SKKN Nâng cao nhận thức, giáo dục và hình thành kỹ năng sống cho học sinh nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng “Bạo lực học đường”ở trường THPT Quảng Xương IV bằng việc vận dụng tích hợp trong giảng dạy môn GDCD và các hoạt động giáo dục

SKKN Nâng cao nhận thức, giáo dục và hình thành kỹ năng sống cho học sinh nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng “Bạo lực học đường”ở trường THPT Quảng Xương IV bằng việc vận dụng tích hợp trong giảng dạy môn GDCD và các hoạt động giáo dục

Trong những năm gần đây Giáo dục nước ta đang có sự đổi mới mạnh mẽ, chúng ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Nhiệm vụ của giáo dục không những dạy chữ mà còn chú trọng dạy người, dạy nghề, và nền giáo dục của chúng ta đã đem lại đượng những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển đất nước. Song trong những điều kiện chung của tình hình kinh tế xã hội và đặc biệt là những hệ lụy đến từ sự ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường và nền văn hóa ngoại lai mà vấn đề đạo đức xã hội đang có những thay đổi và chuyển biến phức tạp, đặc biệt là trong giới trẻ, đối tượng thanh thiếu niên, đã đặt ra cho giáo dục những nhiệm vụ hết sức phức tạp và nặng nề trong đó đặc biệt là vấn đề: Bạo lực học đường. Đây là vấn đề nóng của xã hội mà tất cả mọi người đều đang quan tâm và thấy được sự tác động tiêu cực của nó, mong nuốn hạn chế và đẩy lùi nó trong đời sống tâm lí xã hội. Bạo lực học đường không còn là chuyện xung đột đơn thuần của “Mấy đứa trẻ con” mà nó thực sự tác động sâu rộng đến đời sống xã hội, tâm lí tình cảm và nhận thức của mọi người, và nó cần có sự vào cuộc của tất cả mọi người, mọi gia đình,mọi lực lượng xã hội. với tư cách là một tổ chức xã hội có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc giáo dục hoàn thiện nhân cách con người, phát triển con người toàn diện, cũng chính là nơi mà bạo lực học đường diễn ra đầy đủ nhất, Nhà trường phải là nơi xây dựng được những giải pháp thiết thực hiệu quả nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực nói chung và bạo lực học đường nói riêng. Song trong những năm qua, vấn đề bạo lực học đường mới chỉ dừng lại ở những hồi chuông cảnh tỉnh, sự bức xúc của dư luận, hoặc là sự giải quyết những sự vụ cụ thể của một số cơ quan tổ chức cụ thể, mà chưa có những giải pháp cụ thể, đồng bộ nhằm ngăn chặn và hạn chế tình trạng bạo lực học đường trong các nhà trường hiện nay.

doc 31 trang thuychi01 5751
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao nhận thức, giáo dục và hình thành kỹ năng sống cho học sinh nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng “Bạo lực học đường”ở trường THPT Quảng Xương IV bằng việc vận dụng tích hợp trong giảng dạy môn GDCD và các hoạt động giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây Giáo dục nước ta đang có sự đổi mới mạnh mẽ, chúng ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Nhiệm vụ của giáo dục không những dạy chữ mà còn chú trọng dạy người, dạy nghề, và nền giáo dục của chúng ta đã đem lại đượng những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển đất nước. Song trong những điều kiện chung của tình hình kinh tế xã hội và đặc biệt là những hệ lụy đến từ sự ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường và nền văn hóa ngoại lai mà vấn đề đạo đức xã hội đang có những thay đổi và chuyển biến phức tạp, đặc biệt là trong giới trẻ, đối tượng thanh thiếu niên, đã đặt ra cho giáo dục những nhiệm vụ hết sức phức tạp và nặng nề trong đó đặc biệt là vấn đề: Bạo lực học đường. Đây là vấn đề nóng của xã hội mà tất cả mọi người đều đang quan tâm và thấy được sự tác động tiêu cực của nó, mong nuốn hạn chế và đẩy lùi nó trong đời sống tâm lí xã hội. Bạo lực học đường không còn là chuyện xung đột đơn thuần của “Mấy đứa trẻ con” mà nó thực sự tác động sâu rộng đến đời sống xã hội, tâm lí tình cảm và nhận thức của mọi người, và nó cần có sự vào cuộc của tất cả mọi người, mọi gia đình,mọi lực lượng xã hội. với tư cách là một tổ chức xã hội có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc giáo dục hoàn thiện nhân cách con người, phát triển con người toàn diện, cũng chính là nơi mà bạo lực học đường diễn ra đầy đủ nhất, Nhà trường phải là nơi xây dựng được những giải pháp thiết thực hiệu quả nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực nói chung và bạo lực học đường nói riêng. Song trong những năm qua, vấn đề bạo lực học đường mới chỉ dừng lại ở những hồi chuông cảnh tỉnh, sự bức xúc của dư luận, hoặc là sự giải quyết những sự vụ cụ thể của một số cơ quan tổ chức cụ thể, mà chưa có những giải pháp cụ thể, đồng bộ nhằm ngăn chặn và hạn chế tình trạng bạo lực học đường trong các nhà trường hiện nay.
