SKKN Sử dụng phần mềm quản lí minh họa để nâng cao hiệu quả giảng dạy về hệ quản trị microsoft access tại trường THPT Lang Chánh

SKKN Sử dụng phần mềm quản lí minh họa để nâng cao hiệu quả giảng dạy về hệ quản trị microsoft access tại trường THPT Lang Chánh

Trong thời đại ngày nay máy tính đã có mặt trong mọi lĩnh vực xã hội, đặc biệt nó là một công cụ hỗ trợ không thể thiếu trong công tác quản lí. Việc xây dựng, phát triển và khai thác các hệ CSDL ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế,.Trong một cơ quan, tổ chức, một nhà máy, xí nghiệp, ngân hàng, một công ty,.sẽ có rất nhiều thông tin nếu lưu trữ trên giấy tờ thì việc tìm kiếm sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy mà việc sử dụng một phần mềm vừa đơn giản mà có thể khai thác được cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả là công việc cần thiết. Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ trong công việc quản lí, trong đó không thể thiếu là Access.

Với học sinh phổ thông các em sẽ được làm quen với Access ở chương trình tin học 12. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy đa số học sinh không hứng thú với môn học này. Bởi vì nội dung kiến thức về cơ sở dữ liệu khá trừu tượng và khô khan, đối với học sinh thì chưa thấy được vai trò của Access trong công việc quản lí . Vả lại các em là học sinh ở cuối cấp nên có xu hướng học các môn chính để thi tốt nghiệp và thi đại học, cao đẳng nên thường không chú ý đến môn học, dẫn đến kết quả học tập không cao. Vì vậy việc sử dụng một chương trình quản lí hoàn chỉnh kết hợp với giảng dạy trên lớp là rất cần thiết giúp các em nắm các bài học nhanh hơn và hứng thú học hơn khi học các giờ tin. Từ những lí do trên tôi xin trình bày một sáng kiến kinh nghiệm đó là: "Sử dụng phần mềm quản lí minh họa để nâng cao hiệu quả giảng dạy về hệ quản trị Microsoft Access tại trường THPT Lang Chánh" thay vì chỉ dùng giáo án điện tử để trình chiếu. Việc sử dụng phần mềm ứng dụng giới thiệu với học sinh giúp học sinh có cái nhìn tổng quát biết được sản phẩm mình có thể làm được sau khi tìm hiểu về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access.

 

doc 15 trang thuychi01 7131
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phần mềm quản lí minh họa để nâng cao hiệu quả giảng dạy về hệ quản trị microsoft access tại trường THPT Lang Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÍ MINH HỌA ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY VỀ HỆ QUẢN TRỊ MICROSOFT ACCESS
TẠI TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
Người thực hiện: 	Trịnh Thị Hà
Chức vụ: 	Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: 	Tin học
THANH HOÁ NĂM 2018
1. MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
1.1
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2
1.2
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2
1.3
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3
1.4
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3
2
NỘI DUNG
2.1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
3
2.2
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
4
2.3
CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1
Giới thiệu về phần mềm quản lí thư viện
4
2.3.2
Sử dụng phần mềm khi giảng dạy về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access
4
2.3.3
Hiệu quả SKKN đối với hoạt động giáo dục
12
3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1
KẾT LUẬN
13
3.2
KIẾN NGHỊ
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
14
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong thời đại ngày nay máy tính đã có mặt trong mọi lĩnh vực xã hội, đặc biệt nó là một công cụ hỗ trợ không thể thiếu trong công tác quản lí. Việc xây dựng, phát triển và khai thác các hệ CSDL ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế,...Trong một cơ quan, tổ chức, một nhà máy, xí nghiệp, ngân hàng, một công ty,...sẽ có rất nhiều thông tin nếu lưu trữ trên giấy tờ thì việc tìm kiếm sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy mà việc sử dụng một phần mềm vừa đơn giản mà có thể khai thác được cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả là công việc cần thiết. Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ trong công việc quản lí, trong đó không thể thiếu là Access. 
