SKKN Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình trong giảng dạy Giáo dục công dân Lớp 12
Đặc trưng của phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề:
- Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề là "tình huống có vấn đề " được giáo viên sử dụng trong hoạt động dạy học thông qua đó học sinh có thể thực hiện được các nhiệm vụ học tập của bản thân một cách tích cực, chủ động và sáng tạo.
Tình huống có vấn đề (THCVĐ) là một tình huống gợi ra cho học sinh những khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không thể giải đáp ngay bằng một bước hay một cách thức nào đó mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có. Tình huống có vấn đề là có vai trò đặc biệt quan trọng, là cốt lõi, trọng tâm trong phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, vai trò này được thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, tình huống có vấn đề có thể là một sự kiện, một tình huống trong bài học hay một hiện tượng đã và đang diễn ra trong thực tiễn cuộc sống chứa đựng mâu thuẫn cần lý giải. THCVĐ là tình huống giáo viên đặt ra cho người học những vấn đề nhận thức chứa đựng mâu thuẫn giữa tri thức đã biết với tri thức phải tìm. Đây là động lực, nhân tố kích thích xuất hiện ở người học nhu cầu tìm kiếm thông tin và sử dụng các thao tác của tư duy để tìm câu trả lời giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn này chính là hạt nhân của các vấn đề nhận thức, khi mâu thuẫn được giải quyết người học sẽ lĩnh hội được nội dung tri thức một cách tự giác, tích cực và khơi nguồn cho sự nhận thức sáng tạo do đó THCVĐ đề là yếu tố là hạt nhân và trọng tâm của PPDH nêu và giải quyết vấn đề.
Thứ hai, khi tiếp cận với THCVĐ người học tự tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề dưới sự dẫn dắt, định hướng của người thầy. Nhiệm vụ giải quyết các THCVĐ không phải của người dạy mà là của người học. Quá trình người học tự giải quyết THCVĐ được biểu hiện bằng các thao tác tìm kiếm mối quan hệ giữa vấn đề được nêu ra với vốn tri thức đang sở hữu của bản thân. Do đó, các THCVĐ cần xây dựng đảm bảo tính vừa sức với học sinh tránh những THCVĐ đang đặt ra quá khó hoặc quá dễ dàng. Khi THCVĐ đưa ra khó quá sẽ vượt quá khả năng nhận thức của học sinh khiến các em rất khó khăn để giải quyết vấn đề. Ngược lại, với THCVĐ quá dễ hoặc ngay từ đầu giáo viên đã đưa ra những gợi mở hoặc can thiệp quá sâu vào THCVĐ sẽ không tạo nên mâu thuẫn đòi hỏi học sinh phải nỗ lực, tích cực và sáng tạo để giải quyết vấn đề làm triệt tiêu ý nghĩa và tính chất của tình huống đặtra.
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT LÊ XOAY =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TRONG GIẢNG DẠY GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12” Tác giả sáng kiến: Hà Thị Nam Mã sáng kiến: 21.53 MỤC LỤC Vĩnh Phúc, năm 2019 0 MỘT SỐ TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT - ĐC: Đối chứng. - GDCD: Giáo dục công dân. - GV: Giáo viên. - HS: Học sinh. - NCTHĐH: Nghiên cứu trường hợp điển hình. - PPDH: phương pháp dạy học. - SL: Số lượng. - TL: Tỉ lệ. - TN: Thực nghiệm. - THCVĐ: Tình huống có vấn đề. - THPT: Trung học phổ thông. - THPTQG: Trung học phổ thông quốc gia. 2 lượng, hiệu quả học tập bộ môn. Năm 2017, môn GDCD được quy định là môn thi xét tốt nghiệp trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia (THPTQG) đối với các học sinh thi Tổ hợp khoa học xã hội do đó việc xây dựng hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức và nâng cao kết quả học tập cũng như kết quả thi THPTQG cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết. Vì vậy, việc tìm tòi một giải pháp dạy học đáp ứng yêu cầu trên luôn làm tôi quan tâm, trăn trở trong suốt quá trình dạy học, giáo dục học sinh nói chung và khi giảng dạy GDCD lớp 12 cho học sinh nói riêng bởi nội dung pháp luật chiếm tỉ lệ lớn