	Là một giáo viên chủ nhiệm, phụ trách các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giảng dạy môn GDCD trong nhà trường tôi luôn quan tâm đặc biệt đến những diễn biến tâm lí tư tưởng của thanh niên học sinh, tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để giáo dục hoàn thiện nhân cách đạo đức cho các em và những hoạt động giáo dục nhằm giúp các em nâng cao nhận thức, hoàn thiện nhân cách phát triển và hoàn thiện kĩ năng sống, tôi cũng luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề bạo lực học đường, từ chỗ tìm hiểu những vấn đề thực trạng nguyên nhân và xây dựng những liệu pháp cụ thể trong hoạt động giáo dục của bản thân nhằm giúp các em phòng tránh và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, tôi thấy đây là việc làm cần thiết trong nhà trường hiện nay. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Nâng cao nhận thức, giáo dục và hình thành kỹ năng sống cho học sinh nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng “Bạo lực học đường”ở trường THPT Quảng Xương IV bằng việc vận dụng tích hợp trong giảng dạy môn GDCD và các hoạt động giáo dục” với mong muốn chia sẻ những suy nghĩ và kinh nghiệm của bản thân trong vấn đề giáo dục đạo đức học sinh giúp cho các em biết nhận thức và vận dụng những giá trị: “Sống đẹp, sống có ích” đặc biệt là giúp các em phòng tránh và ngăn chặn đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
Đây chỉ là những suy nghĩ, kinh nghiệm bài học của bản thân được rút ra trong quá trình làm công tác giảng dạy và giáo dục học sinh, rất mong được bạn bè đồng nghiệp xa gần góp ý xây dựng cho đề tài của tôi.
2. Mục đích nghiên cứu .
- Đi sâu vào việc phân tích rõ thực trạng và nguyên nhân của tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
- Chỉ rõ những hạn chế của thực tế trong việc tác động và giải quyết vấn đề bạo lực học đường.
- Đánh giá thực trạng của vấn đề bạo lực học đường ở trường Quảng Xương IV nói riêng và các trường trong địa bàn nói chung
-Khái quát, tổng hợp những hoạt động và biện pháp cụ thể của bản thân trong vấn đề giáo dục học sinh phòng tránh và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.
- Đưa ra một số ví dụ minh chứng mà bản thân đã tiến hành trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh
- Đưa ra những kiến nghị đối với vấn đề giáo dục chung trong nhà trường nhằm quan tâm và xây dựng một chuyên đề với mục tiêu Nói “KHÔNG” với tình trạng bạo lực học đường” 
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là thực trạng bạo lực học đường trong học sinh và vấn đề giáo dục của giáo viên trường Quảng Xương IV nói riêng và địa bàn huyện Quảng Xương nói chung trong vấn đề ngăn chặn đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường. những biện pháp áp dụng của bản thân trong vấn đề giáo dục học sinh phòng ngừa ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu khoa học
- Phương pháp tổng kết đúc rút kinh nghiệm.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.
 II. NỘI DUNG .
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
- Thế nào là bạo lực học đường?
Vấn đề bạo lực học đường là một bộ phận trong một vấn đề lớn của xã hội hiện nay, đó là tình trạng bạo lực diễn ra ngày càng nhiều và mang tính phức tạp trong xã hội, vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là từ ảnh hưởng của cơ sở kinh tế xã hội, từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, những ảnh hưởng của nền văn hóa ngoại lai.v.v
Hiểu như thế nào là “Bạo lực học đường” ?