Với học sinh phổ thông các em sẽ được làm quen với Access ở chương trình tin học 12. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy đa số học sinh không hứng thú với môn học này. Bởi vì nội dung kiến thức về cơ sở dữ liệu khá trừu tượng và khô khan, đối với học sinh thì chưa thấy được vai trò của Access trong công việc quản lí . Vả lại các em là học sinh ở cuối cấp nên có xu hướng học các môn chính để thi tốt nghiệp và thi đại học, cao đẳng nên thường không chú ý đến môn học, dẫn đến kết quả học tập không cao. Vì vậy việc sử dụng một chương trình quản lí hoàn chỉnh kết hợp với giảng dạy trên lớp là rất cần thiết giúp các em nắm các bài học nhanh hơn và hứng thú học hơn khi học các giờ tin. Từ những lí do trên tôi xin trình bày một sáng kiến kinh nghiệm đó là: "Sử dụng phần mềm quản lí minh họa để nâng cao hiệu quả giảng dạy về hệ quản trị Microsoft Access tại trường THPT Lang Chánh" thay vì chỉ dùng giáo án điện tử để trình chiếu. Việc sử dụng phần mềm ứng dụng giới thiệu với học sinh giúp học sinh có cái nhìn tổng quát biết được sản phẩm mình có thể làm được sau khi tìm hiểu về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Sử dụng một phần mềm cụ thể minh họa khi dạy các bài học cụ thể giúp cho học sinh có thể nắm được những kiến thức căn bản trong sách giáo khoa về hệ quản trị Microsoft Access để có thể sử dụng chúng vào trong một số bài toán quản lí. Từ đó giúp học sinh cảm thấy hứng thú với môn học và hiệu quả học tập cao hơn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu về cách sử dụng phần mềm quản lí dựng sẵn để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khi học về hệ quản trị Microsoft Access, cụ thể là các bài: 3, 4, 6, 7, 8, 9 ở chương II: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access. 
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Một số phương pháp mà tôi đã sử dụng trong quá trình xây dựng đề tài:
- Tìm đọc, nghiên cứu tài liệu liên quan đến vấn đề đặt ra để tìm cơ sở khoa học cho đề tài và tìm ra các giải pháp phù hợp vớ tình hình thực tế khi dạy về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access. Từ đó rút ra kinh nghiệm áp dụng.
- Điều tra, đối thoại để tìm hiểu thực trạng học sinh và tìm ra giải pháp thiết thực để giải quyết thực trạng đó.
- Phân tích, tổng hợp kết quả thu được trong thực tế để thấy được hiệu quả của đề tài.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
* Giới thiệu về Microsoft Access:
Từ cuối những năm 80, hãng Microsoft đã cho ra đời hệ điều hành Windows, đánh dấu một bước ngoặt trong phát triển các ứng dụng phần mềm trên nền Windows. Một trong những ứng dụng nổi bật nhất đi kèm lúc đó là bộ phần mềm tin học văn phòng Micosoft Office. Từ đó đến nay, bộ phần mềm này vẫn chiếm thị phần số 1 trên thế giới trong lĩnh vực văn phòng.
Ngoài những ứng dụng về văn phòng quen thuộc phải kể đến như : MS Word- để soạn thảo tài liệu; MS Excel- bảng tính điện tử; MS Powerpoint- để trình chiếu, báo cáo,..còn phải kể đến phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu rất nổi tiếng đi kèm: MS Access.
Phần mềm Microsoft Access (gọi tắt là Access) là hệ quản trị cơ sở dữ liệu nằm trong bộ phần mềm Microsoft Office của hãng Microsoft dành cho máy tính cá nhân và máy tính chạy trong mạng cục bộ (Sách giáo khoa - Tin học 12).
* Access làm được gì, và những ứng dụng của nó trong thực tế?
 Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, có thể sử dụng độc lập có tính bảo mật và hiệu quả cao trong công tác quản lí dữ liệu. Nó cho phép kết hợp với các chương trình lập trình chuyên nghiệp khác nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lí dữ liệu.
 Access được coi là một chương trình dễ sử dụng và phổ biến bởi nó đi kèm với bộ Microsot Office. Bên cạnh những chương trình khác như: SQL server, Foxpro...đòi hỏi người tìm hiểu phải có những kiến thức nhất định về tin học và sự tư duy logic để có thể lập trình thì Access được coi là sự lựa chọn đầu tiên.
Cho đến nay Access đã trở thành phần mềm cơ sở dữ liệu liên tục phát triển, thể hiện bước ngoặt quan trọng về sự dễ dàng trong việc sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI:
Trước khi áp dụng đề tài việc truyền tải kiến thức cho học sinh theo phương pháp truyền thống các em thường không có hứng thú với môn học vì các em coi đây là môn học phụ, không thi tốt nghiệp nên thường lơ là và không chú ý.
