
không có khái niệm gì về công nghệ thông tin liệu họ có bật máy tính lên và chọn được 
cho mình một chương trình làm việc? liệu họ có biết được tài liệu của mình nằm ở đâu trên 
máy tính? Cách copy tài liệu từ nơi này sang nơi khác hay xoá một tài liệu nào đó khi 
không còn dùng?... Nghĩa là dù ít hay nhiều họ cũng phải sử dụng được chiếc máy tính 
theo ý muốn của mình. 
Thứ hai, từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen 
làm thế nào để chúng trở thành các giáo án điện tử được trình bày trên màn chiếu? Điều 
này đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng PowerPoint, nếu chỉ dừng ở mức độ gõ những nội 
dung cần thiết cộng thêm một ít định dạng về màu sắc, font chữ, tôi thiết nghĩ giáo viên 
nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên, nếu chỉ có thế thì chúng ta chưa thực sự thấy được 
sức mạnh của PowerPoint cũng như chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy 
mới này. 
Ngoài những nội dung, hình ảnh minh hoạ được đưa vào bài giảng, thao tác cơ bản 
nhất đòi hỏi người thầy phải nắm được là thiết lập các hiệu ứng để làm cho bài giảng sinh 
động, mang lại không khí học tập, giảng dạy mới mẻ. Các hiệu ứng này là gì? Đó chính là 
các hình ảnh của các đối tượng (văn bản, hình ảnh) được thiết lập có thứ tự 
Đối với các phản ứng hoá học, chất phản ứng sẽ xuất hiện trên màn hình, sau khi học 
sinh suy nghĩ xong, giáo viên sẽ giúp học sinh thấy được các chất tọ thành từ phản ứng hoá 
học này. 
2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy cụ thể. 
Ứng dụng trình duyệt Power Point trong phần này, trước tiên tôi cho hiển thị lên màn 
hình đề bài, tiếp đến điều khiển bút laze (hoặc con trỏ) đến các vị trí nuclêôtít (trên ADN 
mẫu) hoặc ribônuclêôtit (trên mARN tương ứng) cần xác định, yêu cầu học sinh trả lời rồi 
mới cho hiển thị lên màn hình phần đáp án sau khi các em đã hoàn thành xong. 
Để học sinh dễ hình dung và nhớ hơn (nhất là đối với các em ở khối không chuyên và 
không thi đại học môn sinh), bằng mô hình động về quá trình sinh tổng hợp các loại ARN 
- Giáo viên có thể hệ thống lại một số kiến thức cơ bản. 
Cụ thể, trước tiên trên màn hình sẽ xuất hiện cấu trúc đại cương của tế bào với ba phần 
tách biệt: màng, tế bào chất và nhân. ADN - vật chất di truyền quy định cấu trúc các phân 
tử prôtêin nằm trong nhân (→ Quá trình sao mã diễn ra trong nhân tế bào). 
Các gen trên ADN hoạt động → trước tiên đã hình thành nên các chuỗi 
pôliribônuclêôtit mạch thẳng. 
Sau đó từ các chuỗi pôliribônuclêôtit mạch thẳng vừa được tổng hợp này mới biến đổi 
cấu hình và hình thành nên các phân tử ARN với cấu trúc đặc trưng của chúng. 
Kết quả: các ARN lần lượt xuất hiện. 
Các ARN sau khi đã được tổng hợp xong sẽ được chui ra khỏi nhân (qua các lỗ màng 
nhân) để đến tế bào chất. 
Mỗi loại ARN đóng một vai trò nhất định trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin của tế 
bào cơ thể. 
Như vậy, với những ưu điểm vượt trội của công nghệ thông tin, chỉ cần trong một 
khoảng thời gian rất ngắn (từ 1-2 phút), trên mô hình động về quá trình sinh tổng hợp các 
loại ARN, giáo viên đã có thể cung cấp cho các em không chỉ diễn biến của mỗi quá trình, 
mà bên cạnh đó các em còn có thể dễ dàng xác định được về vị trí-nơi xẩy ra các quá trình 
sao mã, những giai đoạn giống và khác nhau giữa các quá trình, và cả vai trò, vị trí của 
mỗi loại ARN sau khi đã được tổng hợp xong. 