Trong quá trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến bạo lực học đường, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm bạo lực học đường. Dan Olweus,trong cuốn sách “Bắt nạt trong trường học, chúng ta biết gì và chúng ta có thể làm gì” đã đưa ra định nghĩa theo một cách chung nhất, bắt nạt trong trường học như một “hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân”.
- Mặc dù, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất trong giới nghiên cứu, tuy nhiên, với những định nghĩa như vậy chúng ta có thể hiểu: bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại.
- Như vậy một quan điểm đầy đủ cho vấn đề bạo lực là bao gồm mọi thái độ, lời nói hành vi làm tổn hại về thể lực vật chất và tinh thần cho nạn nhân, nó có thể là sự chửi mắng cãi cọ nhau, sự mạt sát, nhục mạ, sự can thiệp bằng vũ lực, trấn áp để trục lợi gây ra cho đối phương những bất lợi, thiệt hại và tổn thương. Bạo lực học đường có thể xảy ra đa chiều như giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với những đối tượng bên ngoài xã hội
Trong đề tài này tôi chỉ đề cập đến bạo lực học đường giữa học sinh với nhau
2. Thực trạng của tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
2.1Thực trạng của tình trạng bạo lực học đường hiện nay
Thực trạng tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra hết sức phức tạp ở nhiều phương diện và cách thức khác nhau tuy nhiên trong phạm vi của đề tài này tôi chỉ nghiên cứu về tình trạng bạo lực học đường trong học sinh, đặc biệt là trong nữ sinh, để có một cái nhìn sâu sắc và đầy đủ về những vấn đề bạo lực học đường nói chung va bạo lực học đường trong nữ sinh nói riêng 
Trong những năm gần đây, hiện tượng học sinh, đặc biệt là nữ sinh đánh nhau trong và ngoài trường đã trở thành hiện tượng thường xuyên và nhất là ngày càng diễn ra ở mức độ đáng lo ngại và ngày càng phức tạp.
 	Thực tế đã cho thấy các vụ bạo lực học đường được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau như:
+ Chửi thề, nói tục, lăng mạ, mạt sát, chia rẽ bè phái, cô lập cá thể vvhình thức này diễn ra phổ biến ở mọi nơi, thậm chí trở thành phong cách đại diện của một số học sinh muốn thể hiện “cá tính”
+ Nhắn tin, viết thư đe dọa, uy hiếp, bắt nạt. Những hành vi này thường diễn ra ngấm ngầm trong các tập thể lớp, trong và ngoài nhà trường...
+ Dùng dao lam kẹp vào kẽ tay để tát vào mặt các bạn nữ. Dùng ớt cay bôi vào tay để đánh bạn.
+ Đánh vào mặt, đầu và những chỗ hiểm trên cơ thể, đánh bằng bất cứ dụng cụ gì có thể dùng được như ghế, mũ bảo hiểm, ô, đấm đá bằng chân tay
+ Túm tóc, xé quần áo của bạn trước đám đông để hở các bộ phận nhạy cảm của bạn ra ngoài sau đó dùng điện thoại quay clip, chụp ảnh lại và tung lên mạng xã hội với nhiều mục đính như đe dọa tinh thần bạn, cảnh cáo nhưng tệ hơn là tung lên chỉ để câu like- trên thế giới ảo facebook.
+ Chặn đường nhờ hoặc thuê người ngoài đánh, sử dụng những hung khí như mã tấu, ống sắt, gậy gộc.
+ Địa điểm xảy ra của những vụ bạo lực học đường đó có thể là ở giữa đường , ngay trong sân trường, trong các lớp học thậm chí nhà vệ sinh nữ cũng có thể là nơi những học sinh thể hiện cái gọi là “cá tính”, là “sức mạnh” . Dĩ nhiên môi trường nào cũng có những yếu tố tiêu cực nhưng hiện tượng bạo lực trong học sinh, đặc biệt là nữ sinh trung học thì gần như phổ biến khắp mọi nơi và ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp. 