Nhiều học sinh không tích cực chủ động xây dựng bài vì đa phần các em chưa thấy được tầm quan trọng của các chương trình quản lí trên máy tính. Các tiết thực hành đa số các em là không biết làm như thế nào, giáo viên phải chỉ dẫn từng bước một và phải bắt ép thì học sinh mới làm. Một số học sinh sử dụng máy tính để chơi điện tử, nghe nhạc, xem phim hoặc lướt facebook, nên kết quả học tập không cao.
Giáo viên cũng chưa chú trọng để tạo ra những giải pháp tích cực để thu hút học sinh tích cực tham gia xây dựng bài. Do đó chưa khai thác hết được các ứng dụng của Access.
Tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết tại lớp 12A8 trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, thu được kết quả như sau:
Lớp
Kết quả
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu, kém
12A8
38
0 (0%)
13 (34,2%)
15(39,5%)
10 (26,3%)
Từ thực trạng trên tôi nhận thấy cần thiết phải đưa ra một giải pháp tích cực hơn để thu hút học sinh ngay từ đầu, giúp học sinh tự giác tích cực hơn khi học các giờ tin.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
2.3.1. Giới thiệu về phần mềm quản lí thư viện:
Tôi đã sử dụng chương trình quản lí thư viện, vì tôi thấy thư viện nó thường gần gũi và quen thuộc với các bạn học sinh. Để viết chương trình trên, tôi đã sử dụng hoàn toàn bằng Access. Do đó khi tôi minh họa các hình ảnh trong chương trình, học sinh có thể hình dung được việc sử dụng Access để tạo ra một phần mềm quản lí là như thế nào.
2.3.2. Sử dụng phần mềm khi giảng dạy về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access:
Sau khi học xong chương II: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access thì các em có thể tự xây dựng cho mình một chương trình quản lí hoàn chỉnh. Chúng ta có thể xây dựng được rất nhiều chương trình được làm từ Access. Ví dụ ở đây là một chương trình được tạo ra bằng Access, đó là chương trình "Quản lý thư viện" đây là hình ảnh đăng nhập của chương trình quản lý thư viện:
Hình 1: Giao diện đăng nhập của chương trình quản lý thư viện
Chương trình này có thể giúp cho người thủ thư quản lí sách trong thư viện về số lượng, thể loại, tác giả,  Có thể tìm kiếm, tra cứu sách nhanh chóng, thuận tiện khi cần. Chương trình có thể quản lí được việc mượn và trả sách của học sinh và giáo viên, cho phép thống kê và lập một số báo cáo cần thiết.
 Để hoàn thành chương trình này cũng không khó nhưng khá mất thời gian, không phải trong 1 tiết học hay một buổi mà có thể làm xong được. Chương trình này có thể làm xong trong một tuần hoặc nửa tháng. Đây là một chương trình nhỏ, đối với những chương trình lớn thì phải mất cả tháng, cả năm và có thể cần một nhóm người cùng thực hiện. Tạo sự chú ý và tò mò ở học sinh.
Khi tìm hiểu Bài 3: Giới thiệu Microsoft Access giáo viên giới thiệu cho học sinh một số kiến thức cơ bản về Access. Ở bài này chủ yếu là các khái niệm nên giáo viên sử dụng máy chiếu để hướng dẫn và giới thiệu cho các em, các em tập chung chú ý là có thể thao tác được.
Khi tìm hiểu Bài 4. Cấu trúc bảng, giới thiệu với học sinh các bảng dữ liệu của chương trình Quản lí thư viện ở trên, để các em có cái nhìn trực quan và thấy rõ được tầm quan trọng trong việc lưu trữ dữ liệu của bảng. Dưới đây là bảng lưu dữ liệu sách trong thư viện:
Hình 2: Cửa sổ cấu trúc bảng bangsach
Hình 3: Chế độ trang dữ liệu của bangsach
Các bảng trong chương trình cũng là các bài tập để học sinh thực hành thêm ở tiết thực hành.
Ở Bài 6. Biểu mẫu, đây là một bài khá thú vị ở chương 2, chúng ta có thể tạo được nhiều biểu mẫu khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Chúng ta có thể tự thiết kế hoặc dùng thuật sĩ (access tự thiết kế). Giáo viên cần phân biệt rõ hai cách tạo dùng thuật sĩ và tự thiết kế cho học sinh rõ. Nếu muốn có giao diện đẹp và tạo được nhiều giao diện khác nhau thì chúng ta tạo biểu mẫu bằng cách tự thiết kế. Giáo viên chiếu một số biểu mẫu đã tạo trong chương trình để học sinh tham khảo. 
