SKKN Dạy học hiệu quả theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh Bài 29 - Tiết 30: Bệnh và tật di truyền ở người - môn Sinh học lớp 9 trường TH&THCS Hoằng Minh

SKKN Dạy học hiệu quả theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh Bài 29 - Tiết 30: Bệnh và tật di truyền ở người - môn Sinh học lớp 9 trường TH&THCS Hoằng Minh

Bước sang thế kỷ 21 do tốc độ phát triển của xã hội hết sức nhanh chóng với những biến đổi liên tục và sự tăng khối lượng tri thức một cách nhanh chóng đặc biệt trong lĩnh vức công nghệ truyền thông , công nghệ vật liệu, điện / điện tử, phương pháp tiếp cận nội dung dần trở nên lạc hậu. Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối mặt và đứng vững trước những thách thức của đời sống, vai trò của giáo dục ngày càng trở nên quan trọng. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới. Do vậy dạy học theo định hướng phát triển năng lực là tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của nền giáo dục trên thế giới.

Hơn thế nữa mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều có mối liên hệ với nhau; nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùng một nguồn cội Để nhận biết và giải quyết các sự vật, hiện tượng ấy để phát triển năng lực cho học sinh cần huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau nên dạy học theo định hướng phát triển năng lực thực chất là tổ chức dạy học tích hợp, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh phát triển năng lực hội nhập Quốc tế.

Môn sinh học là bộ môn lý thuyết dạng thực hành, có nhiều kiến thức vận dụng vào thực tế cuộc sống nên thuận lợi cho việc dạy học phát triển năng lực học sinh. Ở bộ môn sinh học 9 bài Bệnh và tật di truyền ở người, để học sinh hiểu sâu hơn hậu quả nghiêm trọng của một số bệnh, tật di truyền, nguyên nhân phát sinh bệnh, tật di truyền từ đó chính bản thân các em sẽ đề ra được các biện pháp thiết thực nhất để hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống và phẩm chất yêu đất nước, yêu con người, sống có trách nhiệm. Để đạt được điều này thì dạy học theo định hướng phát triển năng lực là tất yếu ở đây GV nhất thiết cần sử dụng công nghệ thông tin để học sinh quan sát tranh ảnh trực quan thực tế, vận dụng kiến thức các môn học: Vật lý, Hóa học, Địa lý, GDCD và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực giúp HS làm việc nhóm tốt hơn linh hoạt trong việc giải quyết nhiệm vụ được giao, phát triển các năng lực và phẩm chất cho bản thân, khơi dậy ý thức trách nhiệm, sự hứng thú say mê trong học tập. Nhận thức được điều đó nên tôi đã dạy học hiệu quả bài học này qua sáng kiến kinh nghiệm.“ Dạy học hiệu quả theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh Bài 29 - Tiết 30: Bệnh và tật di truyền ở người - môn Sinh học lớp 9 trường TH&THCS Hoằng Minh”

 

doc 19 trang thuychi01 19135
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học hiệu quả theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh Bài 29 - Tiết 30: Bệnh và tật di truyền ở người - môn Sinh học lớp 9 trường TH&THCS Hoằng Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ 21 do tốc độ phát triển của xã hội hết sức nhanh chóng với những biến đổi liên tục và sự tăng khối lượng tri thức một cách nhanh chóng đặc biệt trong lĩnh vức công nghệ truyền thông , công nghệ vật liệu, điện / điện tử, phương pháp tiếp cận nội dung dần trở nên lạc hậu. Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối mặt và đứng vững trước những thách thức của đời sống, vai trò của giáo dục ngày càng trở nên quan trọng. Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới. Do vậy dạy học theo định hướng phát triển năng lực là tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của nền giáo dục trên thế giới.
Hơn thế nữa mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều có mối liên hệ với nhau; nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùng một nguồn cộiĐể nhận biết và giải quyết các sự vật, hiện tượng ấy để phát triển năng lực cho học sinh cần huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau nên dạy học theo định hướng phát triển năng lực thực chất là tổ chức dạy học tích hợp, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh phát triển năng lực hội nhập Quốc tế. 