Nếu như trước đây vấn đề bạo lực học đường thường diễn ra chủ yếu ở nam sinh với những hình thức chửi mắng nhau, xô xát bằng tay chân thì nay nạn bạo lực học đường diễn ra nhiều ở nữ sinh với những hình thức phức tạp, mang đậm tính vũ lực côn đồ và phi nhân tính 
Tất cả những vấn đề trên đã và đang hàng ngày hàng giờ tác động trực tiếp lên đời sống tâm lí tình cảm và nhận thức của học sinh của chúng ta đưa các em có thể từ là đồng phạm đến thủ phạm hay nạn nhân của vấn đề bạo lực học đường, điều này diễn ra một cách âm ỉ, ngấm ngầm như sự ô nhiễm trầm kha mà bản thân chúng ta là những người làm công tác giáo dục, bản thân cha mẹ các em và thậm chí chính các em cũng khó có thể nhận ra. Liệu pháp cơ bản nhất mà chúng ta có thể ngăn chặn được sự tác động không mong muốn của tình trạng bạo lực học đường là thực sự chúng ta phải xem nó như một “căn bệnh truyền nhiễm xã hội” để có những phương thuốc giáo dục đồng bộ như những “liều vacxin” giúp các em tự bảo vệ mình và góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.
2.2. Thực trạng của vấn đề về tình hình bạo lực học đường ở trường Quảng xương IV 
 Cũng như các nhà trường khác trong khu vực, tình trạng bạo lực học đường ở trường Quảng Xương IV trong những năm gần đây có nhiều diễn biến hết sức phức tạp, từ sự đa dạng của các hình thức tiến hành, các đối tượng tham gia, đến sự đa dạng của nguyên nhân và nguyên do phát sinh, những sự đa chiều của hậu quả tạo thành vv Tất cả đang đòi hỏi ban lãnh đạo nhà trường cùng với cộng đồng sư phạm nhà trường cần phải đưa ra những giải pháp khoa học đồng bộ và thống nhất nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của nhà trường
2.3 Về thực trạng giải quyết vấn đề trong nhà trường.
 Trong nhiều năm trở lại đây, mặc dù ban giám hiệu nhà trường đã có nhiều giải pháp tích cực nhằm giải quyết triệt để tình trạng bạo lực học đường nhằm ngăn chặn và phòng ngừa tình trạng bạo lực học đường, song để có những biện pháp phối hợp làm tác động, thay đổi đến bản chất của nguyên nhân vấn đề thì vẫn còn hạn chế, đôi lúc còn mang tính thụ động giải quyết những hậu quả gây ra.
Việc xây dựng một hệ thống giải pháp đồng bộ, đặc biệt là việc xây dựng nội dung giáo dục tích hợp trong các môn học còn chưa được quan tâm đúng mức, nói chung, vấn đề giải quyết tình trạng bạo lực học đường mới chỉ dừng lại ở việc theo dõi và giải quyết vụ việc của ban quản lí nề nếp, của ban giám hiệu và những giáo viên và học sinh có liên quan.
 Nhiều giáo viên còn lúng túng và thờ ơ với vấn đề bạo lực học đường, chưa nắm bắt rõ bản chất, trách nhiệm và cách giải quyết thấu tình đạt lí, chưa giúp các em nhìn ra bản chất vấn đề và chân tướng sự việc để rút ra cho mình bài học về đối nhân xử thế thích hợp 
2.4. Hậu quả của tình trạng bạo lực học đường.
 Tình trạng bạo lực học đường mang lại những hậu quả hết sức nặng nề và phức tạp được thể hiện trên các đối tượng cơ bản sau: 
2.4.1. Đối với nạn nhân của các vụ bạo lực học đường
a)Thiệt hại về thể chất .
-Khi bị đánh, những “ thủ phạm” thường đánh vào đầu, mặt và những chỗ hiểm trên cơ thể, khiến các nạn nhân bị tổn thương nghiêm trọng về thể xác như: mặt mũi bị xây sát, bầm tím, nhẹ thì chân tay chỉ bị xây sát. Nếu nặng có thể bị rạn xương, gãy tay, gãy chân vì bị đánh có nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn bị bại liệt do bị đánh quá mạnh và nhiều, nếu đánh vào đầu sẽ để lại nhiều dư chứng, khiến trí nhớ giảm thậm chí nhiều người còn bị mất luôn trí nhớ chỉ vì bạo lực học đường.. Nhiều vụ bạo lực trong nữ sinh khiến những cô gái bị mất khả năng giao tiếp, thị lực giảm sút, thính giác có thể không còn nghe được nữa.
b) Thiệt hại về tinh thần.
-Trên thực tế rất nhiều những vụ bạo lực học đường ở học sinh sau khi diễn ra đều để lại cho nạn nhân một tâm lí bất ổn, một tinh thần không ổn định.Nếu nhẹ thì học sinh luôn có cảm giác lo âu, xấu hổ, sợ hãi, nặng thì mang tâm lí hoảng loạn trốn tránh mọi người xung quanh vì sợ, sợ tới nỗi chỉ biết thu mình vào góc phòng tới nỗi câm lặng không còn khả năng giao tiếp như bình thường, điều này đặc biệt diễn ra với đối tượng là nữ sinh.