Hình 4: Biểu mẫu Bangsach được tạo bằng cách dùng thuật sĩ
Đây là biểu mẫu đơn giản nhất mà chúng ta tạo ra bằng cách sử dụng thuật sĩ. Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh cách tạo biểu mẫu này.
Sau đây là một số biểu mẫu mà chúng ta phải tự thiết kế:
Hình 5: Biểu mẫu DanhMụcSách
Hình 6: Biểu mẫu cập nhật thông tin sách
Hình 7: Biểu mẫu quản lí độc giả
Hình 8: Biểu mẫu MuonTraSach
	 Hình 9: Biểu mẫu tìm kiếm sách
Việc tạo được một biểu mẫu đẹp cũng không hề dễ dàng, điều này phụ thuộc vào khả năng hiểu biết của các em. Đối với yêu cầu trong sách giáo khoa, các em chỉ cần biết cách tạo một biểu mẫu như thế nào. Tuy nhiên với một số biểu mẫu minh họa ở trên thì kiến thức trong sách giáo khoa thôi chưa đủ. Ở đây giáo viên sẽ hướng dẫn cách tạo một biểu mẫu DanhMụcSách chẳng hạn để cho học sinh nắm được cách làm. Các biểu mẫu còn lại giáo viên sẽ giao nhiệm vụ về nhà cho mỗi nhóm làm một biểu mẫu. Sau đó sẽ yêu cầu các nhóm lên trình bày ở các tiết học sau.
Ở Bài 7. Liên kết giữa các bảng, qua ví dụ trong SGK/57, học sinh đã phần nào hiểu được vì sao phải lập CSDL gồm nhiều bảng rồi sau đó muốn có được thông tin đầy đủ thì phải liên kết các bảng lại với nhau. Để các em hiểu kĩ hơn và có được cái nhìn trực quan, tôi đã giới thiệu và giải thích trên cửa số liên kết của chương trình Quản lí thư viện:
Hình 10: Sơ đồ liên kết giữa các bảng
Từ cửa sổ liên kết của chương trình ta thấy các bảng liên kết với nhau thông qua các trường khóa cùng tên và một bảng có thể liên kết với nhiều bảng. Sau đó giáo viên có thể đưa ra vấn đề vì sao chúng ta cần phải liên kết giữa các bảng lại với nhau. Học sinh có thể tự nghiên cứu và đưa ra được vấn đề. 
Đối với Bài 8. Truy vấn dữ liệu, đây là bài tương đối khó. Học sinh phải nắm được các biểu thức và các hàm để tạo các mẫu hỏi. Qua các ví dụ và bài thực hành trong SGK thì các em đã nắm được cách tạo một mẫu hỏi, nhưng các em không hình dung được các mẫu hỏi sẽ được sử dụng như thế nào trên một chương trình quản lí. Tôi đã giải thích cho các em bằng việc tạo lại form tìm kiếm sách trong chương trình Quản lí thư viện:
Hình 11: Biểu mẫu tìm tên sách
 Để tạo được form trên ta phải tạo một form con để hiển thị thông tin sách tìm được, form con này được tạo từ mẫu hỏi như sau:
Hình 12: Mẫu hỏi ở chế độ thiết kế
Ở trường TenSach ta đặt điều kiện lọc là Like “*”&[timtensach], có nghĩa là tìm sách có tên được nhập vào ở ô tìm kiếm là một Textbox có tên timtensach. Nội dung SGK chỉ dừng lại ở mức học sinh biết cách tạo một mẫu hỏi. Vì vậy mục đích tôi giới thiệu với học sinh cách tạo form tìm kiếm sách trên, để các em nắm được kết quả của việc tạo mẫu hỏi sẽ được sử dụng như thế nào trong chương trình quản lí, chứ không yêu cầu các em phải hiểu và nắm đuợc cách tạo một form tìm kiếm tương tự như trên. Nhưng đối với những học sinh giỏi thì sẽ rất hứng thú tìm hiểu kĩ hơn để có thể xây dựng được một chương trình quản lí.