Môn sinh học là bộ môn lý thuyết dạng thực hành, có nhiều kiến thức vận dụng vào thực tế cuộc sống nên thuận lợi cho việc dạy học phát triển năng lực học sinh. Ở bộ môn sinh học 9 bài Bệnh và tật di truyền ở người, để học sinh hiểu sâu hơn hậu quả nghiêm trọng của một số bệnh, tật di truyền, nguyên nhân phát sinh bệnh, tật di truyền từ đó chính bản thân các em sẽ đề ra được các biện pháp thiết thực nhất để hạn chế phát sinh bệnh tật di truyền ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống và phẩm chất yêu đất nước, yêu con người, sống có trách nhiệm. Để đạt được điều này thì dạy học theo định hướng phát triển năng lực là tất yếu ở đây GV nhất thiết cần sử dụng công nghệ thông tin để học sinh quan sát tranh ảnh trực quan thực tế, vận dụng kiến thức các môn học: Vật lý, Hóa học, Địa lý, GDCD và sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực giúp HS làm việc nhóm tốt hơn linh hoạt trong việc giải quyết nhiệm vụ được giao, phát triển các năng lực và phẩm chất cho bản thân, khơi dậy ý thức trách nhiệm, sự hứng thú say mê trong học tập. Nhận thức được điều đó nên tôi đã dạy học hiệu quả bài học này qua sáng kiến kinh nghiệm.“ Dạy học hiệu quả theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh Bài 29 - Tiết 30: Bệnh và tật di truyền ở người - môn Sinh học lớp 9 trường TH&THCS Hoằng Minh”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Kích thích giáo viên tư duy và không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác nhau để có một nền tảng kiến thức sâu, rộng đủ để đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của dạy học hiện nay, làm phong phú phương pháp giảng dạy, kết hợp được nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực theo đặc trưng bộ môn cũng như kết hợp với các bộ môn khác, tiếp cận và sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại, bắt kịp phương pháp giáo dục hiện đại hiện nay và xu hướng giáo dục trong nước và trên thế giới. Thích ứng với chương trình thay sách của Bộ GD&ĐT trong thời gian tới theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Học sinh hứng thú với tiết học hơn, dễ hiểu và hiểu sâu nội dung bài học. Đặc biệt các em sẽ có những chuyển biến rõ rệt trong khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn. Học sinh phát hiện sử dụng kiến thức vào tình huống cụ thể, biết vận dụng kiến thức đã học của các bộ môn để áp dụng vào quá trình học và liên hệ với thực tiễn trong cuộc sống. Qua đó phát triển các năng lực và phẩm chất cho học sinh phù hợp với yêu cầu hiện nay.
 Với bài Bệnh và tật di truyền ở người, việc tích hợp môn Hóa học, Vật lý , Địa lý, GDCD sẽ giúp các em hiểu được mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường với các bệnh và tật di truyền ở người. Hiểu được những tác động tiêu cực trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người làm ô nhiễm môi trường gây nên các bệnh tật di truyền, từ đó biết đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần chung tay bảo vệ môi trường sống – ngôi nhà chung của con người. Mặt khác các em sẽ tích cực, chủ động hơn trong học tập với tinh thần phấn khởi, hào hứng hiểu bài một cách hiệu quả hơn. Thông qua đó, các em được phát triển các năng lực: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ; các năng lực chuyên biệt: Năng lực định nghĩa, năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống. Phát triển các phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương, đất nước , tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên, thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật.
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu: Dạy học hiệu quả theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
+ Các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
+ Các năng lực chuyên biệt: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
+ Các phẩm chất: yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm.
- Đối tượng tác động: HS lớp 9 - 35 em trường TH&THCS Hoằng Minh 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu khảo sát chất lượng học sinh trước và sau khi áp dụng SKKN
- Phương pháp thống kê các số liệu thu đươc để đánh giá mức độ đạt được của 
học sinh về các mục tiêu của bài. Đánh giá hiệu quả giảng dạy của học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan tới vấn đề dạy học dạy học theo định hướng phát triển năng 
- Phương pháp thực nghiệm triển khai các giải pháp của SKKN trong bài Bệnh 
và tật di truyền ở người trên nhóm thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận hành chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực thể hiện sự vận dụng kết hợp nhiều yếu tố (phẩm chất, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm: Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. Những phẩm chất chủ yếu là yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực,trách nhiệm. 
Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực yêu cầu GV cần chú trọng sử dụng kết hợp các kỹ thuật và phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh; chú ý cho học sinh thực hành, vận dụng kiến thức kỹ năng vào các tình huống thực tiễn, các tình huống có tính phức tạp (đòi hỏi sự vận dụng phối hợp kiến thức hành động trong bối cảnh tình huống) , tìm tòi khám phá, nghiên cứu, thực hiện các dự án, học tập, thảo luận nhóm, thuyết trình ...qua đó phát triển năng lực của HS, học sinh được tham gia các hình thức “ học tập cá nhân”, “ học hợp tác”...rèn kỹ năng học tập, có thái độ tích cực với việc học tập
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, tri thức của loài người đang gia tăng nhanh chóng. Không những thông tin ngày càng nhiều mà với sự phát triển của các phương tiện công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều cơ hội để mỗi người dễ dàng tiếp cận các thông tin mới nhất. Tình hình nói trên buộc phải xem lại chức năng truyền thống của người giáo viên là truyền đạt kiến thức, đặc biệt là những kiến thức của từng môn khoa học riêng rẽ. Giáo viên phải biết dạy tích hợp các môn khoa học, dạy cho học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, đặc biệt là biết vận dụng các kiến thức học được trong việc xử lý các tình huống của đời sống thực tế 
Thế giới bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực. Trong giáo dục đào tạo công nghệ thông tin góp phần hiện đại hoá phương tiện, thiết bị dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học thì việc sử dụng phần mềm dạy học làm phương tiện hỗ trợ dạy học một cách hợp lý sẽ cho hiệu quả cao, bởi lẽ khi sử dụng phần mềm dạy học bài học sẽ sinh động hơn, sự tương tác 2 chiều được thiết lập, học sinh được giải phóng khỏi những công việc thủ công vụn vặt, tốn thời gian, dễ nhầm lẫn nên có điều kiện đi sâu vào bản chất của bài học tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dạy học tích hợp.
Tất cả các yếu tố sử dụng trong bài dạy: phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, kiến thức các môn học Vật lý, Hóa học, Địa lý, GDCD, trang thiết bị dạy học hiện đại đã mang lại hiệu quả cao cho việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh bài Bệnh và tật di truyền ở người môn sinh học 9 cũng như các dạng bài kiểu lý thuyết dạng vận dụng trong chương trình sinh học THCS nói chung.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Thực trạng của việc thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở trường TH&THCS Hoằng Minh: 
Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự học của học sinh  ở môn Sinh học chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về tiếp cận nội dung, việc dạy học theo tiếp cận năng lực chưa được quan tâm nhiều. Hoạt động kiểm tra, đánh giá nặng về tái hiện kiến thức, chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá quá trình. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học còn thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Điều đó thể hiện ở những tồn tại sau:
- Dạy học tích hợp đã được chú trọng, tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫn mang 
tính khiên cưỡng, nội dung tích hợp vào bài học như bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống một cách cứng nhắc. Chưa làm cho học sinh huy động kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Việc tích hợp nội môn và tích hợp liên môn chưa thực sự hiệu quả, chính vì vậy chưa giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng mới và tất nhiên các năng lực của học sinh chưa được phát triển nhiều
- Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực còn mang tính 
hình thức. Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức ở các lớp thực hiện chương trình SGK hiện hành nhưng chủ yếu vẫn dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự chủ động. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được tính dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân.
- Mặc dù đã có giáo viên thực hiện thay đổi phương pháp dạy học, thay đổi 
cách thức tổ chức giờ nhằm đạt mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh  song kết quả chưa đạt được như mong muốn mà nguyên
nhân là:
+ Về phía giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không được 
thực hiện một cách triệt để, vẫn còn nặng về phương pháp truyền thống, có đổi mới song chỉ dừng lại ở hình thức, chưa đi sâu vào thực chất nhằm giúp khai thác kiến thức một cách có chiều sâu; việc hiểu hết bản chất của nhóm năng lực chung và năng lực chuyên biệt ở môn Sinh học ở một vài GV vẫn còn hạn chế. Hơn nữa máy chiếu ở các phòng học bị mờ, một số GV chưa có máy tính xách tay nên cũng hạn chế trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực. 