- Do bị đánh và bị làm nhục khiến nhiều nữ nạn nhân hoảng sợ không dám đi học hay tiếp xúc với người khác, suốt ngày mang tâm lí hoảng loạn trốn tránh cuộc sống chỉ biết nhốt mình trong phòng. 
- Đặc biệt khi bị tổn thương học sinh sẽ mãi mang tâm lí u uất thù hận, vết sẹo tâm hồn có thể cướp đi của học sinh sự vô tư trong sáng, sự nhiệt huyết với cái nhìn lạc quan trong cuộc sống, những điều vốn là tài sản vô giá của tuổi trẻ. Đổi lại là ý định và mong muốn được trả thù, được giải tỏa, hoặc thay đổi những quan điểm sống với sự tôn sùng bạo lực và quyền lực trong xã hội.
 c) Ảnh hưởng tới tương lai 
- Những nạn nhân của các vụ bạo lực học đường ở học sinh nếu nhẹ thì mang tâm lí tự ti khi đến trường, không thể hòa nhập với bạn bè thầy cô. Nặng thì bị tổn thương về thể xác lẫn tinh thần khiến họ không thể đi học trở lại, tương lai sẽ chỉ còn là bóng tối mịt mù bao quanh. Học sinh, và đặc biệt là nữ sinh trung học là lứa tuổi đang chập chững bước vào đời, đang chuẩn bị mọi hành trang về trí tuệ, tinh thần, tình cảm, tâm sinh lí, thể chất, năng lực vv... song lại đang là lứa tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương, dễ bị tác động lệch chuẩn trong nhận thức và hành vi vì thế mỗi sự tác động tiêu cực trong giai đoạn này đều để lại những dư chấn nặng nề có thể thay đổi cả tương lai và tiền đồ, thay đổi cả cuộc đời và sự nghiệp của họ, biến họ từ một cá nhân tốt, một cá nhân bình thường thành những phần tử tiêu cực, người làm cản trở và là gánh nặng cho xã hội 
2.4.2 Đối với những “thủ phạm” của bạo lực học đường
 Những thủ phạm gây ra bạo lực học đường dù được hả hê thỏa mãn ban đầu nhưng phải mang trong mình bản án về tội lỗi mà cộng đồng và xã hội nhìn họ và nhất định một lúc nào đó họ cũng sẽ phải ân hận, hối tiếc cho bản thân về những gì đã làm người khác tổn thương, về cái lí lịch họ đã viết cho mình, về cái vết nhọ mãi mãi không gột sạch, thậm chí khi họ trở thành những người cha người mẹ trong tương lai, sự bất an trong cuộc sống vì lo sợ bí mật về những điều họ đã làm bị phanh phui sẽ đeo đẳng họ trong suốt cuộc đời
2.4.3. Đối với gia đình và xã hội
Gia đình phải chịu một khoản chi phí bồi thường cho gia đình nạn nhân và chính gia đình nạn nhân cũng phải chi trả một khoản tiền không nhỏ để khắc phục những hậu quả do bạo lực học đường gây ra. Những tổn thất có thể trong một thời gian cũng có thể là đến suốt đời. Những tổn thương về tâm lí, sự lo lắng thất vọng trong gia đình cũng làm ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh và công việc xã hội, làm , mất mát tình cảm giữa cha mẹ và con cái, điều đó là nguyên nhân làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, là nguyên nhân dẫn tới những sa sút và xuống cấp của xã hội.
 	Khi trong tập thể có những hành vi bạo lực, tập thể sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều như làm mất đoàn kết, chia rẽ, bè phái gây thù hận tức tối lẫn nhau, . Nếu như bạo lực ở nam sinh hầu hết chỉ trong phút chốc và có thể giải quyết và chấm dứt thì bạo lực ở nữ sinh có thể dai dẳng, ngấm ngầm, và lôi kéo giữa các phe phái trong và ngoài nhà trường, cả nam sinh và nữ sinh theo kiểu “ Anh hùng cứu mĩ nhân”. Khi có cá nhân là nhân tố gây nên bạo lực học đường tập thể đó sẽ rất dễ mất đi sức mạnh đoàn kết, bị phủ nhận những cố gắng và thành quả bởi “con sâu làm rầu nồi canh” cả tập thể cố gắng nhưng chỉ vì một vài cá nhân mà cả tập thể phải chịu hậu quả