Và để học sinh dễ nhớ, chúng ta có thể tạo ra hiệu ứng mô hình động: 
+ Trước khi tiến hành tổng hợp prôtêin, khi chưa có mặt mARN, ribôxôm gồm 2 tiểu 
phần tồn tại độc lập, nằm tách riêng nhau. 
Ở sinh vật nhân sơ, một tiểu phần có kích thước 30S và một tiểu phần có kích thước 
50S. 
+ Chỉ khi có mặt mARN, hai tiểu phần mới cùng tiến đến liên kết vào một đầu mút 
của mARN tại vị trí mã mở đầu AUG (đầu 5'). 
Kích thước của ribôxôm lúc bấy giờ là 70S. 
III. Kết luận: 
"Sinh học là khoa học thực nghiệm, phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ với thiết bị 
dạy học, do đó dạy Sinh học không thể thiếu các phương tiện trực quan như mô hình, 
tranh vẽ, mẫu vật, phim ảnh...". 
Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học đó là tăng cường 
việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Đề tài này của tôi cũng là phù hợp với xu 
thế đó. 
Với những hình ảnh trực quan sinh động mà chính xác, ứng dụng CNTT vào dạy học 
đã làm cho giờ học trở nên cực kỳ hấp dẫn và hứng thú hơn rất nhiều. 
Bởi đây là những bài soạn do chính chúng ta đã thiết kế ra, cho nên chúng ta có thể 
chủ động hoàn toàn trong mọi khâu, bước của tiến trình lên lớp. 
Bố cục một bài giảng cũng như cách trình bày trên bảng - màn hình vừa khoa học, 
chặt chẽ, làm nổi rõ các phần trọng tâm, lại đẹp, sinh động, tiện cho học sinh theo dõi. 
Không những thế, nhờ phần lớn các kiến thức khó và trừu tượng đã được chúng ta mô 
hình động hóa hết trên bảng (màn hình) nên chúng ta có thể tiết kiệm được tối đa thời gian 
thuyết trình không cần thiết để tập trung vào khai thác, mở rộng, đào sâu các kiến thức 
trọng tâm, tạo ra các tình huống có vấn đề - nhằm phát huy được tối đa tính tích cực, chủ 
động, sáng tạo trong học tập của các em. 
Và vì thế việc đổi mới, áp dụng các phương pháp dạy học nêu vấn đề trở nên dễ dàng 
và thuận lợi hơn rất nhiều. 
Đề tài của tôi trên đây có thể còn mang màu sắc chủ quan, chưa hoàn thiện do còn hạn 
chế về trình độ kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự 
đóng góp ý kiến quí báu của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để ngày càng 
hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. 
 Bình Trung, ngày 17/10/2020 
GVBM 
Nguyễn Thị Khanh 
TIẾT 16 - Bài 17: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Học sinh mô tả được cấu tạo ARN. Nêu các loại ARN và chức năng của chúng. 
- Biết được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. 
- Phân biệt được ARN với ADN. 
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu thập kiến thức. 
- Rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm, nghiên cứu SGK tìm kiến thức. 
3. Giáo dục: Giáo dục thái độ học tập cho Học sinh. 
4. Nội dung trọng tâm: 
- Trình bày được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ 
sung 
- Nêu các loại ARN và chức năng của chúng 
5. Định hướng phát triển năng lực: 
a. Năng lực chung: 
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực giải quyết 
vấn đề, năng lực tự quản lý. 
- Năng lực về quan hệ xã hội: Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. 
- Năng lực về công cụ lao động: Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học. 
b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực 
thực hành sinh học 
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: +Phương tiện hỗ trợ: H17. 
 +Bảng 17. So sánh ARN và AND . 