Đối với Bài 9. Báo cáo và kết xuất báo cáo, sau khi hướng dẫn xong nội dung các bước để tạo một báo cáo, tôi cũng giới thiệu với các em một số báo cáo của chương trình. Ví dụ báo cáo số sách chưa trả, báo cáo số sách mượn theo lớp, giúp các em thấy rõ được mục đích và ưu điểm của báo cáo và đây cũng là những mẫu báo cáo để các em thực hành thêm.
Hình 13: Báo cáo thống kê sách trong thư viện
Ở các tiết thực hành, học sinh không chỉ củng cố lại kiến thức đã học đồng thời còn rèn luyện thêm kĩ năng sử dụng máy tính, giúp giờ học không còn nhàm chán với học sinh. Do đó ngoài những nội dung mà giáo viên yêu cầu học sinh phải làm được thì học sinh có thể xây dựng và tạo ra những sản phẩm phần mềm thiết thực và bổ ích.
2.3.3. Hiệu quả SKKN đối với hoạt động giáo dục:
Với phương pháp này, nó sẽ kích thích học sinh niềm say mê, hứng thú với môn học. Đồng thời, giúp phát triển trí tuệ, khả năng tư duy của các em. Như vậy, bản thân các em tự mình nắm bắt nội dung bài học một cách chủ động, tích cực và khắc sâu nội dung kiến thức cũng như các thao tác thực hiện trên máy hơn. Để xác định được kết quả bản thân đã khảo sát như sau:
* Chuẩn bị cho khảo sát:
- Các bài dạy thực nghiệm: Bài 3, 4, 6, 7, 8, 9.
- Với mỗi bài dạy tôi đều thực hiện dạy theo đúng tiến độ chương trình và tinh thần của giáo án, tuyệt đối không đảo lộn thứ tự tiết học. Chú ý quan sát những cử chỉ, thái độ học tập của học sinh.
- Nhà trường có hai phòng máy để học sinh được thực hành đầy đủ.
* Đánh giá kết quả:
Các căn cứ để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
- Các dấu hiệu bên ngoài
+ Thái độ học tập của HS thể hiện ở sự tập trung chú ý, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Số lần học sinh xung phong kiểm tra đánh giá
+ Tính kiên trì
+ Kết quả bài kiểm tra
- Các dấu hiệu bên trong
+ Sự tiến bộ của HS trong môn học
+ Khả năng vận dụng kiến thức vào thực hành.
- Đánh giá khả năng của HS: căn cứ vào điểm số của các bài kiểm tra 1 tiết học kì I.
* Kết quả sau khi áp dụng đề tài:
Lớp
Kết quả
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu, kém
12A8
38
1 (2,6%)
24 (63,2%)
13 (34,2%)
0(0%)
- Việc sử dụng đề tài vào trong dạy học mang lại hiệu quả cao, có tác dụng tạo ra niềm tin, kích thích hứng thú học tập của HS.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. KẾT LUẬN:
Sau thời gian thực hiện những nghiên cứu đã đề ra, khi triển khai đề tài tôi thấy đạt được những kết quả sau đây:
Học sinh có cái nhìn trực quan hơn về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access. Hiểu được vai trò của Access trong công tác quản lí.
Học sinh có thể sử dụng Acess để tạo ra các phần mềm khác phục vụ cho những mục đích khác nhau.
Rèn luyện cho học sinh tính tự giác, tích cực trong học tập. Để đạt hiệu quả cao hơn nữa học sinh cần phải tự làm, tự học trên internet vì đây là nguồn thông tin rất phong phú và đa dạng. 
Đây là một phương pháp dạy học rất hay, gây sự chú ý, hứng thú, sự tò mò cho học sinh và kích thích đến lòng yêu mến môn học hơn.
3.2. KIẾN NGHỊ:
Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong muốn các quý đồng nghiệp quan tâm, chia sẽ và có thể ứng dụng đề tài này trong giảng dạy Tin 12 phần chương II để nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
Trong quá trình nghiên cứu cũng như viết báo cáo này, chắc chắn không thể nào tránh được những thiếu sót, vậy kính mong quý thầy, cô đóng góp ý kiến để nghiên cứu này ngày một hoàn thiện hơn. 
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
Trịnh Thị Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa – Sách bài tập – Sách GV Tin học 10 (NXB Giáo dục).
2. Mạng internet: thuvientailieu, thuvienbaigiangdientu,...
3. Tài liệu bài giảng Access nâng cao chọn lọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phan_mem_quan_li_minh_hoa_de_nang_cao_hieu_qua.doc