trong đề thi Trung học phổ thông quốc gia. Thực tế nhiều năm qua, tôi đã tiến hành dạy học với nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, tôi nhận thấy khi kết hợp phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu các trường hợp điển hình luôn gây được hứng thú học tập đối với học sinh đặc biệt khi giảng dạy về phần pháp luật ở lớp 12. Sở dĩ vậy là bởi đặc trưng của phương pháp nêu và giải quyết vấn đề đó là khơi dậy sự tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề từ những tình huống có vấn đề trong khi các tình huống đó lại là các trường hợp điển hình (những tình huống có thật trong thực tế hoặc mô phỏng từ thực tế) thì sức hấp dẫn của vấn đề với học sinh sẽ rất cao. Các em sẽ cảm thấy bài học không còn quá khô khan, cứng nhắc mà trái lại rất gần gũi, sinh động và có ý nghĩa thiết thực cho bản thân. Trong quá trình dạy học và tìm tòi các phương pháp dạy học bộ môn có khá nhiều đề tài khoa học, luận văn, sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học có chung quan điểm dạy học dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình, tiêu biểu như: Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12” của tác giả Phạm Thị Dinh trường Trung học phổ thông Sông Ray, tỉnh Đồng Nai; Luận văn thạc sĩ “ Vận dụng PP nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn GDCD ở các trường THPT huyện Lương Tài, Bắc Ninh ” của Nguyễn Thị Mai; Luận văn thạc sĩ “Sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang” của Hoàng Thị Thanh Nhìn chung, các đề tài này đều có nội dung khẳng định vai trò tích cực của việc dạy học nghiên cứu trường hợp điển hình (NCTHĐH) trong môn GDCD đặc biệt với chương trình GDCD lớp 12. Các đề tài cũng chỉ rõ những ưu điểm nội trội của cách dạy học này thông qua các kết quả từ các nghiên cứu, thực nghiệm khi thực hiện đề tài. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các đề tài trên cũng có phần hạn chế như: hầu hết các đề tài chỉ đề cập đến dạy học NCTHĐH một cách đơn thuần hoặc gắn với PPDH vấn đáp hay những tình huống thông thường mà chưa có sự kết hợp hiệu quả với PPDH tích cực cụ thể. Mặt khác, các đề tài này cũng chưa xây dựng được khung chương trình với các chủ đề hay các nội dung cụ thể trong bộ môn có thể áp dụng. Với mong muốn nâng cao hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức và hiệu quả học tập đồng thời góp phần mở rộng, khắc phục phần nào những tồn tại của các đề tài đã có tôi quyết định lựa chọn đề tài “Sử dụng phương pháp dạy học nêu và 4 qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có. Tình huống có vấn đề là có vai trò đặc biệt quan trọng, là cốt lõi, trọng tâm trong phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, vai trò này được thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, tình huống có vấn đề có thể là một sự kiện, một tình huống trong bài học hay một hiện tượng đã và đang diễn ra trong thực tiễn cuộc sống chứa đựng mâu thuẫn cần lý giải. THCVĐ là tình huống giáo viên đặt ra cho người học những vấn đề nhận thức chứa đựng mâu thuẫn giữa tri thức đã biết với tri thức phải tìm. Đây là động lực, nhân tố kích thích xuất hiện ở người học nhu cầu tìm kiếm thông tin và sử dụng các thao tác của tư duy để tìm câu trả lời giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn này chính là hạt nhân của các vấn đề nhận thức, khi mâu thuẫn được giải quyết người học sẽ lĩnh hội được nội dung tri thức một cách tự giác, tích cực và khơi nguồn cho sự nhận thức sáng tạo do đó THCVĐ đề là yếu tố là hạt nhân và trọng tâm của PPDH nêu và giải quyết vấn đề. Thứ hai, khi tiếp cận với THCVĐ người học tự tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề dưới sự dẫn dắt, định hướng của người thầy. Nhiệm vụ giải quyết các THCVĐ không phải của người dạy mà là của người học. Quá trình người học tự giải quyết THCVĐ được biểu hiện bằng các thao tác