Đặc điểm ARN AND 
Số mạch đơn 
Các loại đơn phân 
- HS: Đọc trước bài và kẻ bảng 17 sgk vào vở. 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
1. Ổn định lớp (1p): 
2. Kiểm tra bài cũ: Vòng quay may mắn. Khi vòng quay dừng, Kim chỉ trúng tên ai thì người đó 
lên khảo bài. (5p) 
Câu1: Bài tập: Một đoạn ADN có cấu trúc như sau: 
Mạch 1 : – A – G – T – X – X – T – 
Mạch 2 : – T – X – A – G – G – A – 
 Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN con được tạo thành sau khi đoạn ADN mẹ nói trên kết thúc 
quá trình tự nhân đôi. 
Câu2: Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN? 
3. Bài mới: 
Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (3p) 
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học 
sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp 
thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan 
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, 
năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. 
GV cho HS xem đoạn video của ADN và ARN. 
Cùng với AND một nhân tố khác có vai trò rất quan trọng trong quá trình truyền đạt 
tính trạng đó là ARN. Vậy ARN có những đặc điểm gì nổi bật chúng ta cùng nghiên 
cứu bài 17. 
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: mô tả được cấu tạo ARN. Nêu các loại ARN và chức năng của chúng. 
- sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp 
thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan 
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, 
năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. 
- GV yêu cầu HS đọc 
thông tin, quan sát H 
17.1 và trả lời câu hỏi: 
? ARN có thành phần 
hoá học như thế nào? 
? Trình bày cấu tạo 
ARN? 
? Mô tả cấu trúc không 
gian của ARN? 
- Yêu cầu HS làm bài 
tập  SGK 
? So sánh cấu tạo ARN 
và ADN vào bảng 17? 
- HS tự nghiên cứu 
thông tin và hiểu 
được : 
+ Cấu tạo hoá học 
+ Tên các loại 
nuclêôtit 
+ Mô tả cấu trúc 
không gian. 
- HS vận dụng kiến 
thức và hoàn thành 
bảng. 
- Đại diện nhóm trình 
bày, các nhóm khác 
nhận xét, bổ sung. 
I. ARN(acid ribonucleic). (12p) 
- ARN được cấu tạo từ các nguyên tố hóa 
học: C, H, O, N và P theo nguyên tắc đa 
phân. Các đơn phân cấu tạo nên ARN là 
nucleotit, gồm 4 loại: A(ađênin), U 
(uraxin), G (guanin), X (xitôzin), các đơn 
phân này liên kết thành một mạch đơn. có 
kích thước, khối lượng nhỏ hơn ADN 
- Có 3 loại ARN: 
+ mARN: có vai trò truyền đạt thông tin 
quy định cấu trúc của protein cần tổng 
hợp. 
+ tARN: Có chức năng vận chuyển axit 
amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein. 
+ rARN: là thành phần cấu tạo nên 
ribôxôm (nơi tổng hợp protein). 
Bảng 17. So sánh ARN và AND . 
Đặc điểm ARN AND 
Số 
mạch đơn 
1 2 
Các loại 
đơn phân 
A;U;G;X. 
A;T;G;X. 
- Yêu cầu HS nghiên 
cứu thông tin và trả lời 
câu hỏi: 
? ARN được tổng hợp ở 
đâu? ở thời kì nào của 
chu kì tế bào? 
- GV sử dụng mô hình 
- HS sử dụng thông 
tin SGK để trả lời. 
II. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc 
nào?(12p) 
- ARN được tổng hợp từ ADN ở kì trung 
gian của NST trong quá trình phân bào. 
- ARN được tổng hợp dựa trên một mạch 
đơn của gen ( được gọi là mạch khuôn). 
tổng hợp ARN (hoặc H 
17.2) mô tả quá trình 
tổng hợp ARN. 
- GV yêu cầu HS quan 
sát H 17.2 thảo luận 3 
câu hỏi: 
?Một phân tử ARN được 
tổng hợp dựa vào 1 hay 
2 mạch đơn của gen? 
?Các loại nuclêôtit nào 
liên kết với nhau để tạo 
thành mạch ARN? 