+ Về phía học sinh: Học sinh ở trường chủ yếu là học sinh vùng nông thôn nên việc tiếp cận và tìm tòi những thông tin thời sự phục vụ cho bài học còn hạn chế. Một số học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực trong việc tìm tòi nghiên cứu bài học nên chưa đảm bảo các năng lực. Hơn thế nữa ý thức học tập ở một số em chưa tự giác, chủ động, còn xem nhẹ môn học
- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là vấn đề nhà trường rất quan tâm xem là vấn đề cốt lõi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường bởi khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực đòi hỏi GV phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, sử dụng công nghệ thông tin và vận dụng kiến thức liên môn để dạy học hiệu quả. Nhà trường, tổ chuyên môn đưa vào kế hoạch. Sinh hoạt chuyên môn đều đặn hàng tháng về chuyên đề này ở tất cả các bộ môn thông qua dạy và rút kinh nghiệm ở các môn
2.2.2. Khảo sát thực trạng học sinh: Khảo sát( 10 phút) sau khi học song bài: Bệnh và tật di truyền ở người - Lớp 9A2 năm học 2017 - 2018 với đề sau, khi chưa áp dụng đề tài: (HS làm vào mẫu phiếu in sẵn)
Câu hỏi
Câu 1. Ở bệnh nhân Đao cặp NST có 3 chiếc là cặp số:
Câu 2. Bệnh nhân Tơcnơ có biểu hiện
A. Lùn, cổ ngắn 
C. Tử cung nhỏ không có kinh nguy
B. tuyến vú không phát triển 
D. Cả A, B, C đều đúng 
Câu 3. Biểu hiện của người bị bệnh bạch tạng là:
A. Da màu đen 
B. Da màu trắng 
C. Tóc màu đen
D. Tóc màu trắng
Câu 4. Nguyên nhân gây ra tật bàn chân có nhiều ngón là:
A. Đột biến gen trội 
B. Đột biến gen lặn 
C. Đột biến cấu trúc NST
D. Đột biến số lượng NST
Câu 5. Những nguyên nhân gây ra bệnh và tật di truyền:
A. Ô nhiễm môi trường 
B. Do các tác nhân lý, hóa, rối loạn TĐC nội bào 
B. Sinh con ở độ tuổi lớn, hôn phối gần
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 6. Các biện pháp bảo vệ môi trường:
A. Trồng nhiều cây xanh, tuyên truyền mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường
B. Cấm xả khí thải và nước thải chưa qua xử lí ra môi trường
C. Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách
D. Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân.
E. Hạn chế kết hôn và sinh con ở những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh
F. Cả A, B, C, D, E đều đúng
Câu 7. Đột biến xảy ra trên NST số 21 gây ra bệnh
A. Tơcnơ và câm điếc bẩm sinh
B. Đao và câm điếc bẩm sinh
C. Ung thư máu và Đao
D. Tơcnơ và ung thư máu
Câu 8: Quan sát một dòng họ, người ta thấy có một số người có các đặc điểm: tóc- da- lông trắng, mắt hồng. Những người này
A. Mắc bệnh bạch tạng.
B. Mắc bệnh máu trắng.
C. Không có gen quy định màu đen.
D. Mắc bệnh bạch cầu ác tính.
Câu 9. Trong một gia đình bố mẹ đều bình thường, sinh con đầu lòng bị hội chứng đao, ở lần sinh thứ hai con của họ: 
A.Chắc chắn bị hội chứng Đao vì đây là bệnh di truyền.
B. Không bao giờ bị hội chứng Đao vì rất khó xẩy ra.
C. Có thể bị hội chứng Đao nhưng với tần số rất thấp.
D. Không bao giờ xuất hiện vì chỉ có 1 giao tử mang đột biến.
Câu 10: Cho biết chứng bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường quy định. Bố mẹ có kiểu gen dị hợp thì xác suất con sinh ra mắc bệnh chiếm tỉ lệ