tìm kiếm mối quan hệ giữa vấn đề được nêu ra với vốn tri thức đang sở hữu của bản thân. Do đó, các THCVĐ cần xây dựng đảm bảo tính vừa sức với học sinh tránh những THCVĐ đang đặt ra quá khó hoặc quá dễ dàng. Khi THCVĐ đưa ra khó quá sẽ vượt quá khả năng nhận thức của học sinh khiến các em rất khó khăn để giải quyết vấn đề. Ngược lại, với THCVĐ quá dễ hoặc ngay từ đầu giáo viên đã đưa ra những gợi mở hoặc can thiệp quá sâu vào THCVĐ sẽ không tạo nên mâu thuẫn đòi hỏi học sinh phải nỗ lực, tích cực và sáng tạo để giải quyết vấn đề làm triệt tiêu ý nghĩa và tính chất của tình huống đặt ra. * Các mức độ của PPDH nêu và giải quyết vấn đề: Dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề có bốn mức độ khác nhau, tùy vào từng nội dung, mục đích cũng như điều kiện thức tế giáo viên có những lựa chọn mức độ phù hợp nhằm đem lại hiệu quả tối ưu khi áp dụng. Các mức độ của dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề được thể hiện qua bốn mức độ: - Mức độ 1: Giáo viên là người đặt vấn đề, đưa ra cách giải quyết; học sinh thực hiện giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên; giáo viên đánh giá, kết luận. - Mức độ 2: Giáo viên là người nêu vấn đề, gợi ý cách giải quyết; học sinh thực hiện giải quyết vấn đề giáo viên giúp đỡ khi cần; giáo viên và học sinh cùng đánh giá, kết luận. - Mức độ 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống; học sinh phát hiện, nhận dạng, phát biểu vấn đề nảy sinh cần giải quyết; học sinh tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn các giải pháp; học sinh thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề; giáo viên và học sinh cùng đánh giá, kết luận. 6 - Bước 2: Nêu vấn đề (còn gọi là phát hiện vấn đề) + Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề. + Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đó. - Bước 3: Tìm giải pháp + Học sinh căn cứ vào vấn đề được phát hiện từ tình huống với các dữ kiện có trong tình huống cũng như kiến thức, kinh nghiệm đã có để tìm tòi, lựa chọn giải pháp hợp lí nhất nhằm giải quyết vấn đề đã đặt ra. - Bước 4: Trình bày và nghiên cứu sâu giải pháp + Học sinh trình bày lại toàn bộ từ việc phát biểu vấn đề cho tới giải pháp và hiện thực hóa việc giải quyết vấn đề bằng giải pháp mình đã đưa ra. Tuy nhiên, nếu vấn đề là một đề bài cho sẵn thì có thể không cần phải phát biểu lại vấn đề. + Sau khi học sinh trình bày và hiện thực hóa giải pháp giáo viên tiến hành hệ thống hóa và tổng hợp tri thức - đây là giai đoạn cuối của quy trình sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề. Mục đích của giai đoạn này là củng cố, khắc sâu những tri thức khoa học mà người học đã chiếm lĩnh được. Đồng thời, hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đó vào thực tế cuộc sống, lý giải được các vấn đề xẩy ra trong thực tiễn; có thể, tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả và đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hoá, lật ngược vấn đề 5.1.2. Dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH trong môn GDCD lớp 12 5.1.2.1. Đặc trưng và ưu điểm và quy trình của dạy học dựa trên NCTHĐH * Đặc trưng của dạy học NCTHĐH: Theo các nhà giáo dục học có thể hiểu dạy học NCTHĐH là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề nào đó. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên văn bản viết. Những tình huống đó chứa đựng vấn đề cần giải quyết và để giải quyết các vấn đề đó đòi hỏi có những quyết định dựa trên cơ sở lập luận. Các trường hợp cần được xử lý về mặt lý luận dạy học. Bên cạnh việc mô tả trường hợp (mô tả sự kiện) cần có sự lý giải, phân tích về mặt lý luận dạy học, dưới dạng những định hướng, trợ giúp cho việc dạy và học phù hợp với mục đích đặt ra. Dạy học nghiên cứu trường hợp điển hình là cách làm xuất hiện khá sớm trong lịch sử giáo dục. Dạy học nghiên cứu trường hợp điển hình (còn gọi là