2.5 Nguyên nhân của tình trạng bạo lực học đường.
 	Khó có thể đưa ra một cách toàn diện, bao quát toàn bộ nguyên nhân của tình trạng bạo lực học đường song chúng ta có thể thừa nhận rằng nguyên nhân của tình trạng bạo lực học đường được xuất phát từ rất nhiều yếu tố như từ bản thân học sinh với những lối sống và nhận thức sai lầm, căng thẳng trong học hành, kiểu sống a dua trịch thượng, luôn đòi hỏi tính thượng phong coi thường người khác, hay từ gia đình với sự khó khăn của cuộc sống mưu sinh, sai lầm trong cách hành xử của cha mẹ, những bất hạnh của gia đình hoặc là hôn nhân tan vỡ, hoặc từ nhà trường với chế độ học hành thi cử căng thảng, bệnh thành tích trong thi đua, cũng có thể xuất phát từ xã hội với những ảnh hưởng từ các trang mạng xã hội, phim ảnh bạo lực, trò chơi điện tử vv Nói chung tình trạng bạo lực học đường bị ảnh hưởng từ mọi yếu tố trong gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân học sinh, điều này đòi hỏi những giải pháp đồng bộ trong biện pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trong đó nhà trường và bản thân học sinh là một yếu tố hết sức cơ bản.
 Ở địa bàn Quảng Xương nói chung, tính chất phức tạp của điều kiện kinh tế xã hội cũng mang đầy đủ nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường như vấn đề bạo lực gia đình thường xuyên xảy ra, trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã hội nhiều, cha mẹ thường đi làm ăn xa, con cái không có người quản lí giáo dục, tác động của văn hóa mạng vv 
Hiểu về bạo lực học đường một cách đầy đủ mới có thể có những cái nhìn đầy đủ về nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường, Bản thân là một giáo viên chủ nhiệm, giảng dạy bộ môn giáo dục công dân, phụ trách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường, trong những năm qua tôi đã không ngừng nghiên cứu tìm những biện pháp hữu hiệu để góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trong học sinh của nhà trường. 
3. Các biện pháp đã tiến hành để nâng cao nhận thức, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường trong học sinh.
3.1 Trong công tác chủ nhiệm lớp.
Là một giáo viên làm công tác chủ nhiệm lâu năm, tôi luôn tự hiểu rằng con đường giáo dục hiệu quả nhất là con đường “Từ trái tim đến với trái tim”. Để giáo dục đạo đức học sinh đặc biệt là phòng tránh ngăn ngừa tình trạng bạo lực học đường, việc quan trọng nhất cần làm là hiểu tâm lí, tâm tư tình cảm, điều kiện hoàn cảnh của các em, nắm bắt kịp thời những diễn biến tâm lí và vướng mắc của các em, kịp thời giúp các em tìm ra những cách giải quyết phù hợp, thể hiện thái độ thiện chí với mong muốn là bạn của các em, sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu những vấn đề của các em, đặc biệt là tránh những thái độ chỉ trích, xúc phạm hoặc làm tổn thương các em, bởi khi đó là lúc chúng ta tạo ra hàng rào vô hình ngăn cách và khóa chặt sự thông hiểu giữa giáo viên và học sinh.
Trong công tác chủ nhiệm, sự cần thiết nhất là xây dựng được đội ngũ ban cán sự lớp có tư cách đạo đức tốt, uy tín, trách nhiệm và sự nhạy bén, ở một khía cạnh nào đó là “Tai mắt” của giáo viên chủ nhiệm, giúp chúng ta nắm bắt được những vấn đề diễn biến tâm lí và tình hình của lớp một cách thường xuyên, bởi có những điều, những chuyện mà các em cho rằng nó chỉ thuộc về “Thế giới” của học trò, cho rằng vấn đề của các em thì tự các em giải quyết, có những vấn đề lan truyền rất nhanh, rất rõ trong cộng đồng học trò nhưng tuyệt nhiên không đến được tai các thầy giáo cô giáo, đó là cách để học trò “tuổi teen” thể hiện cái “Tôi” của bản thân và cũng là do sự khác biệt giữa hai thế giới Thầy và Trò.
 	Một vấn đề nữa trong công 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_nhan_thuc_giao_duc_va_hinh_thanh_ky_nang_song.doc