? Có nhận xét gì về trình 
tự các đơn phân trên 
ARN so với mỗi mạch 
đơn của gen? 
- GV yêu cầu 1 HS trình 
bày quá trình tổng hợp 
ARN. 
- GV chốt lại kiến thức. 
- GV phân tích: tARN 
và rARN sau khi tổng 
hợp xong sẽ tiếp tục 
hoàn thiện để hình thành 
phân tử tARN và rARN 
hoàn chỉnh. 
?Quá trình tổng hợp 
ARN theo nguyên tắc 
nào? 
? Nêu mối quan hệ giữa 
gen và ARN? 
- Yêu cầu HS đọc ghi 
nhớ SGK. 
- HS theo dõi và ghi 
nhớ kiến thức. 
- HS thảo luận và hiểu 
được : 
+ Phân tử ARN tổng 
hợp dựa vào 1 mạch 
đơn của gen (mạch 
khuôn). 
+ Các nuclêôtit trên 
mạch khuôn của ADN 
và môi trường nội bào 
liên kết từng cặp theo 
nguyên tắc bổ sung: 
A – U; T - A ; G – X; 
X - G. 
+ Trình tự đơn phân 
trên ARN giống trình 
tự đơn phân trên 
mạch bổ sung của 
mạch khuôn nhưng 
trong đó T thay bằng 
U. 
- 1 HS trình bày. 
- HS lắng nghe và tiếp 
thu kiến thức. 
- HS : Tổng hợp theo 
nguyên tắc khuôn 
mẫu và NTBS. 
- Trình tự các 
nuclêotit trên mạch 
khuôn quy định trình 
tự các nucleotit trên 
mạch ARN. 
- Trong quá trình hình thành mạch ARN 
các nucleotit trên mạch khuôn của AND 
và môi trường nội bào liên kết với nahu 
theo NTBS ( A-U, T-A;G-X; X-G). 
- Trình tự các loại đơn phân trên ARN 
giống với trình tự mạch bổ sung của mạch 
khuôn, chỉ khác là T được thay bằng U. 
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (6p) 
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết 
trình; sử dụng đồ dung trực quan 
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, 
năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. 
Câu 1: Biểu đồ tư duy 
C
ấu
tạ
o
C ,H, O, N , P.
mARN
tARN
rARN
Cấu trúckhông gianC
ác
loại A
R
N
Mối quan hệ
giữa gen và ARN
Đại phân tử
A, U, G, X .
1 chuỗi xoắn đơn
T
ổn
g
h
ợ
pNST vào kì trung gian
Gen tháo xoắn.
NTBS 
N
gu
yên
tắc
Kh
uôn
mẫu
NTBS
A – U; 
T – A;
G – X;
X – G.
Mối quan hệ
Mạch khuôn ARN
Câu2/ Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và AND? 
* Đáp án: 
Câu2/ 
ARN ADN 
Chỉ có cấu tạo một mạch đơn Có cấu tạo 2 mạch đơn vừa song song 
vừa xoắn lại 
Có chứa loại đơn phân uraxin và không có loại 
timin 
Có chứa loại đơn phân timin và không 
có loại uraxin 
Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN Có k/thước và khối lượng lớn hơn ARN 
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (3p) 
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp 
thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan 
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, 
năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và 
ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
GV: HS làm bài tập 3 SGK/T53. 
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- HS trả lời. 
- HS nộp vở bài tập. 
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. 
 BT3: Mạch ARN: - A - U - G - X - U - X - G - 
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2p) 
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết 
trình; sử dụng đồ dung trực quan 
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, 
năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. 
Đọc mục “Em có biết?”. 
3. Dặn dò (1p): 
- Làm các bài tập 4, 5 SGK/ 53. 
- Soạn bài: “ Protein” 
*Hướng dẫn BT: 
BT4: Mạch khuôn: - T - A - X - G - A - A - X - T - G - 
 Mạch bổ sung: - A - T- G - X - T - T - G - A - X - 
BT5: Lựa chọn “b” 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_giang.pdf