A. 0%
B. 25%.
C. 50%.
D. 75%.
Câu 11: Bạn sẽ làm gì khi gặp người bị bệnh Đao, Câm điếc bẩm sinh
A. Thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ họ 
B. Kỳ thị và tránh xa
C. Không giúp đỡ kệ họ
D. Trao đổi với mọi người cùng hiểu,chia sẻ giúp đỡ họ
Đáp án:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Đáp án
21
D
B,D
A
D
A,B,D
C
A
C
B
A,D
Kết quả thu được:
 Các em chưa hứng thú với tiết học vì hình ảnh nghèo nàn do vậy không hiểu sâu về nguyên nhân của các bệnh tật di truyền, do đó chưa đề xuất được nhiều giải pháp thiết thực để phòng tránh các bệnh, tật di truyền ở người. Chưa phát triển được năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cũng như phẩm chất yêu đất nước, yêu con người, sống có trách nhiệm ở các em
Lớp 9
Giỏi 
Khá
Trung bình
Yếu
 26
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
3,8
5
19,2
16
61,5
4
15,5
Trước thực trạng trên tôi rất băn khoăn, trăn trở làm thế nào để đạt kết quả cao hơn trong tiết dạy, phát triển năng lực vận dụng kiến thức các môn học khác để hiểu sâu hơn kiến thức về các bệnh tật di truyền ở người đây là kiến thức thực tế giúp các em vận dụng vào thực tế để phòng tránh bệnh tật di truyền cho bản thân, khơi dậy hứng thú học tập để các em thực sự yêu thích môn học đồng thời tạo sức lan tỏa khi tích hợp các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, bảo vệ môi trường, tích hợp kỹ năng sống, phát triển các năng lực và phẩm chất qua bài học. Tôi đã sử dụng công nghệ thông tin, phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực, kiến thức các bộ môn Lý, Hóa, Địa, GDCD để dạy-học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đạt hiệu quả cao ở bài Bệnh và tật di truyền ở người.
Khảo sát HS lớp 9 được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1( 18 hs) và Nhóm 2 ( 17 
hs) đầu năm học 2018 - 2019 có năng lực đối với môn sinh học tương đương nhau. Tôi đã triển khai SKKN ở nhóm 1.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
2.3.1. Sưu tầm tranh ảnh, băng hình, chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học:
 Giáo viên: 
- Máy chiếu Projector, máy tính, bút dạ, bảng nhóm, giấy A0, nam châm, các phiếu học tập.
- Thông tin về hội chứng claiphentơ, pantau, siêu nữ, siêu nam
- Thông tin về nguyên nhân gây ra các khối U, ung thư
- Bảng nhỏ để HS tham gia trò chơi rung chuông vàng.
Học sinh:
- Bài tập nhóm ở nhà: nghiên cứu SGK xem tranh trên màn hình, đọc sách báo hoặc lên mạng lấy thông tin tìm hiểu theo 3 tiêu chí về các bệnh và tật di truyền: 
 + Nguyên nhân( đặc điểm di truyền)
 + Biểu hiện hình thái và sinh lí
 + Hậu quả: với bản thân, gia đình và xã hội 
- Tư liệu tham khảo, thông tin bổ sung
2.3.2. Xác định rõ mục tiêu của bài và các năng lực phẩm chất cần hình thành và phát triển cho HS qua bài học: 
2.3.2.1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng:
 	Kiến thức:
-Học sinh nhận biết được bệnh nhân Đao, Tơcnơ, Câm điếc bẩm sinh, một số tật di truyền ở người ( tật 6 ngón) 
- Hiểu được đặc điểm di truyền bệnh nhân Đao, Tơcnơ, Câm điếc bẩm sinh, một số tật di truyền ở người ( tật 6 ngón) và hậu quả của 1 số bệnh tật trên
- Nêu được nguyên nhân gây ra bệnh và tật di truyền (trong đó ô nhiễm môi trường là chủ yếu) và Đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng 
 Kĩ năng:
- Kĩ năng bộ môn : Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng thu thập thông tin qua các kênh khác nhau, kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
- Kĩ năng sống :
+ Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK quan sát tranh ảnh để tìm hiểu một số bệnh, tật di truyền ở người
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng hợp tác trong hoạt động nhóm, tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp
+ Kĩ năng nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí. Biết bảo vệ môi trường sống ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng.
+ Kĩ năng vận dụng những kiến thức ở các môn học để biết và hiểu được nguyên nhân gây ra các bệnh, tật di truyền ở người 
Thái độ: 
- Giáo dục ý thức phê phán và đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường, vi phạm Luật Bảo vệ môi trường
 - Có ý thức sử dụng và tuyên truyền mọi người hãy sử dụng đúng quy cách các 
loại thuốc (trừ sâu, chữa bệnh...), giữ gìn, bảo vệ môi trường ở trường, lớp, địa phương.
- Ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
2.3.2.2. Mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất:
- Các phẩm chất cần đạt: yêu đất nước, yêu con người có thái độ đúng đắn với nhữ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_hieu_qua_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_va.doc