điển cứu) được sử dụng sớm nhất tại châu Âu, đặc biệt là tại Pháp. Tại Mỹ, phương pháp này gắn với Bộ môn Xã hội học của Trường Đại học Chicago từ đầu thế kỷ 20 đến khoảng năm 1935. Dạy học theo cách này được sử dụng rất phổ biến trong các ngành giáo dục học, xã hội học, quản trị học, luật học, và y học. Xét về góc độ cách thức, có thể coi dạy học NCTHĐH là một phương pháp dạy học trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh tự lực nghiên cứu một tình huốngthực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra, hình 8 của giải pháp. Cân nhắc mối quan hệ theo các phương án giải quyết khác nhau; các giải pháp luôn liên quan đến các tình huống, điều kiện, thời gian cụ thể. Có thể thấy, dạy học NCTHĐH sẽ giúp học sinh gặt hái cả về kiến thức bài học và những năng lực cần thiết cho bản thân như: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngôn ngữ phát huy được tính tích cực, chủ động trong quá trình chiếm lĩnh và vận dụng tri thức. Đây chính là mục tiêu của giáo dục phát triển năng lực người học hướng tới và cũng là một phần trong mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới Bộ Giáo dục và đào tạo đang xây dựng và tiến tới triển khai thực hiện. 5.1.2.2. Khả năng sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu THĐH trong giảng dạy GDCD lớp 12 Chương trình GDCD lớp 12 với toàn bộ nội dung là kiến thức về pháp luật, có thể khẳng định đây là một nội dung rất thiết thực, có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp kiến thức pháp luật và xây dựng ý thức, thói quen thực hiện và tôn trọng pháp luật cho học sinh. Nội dung này được phát triển và mở rộng từ chương trình giáo dục công dân cấp trung học cơ sở do đó không phải quá mới lạ với học sinh. Tuy nhiên, chương trình GDCD lớp 12 đề cập đến những nội dung pháp luật cụ thể, chi tiết với nhiều lĩnh vực khác nhau, đa số các nội dung trong chương trình đều có chung một khuôn mẫu là các quy định của pháp luật thiên về mặt lý thuyết vì vậy khi tiếp cận học sinh luôn cảm thấy khô khan, cứng nhắc, dài dòng thậm chí có những nội dung còn khó hiểu, khó ghi nhớ. Vì vậy, để giúp học sinh tiếp cận bài học, chiếm lĩnh được tri thức cũng như hình thành các năng lực và kĩ năng nhất định thì việc dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH là một cách làm khả thi đặc biệt hiệu quả trong dạy các nội dung pháp luật. Bởi khi gắn các quy định pháp luật với các tình huống cụ thể (các trường hợp điển hình) bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống nội dung bài học sẽ trở nên sống động và gần gũi, học sinh sẽ hứng thú đi đến dễ dàng tiếp cận bài học, hiệu quả học tập được nâng cao. Đồng thời, dựa trên những nghiên cứu về PPDH nêu và giải quyết vấn đề và dạy học NCTHĐH cho thấy giữa chúng có những điểm tương đồng khá rõ nét về bản chất, mục đích, quy trình thực hiện nhưng NCTHĐH ở phạm vi hẹp hơn so với PPDH nêu và giải quyết vấn đề.Về mục đích, có thể thấy dạy học dựa trên NCTHĐH là phương pháp điển hình của dạy học nêu và dạy học giải quyết vấn đề. Bản chất của hai cách thức dạy học này đều nhằm phát huy tích tích cực, sáng tạo và hình thành các năng lực cho học sinh khi giải quyết các tình huống đặt ra. Quy trình dạy học nghiên cứu trường hợp điển hình cũng có những bước làm tương tự như PPDH nêu và giải quyết vấn đề. Vì vậy, nếu biết cách tận dụng những điểm tương đồng đó để tạo nên cách làm mới là đặt những trường hợp điển hình vào PPDH nêu và giải quyết vấn đề coi nó là một “tình huống có vấn đề” thì hiệu quả của quá trình dạy học sẽ được phát huy tối ưu. Bởi, thực tế cho thấy khi một tình huống có vấn đề được xây dựng là một “trường hợp điển hình” có thực (hoặc xuất phát từ thực tiễn), gần gũi trong đời sống không chỉ 10
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_neu_va_giai_quyet_van_de_du.docx
- sang_kien_kinh_nghiemgdcd-_2019_1_87202013.pdf